Thống kê

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 64)

Truyện cổ tích là một kiểu tác phẩm nghệ thuật nổi bật như một thể loại mang tính hư cấu cao nhưng qua đó chúng ta thấy được các mâu thuẫn gia đình và các mâu thuẫn trong đời sống xã hội. Truyện cũng thể hiện ước mơ của những của con người, ước mơ được hoàn thiện, ước mơ được giàu sang, được hạnh phúc, ước mơ về một xã hội công bằng của nhân dân. Cũng vì lẽ đó, truyện cổ tích có sức hấp dẫn những độc giả nhỏ tuổi. Và cũng bởi những giá trị to lớn của truyện cổ tích nên chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học đã lựa chọn và triển khai các “văn bản” truyện cổ tích vào giảng dạy, từ lớp 1 đến lớp 5. Sau đây, chúng tôi điểm qua những truyện cổ tích (về nhân vật trẻ thơ) trong sách Tiếng Việt:

Khối lớp 1: Sách Tiếng Việt tập trung giới thiệu cho học sinh những tri thức về học vần, về từ, về câu, tập làm quen với đoạn văn, chính tả ngắn. Tuy nhiên, chương trình cũng giới thiệu một số truyện cổ tích ngắn, trong đó nhân vật là trẻ thơ như: Cô bé trùm khăn đỏ, Bông hoa cúc trắng. Hai truyện này được triển khai qua phân môn Kể chuyện.

Khối lớp 2: Đây là khối lớp đầu tiên mà học sinh được học đủ bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết ở mức sơ giản. Cũng vì lẽ đó, Tiếng Việt 2 đã triển khai thành các phân môn cụ thể bao gồm : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Từ những phân môn cụ thể đó, chương

trình có triển 7 “văn bản” truyện cổ tích. Trong đó, có 2 truyện mà nhân vật chính là trẻ thơ. Những câu chuyện có mặt trong chương trình Tiếng Việt 2 được sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau. Đó là, những văn bản Tập đọc, là Ngữ liệu để Ôn tập hay dạy Tập làm văn cho các em hoặc mượn cốt truyện đó để học sinh tập Kể chuyện, viết Chính tả. Những văn bản đều là những truyện cổ tích hay và hấp dẫn.

Khối lớp 3: Khối lượng truyện cổ tich được sử dụng tương đối nhiều, có tới 9 truyện, nhưng trong đó chỉ có 2 truyện nhân vật chính là trẻ thơ, đó là truyện Cậu bé thông minhMồ Côi xử kiện.

Khối lớp 4, 5: Không có truyện cổ tích nào là nhân vật trẻ. Ở hai khối lớp này, truyện cổ tích vẫn được đưa vào với số lượng tương đối nhiều. Đây là hai khối lớp tương đối quan trọng trong bậc Tiểu học, là khối lớp để học sinh hoàn thiện và củng cố các kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt.

Bảng 1: Thống kê truyện cổ tích trong sách Tiếng Việt ở Tiểu học Khối

lớp STT Tên truyện cổ tích Ghi chú

1 1 Cô bé trùm khăn đỏ 2 Trí khôn 3 Bông hoa cúc trắng 4 Sự tích dưa hấu 2 5 Sự tích cây vú sữa 6 Tìm ngọc

7 Chuyện quả bầu

8 Những con ốc đổi màu Truyện đọc lớp 2

10 Con ngựa mù Truyện đọc lớp 2

11 Em bé thông minh Truyện đọc lớp 2

3 12 Cậu bé thông minh

13 Đất quý đất yêu 14 Hũ bạc của người cha 15 Mồ Côi xử kiện

16 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 17 Cóc kiện trời

18 Sự tích chú Cuội cung trăng

19 Đăm – bơ – ri Truyện đọc lớp 3

20 Ai tốt hơn ai Truyện đọc lớp 3

4 21 Một nhà thơ chân chính 22 Sự tích Hồ Ba Bể

23 Bác đánh cá và gã hung thần

24 Ông lão đánh cá và con cá vàng Truyện đọc lớp 4

25 Chú mèo đi hia Truyện đọc lớp 4

26 A – i – ô – ga Truyện đọc lớp 4

27 Cô bé lọ lem Truyện đọc lớp 4

28 Mười hai tháng Truyện đọc lớp 4

29 Cây khế Truyện đọc lớp 4

30 Một đòn chết bảy Truyện đọc lớp 4

31 Cái ấm đất Truyện đọc lớp 4

32 Ông vua và bác thợ giày Truyện đọc lớp 4

33 Giấc mơ của phò mã Truyện đọc lớp 4

35 Rừng gỗ quý

36 Sự tích Truông Ghép 37 Tra tấn hòn đá

38 Con gái người chăn cừu 39 Cô hầu gái thông minh 40 Khi chồng ở nhà

Bảng 2: Thống kê những truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ trong sách Tiếng Việt Tiểu học (đề tài khảo sát)

Lớp Tên truyện Phân môn Chủ điểm Ghi chú

1 Cô bé trùm khăn đỏ Kể chuyện Gia đình Tập 2 Bông hoa cúc trắng Kể chuyện Gia đình Tập 2

2 Em bé thông minh Truyện đọc lớp 2 Truyện

đọc lớp 2

3 Cậu bé thông minh

Tập đọc Kể chuyện Chính tả Măng non Tập 1 3 Mồ Côi xử kiện Tập đọc, Kể chuyện Thành thi và nông thôn Tập 1

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)