1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thế giới nghệ thuật những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

108 1,1K 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 18,51 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYÊN THỊ MINH PHƯƠNG

THẺ GIỚI NGHỆ THUẬT

“NHUNG TRUYEN NGAN HAY VIET CHO THIEU NHI”

VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐÓI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ NHÀN

Trang 2

Bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Nhàn — người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu

học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những

người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 thang 12 năm 2013 Tác giả

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

I8 on 8n nh ẽ 14 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề . - + ++x£++Ec£EEeEEEEEEEEEEEEELrrkkrrkrrrrree 2 3 Mục đích nghiÊn CỨU - 5s 1k 195 1 v12 2v ng nh ng ngư 7

CN jn 0000010502 011 7

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿«¿+++++++£rxe+rreerrreerrsevee 8 6 Phương pháp nghiÊn CỨU - 5 +25 1k9 xEvEx g gn n reg 8 7 Đóng QOp cla LAN VAN eee eeseeseeeeeeeeeseeseeeeeeeseeseeaeaeseeaeeaeeaeseeseeseeaeeeee 8

8 Cau trúc của TUAN VAN .11 9

)19)8000)/ 01211177 Ả Ô 10

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÈẺ TRUYỆN VÀ TRUYỆN NGÁN 10

MIz0:(9000:i) 500.0 10

1.1 Khái niệm về truyện 2-2 ©2S2c E2 E2 EErErrrrrrrrrerreeo 10

1.1.1 Thuật ngữ và khái niỆm - «+ xxx kstsssrsrrersreererrre 10 1.1.2 Đặc điểm thể loại cccccccrrterrrrriirrrrtriirrrrrirrrrie ll

1.2 Truyện viết cho thiéu mbin eececcecseessecssesssesssessstessesssessseessessees 12 1.2.1 _ Các loại truyện viết cho thiếu nhi

1.22 Đềtài

1.2.3 Hình thức biểu hiện

Trang 5

Chương 3: TRUYỆN CỦA MỘT SÓ TÁC GIÁ THUỘC TUYẾN TẬP NHŨNG TRUYỆN NGẮN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI TRÍCH DẠY TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐÓI VỚI HỌC SINH 22-52 2 ESEEE971E22112711271E271211 211 21x1xcrex 76

3.1 Những tác phẩm của các cây bút thuộc Tuyển tập trong sách Tiếng Việt 76

n3.“ ẽ ẽ -:Ö111ạẠạ 76

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

1 Văn học nghệ thuật là tiếng vọng từ cuộc sống của con người trong mọi thời đại Nó phản ánh những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng phong phú và đa dạng Từ xưa, văn học truyền miệng đã là người bạn đồng hành cùng nhân dân lao động Những tác phẩm văn học này đã mang lại những xúc cảm

sâu sắc cho độc giả ở mọi thế hệ, mọi lứa tuổi và đặc biệt nó đã mang lại

những cảm nhận độc đáo cho lứa tuổi thiếu nhi Qua những câu chuyện kế,

các em làm quen với thế giới xung quanh, nhận biết cuộc sống, giúp các em yêu cải thiện, ghét cái ác, biết phân biệt phải trái, trắng đen, có được tình yêu thương, gắn bó với quê hương, đất nước Đồng thời, các em cũng được rèn luyện để trở thành những con người có nhân cách đẹp

2 Văn học thiếu nhi là một phần quan trọng góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc Nó có tuổi đời khá trẻ nhưng phát triển tương đối toàn

diện và phong phú, đạt được những thành tựu đáng kể Văn học thiếu nhi đã

tạo nên một bức tranh muôn màu về thế giới tình cảm, thế giới tâm hồn đáng yêu, hồn nhiên và trong sáng của trẻ thơ

Có thể nhận thay rang trong quá trình sáng tác một trong những thể loại được nhiều nghệ sĩ yêu thích chính là truyện ngắn Truyện ngắn có dung lượng vừa phải, phù hợp với tư duy của trẻ thơ Tuyến tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ (do Phong Thu tuyển chọn) là cuốn sách hay đáng để các em làm quen Những trang văn đẹp ấy xứng đáng là người bạn của học sinh, đem đến cho các em những nét đẹp trong tâm hồn, góp phần giáo dục nhân cách

3 Học sinh tiểu học còn đang trong độ tuổi hoàn thiện nhân cách Trong sách Tiếng Việt của học sinh Tiểu học, những văn bản thuộc thể loại

Trang 7

cảm gia đình gắn bó, tình cảm bạn bè thân thương cao đẹp, tình yêu quê hương, tình cảm với cộng đông

Vậy, làm thế nào để người giáo viên có thể đưa các em vào thế giới nghệ thuật để các em thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương, hiểu được vạn vật và con người xung quanh trong đời sống thường nhật?

Xuất phát từ những lý do trên, từ yêu cầu thực tế giảng dạy học sinh Tiểu học, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật Những truyện ngắn

hay viết cho thiếu nhỉ và ý nghĩa giáo dục đỗi với học sinh tiêu bọc làm vẫn

đề khoa học cho luận văn của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong sự tiếp cận hạn hẹp của mình, phần này, chúng tôi trình bày hai mảng: khái quát về vấn đề nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi và những ý kiến về tuyến tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ do Phong Thu tuyên chọn

Nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhỉ, tiêu biểu là những tiểu luận và công trình của các tác giả sau: Vũ Ngọc Bình với bài viết “Nhân đọc mấy cuốn truyện viết về sinh hoạt thiếu nhỉ nông thôn” Tác giá Vân Thanh có

nhiều tiểu luận về truyện thiếu nhỉ, tiêu biểu là bài “Truyén viết cho thiếu nhỉ

trong chặng đâu phát triển” (1963) Bùi Thanh Ninh có “Máy suy nghĩ về

truyện viết về sinh hoạt của thiếu nhỉ gân đây” (1965) Hà Ân có nhiều đóng

góp về truyện đề tài lịch sử Ông là cây bút chuyên khai thác mảng sáng tác này Từ cái nhìn của nhà văn, nhà nghiên cứu, ông có những ý kiến sâu sắc về

truyện lịch sử cho thiếu nhi Tiêu biểu là các tiểu luận: “ Vài ý kiến về sự thực

lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử phục vụ các em”, “Máy ý

Trang 8

khoa học” (1982) Tơ Hồi có những đánh giá về “7ruyện viết cho nhỉ đẳng

nhân dịp cuộc thi sáng tác cho thiếu nhỉ” (1984) Lã Thị Bắc Lý nhìn nhận

“Truyện đồng thoại với giáo dục mẫu giáo” (1993), Văn Hồng có “Cổ tích cho ai”, “Từ mục đồng đến Kim Đông” (1997) Lã Thị Bắc Lý có “Truyện

viết cho thiếu nhỉ sau năm 1975” (2000)

Hầu hết trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã có đánh

giá khái quát về thành tựu và hạn chế của thé loại truyện viết cho thiếu nhi Ở

đó, các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ có cái nhìn khá tinh tế đối với những loại

truyện viết về các đề tài khác nhau như đề tài lịch sử, đề tài học tập, sinh hoạt,

lao động

Chẳng hạn, tác giả Vân Thanh nhận xét về “Truyện ngắn cho thiếu nhỉ trong chặng đường phát triển” như sau: “ Riêng về truyện cũng mỗi ngày một thêm phong phú về số lượng và nâng cao về chất lượng” [34 24]

Nhận xét về những cuốn truyện viết về sinh hoạt nông thôn, tác giả Vũ Ngọc Bình viết: “Số tác phẩm viết về đề tài đó chưa nhiều”, nhưng các cây bút đã phát hiện: “Biết tìm ra mâm mống tốt bên cạnh những thói hư, tật xấu, những khuyết điểm của trẻ” [34, 19-21]

Cũng đề tài này, tác giá Bùi Thanh Ninh quan tâm “øhững truyện viết

về sinh hoạt của các em, các tác giả đã chú ý tới việc xây dựng nhân vật” [34

57] Nhà phê bình cũng đã khẳng định ý nghĩa của truyện viết cho thiếu nhỉ: “sẽ góp phẩn giúp các em trên bước đường rèn luyện để trở thành một người

học tập giỏi, lao động giỏi” [34 63]

Tác giả Lã Thị Bắc Lý nhìn nhận văn học qua các thời kỳ lịch sử Đặc biệt, tác giả cho rằng: “van hoc phan ánh xã hội thông qua nhà văn, vì vậy sự

Trang 9

tiêu biểu đặc biệt là truyện ngắn của văn học thiếu nhi sau cách mạng “Nếu ở giai đoạn trước năm I975, cảm hứng sử thi tạo cho văn học giọng điệu trang

nghiêm; thời kì Đổi mới nổi lên cảm hứng đời tư- thế sự với giọng suy tư, triết

lí thì ở giai đoạn này, với hiện thực đời sống bình thường, văn học cho các em

mang giọng gần gũi, tự nhiên, bình đẳng với bạn đọc hơn Bên cạnh đó là giọng trữ tình tiếp nỗi văn mạch truyền thông đậm tính nhân văn, hướng về những kiếp người, những cảnh ngộ bí thương; những tình cảm sáng trong, cao đẹp của con người và những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương.” [http://vanhocquenha.vn/vi-vn/1 13/49/cam-nhan-ve-van-hoc-

thieu-nhi-viet-nam-dau-the-ky-xxi/1 183 1 §.htmI] Trên trang wed:

http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=29909 cting co bai viét vé

văn học thiếu nhi đó là bai Sdng tdc van hoc danh cho thiéu nhi tac gia da

chỉ ra “khoảng lặng”, nguyên nhân và thực trạng văn học đành cho thiếu nhỉ của Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của các em Tác giả cũng đã nêu lên những tên tuổi có những đóng góp dang ké cho mang văn học thiếu nhỉ như Nguyễn Nhật Ánh, Võ Quảng, Phan Hồn Nhiên, Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Hoài Dương “Những tác phẩm có giá trị về nội

dụng và tư tưởng nghệ thuật khi được các em đón nhận chắc chắn sẽ có

những tác động tích cực trong việc làm phong phú đời sống tâm hỗn, hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng, nâng cao định hướng thị hiếu, thẩm mỹ cho lớp độc giả nhỏ tuổi”

Trang 10

tập truyện Gánh xiếc lóp tôi của Ngô Viết Linh (1968) Trần Đình Sử phát hiện ở “Tuổi thơ im lặng — kỉ niệm về một tầng văn hóa làng quê lâu đời”

(1986) Ông cho rằng, tác phẩm có tác dụng lớn đối với độc giả nhỏ tuổi Cuốn sách “xinh xắn ấy sẽ làm cho các em thêm yêu người và cảnh làng quê, càng tăng thêm tỉnh thân, trách nhiệm đối với quê hương đất nước” [34 679] Phong Lan cảm nhận “Miễn thơ ấu — một cuốn sách đẹp” Văn Hồng có những ý kiến về “Chứ bé thổi khèn của Quách Liêu” Ông còn dành những lời trìu mến cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: qua Kính vạn hoa và những năm gần đây, Nguyễn Nhật Ánh “được cơi là cây bút mến mộ nhất của tuổi học trò ” Trong đời sống của trẻ thơ, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh sẽ “lắng đọng còn mãi tình yêu trong một đời người ” của các em [34, 736 — 739] Ma Văn Kháng nhận xét “Đoàn Giỏi — những trang văn nặng

tình đất nước” (1999)

Tóm lại, ở những công trình và những bài viết trên, giới nghiên cứu và các nhà văn đã có cái nhìn khái quát về thế loại truyện viết cho thiếu nhỉ

Nhìn chung, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi từ thời kì đổi mới đã phát triển thật hùng hậu Nó chứng tỏ tính chuyên nghiệp của bộ phận sáng tá

văn học cho các em Và cũng vì vậy mà chưa bao giờ, văn học thiếu nhi Việt

Nam lại phát triển phong phú và đa dạng như ở thời kì này Sáng tác cho các em ngày càng có sự mở rộng đề tài cũng như hướng tiếp cận đời sống, tiếp cận trẻ em và khả năng khám phá con người Với những thành tựu như vậy, văn học thiếu nhi xứng đáng giữ một vị trí quan trọng, góp phần làm nên diện

mạo của nền văn học dân tộc

Ngồi những cơng trình, tiểu luận của giới nghiên cứu, nhiều bạn

Trang 11

khảo sát Tuyển tập truyện ngắn viết cho thiếu nhỉ từ sau từ sau cách

mạng tháng Tám) Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2011) với đề tài Thế

giới nghệ thuật truyện ngắn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhỉ và ý nghĩa giáo dục với học sinh tiều học Cả hai tác giả luận văn trên đều đi tới khẳng định những giá trị bền vững mà văn học thiếu nhi dành cho các em đặc biệt là sự hấp dẫn của truyện ngắn trong dòng văn học dân tộc Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu đã nhận định: “Giữa xã hội hiện đại, văn mình có khá nhiều phương tiện có thể giáo dục và cuốn hút trẻ em, hỉ vọng những

trang văn viết cho thiếu nhỉ của Tơ Hồi, Vũ Tú Nam, Thy Ngọc, Tran

Hoài Dương, Trần Đăng Khoa và của Xuân Quỳnh sẽ vẫn là những người bạn của trẻ thơ, là một miền sáng trong để các em hướng đến, quý trọng tình người” Ngoài hai khóa luận trên còn rất nhiều khóa luận khác

Điều đó thể hiện sự quan tâm của các sinh viên, học viên, các nhà nghiên

cứu tới văn học thiếu nhi

Về vấn đề nghiên cứu tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ (do Phong Thu tuyển chọn) — đối tượng nghiên cứu luận văn của chúng tôi Trong công trình kế trên, tập 2 là phần dành riêng cho những bài viết về cho thiếu nhi Ở đó nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ đã khảo sát những sáng tác tự sự dành cho các em Các tên tuổi quen thuộc như: Vân

Thanh, Vũ Ngọc Bình, Hà Ân, Tơ Hồi, Ma Văn Kháng, Lã Thị Bắc Lý,

Vă Hồng, Ngô Văn Phú

Những tiểu luận và những công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề

cơ bản như: “Truyện và các loại truyện cho thiếu nhi” Tiêu biểu là tiểu

Trang 12

sách Tiếng Việt tiểu học và ý nghĩa giáo dục của chúng đối với học sinh vẫn chưa được quan tâm Bởi vậy, nghiên cứu tuyến tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi do đề tài khảo sát ở góc độ (hé giới nghệ thuật có ý nghĩa trên nhiều phương diện Đó là một con đường để thâm nhập các tác phẩm bằng cách nghiên cứu các yếu tố hình thức mang tính nội dung, chuyền tải quan niệm về

nhân sinh của nhà văn Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi

còn được học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu và những kiến thức văn học quý báu

Đối tượng chúng tôi tìm hiểu là Tuyến tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ (tập I) do Phong Thu biên soạn Đây là tập hợp những tác phẩm tiêu biểu của những cây bút gắn bó với thiếu nhi

3 Mục đích nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo đục đối với học sinh tiêu”

- Từ việc khẳng định những giá trị nội dung và nghệ thuật của Tì uyễn

tập truyện trên hướng tới giáo dục nhân cách và bồi dưỡng năng lực văn cho học sinh tiểu học, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được những mục đích trên luận văn thực hiện những

nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu những kiến thức lý luận chung có liên quan tới một số khái niệm

như khái niệm: Thế giới nghệ thuật; khái niệm truyện và truyện ngắn; một số

phương thức, phương tiện nghệ thuật khác

Trang 13

- Khảo sát, thống kê những truyện ngắn của một số tác giả trong Tuyến tập truyện được trích dạy trong sách Tiếng Việt Tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối

với học sinh

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1.Tu liéu khảo sát

-_ Luận văn khảo sát 32 truyện ngắn trong Tuyển tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ (tập 1) dành cho học sinh Tiêu học do Phong Thu tuyên chọn của NXB GD Hà Nội 2004

-_ Luận văn khảo sát những truyện ngắn của một cây bút trong Tuyển

tập trên được trích trong SGK Tiếng Việt Tiểu học (Tô Hoài, Nguyễn Phan

Hách, Phạm Hỏ, Trần Hoài Dương, Phong Thu ) 3.2.Phạm vi nghiên cứu

- _ Luận văn khảo sát thế giới nghệ thuật của tập truyện Whững truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ

- Luận văn khảo sát một số truyện ngắn của một số tác giả trong tuyến tập trên được trích trong sách Tiếng Việt Tiểu học

- _ Ý nghĩa giáo dục của truyện ngắn được khảo sát đối với học sinh Tiểu học

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 14

nhỉ nhằm chỉ ra gia trị nội dung và nghệ thuật một cách hệ thống và toàn diện

- Dong gop vé thực tiễn:

Nghiên cứu dé tài này sẽ giúp cho giáo viên và học sinh Tiểu học hiểu sâu sắc hơn về giá trị của văn chương thông qua thế giới nghệ thuật truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi và tính giáo dục của nó Đặc biệt nó sẽ góp phần giáo dục nhân cách và nâng cao năng lực học văn

§ Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận

văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát chung về truyện và truyện ngắn viết cho thiếu nhi Chương 2: Thế giới nghệ thuật những truyện ngắn hay viết cho thiếu

nhi (do Phong Thu tuyển chọn và có lời bình)

Trang 15

NỘI DUNG Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN VÀ TRUYỆN NGAN VIET CHO THIEU NHI

1.1 Khái niệm về truyện

1.1.1 Thuật ngữ và khái niệm

Thuật ngữ “truyện” ra đời muộn hơn so với tác phẩm của nó Khi văn học ra đời với những câu chuyện truyền miệng như cổ tích, truyền thuyết, thần thoại thì lúc ấy chính là lúc truyện ra đời Thuật ngữ “truyện” có

nhiều cách cắt nghĩa Ta có thế hiểu khái niệm truyện theo Từ điển thuật

ngữ văn học: “Truyện bao giờ cũng có cốt truyện, gắn với cốt truyện là

một hệ thống nhân vát” [9, 367]

Trên cơ sở tìm hiểu truyện, luận văn sẽ tìm hiểu truyện viết cho thiếu

nhi Tuy chưa có khái niệm cụ thể về thể loại này nhưng thông qua các sáng tác, chúng ta có thê hiểu: Truyện viết cho thiếu nhỉ là những sáng tác văn xuôi

dành để phục vụ cho đối tượng là thiếu nhỉ

Ở thể loại truyện này thì từ đề tài, chủ đề, tư tưởng đến nhân vật, kết

cấu, giọng điệu đều nằm trong phạm vi phản ánh cuộc sống sao phù hợp và gần gũi với các em Tuy vậy, khái niệm truyện thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phâm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi như: Đôn Ki-hé-té cua M Xéc-van-

tex, Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô của D.Di-pho

Trong văn học dân tộc, truyện thiếu nhi cũng được phân ra nhiều tiểu

loại như: truyện ngắn, truyện đồng thoại, truyện dài, truyện cổ tích hiện đại,

Trang 16

thiéu nhi

1.1.2 Dac diém thé loai

Theo cách hiểu từ khái niệm truyện, ta thấy đó là những sáng tác tự sự Trong văn học dân gian là thần thoại, truyền thuyết, cô tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn

Trong văn học viết thời trung đại, các thể loại truyện thơ Nôm, truyện

truyền kì, tiêu thuyết chương hồi đều thuộc dòng chảy của truyện

Trong văn học hiện đại, khái niệm truyện vẫn là thuật ngữ được dùng

theo hàm nghĩa rộng dé chỉ những sáng tác thuộc phương thức tự sự

Như vậy, tác phẩm thuộc thể loại truyện có những đặc điểm cơ bản

như sau:

Thứ nhất: truyện là tác phẩm có cốt truyện

Thứ hai: cùng với cốt truyện là nhân vật Nhân vật có thể là con người,

là thế giới loài vật hoặc lực lượng siêu nhiên

Thứ ba: tác phẩm truyện được diễn đạt dưới hình thức kẻ

Trước hết, kế về các sáng tác truyện dân gian Những sáng tác dân gian không đồng nhất với văn học thiếu nhi nhưng nó lại phù hợp với các em.Nó có những đặc điểm phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ Đó là những sáng tác như: thần thoại, truyền thuyết, cô tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn Cốt truyện trong truyện cô tích, truyền thuyết, thần thoại là cốt truyện đơn giản, theo trật tự tuyến tình thời gian Trong truyện thường xuất hiện những yếu tố kì ảo, hoang đường Dung lượng truyện ngụ ngôn và truyện cười thường rất ngắn

gọn Truyện được viết một cách cô đọng, súc tích và xuất hiện những yếu tố

gây cười Nội dung của các truyện thường thê hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân Thông qua các sáng tác, nghệ sĩ dân gian gửi gắm những bài học giản dị mà sâu sắc trong cuộc sống

Trang 17

trong nền văn học dân tộc nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng Đặc trưng

của truyện là khá năng thể hiện cuộc sống phong phú, đa dang hon thể loại trữ

tình Khác với thơ, thơ chủ yếu chú ý đến thế giới nội tâm của con người thì

truyện hướng tới thế giới khách quan dé kế chuyện đời Lira tuổi các em thiếu nhi thích tìm hiểu, khám phá những gì cụ thể Ước mơ của các em luôn bay bồng, dí dỏm, ngộ nghĩnh, vì thế truyện trở nên gần gũi, đáp ứng nhu cầu của

tuổi thơ

Có thể nói, các sáng tác văn học thiếu nhi vô cùng phong phú, đa dạng Nó không chỉ phát triển trên thế giới mà ở Việt Nam cũng vậy Ở nước ta những sáng tác cho lứa tuổi này đang vận động theo chiều hướng riêng và nó chịu sự chi phối bởi những quy luật nội tại của chính nó

1.2 Truyện viết cho thiếu nhỉ

1.2.1 Các loại truyện viết cho thiếu nhỉ

Truyện cho thiếu nhi thời hiện đại bao gồm: fruyện ngắn, truyện vừa,

truyện đài, đồng thoại, truyện cổ viết lại, truyện cổ tích hiện đại Trong

những sáng tác thuộc các thể loại này, nhân vật chủ yếu là các bạn nhỏ hoặc những nhân vật liên quan tới các em Truyện đồng thoại bao gồm thế giới loài vật, đồ vật

a Truyện ngắn

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì truyện ngắn (short story) “là rác

phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hấu hết các

phương điện của đời sống: Đời tu, thế sự hay sử thi như ng cái độc đáo của

nó là ngắn” [9, 370]

Từ những buổi đầu manh nha hình thành văn học thiếu nhi, truyện ngắn dường như là thé loại có mặt sớm nhất Độc giả sẽ nhớ tới những sáng tác của Nam cao với Con mèo mắt ngọc, Bài học quét nhà Nguyễn Huy Tưởng có

Trang 18

Sau này, văn học thiếu nhi ra đời, dòng sáng tác truyện ngắn ngày càng thu hút đông đảo người cầm bút Dọc hành trình lịch sử dân tộc, truyện viết cho các em hòa trong tiếng nói chung với những chủ để khác nhau Truyện ngắn luôn được các em yêu quý Có thể kế đến những tác phẩm tiêu biểu: Em

bé bên sông Lai Vũ (Vũ Cao), Chú bé sợ toán (Hải Hồ), Bí mật miễu Ba Cô

(Văn Trọng), Cô Bê 20 (Văn Biến), Ơng nội ơng ngoại, Thang Bem (Xuân Quỳnh) Những cây bút truyện ngắn quen thuộc xuất hiện trên văn đàn, trở thành người bạn của trẻ thơ khá nhiều: Tơ Hồi, Xuân Quỳnh, Trần Hoài Dương, Nguyễn Nhật Ánh, Phong Thu, Lê Phương Liên

b Đẳng thoại

Đông thoại là thể loại dành cho trẻ thơ bởi đặc điển riêng của nó LẪy

thế giới loài vật làm nhân vật chính, truyện gửi gắm ý nghĩa nhân sinh sâu sắc Đông thoại được hiểu một cách đơn giản là truyện viết cho thiếu nhi (“đồng” là nhi đồng, “thoại” là truyện) Ngoài ra, có một số ý kiến khác giải thích về thuật

ngữ đồng (hoại như ý kiến của nhà nghiên cứu Vân Thanh trong cuốn Bách

khoa thư — Văn học thiếu nhỉ Việt Nam (tập 1) hay VO Quang, Tran Hoài

Dương, Cao Tiến Đức, Dương Thu Hương Mỗi tác giả có những kiến giải khác nhau song có thể hiểu khái niệm đồng thoại theo cuốn Từ điển Tiếng Việt: “Đông thoại là thể truyện cho trẻ em, trong đó các loài vật và các nhân

vật v6 tri được nhân cách hóa tạo nên một thế giới nhân vật thần kì thích hợp

với trí tưởng tượng của các em” [26, 333] Như vậy, dựa vào các thuật ngữ và

các kiến giải khác nhau của các nhà văn, các nhà nghiên cứu thì chúng ta có thể

hiểu: Đẳng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuan

nhuyễn giữa hiện thực và yếu tố tưởng tượng Nhân vật chính là động vật, thực vật và những vật vô tri những được mang tính cách người

Trang 19

thuộc thể loại văn học tự sự nên đồng thoại có những đặc điểm chung so với

những tác phẩm được gọi là truyện viết cho thiếu nhi Tuy nhiên, kiểu truyện đồng thoại cũng có những đặc điểm riêng Đó là khả năng tưởng tượng kì diệu và nghệ thuật nhân hóa Đây chính là những ưu điểm của đồng thoại so

với các thê loại khác

Từ Dề mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi đến nay, đồng thoại đạt nhiều thành tựu Các nhà văn yêu mến trẻ thơ và thế giới xung quanh đã làm nên những thiên đồng thoại đẹp Những tên tuổi xuất hiện cùng đồng thoại phải kể đến Tơ Hồi, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Kiên, Võ Quảng, Thy Ngọc, Trần Hoài Dương Để lại những ấn tượng sâu sắc là các sáng tác đồng thoại tiêu biểu: Cái tết của mèo con (Nguyễn Đình Thi), Chú đất nưng (Nguyễn Kiên), Cái Cò, cái Vạc (Tơ Hồi), Bài học tốt (Võ Quảng), Đôi cánh của ngựa

trắng (Thy Ngọc), Cô bé Mánh Khánh (Trần Hoài Dương)

c Truyện đài và tiểu thuyết

Truyện dài và tiểu thuyết viết cho thiếu nhỉ là hai thể loại khó phân biệt thật rạch ròi Đề hấp dẫn độc giả nhỏ tuổi, truyện dài và tiểu thuyết đòi hỏi phải có những thành công về mặt nghệ thuật và nội dung Đặc biệt là cốt

truyện và thế giới nhân vật Những cây bút bỏ công sức nhiều cho thể loại này xưa nay được nhớ tới, tiêu biểu là Đoàn Giỏi với Đất rừng phương Nam, Võ Quảng với Quê Nội và Táng sáng; Xuân Sách được biết đến với Đội du kích

thiếu niên Đình Bảng; Tơ Hồi có Kim Đông, Vừ A Dính, Duy Khán có Tuổi thơ im lặng, Phan Thị Thanh Nhàn có Bó trấn, Nguyễn Quang Thiều viết Bí mật hỗ cá thần, Nguyễn Quang Thân viết Chú bé có tài mở khóa

d Truyện cổ tích hiện đại

Truyện cô tích hiện đại được biết đến ấn tượng nhất có lẽ nhờ Chuyện

Trang 20

hoa, chuyện quả rất đáng để các em tìm đến Những câu chuyện cảm động còn đọng lại mãi trong tâm trí bạn đọc: Em bé hái củi và chú hươu con (hay Sự tích cây hoa đại), Em bé và rồngcon (hay Sự tích quả nhãn), Cái kéo kì

lạ (hay Sự tích hoa cải), Tiếng sáo và con rắn (hay Sự tích hoa thiên lý)

1.2.2 Đề tài

Đề tài, chủ đề chính là những vấn đề được nhà văn quan tâm và giải quyết trong tác phẩm Đó chính là nội dung của những sáng tác văn chương Văn học thiếu nhi nói chung và truyện ngắn nói riêng thường tập trung vào những vấn đề lớn xuyên suốt các thời kì, các giai đoạn lịch sử Tuy vậy, tùy theo đặc điểm, nhu cầu của cuộc sống mà những đề tài, chủ đề có thể thay

đổi, có thể được ưu tiên hay thưa thớt hơn

Nhìn tổng thể, truyện ngắn văn học thiếu nhi tập trung vào những mảng

dé tài lớn sau: Để rài kháng chiến, đề tài lịch sử, đề tài nông thôn, đề tài về

cuộc sống lao động, học tập, sinh hoạt của trẻ thơ, đề tài khoa học

a ĐỀ tài kháng chiến

Hiện thực kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chỉ phối toàn bộ đời

sống dân tộc ta trong mấy chục năm Văn chương viết về hai cuộc kháng

chiến vệ quốc đó đã làm nên diện mạo riêng biệt Truyện viết cho thiếu nhi

cũng vậy Từ những truyện ngắn cho đến những tác phẩm dài hơi (truyện dài, tiểu thuyết) có khá nhiều sáng tác tái hiện đề tài này Con người và dân tộc qua những sáng tác được khắc họa khá sâu sắc Trong bức tranh chung đó, có nhân vật trẻ thơ

Có thê kế đến hàng loạt tác phẩm truyện thuộc đề tài này: Em bé bên bờ sông Lai Vu (Vũ Cao), Chiến sĩ ca nô (Nguyễn Huy Tưởng), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (Xuân Sách),

Kim Đông, Vừ A Dính (Tơ Hồi), Mẹ vắng nhà (Nguyễn Thì), Tuổi thơ dữ

Trang 21

b Để tài truyền thống lịch sử

Lịch sử truyền thống xưa nay thường được tái hiện qua những loại hình

nghệ thuật khác nhau Truyện viết cho thiếu nhi cũng khai thác để tài này,

giúp các em có nhận biết sâu sắc hơn về quá khứ của dân tộc Nhắc tới truyện

lịch sử, độc giả nhớ đến Hà Ân, Nguyễn Huy Tưởng, Lê Vân, An Cương

Những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc xưa nay có thế kế đến: Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Sóng gió Bạch Đằng và Bồ Cái đại vương (An Cương) Đặc biệt Hà Ân còn rất thành công ở bộ ba truyện lịch sử viết về đời Trần là Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hich và Trăng nước Chương Dương Truyện lịch sử đã làm sống dậy những trang sử hào hùng của dân tộc với những nhân vật lịch sử mang tầm vóc thời đại

c Dé tai viét vé sinh hoạt, lao động, học tập của trẻ thơ

Sinh hoạt, lao động, học tập là hiện thực cuộc sống gần gũI với các em

Bởi vậy có những sáng tác phong phú và đông đảo những cây bút Hàng loạt tên tuổi quen thuộc như Tơ Hồi, Trần Thanh Địch, Văn Biển, Nguyễn Hải

Hồ, Lê Phương Liên Các tác phẩm tiêu biểu: Đàn chim gáy (Tơ Hồi), Bí

mật miễu Ba Cô (Văn Trọng), Chú bé sợ toán (Hải Hồ), Điều không tính

trước (Nguyễn Nhật Ánh), Tập đoàn san hô (Phan Thị Thanh Tú)

Viết cho lứa tuổi học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc Thế giới nội

tâm sâu kín cùng với những rung động đầu đời được các tác giả đề cập tới như một sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lý trẻ thơ Có nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Bây giờ bạn ở đâu, Cỏ may ngày xưa (Trần Thiên Hương), Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc), Không có gì mà tặng bông hồng (Hồ Việt Khuê) và hàng loạt các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh như: Còn chút

gì đễ nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Nữ sinh, Hạ đó, Mắt biếc, Bàn có năm

Trang 22

Viết về sinh hoạt của trẻ em thành phố các nhà văn quan tâm hai mảng hiện thực: cuộc sống của những trẻ em trong những gia đình khá giả và cuộc sống của những trẻ em nhà nghèo Các tác phẩm tiêu biểu như Kính vạn hoa

(Nguyễn Nhat Anh), Hoa trén đường phố (Thu Trân), Kiéng ba chân (Đoàn

Lư), Ngày khai trường trong mơ (Kim Hài), Tiếp đạm (Nguyễn Thị Ấm) d Đề tài nông thôn

Viết về nông thôn thường gắn với cuộc sống đổi mới từ sau hòa bình và đời sống lao động, sinh hoạt ở thôn quê Những sáng tác này đem đến cho bạn đọc nhỏ tuổi những hiểu biết thêm về quê hương, đất nước và con người, thường là những truyện rất giản dị Các nhà văn yêu mến nông thôn

có Tơ Hồi, Nguyễn Kiên, Bùi Hiển, Nguyễn Quỳnh Một số tác phẩm tiêu biểu về đề tài này là: Hai ông cháu và đàn trâu (Tơ Hồi), Cơn bão số

4 (Nguyễn Quỳnh), Kế chuyện nông thôn (Nguyễn Kiên), Bí mật miễu Ba C2 (Văn Trọng)

Đời sống lao động, sinh hoạt ở miễn núi ngày càng phát triển và ghi vào thành tựu với các tác phẩm tiêu biểu: Y Leng (Đào Vũ), Kí vật cuối cùng

(Hà Lâm Kì), Một lóp trướng khác thường (Lương Tố Nga), Chân trời mở rộng (Đoàn Lu), Đường về với mẹ Chữ (Vi Hồng)

e Để tài khoa học

Mang dé tài này cũng hình thành và phát triển với các tác phẩm tiêu

biểu như Ông than đá và quả trứng vuông (Viết Linh), Cô kiến trinh sát (Vũ

Kim Dũng)

Nhìn chung, văn học thiếu nhi có các đề tài khá đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu cũng như làm sinh động hóa thế giới tâm hồn của các em

1.2.3 Hình thức biểu hiện

Trang 23

hình thức của thể loại truyện là kết cấu cốt truyện và nhân vật a Kết cấu cốt truyện

Kết cấu cốt truyện bao gồm chuỗi các sự kiện, hành động của nhân vật

được sắp xếp theo một ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ Nhìn chung, truyện viết cho thiếu nhi có kết cầu không phức tạp Truyện có những kiểu kết cấu khác nhau tùy thuộc vào dung lượng tác phẩm dài hay ngắn; phụ thuộc

vào kiểu loại truyện khác nhau, phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của người cầm

bút Tuy nhiên, trên đại thể, truyện viết cho thiếu nhỉ thường có kiểu sắp xếp

gắn kết theo trình tự thời gian tuyến tính Những sự kiện, những tình tiết gắn

với cuộc đời nhân vật chính được thể hiện theo trình tự trước sau không đảo

lộn Cách kế này khiến cho các em dễ theo đối Ví du nhw trong tac pham Dé mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi; cuộc đời của nhân vật “tôi” trong Cho fôi một về đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh Truyện có thể được tổ chức không theo trình tự thời gian tuyến tính, ở đó có xen kẽ những sự kiện, tình tiết của thời hiện đại, thời gian đã qua Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi có kiểu kết cầu này Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi lại thường có kiểu kết cấu đơn giản, không nhiều sự kiện và thường tập trung vào một số tình

huống tiêu biểu, một đoạn đời, một sự việc, một vài hành động của nhân vật

chính như trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh: Còn chứt gi đễ nhó, Bồ câu không đưa thư, Đây là dạng thức phố biến trong truyện ngắn viết cho

thiếu nhỉ

Tuy nhiên, trong một số sáng tác thuộc thể loại truyện dài, truyện

phiêu lưu như Để mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Tuổi thơ dữ đội của

Phùng Quán, Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh lại xuất hiện nhiều

tình tiết, nhiều sự kiện và xuất hiện những tình huống mâu thuẫn căng

Trang 24

phù hợp với khả năng nhận thức của các em

b Nhân vật

Một tác phẩm văn học không thê thiếu nhân vật, nhân vật được coi là xương sống, linh hồn của tác phẩm Đó là phương thức để nhà văn tái hiện thế giới hình tương nghệ thuật và là đường kênh để nhà văn truyền tải các tư tưởng nghệ thuật Nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhỉ khá đa dạng và phong phú Tuy nhiên, theo chúng tôi, nhân vật chính trong truyén cho các em da phan là trẻ em Dù trong văn bản kể có các nhân vật khác, song đó chỉ là những nhân vật được sử dụng nhằm làm sáng rõ đời sông tình cảm thế giới trẻ

thơ Trong truyện đồng thoại nhân vật chính là thế giới loài vật Đối với những truyện thần thoại thì nhân vật chủ yếu là các vị thần Nhà văn lấy

những câu chuyện về các vi than dé giti gam những ý nghĩa nhân sinh tới con người, những bài học giản dị chắt lọc từ cuộc sống

Nhân vật là phương diện khái quát hiện thực, phản ánh thế giới khách quan Trong những truyện viết cho thiếu nhi, các nhân vật luôn thể hiện tâm lý, tình cảm của mình trong mối quan hệ với môi trường quen thuộc của các em như gia đình, trường học, làng xóm, khu phó để các em lý giải, khám phá cuộc sống Viết về cuộc sống mới, văn học thiếu nhi đã xây dựng nhiều nhân vật có thành tích xuất sắc Các tác giả đã xây dựng nhân vật phù hợp với

tính cách và hoàn cảnh Không thần thánh nhân vật và cường điệu nhân vật

quá mức Thông qua đó các tác giả giúp các em thiếu nhi hiểu về ý nghĩa cao quý của lao động, giáo dục các em về lý tưởng đạo đức, giáo dục tình cảm thấm mĩ lành mạnh, giúp các em thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, cảm nhận giá trị nhân cách cao đẹp thông qua nhân vật

Thế giới nhân vật là các loài vật, các vị thần cũng được các tác giả miêu tả rất sinh động và gần gũi với hiện thực cuộc sống Nhân vật là các loài

Trang 25

năng tưởng tượng, sáng tạo, bồi đắp cho các em tình yêu với thế giới xung quanh

Nhiều nhân vật bước ra từ những trang văn và trở thành những nhân vật điển hình trong thế giới trẻ thơ Đó là Dễ mèn trong truyện Đề mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi; là những nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh: hai chú bé Kăply và Nguyên trong Chuyện xứ Lang- bi-ang; nhân vật “tôi” và các bạn trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ; là các bạn nhỏ trong Kính

van hoa Đó còn là chú bé An đi tìm cha trong tiểu thuyết Đá rừng phương

Nam cua Doan Gidi

Có thể thấy, trẻ em vốn là đối tượng nhạy cảm, chúng có thể vui cùng với niềm vui của nhân vật và cũng có thể buồn ngay với nỗi buồn của nhân

vật Đôi khi các em còn học theo những hành động, lời nói, việc làm của nhân

vật Vì vậy, các nhân vật được miêu tả cần phải là tắm gương cho các em Những hình tượng nhân vật mà các em yêu thích sẽ sống mãi trong trí nhớ

của các em tới suốt cuộc đời

Ngoài nhân vật và kết cấu cốt truyện, truyện viết cho thiếu nhỉ còn những yếu tố khác thuộc hình thức: ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật Điều đó giúp nhà văn thể hiện tốt những nội dung muốn chuyên tới độc

giả nhỏ tuổi

1.3 Khái quát tuyển tập Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ

1.3.1 Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu

Trong tuyến tập do Phong Thu tuyển chọn có tới 32 tác phẩm và 28 tác

giả Có những tên tuổi khá thân quen với độc giả như: Tơ Hồi, Phạm Hồ,

Trang 26

tác giả trong tuyển tập s Tơ Hồi

Nói tới những cây bút tiên phong, mở đường của văn học viết cho thiếu nhi trong giai đoạn đầu không thê không kê đến nhà văn Tô Hồi Nhà văn Tơ Hồi tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 (tức ngày 16-§

năm Canh Thân) tại thị trần Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội Ông là Đảng viên

Đảng Cộng sản Việt Nam có bằng Cao đẳng tiểu học, Hội viên sáng lập Hội

Nhà văn Việt Nan 1957 Tơ Hồi tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (1945) trong Hội Ái hữu công nhân, Hội Văn hoá Cứu quốc Từ 1945 — 1958, làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc Từ 1957 — 1958, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam Từ 1958 — 1980, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam Từ 1986 — 1996, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội

Ông có các bút danh như: Tô Hoài, Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột

Kích, Hồng Hoa

Tơ Hồi có khá nhiều sáng tác Đề tài trong các tác phẩm của ông rất phong phú Có khi ông viết về cuộc sống của người nông dân, có khi là cuộc sống của đồng bào đân tộc vùng ít người trên mạn cao Tây Bắc, có khi là

những hồi kí về chính cuộc đời của mình nhưng cũng có khi là các đề tài

hướng đến thiếu nhi Ông viết khoảng 150 tác phẩm Có những tác phẩm viết

cho thiếu nhỉ rất nổi tiếng như Để mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1942, tái bản nhiều lần), Tuyến tập truyện viết cho thiếu nhỉ (2 tập, 1994) Dù là cây bút đa tài, viết cho nhiều lứa tuổi khác nhau, các mảng đề tài khác nhau nhưng

với văn học thiếu nhi, Tơ Hồi vẫn là người ông kính mến và gần gũi, yêu trẻ

e Phạm Hỗ

Nhà thơ Phạm Hỗ (bút danh: Hồ Huy) sinh ngày 28/11/1926 Quê gốc:

xã Nhân An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định Ông là thành viên sáng lập Hội

Trang 27

học tiểu học ở quê, học trung học ở Huế, thi đỗ Thành chung ở Quy Nhơn

Ông là một trong những nhà văn thông thạo tiếng Pháp Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm công tác tuyên truyền Trong kháng chiến chống Pháp ông là Uý viên Ban chấp hành Đoàn Hội hoạ Liên khu V Tập kết ra Bắc, ông tiếp

tục làm công tác văn học, nghệ thuật, từng giữ chức Phó Tổng biên tập thứ

nhất tuần báo Văn nghệ, Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn, Chủ tịch

Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam Những tác phẩm chính đã

xuất bản: Những ngày thân ái (tập thơ, 1957); Ra khơi (tập thơ, 1960); Di xa (tập thơ, 1970); Những ô cửa, những nẻo đường (tập thơ, 1976); Vườn xoan

(truyện ngắn, 1961); Tình thương (tiêu thuyết, 1964, tái bản 1974); Chú bò tim ban (tap tho, 1970, tái bản 1996); Ngựa thần từ đâu đến (tập truyện,

1986); Chuyện hoa, chuyện quả (toàn bộ 6 tập từ 1971 - 1994); Cất nhà

giữa hồ (tập truyện cỗ tích, 1995); Nàng tiên nhỏ thành ốc (bộ ba vở kịch in 1980, tái bản 1993) và nhiều tập thơ, tập truyện, tập kịch khác viết cho thiếu

nhi Nhà thơ đã nhận được nhiều giải thưởng văn học: Chứ bò fừm bạn (tập thơ) được nhận giải thưởng loại A, cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi đo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản tổ chức năm 1957; Chứ vịt bông (tập thơ) nhận giải loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản tổ chức năm 1967 - 1968; Những người bạn im lặng, giải chính thức về thơ, Hội đồng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn tặng

(1985); Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch), giải thưởng về kịch cho thiếu nhi đo

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản và Hội Nghệ sĩ sân khấu tặng (1986)

Phạm Hồ còn viết văn, làm thơ, viết kịch và còn là một hoạ sĩ đã có tranh

Trang 28

chọn nghề cũ: Làm thơ, viết văn cho các em đọc, còn vẽ tranh cho các em

xem nữa Tôi thường lấy lòng yêu mến các em, lấy những công việc mình làm cho các em làm thước đo lòng mình đối với dân với nước Bây giờ đã trên bẩy mươi, tôi vẫn thấy cái thước đo ấy có độ chuẩn, có thể tin cậy ”

® Nguyễn Đồng Chi

So với Phạm Hồ và Tô Hoài, Nguyễn Đồng Chỉ lại tìm tới đòng văn học dân gian Nguyễn Đồng Chi sinh 1915, mất 1984 Ông sinh tại làng Ích Hậu nay là xã Hậu Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh - một vùng đất với những kẻ sĩ giỏi giang hào hùng, một địa bàn phong phú về vốn văn hoá dân gian Tất cả điều đó chắc chắn đã nuôi dưỡng cho Nguyễn Đồng Chi một vốn

văn hoá nhất định cộng với chí tiến thủ mãnh liệt của ông đã tạo nên một nhà

khoa học trứ danh Năm 17, 18 tudi lúc ấy Nguyễn Đồng Chỉ náo nức tìm đường, ông chọn nghề làm thuốc sau đó ông lại chuyển sang mở một cửa hàng mĩ nghệ Ước mơ buôi ban đầu này chưa phải vì ý thức làm giàu, ý thức kinh doanh mà vẫn là một khuynh hướng phục hồi di sản truyền thống và ông nhận ra mình không đủ khả năng về mặt này bởi cái sở trường của dòng họ Nguyễn Chi không phải là kinh doanh Nguyễn Đồng Chỉ chuyên sang thành lập kho sách Bạn frể sau đó cũng phải dừng lại vì ông đi theo người anh vào Tây Nguyên Hai anh em ông đã nhận ra vùng đất mới này rất đáng được khai thic Cuén Moi Kon Tưm (1937) của anh em Nguyễn Đồng Chỉ là tập sách đầu tiên giới thiệu phong tục tập quán và vốn văn học, ngôn ngữ Ba Na Sách

ra đời, có lẽ ông cảm thấy mình đã có những bước đi vững chãi và ông bắt

đầu có quyết tâm đi vào kho di sản văn hoá dân tộc nhưng lại tự biết rằng vốn liếng mình quá ít Thầy đồ hiếu học trong ông thức dậy, tăng thêm nghị lực nơi ông, từ đó ông đóng cửa cạo trọc đầu giấu mình trong nhà sách Mộng Thương chuyên học chữ Hán Càng học ông càng thấy trí tuệ mở mang và

Trang 29

thời kỳ học chữ Hán trong nhà sách Mộng Thương lại là ở một thành công khác, đã đưa Nguyễn Đồng Chỉ vào hàng ngũ những nhà nghiên cứu văn học lúc bấy giờ với cuốn Việt Nam cổ văn học sử đem lại cho tác giả niềm vinh dự lớn lao Giáo sư Nguyễn Đồng Chi đã sưu tầm và biên soạn lại gần 200

truyện cổ Việt Nam và quốc tế Số truyện trên được ông sử dụng để soạn bộ

sách Kho tàng truyện cỗ tích Việt Nam gồm 5 tập Đây cũng là bộ sách nghiên cứu được biên soạn và in xong lâu nhất: 25 năm (1957-1982), rải rác

với tống cộng 5 lần in lẻ Với cuộc đời từng trải, với hơn 50 năm cầm bút,

phạm vi chủ yếu của Nguyễn Đồng Chi thật rộng: sáng tác văn học, nghiên

cứu văn học viết, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán - Nôm, ở lĩnh vực nào

ông cũng có những đóng góp đột xuất Nhưng cống hiến nổi bật hơn cả của

ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian Ông được

coi là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, nhất là những kiến giải mới mẻ về loại hình truyện cô tích Việt Nam trong tương quan với cỗ tích thé giới Ông là người đầu tiên xâu chuỗi các câu truyện cô tích Việt Nam với cô tích của nhiều nước đề tạo thành một hệ thống,

® Nguyễn Nhật Ánh

Nếu như Tơ Hồi, Phạm Hỗ là cây bút đàn anh đa tài thì Nguyễn Nhật

Ánh thuộc thế hệ trẻ sau này Nguyễn Nhật Ánh là cây bút trung thành với độc giả nhỏ tuổi Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm cơng tác Đồn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn giải phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhỉ và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn Ngoài ra,

Trang 30

Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu

tiên Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư,

NXB Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim) Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (NXB Măng Non, 1985) Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên Năm 1990, truyện dài Chứ bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh

vực của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi :rẻ, đồng thời được Hội Nhà văn thành phó Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995) Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính

vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng Đến nay, ông đã xuất bản gần 100 tác phâm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết

của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp

đồng với NXB Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy Đây là

lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng Vì vậy,

để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mắt 6 tháng nghiên cứu tài liệu và

đọc sách báo liên quan như Phù thủy và pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút kí của một chú Cún có tên Tôi là Bêrô Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện có tên Cho tôi xin một vé đi tuổi tho, tác phẩm này được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008

Trang 31

Nguyễn Nhật Ánh được NXB Trẻ ấn hành mang tên Ngôi khóc trên cây, xuất bản ngày 27 tháng 6 năm 2013 Văn phong của Nguyễn Nhật Ánh tỉnh tế, nhẹ nhàng và pha chút hóm hinh Tat cả như liều thuốc cuốn hút các em tới trang văn của ông

s Phong Thu

Nhà văn cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu trong tuyến tập là tác giả Phong Thu Ông là người biên soạn Tuyền tập truyện ngắn thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn này và cũng là tác giả của một truyện ngắn trong tập truyện Tên thật của ông là Nguyễn Phong Thu Ông sinh năm 1934 ở Vũ Xương - Thái Bình Ông có các bút danh: Phong Thu, Hồng Trang, Hồng Hương, Hoa Hương, Hiền Hoa Các tác phẩm của ông: Hoa muướp vàng

(1968), Bức tường có nhiều pháp lạ (1976), Bồ nông có hiếu (1976), Cái

cúc màu xanh (1978), Xe lu và xe ca (1982), Cây bàng không rụng lá (1985) Đã 55 năm từ ngày truyện ngắn đầu tay của nhà văn Phong Thu viết cho thiếu nhi được đăng trên báo 7hiểu niên tiền phong, đến nay, chưa có tháng, năm nào ông ngừng viết Một mình một lối, Phong Thu "thủy chung”

với con đường mình đã chọn, với 76 đầu sách viết cho thiếu nhi đã được xuất

bản - số đầu sách nhiều gần bằng tuổi đời của ông Nhiều tác phẩm của ông được trích đoạn đưa vào sách giáo khoa bậc tiểu học Đó quả là một phần

thưởng quý đối với một người như ông Nhiều thế hệ học trò còn nhớ những

tác phâm đầy chất thơ in trong sách giáo khoa bậc tiểu học như Bàn fay mẹ,

Chim sau, Xe lu va xe ca, Cua đồng thức giác, Chỉm sở của nhà văn

Phong Thu Nhà văn Phong Thu - nhà văn của trẻ nhỏ dường như đã mở ra khoảng trời tuối thơ ùa về cùng với những trang văn hồn nhiên, trong sáng Phong Thu thực sự đã góp phần nuôi dưỡng nhiều tâm hồn trẻ thơ, đưa các em đến với thế giới đẹp đẽ và rộng mở như trong cô tích quanh mình

Trang 32

thiếu nhi và cứ thích viết mãi Chưa bao giờ ông thấy mảng đề tài này cũ,

không thấy mình bị cùn mòn và tình yêu với con trẻ trong ông chưa bao giờ vơi Nhiều tác phẩm của ông đã trở nên quen thuộc với thiếu nhi và cũng đem đến cho ông hàng chục giải thưởng như Hoa mướp vàng (Giải nhất cuộc thi viết cho thiếu nhi do Hội Nhà văn, NXB Kim Đồng va Uy ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam tổ chức); tập truyện Điểm 10 (Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội); kịch bản phim hoạt hình Cá sấu ngứa răng (Bông sen

bạc Liên hoan phim Việt Nam năm 1970) và nhiều tập truyện được thiếu nhi

yêu thích như Bức tường có nhiều phép lạ, Bồ nông có hiếu, Xe lu và xe ca, Vì sao đuôi cò lại ngắn

Nhà văn Phong Thu là một người đôn hậu Có lẽ bởi thế mà ông chọn

thiếu nhi làm đối tượng chính trong tác phẩm của mình Ơng bộc bạch rằng, ơng thích viết về thiếu nhi bởi vì nó hợp với cái "tạng" của mình: "Vé về

thế giới của thiếu nhỉ nó trong trẻo, hiển lành, vui vẻ, nhân hậu nên tôi thích

viết hơn và việc viết với tôi dễ hơn vì mình có nhiều vốn sống Còn thế giới của người lớn vốn nhiều gai góc, buỗn phiên nên tôi không thích viết bằng

Hơn nữa, "sân" dành cho thiếu nhỉ vốn ít người viết, nên khi đã chìm đắm

trong thế giới ấy rồi, tôi cứ một mình một ngựa rong ruối suốt chừng ấy năm thôi 55 năm qua, tôi chưa bao giờ ngưng nghỉ!" Cho đến nay, Phong Thu đã viết hàng ngàn truyện ngắn cho thiếu nhi mà chưa bao giờ thấy bí, vẫn luôn cảm thấy hào hứng và không có gì cản trở, vướng mắc mà càng viết càng thấy mình sung sức Đúng như lời ông tâm sự trong cuốn sách vừa in

còn thơm mùi giấy: "Viết cho thiếu nhỉ, tôi gặp lại tuổi thơ Chú bé cách đây

Trang 33

như các em để viết Xịch một cái, tóc đã bạc, tuổi đã gid Thế là tự nhủ:

Trang viết không được già nua Mà nhớ có lần cô bé chắu nội của tôi nói, nói thật: "Cháu không cho ông gia!"

Cùng với một số tác giả tiêu biểu vừa được nhắc đến, những cây bút

còn lại mà chúng tôi chưa có điều kiện giới thiệu (Trần Hoài Dương, Thy

Ngọc, Trần Thiên Hương, Hồ Việt Khuê ) đã góp phần đem lại những sáng tác phong phú có giá trị cho tập truyện

1.3.2 Khái quát về Tuyến tập

Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ (Tập 1) là bộ sách biên

soạn dành cho các em Tiểu học có thêm tài liệu tham khảo để học tốt môn

tiếng Việt và môn Ngữ văn trong chương trình tiêu học Để thuận theo dõi, sau đấy chúng tơi thơng kê tồn bộ 32 truyện trong Tuyền tập:

Bảng thống kê Tuyển tập Những truyện ngắn viết cho thiếu nhỉ

STT Tên truyện Tác giả

1 Chiếc hộp kì diệu Thùy An

2 Điều không tính trước Nguyễn Nhật Ảnh

3 Cu Tỏn Gia Bảo

4 Sự tích sông Cửu Long Nguyễn Đồng Chỉ

5 Bên bờ sông làng Hạ Lê Thế Chữ

6 Thằng Vũ Nguyễn Công Trí

7 Tiệc mừng sinh nhật bà Cù Thị Phương Dung

8 Ngày không thể quên Cù Thị Phương Dung

9 Chim chơi trong cỏ Trân Hoài Dương

10 Đứa bạn ở Mõm Gió Anh Đức

11 Hội mùa thu Nguyễn Thị Châu Giang

Trang 34

12 Thi nhạc Nguyên Phan Hách

13 Cái cò cái vạc Tơ Hồi

14 Cây một quả Phạm Hồ

15 Hoa câm cù Trân Thiên Hương

16 Bài văn ây Trân Thiên Hương

17 Mưa bụi Trân Thiên Hương

18 Mẹ Hỗ Việt Khuê

19 Câu chuyện về con ngựa đá Phạm Kinh

20 Một việc bé nhỏ Nguyễn Thị Hường Lý

21 Én nhỏ Lê Phương Liên

22 Cây chanh Lê Phương Liên

23 Kỉ vật người lính Đoàn Ngọc Minh

24 Người làm chứng Ngô Thị Thúy Ngọc

25 Cô bé mê truyện Thy Ngọc

26 Bên hồ Hàm Nguyệt Phạm Thị Kim Nhường

27 Chuyện lạ về hạt gam Bùi Minh Quôc

28 Sau mưa Lê Thái Sơn

29 Câu chuyện vê “ông vua vì sao” Nam Thanh

30 Huyền thoại biển Nguyễn Trí Thông

31 Nắng trưa bồi hồi Phong Thu

32 Than may man Hiện Trang

Trang 35

Phong Thu, Trần Hoài Dương, Nguyễn Phan Hách, Anh Đức các cây bút khác như Cù Thị Phương Dung, Trần Thiên Hương, Lê Phương Liên, Nguyễn Trí Công Số tác giả là người miền Nam hoặc đang ở miền Nam chiếm số đông với những tác phẩm có chất văn đặc trưng của miền Nam

Trong 32 truyện của tập sách được khảo sát, có tất cả 26 truyện ngắn

Trong đó, có những truyện ngắn tiêu biểu như: Chiếc hộp kì điệu - Thùy An, Thang Vai — Lê Trí Công, Đứa bạn ở Mõn Gió — Anh Đức, Kĩ vật người lính — Doan Minh Ngoc, Sau mua — Lê Thái Sơn

Những sáng tác sau đây trong tập truyện luận văn khảo sát có thể xếp

vào truyện đồng thoại: Hội mùa thu — Nguyễn Thị Châu Giang, Thỉ nhạc —

Nguyễn Phan Hách, Cái có cái vạc — Tơ Hồi, chùm tác phẩm trong Chửmn chơi trong có - Trần Hoài Dương Trong Tuyển tập có 4/ 32 truyện đồng thoại

Truyện cổ tích được sáng tác nhờ tài nghệ của dân gian Từ lời ké truyền miệng, các học giả hiện đại đã “văn bản hóa” chúng Vì vậy, ngày nay chúng ta chủ yếu tiếp xúc với truyện cổ tích qua văn bản đã được sưu tầm và biên soạn Các nhà văn có công sưu tầm, biên soạn quen thuộc xưa nay như Nguyễn Đồng Chi, Nguyễn Cừ Trong tập truyện chúng tôi khảo sát có ,$ tích sông Cứu Long của Nguyễn Đông Chỉ Cây một quả là truyện cỗ được Phạm Hồ sáng tác nằm trong tập truyện Chuyện hoa, chuyện quả của tác giả

Bộ sách viết về để tài tinh ban, dé tai học tập, đề tài chiến tranh, đề tài

khoa học Mỗi đề tài lại toát lên những giá trị nội dung và tư tưởng sâu sắc Những truyện viết về cuộc sống, tuôi thơ hôm nay nhiều hơn, giúp cho học sinh làm quen với cuộc sống gần gũi hàng ngày xung quanh các em

Nhìn về dung lượng, tập sách đều là các truyện ngắn Song, trong đó lại

có những truyện thuộc các “tiểu loại” khác nhau: đồng thoại, truyện ngắn,

Trang 36

Tóm lại, mảng truyện viết cho thiếu nhi là những tác phẩm văn học góp phần làm nên diện mạo đời sống tỉnh thần cho tuổi trẻ Với bất kì ai, tuổi thơ

đi qua đều tìm thấy trong lời thơ câu văn, những bài học đầu đời Kí ức về

tuổi thơ bao giờ cũng là những khoảng thời gian quý giá Những tác phẩm văn học sẽ là những bài học bổ ích, quý giá, giúp các em tăng thêm sức mạnh tiến bước trong cuộc hành trình dài phía trước Tập truyện Whững truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ do Phong Thu biên soạn đã làm được những điều

Trang 37

Chương 2

THẺ GIỚI NGHỆ THUẬT

NHŨNG TRUYEN NGAN HAY VIET CHO THIẾU NHI

2.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật

Thể giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do người nghệ sĩ tạo ra Khi đọc văn bản ngôn từ hay xem phim trên màn ảnh, xem biểu diễn trên sân

khấu, chúng ta bước vào /hé giới nghệ thuật của tác giả, một thế giới sống

động, buồn vui, hạnh phúc, đau đớn Người ta vẫn nói thế giới người, thế giới động vật, thế giới trẻ em, thế giới bên trong, thế giới bên ngoài nhưng,

thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mĩ, thế giới tỉnh thần

của con người trong tác phẩm nghệ thuật

Trong cuốn lý luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên, nội hàm khái

niệm thế giới nghệ thuật được hiểu như sau: “Thể giới nghệ thuật là một thé

giới kép: Thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả Thể giới được miêu tả

bao gom thé giới nhận vật, sự kiện, cảnh vật Thế giới miêu tả là thé giới

của người kể chuyện, người trữ tình Hai thế giới này gắn kết, không tách rời như hai mặt của một tờ giấy Không có thế giới miêu tả thì không có thế giới

được miêu tả và ngược lạ?" [29, 82] Một thế giới nghệ thuật với tư cách là

một hệ thống không chỉ đặc trưng cho tác phẩm đó mà còn là đặc trưng cho cả

nhà văn nói chung Likhachev cho biết: “Văn học diễn tấu lại bản đàn của

hiện thực, nhưng diễn lại theo khuynh hướng “tạo phong cách” tiêu biểu đối với sáng tác của nhà văn nào đó, hay trào lưu nào đó hay “phong cách thời đại” nào đó Các khuynh hướng phong cách ấy làm cho tác phẩm đa dạng hơn, phong phú hơn về phương diện nào đẩy so với hiện thực, mặc dù là nó

có tỉ lệ rút gọn một cách ước lệ” Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật

Trang 38

giới chỉ phối tới sự hình thành của phong cách nghệ thuật

Theo Tử điển thuật ngữ văn học thì thé giới nghệ thuật được hiểu là:

“Khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một

loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả hay một trào lưu văn học) Thế giới

nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thé giới riêng “được

sáng tạo theo nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật, khác với thể giới thực tại vật

chất hay thế giới tâm lý của con người” [9; 302 - 303] Việc khẳng định thế

giới nghệ thuật là một chỉnh thể ngoài việc chỉ ra các mỗi quan hệ mật thiết

giữa các yếu tố còn giúp người nghiên cứu tránh được những suy diễn chủ quan, lệch lạc trong việc khám phá, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật

Vấn đề nghệ thuật đã trở thành vấn đề khoa học cho nhiều công trình nghiên cứu nhiều thập kỉ qua và hiện nay: Nguyễn Đăng Mạnh với Con dường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (1996), Trần Đình Sử với Thế giới nghệ thuật thơ, Thi pháp Truyện Kiều (1997), Lê Quang Hưng với Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu

Như vậy, nghiên cứu về thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có

thể khám phá thế giới bên trong ân kín của nhà văn, cái thế giới chi phối hình

thành phong cách nghệ thuật mà nhà văn muốn hướng tới

Những cơ sở lý luận trên được chúng tôi trình bày là điểm tựa để luận văn triển khai, nghiên cứu /hể giới nghệ thuật trong Tuyển tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi

2.2 Thế giới nghệ thuật Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhỉ

2.2.1 Những chủ đề chính

Trang 39

của tác phẩm là gì? Chủ đề và tư tưởng là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm Cũng do mối quan hệ khăng khít giữa chủ đề và tư tưởng mà có khi người ta hiểu chủ đề là tư tưởng chủ đạo trong tác phẩm Trong nghiên cứu

văn học hiện đại thì chủ dé con được xem là phạm vi quan tâm chủ quan của

nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lí của nhà văn, gắn với quan niệm thế giới của tác giả

Trẻ em tìm về với văn học là tìm đến một cuộc sống chúng vốn được

biết và có thể chưa biết Truyện viết cho thiếu nhi phong phú và đa dạng về đề

tài, chủ đề, là bức tranh cuộc sống muôn màu được tái hiện trong trang sách

dành cho trẻ thơ Những mảng đề tài lớn thường gặp trong truyện viết cho thiếu nhỉ: những vấn đề truyền thống lịch sử, đề tài kháng chiến, đề tài lao

động, đề tài khoa học Tuy nhiên, chủ đề có thể được thể hiện không giống

nhau tùy theo từng ý đồ của người cầm bút

Khi viết truyện cho lứa tuổi nhỏ phải kế đến một nhân tố quan trọng là chủ thể sáng tạo nghệ thuật, và công chúng nhỏ tuổi Người nghệ sĩ phải lựa

chọn sự thé hiện sao cho phù hợp với tâm lý trẻ thơ Truyện sẽ thu hút các em

khi nội dung, chủ đề thỏa mãn với vấn đề mà các em đang nghĩ, những giấc mơ mà các em đang ấp ủ Lật giở từng trang sách, các em sẽ lưu giữ những hình tượng nhân vật giúp các em tìm thấy niềm vui, niềm tin bởi vì: “7rẻ em luôn luôn mang theo những hình ảnh, những ước mơ, những ấn tượng từ những trang sách mà chúng đã đọc vào trong tương lai Sự tác động sâu xa bên vững ấy của tác phẩm văn học vào cuộc đời trẻ thơ đòi hỏi người cẩm bút

phải có trách nhiệm lớn lao” [34,51] Chính vì vay, truyện viết cho thiếu nhi

không thể đề cập tới các vấn đề quá lớn lao về đời sống, xã hội và con người

mà vượt qua tầm nhận thức của thiếu nhi Tối và sáng, tốt và xấu, buồn và vui hiện thực cuộc sống khơng chỉ tồn màu hồng, vì vậy văn học viết cho

Trang 40

giúp các em hiểu được quy luật của cuộc sống nhưng phải phù hợp với thế giới quan và nhận thức của các em

Chủ đề của những sáng tác trong tuyển tập khá đa dạng Thường, những tác phẩm được viết để ca ngợi thể giới tình cảm của các em Đỏ là tình

cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình cảm với quê hương, đất nước, tình cảm

với thế giới xung quanh các em đang sống Những chủ đề này nằm trong 23 trên tổng số 32 tác phẩm trong tuyến tập Có thé thay, day là chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi Điều này cũng được chứng minh qua những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi trên thế giới Người đọc quên sao được với một thế giới tình cảm gia đình ấm áp, thế giới tình cảm giữa con người với con người giàu tính nhân văn qua những trang văn giàu chất thơ trong Không gia đình - Hector Malot, Những tấm lòng cao cả -

Edmondo De Amicis Nhiều tác phẩm không chỉ dừng lại thể hiện một mối

quan hệ mà mở rộng ra nhiều mối quan hệ do vậy thế giới tình cảm của các em cũng không chỉ khu hẹp trong tình cảm gia đình hay tình cảm bạn bè, tình cảm cộng đồng Đó là sự đan xen của thế giới tình cảm, sự đan xen của nhiều cung bậc cảm xúc Điều này được thê hiện trong các tác phẩm như: Đứa bạn ở Mõm Gió, Bên bò sông Hạ, Én nhó, Kỉ vật người lính, Cô bé mê truyện Văn chương vốn là chuyện về cuộc đời và là chuyện về con người Cuộc sống luôn có sự buồn vui, may rủi Bởi vậy, con người cũng có nhiều cung bậc cảm xúc Đặc biệt thế giới tâm hồn của các em rất nhạy cảm Do đó, các cảm xúc luôn lắng đọng mãi trong lòng Với chủ đề tình cảm trong trang văn, người cầm bút muốn bồi đắp cho các em một thế giới tâm hồn phong phú, mở rộng cảm xúc giúp làm cho các em gần gũi với gia đình, với bạn bè và gần gũi hơn với cuộc sống

Ngày đăng: 28/10/2014, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w