Cơ sở phân loại

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 35)

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về thi pháp văn học dân gian, chúng tôi thấy các bài viết, các công trình nghiên cứu ít nhiều bàn đến những vấn đề xoay quanh việc phân loại nhân vật trong truyện cổ tích nói chung trong đó có nhân vật trẻ thơ.

Năm 1974, Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian

(Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội), ở chương III, đã đề cập đến một số truyện cổ tích cụ thể như Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế. Không với mục đích phân loại nhân vật nhưng xuất phát từ thành phần xuất thân của nhân vật, tác giả chỉ ra ba loại nhân vật tiêu biểu cho ba truyện trên, đó là:

- Người mồ côi. - Người con riêng. - Người em út.

Phan Đăng Nhật, Nông Quốc Chấn trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 (Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội, 1980), ở chương VI, khi đề cập đến truyện cổ tích của các dân tộc ít người, các tác giả chia thành 4 kiểu truyện. Nhìn vào cách chia, ta thấy tác giả chia các kiểu truyện theo nhân vật trung tâm và tính chất của truyện:

- Truyện những người dũng sĩ tài ba. - Truyện người hiền lành.

- Truyện cười.

Năm 1981, trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước cách mạng tháng 8/1945), Nhà xuất bản văn hóa – Hà Nội, Phan Đăng Nhật khi bàn đến văn học kể, cụ thể là truyện cổ tích, ông đã dựa trên tiêu chí: Mâu thuẫn xã hội và những nhân vật trung tâm của truyện cổ tích tiêu biểu cho mâu thuẫn. Tác giả đã tiến hành phân loại truyện cổ tích các dân tộc thiểu số làm ba loại chính:

- Truyện về người mồ côi, người em út, người con riêng, người đội lốt xấu xí.

- Truyện về người xấu xí. - Truyện về người bị bóc lột.

Nhìn chung, tất cả những công trình trên đã bàn đến một số kiểu loại nhân vật sau:

- Người mồ côi. - Người con riêng. - Người em út.

- Người dũng sĩ – chàng trai khỏe. - Người khổng lồ.

- gười thông minh, tài trí và sức khỏe. - Người đội lốt xấu xí.

- Nhân vật thần kỳ. - Nhân vật nửa thần kỳ. - Nhân vật là người. - Nhân vật thiện. - Nhân vật ác.

Dựa trên sự đồng nhất và tiêu chí phân loại, chúng tôi sắp xếp các kiểu loại nhân vật trên theo một số nhóm sau:

+ Nhóm thứ nhất: Lấy thành phần xuất thân làm tiêu chí phân loại, các tác giả chia nhân vật của truyện cổ tích làm ba kiểu (người mồ côi, người con riêng, người em út).

+ Nhóm thứ 2: Gồm các kiểu nhân vật (người dũng sĩ – chàng trai khỏe mạnh, người khổng lồ, người thông minh tài trí và sức khỏe). Các tác giả dựa trên tiêu chí về phẩm chất để phân loại.

+ Nhóm thứ 3: Cũng lấy tiêu chí phẩm chất làm cơ sở để phân loại, các tác giả chia nhân vật làm hai loại (nhân vật thiện và nhân vật ác).

+Nhóm thứ 4: Xuất phát từ tiêu chí hình thức, các tác giả chia nhân vật làm ba loại (người đội lốt xấu xí, truyện người lấy thú vật, truyện người đẻ ra vật).

+ Nhóm thứ 5: Lấy đặc trưng thi pháp làm tiêu chí, các tác giả đưa ra ba kiểu nhân vật (nhân vật thần kỳ, nhân vật nửa thần kỳ, nhân vật là người).

Nhìn một cách khái quát, các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra những cách phân loại nhân vật của mình dựa trên những tiêu chí khác nhau. Đó là điều đáng ghi nhận về mặt khoa học. Sự phân loại đó đều diễn ra theo hai hướng: Một là, phân loại ở cấp độ cụ thể, chi tiết; hai là, phân loại ở cấp độ khái quát. Tuy nhiên, không một cách phân loại nào có khả năng bao quát được toàn bộ các cá thể của một thể loại vừa nhiều về số lượng, vừa đa dạng, phức tạp về tính chất, chủng loại như thể loại truyện cổ tích. Trong đề tài này chúng tôi sẽ áp dụng tiêu chí (thành phần xuất thân và phẩm chất nhân vật) để phân loại nhân vật.

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)