Sau 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, năm 1941, trở về Tổ quốc, Người liền viết tác phẩm Kêu gọi thiếu nhỉ với những lời thơ đầy cảm thương xa xót trước hiện thực đời sống của
Trang 1
BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG ĐẠI HQC SU PHAM HA NOI 2
TRAN THI TOAN
TAC PHAM CUA HO CHI MINH _
TRONG SACH GIAO KHOA TIENG VIET TIEU HQC
VA Y NGHIA GIAO DUC DOI VOI HQC SINH
Chuyénnganh: Giáoduchọc (bậcTiểuhọc)
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướngdẫnkhoahọc: TS NguyenThiTuyét Minh
Trang 2
LOI CAM ON
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Tuyết Minh- người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn Đồng thời, tôi xin cảm ơn các thây, cô giáo khoa Ngữ văn; khoa Giáo dục
Tiểu học; phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian qua, để tôi hoàn thành quá trình học tập của mình
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Thị Toan
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu này không trùng với một công trình có sẵn nào Nếu sai,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Người cam đoan
Tran Thi Toan
Trang 4MUC LUC
MO DAU Ni 0o An `
2 Lịch sử vấn đề ccc 2tr2 re 2 6 /01ố119(0013)015: 00) 0 4
4 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - 5 6 k3 E33 v1 9193 1 91 3 9 nh ng re 4 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿2+2 +++£++z£xEerrxerrxerxee 4 6 Phương pháp nghiÊn CỨU - + + +% xxx ng rry 5 7 Đóng góp của luận van Am" § Cầu trúc của luận văn 5
Chương 1:HÒ CHÍ MINH - CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC 6
1.1 Tiểu sử, con người Hồ Chí Minh 6
1.2 Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh 12
12.1 Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh
1.2.2 Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh - ¿<5 14 1.2.2.1 Văn chính luận của Hồ Chí Minh . 2 + + ++xxzxe£x+erxee 14 1.2.2.2 Truyện và kí của Hồ Chí Minh . 2 +¿++£+xe+rxevrxrrrxrrrx 16 1.2.2.3 Thơ ca của Hồ Chí Minh 2+2++++2c+xretrxxrerrrxrrrrrrrrerres 17 1.3 Sáng tác cho thiếu nhi của Hồ Chí Minh . -: -sc+ 20 Chương 2: ĐẶC SẮC NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM CỦA HÒ CHÍ MINH TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU ;9 — 29
PIN 4 i6 cán 29
2.1.1 Văn học thiếu nhi và đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhỉ 29
2.1.2 Thơ và đặc trưng cơ bản của thƠ - -cs- + s se +xeerersreerrersrrsrree 31 2.1.3 Văn xuôi và đặc trưng của văn XUÔI scccsssseee 33 2.2 Tác phẩm của Hồ Chí Minh trong SGK Tiếng Việt Tiểu học 35
Trang 52.2.1 Thơ Hồ Chí Minh trong SGK Tiếng Việt Tiểu học - 35
2.2.1.1 Đặc sắc nội dung tư tưởng . -¿-©c¿+2xe+c+xevEkererkerrrkerrrvee 35
2.2.2 2 Đặc sắc hình thức nghệ thuật -2- 22 + +Ee+EevExecrxrrrerrrs 44
2.2.2.1 Đặc sắc nội dung tư tưởng ¿2c 22ccctcEtecEkerEkrrrkrrkerrkrres 49 2.2.2 2 Đặc sắc hình thức nghệ thuật ¿- 2c ©++e+xecrxevrreee 56 Chương 3: Ý NGHĨA GIÁO DỤC TÁC PHẨM CỦA HÒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC
3.1 Cấu trúc tác phâm Hồ Chí Minh trong SGK Tiếng Việt Tiểu học
3.2 Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học
3.2.1 Bồi dưỡng, giáo dục nhân cách
3.2.2 Bồi dưỡng năng lực văn học
3.3 Đề xuất và kiến nghị, -c2< 2xx E1 2211211110211 11c 81 3.3.1 Đề xuất kién nghi VIC day occcssessssessssssssesessessssesessecsssessseesssecesseeessecess 81 3.3.2 Đề xuất kiến nghị Vic HOC eceeccesssssssessseessessseessecssecsseessee sesseeeseeeseeesees 84 KẾT LUẬN 6-6 SE E111 1101121111111 11x EE sesuesarenenvesers 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO sssecessecsssecases S7
Trang 6MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện
đại Sinh thời, Bác Hồ dành nhiều tâm huyết để sáng tác thơ văn cho thiếu
nhi Tác phẩm của Bác thể hiện tình cảm, sự quan tâm sâu sắc đối với thế hệ măng non của đất nước Sau 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, năm 1941, trở về Tổ quốc, Người liền viết tác phẩm Kêu gọi thiếu nhỉ với những lời thơ đầy cảm thương xa xót trước hiện thực đời sống của một thế hệ thiếu nhỉ trong hoàn cảnh đất nước mắt chủ quyền:
Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Chẳng may vận nước gian nan Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng Học hành giáo dục đã không Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa
Sức còn yếu, tuổi còn thơ
Mà đã khó nhọc cũng như người già
Co khi lia me, lia cha
Để làm tôi tớ người ta bên ngoài
(Trẻ em)
Từ đó về sau, dù công việc cách mạng vô cùng bận rộn, nhưng mỗi dịp khai giảng năm học mới, dịp tết thiếu nhi 1 tháng 6, hay rằm trung thu Bác đều làm thơ hoặc viết thư cho các em Đấy là món quà đặc biệt Bác dành tặng trẻ em và các em cũng vô cùng háo hức đón nhận Món quà - những sáng tác thơ văn của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc giáo dục, bồi đưỡng toàn diện
nhân cách thế hệ thiếu nhi trong chế độ mới Đó là lí do chúng tôi chọn
Trang 7nghiên cứu đề tài: “Tác phẩm của Hỗ Chí Minh trong sách giáo khoa Tiếng
Việt Tiểu học và ÿ nghĩa giáo dục đối với học sinh”
2 Lịch sử vấn đề
Đến nay đã có rất nhiều chuyên luận, công trình, bài báo trong và ngoài nước nghiên cứu về sự nghiệp và giá trị thơ văn của Hồ Chí Minh với quy mô
và mức độ khác nhau Ở mảng sáng tác dành cho thiếu nhi của Bác, nhiều ý
kiến khẳng định: Bác là nhà thơ tâm huyết với trẻ em, luôn dành cho trẻ tình
cảm đặc biệt Nhà thơ Cu - Ba Hayđê Xantan Maria đã cảm nhận chính xác và
sâu sắc: “vấn đề thiếu nhỉ chính là vấn đề Người chú ý nhất vì Người luôn quan tâm đến các cháu nhỏ”.Một bài xã luận trên tờ báo của Uruguayviết:
“Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến Ông là
hình mẫu của sự giản di trong moi mat” Ghi nhận tình cảm của Bác đối với
trẻ em, Tiến sĩ Sử học- nhà báo E.V Cô-bê-lép viết: “Một trong những đặc
điểm nổi bật nhất trong tính cách của Chủ tịch Hỗ ChíMinh là vô cùng yêu quý thiếu nhỉ Người đã dành tất cả tắm lòng yêu thương của người ông cho hàng triệu trẻ em Việt Nam mà Người đã gọi trìu mến là các cháu” Nhà văn Pháp, Roger Denux rất tỉnh tế khi nhận định về nghệ thuật trong các sáng tác
thơ của Hồ Chí Minh: “Thơ Người nói ít mà ý nhiễu, là loại thơ có màu sắc
thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng nhận lấy cái phân ý ở ngoài lời” Nhà nghiên cứu Quách Mạt Nhược của Trung Quốc, sau khi đọc xong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác đã nhận xét “bài nào cũng toát ra hết sức sinh động
hình ảnh của một nhà cách mạng lão thành, thanh thoái, tài trí, ung dung,
giản dị kiên cường, ấy là Hồ chí Minh Thật là “Thi như kỳ nhân”, thơ như
người vậy Có một số bài rắt hay, nếu như đặt lẫn vào một tập thơ của các thi
nhân đời Đường, Tống thì khó phân biệt”
Trang 8Có thể thấy, các nhà nghiên cứu nước ngoài đều nhất quán đánh giá cao
về nội dung và nghệ thuật sáng tác của Hồ Chí Minh, đặc biệt là những sáng
tác viết cho thiếu nhi Tác phâm của Người giống như những viên ngọc quý, nếu đặt dưới ánh nắng mặt trời thì phát ra thứ ánh sáng kì diệu
Ở trong nước, nhà nghiên cứu Nguyễn Dinh Chu cho rang: “Hé Chi Minh có một hệ thống quan điểm văn chương trong đó có quan điểm về thơ được phát biểu với một hình thức ngôn ngữ rất cô đúc, lời ít mà ý nhiều, có
nội dung lớn lao, cơ bản, tiễn bộ” [5.16] Giáo sư Phan Cự Đệ nhận thấy: Thơ Bác “giản dị mà hàm súc, nhiễu ẩn đụ, nhiều tượng trưng, cầu tạo theo nhiều
tầng ý nghĩa, mở ra nhiều tư tưởng trong tâm tư người đọc "[6,626] Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: Phong cách thơ văn của Hồ Chí Minh nồi bật ở những nét cơ bản: “Ngắn gọn, trong sáng, giản dị; Linh hoại, sáng tạo, hoàn toàn làm chủ trong việc sử dụng các hình thức thể loại; Tư tưởng và hình tượng luôn vận động mạnh mẽ hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai” Nhà nghiên cứu Hoài Thanh nhận thấy: Thơ Bác chứa chan lòng yêu thương “Bác thương nhất là các em thiếu nhỉ” Nhiều câu thơ Bác viết về cảnh ngộ các em phải sống trong lầm than cơ cực như đong “đây nước mắt”:
“Có khi lìa mẹ, lìa cha/ Để làm tôi tớ người ta bên ngoài” Nhà nghiên cứu
Hoàng Xuân Nhị tim hiểu tính dân tộc qua thơ văn Hồ Chủ tịch đã cảm nhận:
“Câu thơ của Người bình dị, hồn nhiên nhưng quả là hào hứng khi chúng ta nghĩ rằng nó là cái mốc lịch sử phản ánh, đánh dấu khâu phát triển và cao đẹp của dân tộc ”[24.2] Tác giả Nguyễn Văn Long nhận thấy: “nhiều bài thơ
của Hồ Chí Minh là những viên ngọc đa điện mà mỗi mặt của nó lại phát ra
những ánh sáng và màu sắc khác nhau nhiễu vẻ nhưng tất cả hài hòa tạo vẻ đẹp lung linh, biến hóa”
Như vậy, các công trình ở trên chủ yếu nghiên cứu chung về sự nghiệp thơ văn của Bác Một số bài viết tìm hiểu về mảng sáng tác dành cho thiếu nhi
Trang 9của Người mới đừng lại ở những nhận xét, đánh giá khái quát Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào đi sâu nghiên cứu mảng sáng tác dành cho thiếu nhi của Bác, đặc biệt là những tác phâm của Người được giảng đạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học Tiếp thu gợi ý của những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn của chúng tôi đi sâu tìm hiểu:
“Tác phẩm của Hỗ Chí Minh trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học và ÿ nghĩa giáo dục đổi với học sinh”với hy vọng, góp thêm một tiếng nói, tiếp tục khẳng định giá trị to lớn trong di sản tỉnh thần của Người
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ vẻ đẹp độc đáo về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm thơ văn của Bác được giảng dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiêu học Từ đó, chỉ ra ý nghĩa giáo dục
to lớn đối với học sinh Tiểu học: giáo dục nhân cách, bồi dưỡng năng lực cảm
thụ văn và hướng đến giáo dục toàn diện con người Đồng thời, bản thân tác giả luận văn là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở Tiểu học, nên thông qua công trình nghiên cứu này muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng
dạy Tiếng Việt ở Tiểu học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi hướng đến nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những sáng tác viết cho thiếu nhỉ của Hồ Chí Minh, đặc biệt là những sáng tác được giảng dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu
học
- Ứng dụng thiết thực đối với việc dạy học những tác phẩm thơ văn của Bác trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
5, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
Trang 10- Pham vi nghiên cứu của luận văn:
+ Tìm hiểu cuộc đời và sáng tác văn học của Hồ Chí Minh, đặc biệt là mảng sáng tác cho thiếu nhi của Người
+ Làm rõ đặc sắc nội dung và nghệ thuật các sáng tác thơ văncủa Bác
trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
+ Làm rõ ý nghĩa giáo dụccủa tác phẩm thơ văn Hồ Chí Minh đối với
học sinh Tiểu học
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống
-_ Phương pháp so sánh loại hình
-_ Phương pháp phân tích tổng hợp
7 Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình khoa học chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu một
cách hệ thống tác phẩm của Hồ Chí Minh trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở
Tiểu học
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ ứng dụng thiết thực đối với việc
dạy học tác phẩm văn học nghệ thuật trong nhà trường Tiểu học
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hồ Chí Minh - cuộc đời và sáng tác văn học
Chương 2: Đặc sắc nội dung và nghệ thuật tác phẩm Hồ Chí Minh
trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học
Chương 3: Ý nghĩa giáo dục của tác phẩm thơ văn Hồ Chí Minh đối
với học sinh Tiêu học.
Trang 11CHUONG 1
HO CHi MINH - CUOC DOI VA SANG TAC VAN HOC
1.1 Tiểu sử, con người Hồ Chí Minh
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Kim Liên, huyện Nam Dan, tỉnh Nghệ
An Cha là Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929), đỗ Phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạy học Mẹ là Hoàng Thị Loan (1868 - 1900) làm ruộng và dệt
vải Hồ Chí Minh có một người chị gái là Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954);
một người anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950) Cả chị và anh của Bác đều tham gia phong trào cách mạng chống thực dân Pháp và bị tù đày rồi qua đời
Cũng như bao làng quê đất Việt, làng quê Nghệ An yên bình với lũy tre bên những mái tranh; những cánh đồng lúa bát ngát; những điệu hát tình quê mộc mạc và giản dị Nghệ An không chỉ là địa phương giàu truyền thống văn hóa, văn học mà còn là cái nôi cách mạng của truyền thống yêu nước chỗng giặc ngoại xâm Quê hương và gia đình đã góp phần quan trọng nuôi dưỡng tâm hồn thơ văn và lòng yêu nước của Người
Thuở nhỏ, Hồ Chí Minh có tên là Nguyễn Sinh Cung, rồi đổi tên là Nguyễn Tất Thành Khi cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, cả gia đình theo
cụ vào kinh thành Huế để sinh sống Nguyễn Tắt Thành học chữ Hán và chữ Quốc ngữ ở trường Đông Ba Nhưng sinh sống được một thời gian thì cụ Nguyễn Sinh Sắc ra làm quan ở Thanh Hóa Lúc này, bà Loan sinh một bé trai, lại đau yếu, bệnh tật, Tất Thành vừa phải chăm sóc em, vừa phải chăm sóc mẹ Rồi mẹ mất (1901), Người phải bế em di xin cháo, xin sữa và cuối cùng người em cũng chết Chính hoàn cảnh gia đình như thế đã tạo cho Hồ Chí Minh một trái tìm giàu yêu thương, một tắm lòng nhân đạo sâu sắc Hơn
Trang 12nữa, ngay từ ấu thơ, Người được gần gũi và tiếp xúc với các nhà nho yêu nước; chứng kiến cảnh đất nước bị xâm lược, thực dân Pháp bóc lột, đàn áp nhân dân đẫm máu Tất cả đã tạo cho Bác một tắm lòng yêu nước thấm thía
và ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân, giành độc lập tự do
Đầu năm 1910, Nguyễn Tắt Thành vào Phan Thiết dạy học một thời
gian ngắn ở trường Dục Thanh Trong thời gian này, Người thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác liên lạc bí mật Người khâm phục lòng yêu nước của các Nho sĩ: Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của các bậc tiền bối Theo quan điểm của Người, cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chăng khác nào "xin giặc rủ lòng thương": còn cụ Phan Bội Châu hy vọng để quốc Nhật giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hỗ cửa trước, rước báo cửa sau" Người thấy rõ cần phải quyết định con đường đi của riêng mình.Khoảng tháng 2 năm 1911, Người nghỉ dạy học và vào Sài Gòn tìm đường cứu nước Tại đây, Người đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống, đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân Nguyễn Tắt Thành đã được mở ra tầm nhìn rộng lớn, thôi thúc ham muốn hiểu biết về thế giới phương Tây mới mẻ với những điều mà sách
vở thánh hiền chữ Hán chưa dạy bao giờ Đô thị Sài Gòn với cuộc sống xa hoa cùng những cảnh đời lam lũ khốn khổ của người dân lao động như càng thôi thúc chàng thanh niên ra đi để “xem nước Pháp và nước khác họ làm thế nao, đề khi về sẽ giúp đồng bào mình” Ngày mùng 5-6-1911, được nhận vào làm phụ bếp trên tàu, Người bắt đầu cuộc tìm hiểu nền văn minh thế giới, tìm con đường cứu nước Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây đề tìm con đường giải phóng dân tộc Cuộc hành trình 30 năm ròng đi qua 28 quốc gia đã làm nên sự nghiệp lớn của Người
Trang 13Từ 1912 đến 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở Châu Á, Châu
Âu, Châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động Người thông
cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của nhân dân các dân tộc thuộc địa cũng
như nguyện vọng thiêng liêng của họ Người sớm nhận thức được cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân
các dân tộc giành tự do, độc lập Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp
tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự
do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước
thuộc địa
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920, Nguyễn
Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán
thành Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp“chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp theo đuôi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do bình đẳng bác ái” Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa Tháng 4 năm 1922, Hội ra báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các thuộc địa Nhiều bài báo của Người đã được đưa vào
tác phâm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm 1925 Đây là một công
trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cỗ vũ nhân
Trang 14dân các nước thuộc dia đứng lên tự giải phóng Ngay trong giai đoạn này, Người đã lấy văn chương là thứ vũ khí để tắn công trực diện vào kẻ thù
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc
trong Quốc tế Cộng sản Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quang
Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước, trực tiếp mở
lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách Đường kách mệnh - một văn kiện lý luận quan trọng
đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam Năm 1925, Người
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; ra báo Thanh niên, tờ bảo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc), thông qua Chính cương văn tắt, Sách lược vẫn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.Ngày
28 tháng 1 năm 1941, Người trở về sau hơn 30 năm xa Tổ quốc Bao nhiêu thương nhớ đợi chờ, khi đặt chân qua biên giới Trung- Việt, Người vô cùng xúc động Điều này được nhà thơ Tố Hữu thế hiện sâu sắc qua những vần thơ:
Bác về im lang con chim hot Thánh thót bờ lau vui ngắn ngơ
(Theo chân Bác-Tỗ Hữu) Tháng 5 năm 1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ tám Ban chấp
hành Trung ương Đảng: quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới;
thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ
trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.Khi cuộc chiến tranh thế
giới chia thành hai chiến tuyến giữa phát xít và đồng minh, Người nhận thấy
Trang 15vận mệnh của mỗi dân tộc phải gắn liền với thế giới; phải có sự liên minh
quốc tế mà trước mắt cần liên minh với người láng giềng - Trung Quốc để
chống Phát xít Tháng 8 - 1942, lẫy tên Hồ Chí Minh, Người trở lại Trung
Quốc hoạt động Vừa qua biên giới, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam Trong suốt 13 tháng bị giam cầm, trải qua trên 30 nhà giam, thuộc
13 huyện của tỉnh Quảng Tây, Người đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn số tay mà Người đặt tên là Ngực trung nhật ký Tháng 9
năm 1943, Người được trả tự do
Tháng 8 năm 1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình
lịch sử, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam
độc lập Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt
Nam một lần nữa Trước nạn ngoại xâm, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả
nước đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà
hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ” Dưới sự lãnh đạo của Người, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân
dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết
thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc Nhưng miền Nam vẫn nằm trong ách đô hộ của Mỹ - Ngụy; và năm 1964, để quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc; Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Người nói: “Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải
Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá Song nhân dân Việt
Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”
Trang 16Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh Ngày 2 - 9 - 1969, Người từ trần Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản D¿ chúc lịch sử Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phan đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng
thế giới”
Nói tóm lại, con người Hồ Chí Minh có những phẩm chất đáng quý:
Ở Bác có một tắm lòng yêu nước rộng lớn và sâu sắc Chính lòng yêu
nước ấy đã khiến Người tìm được con đường cứu nước đúng dan; tro thanh
một khát vọng cháy bỏng, một tình cảm mãnh liệt để Người có thể hy sinh
được tất cả quyền lợi riêng tư, cá nhân Lòng yêu nước ấy bắt nguồn từ lòng yêu thương, nâng nu và trân trọng con người; yêu nhân dân; lòng nhân ái lớn
lao: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bảo ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời các
nhà báo tháng 1-1946)
Ở Bác có một nhân cách văn hóa lớn Đó là một trí tuệ tuyệt vời, một
nghị lực phi thường, một tầm hiểu biết sâu sắc khiến Bác có thể vững vàng trong mọi tình thế ứng xử; có thể kết hợp được tỉnh hoa truyền thống với hiện đại; dân tộc với nhân loại; Bác dường như tiên đoán được thời đại
Ở Bác có một tố chất nghệ sĩ đặc biệt Đó là một tâm hồn nhạy cảm, là
“Người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ”, luôn nâng niu mọi vẻ đẹp của cuộc
sống, rung cảm trước mọi biến thái tỉnh vi của tạo vật Chính tố chất này khiến cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, tự nó đã chuyển hóa thành cảm xúc Đây cũng là nền tảng làm nên sự nghiệp thơ văn của Người
Trang 171.2 Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh
1.2.1 Quan điễm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh
Sinh thời Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ, mà là
nhà báo, nhà cách mạng chuyên nghiệp Người chỉ nhậnlà một người yêu văn
nghệ, người bạn của văn nghệ Suốt đời, Người chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc là “nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Với
Người, “việc cấp bách hơn là phải cứu trên hai mươi triệu đồng bào hấp hồi trong vòng tử địa” (Đường cách mệnh) Ở Hồ Chí Minh, mục đích ấy trở thành tình cảm, lẽ sống Đó là cái gốc, là tiêu điểm quy tụ sự thống nhất của cuộc đời vĩ đại, sự nghiệp sôi nổi, phong phú, trong đó có sự nghiệp văn chương Dù không có ý định lập thân bằng văn chương, song trong quá trình
hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh lại sớm nhận ra đây là thứ vũ khí đắc
dụng và Người đã đến với văn chương Từ đó, Người nắm lấy, sử dụng vũ khí này, không ngừng rèn rũa để nó phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng có
hiệu quả hơn Hoạt động văn chương của Hồ Chí Minh kéo dài suốt hơn một
nửa thế kỉ Nó được chỉ phối bởi một cảm hứng nghệ thuật lớn “Không có gì
quý hơn độc lập tự do” và một hệ thống quan điểm nghệ thuật được thể hiện
chủ yếu trên 3 phương diện: quan niệm về bản chất văn học; về vai trò người thưởng thức; về tính chân thực của văn học
Trước hếtHồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần
phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng Nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” (7 gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa- 1951) Theo Người, nhà văn phải góp phần vào cuộc đấu tranh và phát triển xã hội:
Trang 18Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
Chất “thép” ở đây 1a tinh thần chiến đấu, là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng; là bản lĩnh kiên cường của người cộng sản Hai câu thơ của Người phản ánh ý chí của văn nghệ sĩ - chiến sĩ trong cuộc đấu tranh giữa văn minh và tàn bạo; giữa chính nghĩa và phi nghĩa Người kêu gọi: "Dân tộc
bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia
cách mạng” (Hồ Chí Minh, Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB Van hoc 1981, trang 136)
Hồ Chí Minh sáng tác văn học, trước hết là hành vi cách mạng, cho nên Người đặc biệt chú ý đến đối tượng tiếp nhận tác phẩm của mình Theo Người, văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng
là đối tượng phục vụ Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng dân chủ Người đã
viết cho rất nhiều đối tượng: trí thức, chiến sĩ, nông dân, công nhân, nhi
đồng Những bài thơ chúc tết của Ngườithường đơn giản, dé hiểu, gần với bài dân ca, bài về, lời ca đầm ấm, tình cảm sâu sắc Người kêu gọi, thuyết phục mà chỉ như những lời nhắc nhở ân tình:
Thương thay những bạn dân cày Chân tay bùn lắm suốt ngày gian lao
Xuất phát từ quan điểm lấy văn chương phục vụ cách mạng nên trước
khi viết, bao giờ Người cũng tự đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng); Viết để làm gì? (mục đích); Viết cái gì? (nội dung); Cách viết như thế nào?
(hình thức) Như vậy, đối tượng và mục đích sáng tác sẽ quyết định nội dung
và hình thức tác phẩm của Người
Trang 19Hồ Chí Minh quan niệm: tác phẩm văn chương phải có tính chân thực Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải sáng tạo những "Tác phâm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng vui tươi, hấp dẫn khi chưa xem thì
muốn xem, xem rồi thì bố ích” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tr 368, NXB
Chính trị Quốc gia) Người cho rằng văn nghệ sĩ vừa biết "mơ mộng” vừa phải biết trở về với cuộc sống thực tại của con người; nhận thức đúng và cải
tạo cuộc sống hiện thực để cuộc sống tốt đẹp hơn; không "tô hồng” hay bôi
đen hiện thực Muốn vậy, văn nghệ sĩ phải có thế giới quan khoa học, nắm bắt được tình cảm, suy tư của nhân dân và quan điểm đường lối của Đảng Văn chương phải phan anh kip thời các phong trào cách mạng; phải chú ý nêu gương người tốt, việc tốt; uốn nắn và phê phán cái xấu Phải tránh lối viết xa
lạ, cầu kì và cần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt Văn chương phải thể hiện tinh thần dân tộc, gần gũi với nhân dân và được nhân dân yêu thích Phải
đặc biệt tránh xu hướng “chất mơ mộng nhiều, mà chất thực sự sinh hoạt ít”
Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc
Có thể thấy, tính cách mạng và tính chiến đấu là tư tưởng xuyên suốt và chỉ phối nhất quán toàn bộ hệ thống quan điểm cũng như thực tiễn sáng tác văn chương của Người
1.2.2 Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo Sự nghiệp văn chương ấy thể hiện một tâm hồn phong phú và tài năng nhiều mặt của Người Tác phẩm của Bác được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Việt, tập trung chủ yếu trên ba lĩnh vực: văn chính luận; truyện và kí; thơ ca
1.2.2.1 Văn chính luận của Hỗ Chí Minh
Văn chính luận là thé loại ưa dùng của Hồ Chí Minh đề làm nên những
lời kêu gọi, báo cáo chính trị, những tài liệu tuyên truyền Tiêu biểu là các
Trang 20bài văn chính luận được Bác viết, đăng trên các tờ báo Người cùng khổ, Nhân
đạo, Đời thợ thuyển những năm 1920 và Bản án chế độ thực dân Pháp
(1925); Tuyên ngôn Độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
(1946); Không có gì quỷ hơn độc lập - fự do (1966); Di chúc (1969) Những
tác phẩm này trực tiếp gắn với vấn đề thời sự; các mục tiêu đấu tranh cách mạng cụ thể và sức mạnh đặc trưng thể loại cùng đặc trưng phong cách nghệ thuật của Người
Về phương diện văn học, những áng văn chính luận đầy hào khí của Bác thể hiện sâu sắc tư tưởng cách mạng thời đại; giàu vẻ đẹp trí tuệ, cảm xúc
và hình ảnh; giàu kiến thức văn hóa Cảm hứng lớn “Không gì quý hơn độc lập tự do” như sợi chỉ đỏ quán xuyến toàn bộ sáng tác của Người Người đọc
nhận thấy hình bóng xã hội, tương lai của các dân tộc thuộc địa trở thành nội
dung miêu tả rất phong phú trong nhiều sáng tác của Bác Con người biết mùi
hun khói và sau này là Nhật ký chim tau (1953) đều là những sác tác viết về
cái đẹp trong hiện thực và mơ ước về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Những lời tố cáo mạnh mẽ trước công luận về tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp trongBản án chế độ thực dân Pháp, Đây công lỷ của thực dân Pháp ở Đông Dươngvà nhiều bài được đăng trên các báo Người cùng khổ vàNhân đạolà những viên đạn bắn vào thành trì của chủ nghĩa thực dân cũ khiến bức màn che đậy tội lỗi của chúng bị xé toang Tác phâm của Người có giá trị lớn
về tư tưởng và nghệ thuật Trong mỗi trang văn của Người, bừng lên ánh sáng của trí tuệ; hình ảnh điểm xuyết sinh động, chân thực; chất châm biếm sắc sảo, thâm thúy, hấp dẫn; văn phong khỏe, trong sáng và mực thước Từ đó, chủ nghĩa thực dân Pháp bị vạch mặt, tố cáo trước đư luận với những tội ác tàn bạo và trắng trợn nhất như: cướp của giết người; đàn áp các dân tộc thuộc địa; chính sách đầu độc dân bản xứ Người đọc cũng nhận thấy một mối thương cảm sâu sắc của tác giả đôi với cuộc sông bi thảm, khô đau của nhân
Trang 21dân các nước thuộc địa Tuyên ngôn Đóc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phán ánh khát vọng độc lập tự do và cuộc đấu tranh kiên cường bền bỉ của dân tộc đã giành thắng lợi; tuyên bố hùng hồn quyền độc lập
của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến, Không gì quỷ hơn độc lập tự do là những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước; nói lên vẫn đề cấp bách của dân tộc; thể hiện sâu sắc tiếng gọi non sông đất nước trong những giờ phút đặc biệt Trong những năm tháng cuối đời, Người viết bản D¡ chúc thiêng liêng và chứa chan tình cảm Bản D¡ chúc là lời căn dặn tha thiết, chân tình với đồng bào, đồng chí và mang tính chiến lược trong định hướng phát triển của đất nước của Người
1.2.2.2 Truyện và kí của Hỗ Chí Minh
Trong thời gian hoạt động ở Pháp, ngoài việc viết những tác phẩm
chính luận dài như Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc còn sáng
tác nhiều tác phẩm nghệ thuật ngắn được đăng trên các báo: Đởi sống tho
thuyền, Nhân đạo, Người cùng khổ Viết truyện và kí, Người muốn sử dụng
thêm một hình thức nghệ thuật linh hoạt có khả năng phản ánh sinh động cuộc sống vượt khỏi giới hạn của cái có thực thường được báo chí khai thác Người đọc nhiều sáng tác của các nhà văn lớn như: Sêcxpia, Đicken, Huygô, Môpátxăng, Tônxtôi Tat cả đã gợi ý và thôi thúc Người viết truyện ngắn
Truyện và kí của Người rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại Mỗi tác phẩm đều
có tư tưởng riêng, chất trí tuệ tỏa sáng trong hình tượng nghệ thuật Có thể kế một số tác phẩm tiêu biểu như: Pzri (1922); Lời than vấn của bà Trưng Trắc
(1922); Con người biết mùi hun khói (1922); Đông tâm nhất tri (1922); Vi
hành (1923); Những trò 16 hay là Varen và Phan Bội Châu (1925); Con rùa
(1925)
Trang 22Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những sáng tác mở đầu cho nền
văn xuôi cách mạng thời kỳ hiện đại Với lối viết súc tích; sắc bén về tư
tưởng: giàu trí tuệ và đậm đà màu sắc nghệ thuật; truyện và kí của Người mang một phong cách riêng, độc đáo Cơ sở trực tiếp cho sáng tác của Người
là những sự kiện còn nóng hồi tính thời sự:chuyện cụ Phan Bội Châu bị thực
dân bắt giam và việc Varen chuẩn bị sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương; rồi Khải Định - ông vua bù nhìn sang thăm nước Pháp Những vấn
đề đó đều là đề tài trực tiếp của báo chí, nhưng Người đã tìm cách khai thác, miêu tả để có thể tiến hành sử dụng hình thức truyện với năng lực tưởng tượng và sáng tạo đặc sắc Về hình thức, sáng tác của Người không bị ràng
buộc bởi một khuân mẫu cố định Mỗi truyện là một hình thái sáng tạo riêng,
gan liền với cảnh ngộ và đối tượng miêu tả: một lá thư kể chuyện V¡ hành; một bức tranh miêu tả theo tưởng tượng về cuộc gặp gỡ đặc biệt trong Những trò lỗ hay là Varen và Phan Bội Châu; một giấc mơ với không khí rất hư và rất thực trong Lời than vấn của bà Trưng Trắc Tất cả đều toát lên màu sắc
hiện đại, mới mẻ trong cấu tạo; trong lối dẫn truyện và nghệ thuật miêu tả
Nói tóm lại, truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những sáng tác đầu tiên đặt nền móng cho phương pháp sáng tác mới của nền văn xuôi cách mạng
hiện đại Việt Nam Sáng tác của Người đã kết hợp hài hòa lối sáng tạo của
truyện ngắn hiện đại với cốt cách dân tộc
1.2.2.3 Thơ ca của Hỗ Chí Minh
Thơ ca là lĩnh vực nỗi bật nhất trong giá trị sáng tạo văn chương của Bác Với khoảng 250 bài thơ có giá trị được in trong ba tập thơ: Nhật ký trong
tù (134 bài); Thơ Hỗ Chí Minh (§6 bài); Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài), Bác đã có những đóng góp quan trọng cho nên thơ ca hiện đại Việt Nam
Thơ Hồ Chí Minh gồm nhiều loại: thơ trữ tình; thơ tuyên truyền chính chính trị; thơ chúc mừng năm mới; thơ gửi tặng đồng bào, chiến sĩ có thành
Trang 23tích va hàng trăm vần thơ lẻ được viết ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau Tất cả đều là những thi phẩm đặc sắc của nền thơ ca cách mạng thời kỳ hiện
đại Sáng tác của Người khiến bạn đọc ngạc nhiên về “người chiến sĩ mang
tâm hồn nghệ sĩ”; ngạc nhiên về một hồn thơ lớn vẫn tràn đầy sức sống trong những hoàn cảnh éo le, bạo tàn Đến với thơ của Người, trước hết, ta bắt gặp một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, rung động tha thiết với mọi vẻ đẹp của thế giới thiên nhiên Từ bầu trời đến cánh chim; từ làn mây đến ngọn gió; từ đỉnh núi đến dòng sông; từ ánh mặt trời rực rỡ tới vang trăng lung linh, mát dịu Tất cả đều đi vào thơ Người như một phần của cuộc sống gần gũi, đáng yêu Trong cảm nhận của Hồ Chí Minh, thiên nhiên chính là một phần đất nước
tươi đẹp; một phần của cuộc sống thanh bình mà bất diệt Các tác phẩm thơ
còn phản ánh tâm hồn và tính cách cao đẹp của Người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh nặng nề và khốc liệt nhất: khi phải ở tù; khi phải ở rừng sâu thiếu thốn vật chất Nhưng bài thơ nào cũng chứa chan tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những người lao động; biểu hiện lòng yêu nước tha thiết của người chiến sĩ; chứa đựng những bài học về nhân sinh, đạo lý; thế hiện ý chí nghị lực vươn lên gian khổ, khó khăn; vươn tới tự đo Với một tâm hồn thơ cao đẹp; với truyền thống thơ của gia đình và quê hương: với vốn Nho học uyên thâm, quảng bác; phải chăng thơ là mối duyên đầu trong những hoạt động văn học của Người?
Hồ Chí Minh không muốn xem thơ chỉ là chuyện tạc thù, ngâm vịnh, nhàn tản Thực tế phong phú của đời sống cách mạng luôn tạo nhiều cảm
hứng đẹp, xúc động, thi vị, và khi có hoàn cảnh và thời gian thuận lợi thì
Người làm thơ Thơ của Người mang “chất thép” của thời đại cách mạng vô sản; “chất thép” của ý chí cách mạng tiễn công và niềm tin vào thắng lợi:
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Trang 24Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thỉ”) Quan điểm nhất quán đó khiến toàn bộ thơ của Người, dù được viết ra trong ngục tù, trong rừng núi chiến khu của thời kỳ hoạt động bí mật hay trên cương vị Chủ tịch nước tất cả đều mang “chất thép” chiến đấu và chan chứa tình yêu thương Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Người bộc lộ nỗi lo lắng về vận mệnh non sông và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước: Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc Người ngợi casức mạnh của quân và dân ta trong kháng chiến và niềm vui thắng lợi: Rằm tháng riêng, Lên múi, Tìn thắng trận Tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng mà thống nhất; kết hợp sâu sắc và nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương; giữa tư tưởng và nghệ thuật; giữa truyền thống và hiện đại Thơ ca của Người phản ánh một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn như có Tổng Bí thư Trường Chinh nhận định: “Trong thơ của
Hồ Chí Minh, mỗi câu, mỗi chữ đều mang chất thép, đều toát ra tư tưởng và tình cảm của một chiến sĩ vĩ đại” Có thể nói, thơ ca của Bác là thơ của tâm hồn, thơ của tình cảm, thơ của tư tưởng, thơ của hành động Đó là sự kết hợp
giữa bút pháp cô điển và hiện đại, giữa sự trong sáng và giản dị, thâm trầm
sâu sắc và bình dị đến tuyệt vời Những bài thơ của Hồ Chí Minh đã đi sâu
vào cuộc sông tỉnh thần của nhân dân ta, thành châm ngôn cho chúng ta hành động, thành sức mạnh cho chúng ta đấu tranh, tiên tri mọi thắng lợi của Cách mạng
Nói tóm lại, dù sáng tác ở thể loại nào, tác phẩm của Người đều tạo
được phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững Văn chính luận Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu vẻ đẹp văn hóa; gắn lý luận với thực tiễn Truyện và ký của Người rất sáng tạo Có khi là lối kê chân thực, tao
Trang 2520
không khí gần gũi; có khi là giọng điệu châm biếm sâu sắc, thâm thtiy va tinh
tế; chất trí tuệ và tính hiện đại tỏa sáng trong hình tượng nghệ thuật Thơ ca
của Người có nhiều bài hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật
1.3 Sáng tác cho thiếu nhi của Hồ Chí Minh
Trong cảm nhận của các thế hệ thiếu nhỉ Việt Nam, hình ảnh Bác Hồluôn gần gũi và vô cùng thân thiết Bác yêu thương thiếu nhi, luôn dành
cho các em một tình cảm đặc biệt Câu thơ của Bác đã trở thành câu hát của
các thế hệ thiếu nhi, làm rộn ràng lòng các em biết bao khi nhớ đến Bác:
Ai yêu các nhỉ đẳng
Bang Bác Hồ Chí Minh
(Làm theo lời Bác Hồ dạy, NXB Kim Đồng, 1970) Trong sự nghiệp sáng tác văn học, Hồ Chí Minh hướng đến nhiều đối tượng tiếp nhận khác nhau: những chiến sĩ trên chiến trường; những người nông dân trên cánh đồng; những công nhân trong các xí nghiệp; những nhà
văn, nhà thơ nhưng có lẽ tình cảm đặc biệt nhất, Bác đành cho các em nhi
đồng Đó là lớp "công dân đặc biệt" được Người chú ý Các nhà nghiên cứu văn học phân chia tác phẩm của Bác theo đặc trưng thể loại, nên không chia riêng mảng sáng tác cho thiếu nhi Song những bài thơ, bài văn viết cho thiếu
nhi của Người luôn xuất hiện ở bất cứ đâu, bất cứ tập thơ nào; có khi trong tập Nhật kí trong tù; có khi ở tậpThơ chữ Hán Hồ Chí Minh; có khi lại là
những bài thơ lẻ Ngay từ những năm tháng hoạt động ở nước ngoài, Bác
Hồ đã quan tâm đến thiếu nhi Bác mơ ước xây dựng cho các cháu một thiên đường trên đất nước Khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ, những đau đớn, đầy đọa về thể xác hành hạ, nhưng Người vẫn đau xé lòng khi nghe tiếng khóc của một em bé Sau cách mạng tháng Tám, Người kêu gọi mọi tổ chức đoàn thể chú ý đến sự nghiệp giáo dục của các em Mặc dù công việc
bận rộn, nhưng Bác vẫn quan tâm làm thơ, gửi thư cho các cháu, nhất là
Trang 2621
những ngày vui của các cháu như: tết trung thu, ngày khai trường, ngày quốc
tế thiếu nhỉ
Viết cho thiếu nhi, trước tiên, Bác Hồ thể hiện một tình yêu thương đặc
biệt; một nỗi xót xa, đau đớn khi các em phải sống trong cảnh nước nhà có
chiến tranh; các em chưa được hưởng niềm vui hòa bình, tự do như các thiếu
nhi khác trên thế giới Hai bài thơ Bác viết cho thiếu nhi năm 1941: Kêu gọi
thiếu niên, Trẻ chăn trâu có những đoạn viết về cảnh khổ đau của thiếu nhi
thật xúc động Đó là nỗi đau khía vào tim gan của những người cha, người mẹ
khi nhìn con mình cực khổ, lầm than:
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan, Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
Học hành, giáo dục đã không, Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa
Sức còn yếu, tuổi còn thơ
Mà đã khó nhọc cũng như người già
Có khi lìa mẹ lìa cha,
Để làm tôi tớ người ta bên ngoài
(Thơ Hỗ Chí Minh, Nxb Văn học, H.1976, tr 22)
Đó là những câu hỏi làm day dứt, đau lòng:
Trang 2722
Và Bác đã giải thích rõ vì sao các em phải đau khổ:
Ấy là vì Nhật, vì Tây,
Ra tay vơ vét, doa day ching ta
Làm cho tan của nát nhà,
Trẻ con vất vả, người già đẳng cay
(Trẻ chăn trâu)
Năm 1954, đất nước tạm thời chia thành hai miền, Bác xót thương cảnh Bắc, Nam chia cách, xót thương cảnh các cháu miền Nam chưa được hưởng ngày hòa bình Bác viết thư Gửi các cháu thiếu nhỉ Trường Hoàng Lệ Kha và tất cả các cháu miễn Nam:
Bắc Nam sum họp một nhà,
Bác cháu ta gặp mặi, trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng, Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhỉ
(Làm theo lời Bác Hồ dạy, sđả, tr 51- 65)
Trong mọi hoàn cảnh, tình thương yêu của Người dành cho các cháu
thiếu nhi luôn sâu đậm, tha thiết:
Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhở thương nhỉ đông
Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương
(Thư Trung thu 1951) Hình ảnh các em thiếu nhi sống trong cảnh cơ cực, lầm than và thiếu thốn đã hun đúc cho Người tinh thần cách mạng ngày một lớn lao Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối, quân dân ta trên khắp các chiến trường, liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng Trong Thư rung thu
năm 1953, Bác vui vẻ báo với các em về chiên thăng lớn của dân tộc:
Trang 28No cơm ấm áo, theo đà tiến lên
Cuối bài thơ Bác chia vui cùng các cháu:
Các cháu vui thay!
Bác cũng vui thay!
Và Bác khẳng định:
Thu sau so với thu này vui hơn
(Làm theo lời Bác Hồ dạy, sđổ, tr 51, 65) Đến ngày Nam, Bắc một nhà:
Các cháu xúm xít, thì ta vui lòng
Là con người có tầm nhìn thấu suốt thời đại, khi vận mệnh dân tộc
nguy nan, Người đã kêu gọi đồng bào cả nước tham gia kháng chiến, trong đó
có các em thiếu nhỉ Bác kêu gọi các em hãy đem sức mình đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung:
Vậy nên trẻ em nước †a, Phải đoàn kết lại để mà đầu tranh!
Người lớn cứu nước đã đành,
Trẻ em cũng góp phần mình một tay
(Trẻ chăn trâu) Bác còn nêu gương những thiếu nhi anh dũng trong kháng chiến để các
em noi theo, học tập Đó là tam gương dũng cảm của em Lê Văn Thục:
Trang 2924
Cháu có can đảm Giơ súng dọa Tây Bắt nó hàng ngay Lấy được súng nó
Vì thành công đó Bác gửi lời khen
Là tắm gương mưu trí của em Phạm Đỗ Hải:
Biết cách tuyên truyền Bác gửi lời khen (Hồ Chủ Tịch với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội Nhân dân, H, 1965, tr 34- 35)
Trong từng chặng đường lịch sử của dân tộc, Người không quên động viên và giao nhiệm vụ cho các em Có khi chỉ là những lời động viên, nhắc nhớ:
Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan
(Thơ Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, H.1976, tr 22)
Những năm 1960- 1961, xuất phát từ tình hình mớicủa đất nước, Bác
lại căn dặn và giao nhiệm vụ cho các em:
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Trang 30Bác mong các cháu chăm ngoan
Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng
Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng
Sao cho tỏ mặt nhỉ đồng Việt Nam
Ý thơ thể hiện sự quan tâm, niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt, góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập non trẻ của đất nước Bác nhắc đến những danh từ thiêng liêng như: Lạc Hồng, Tiên Rồng như muốn gợi lại truyền thống yêu nước bốn nghìn năm của lịch sử dân tộc
Cách mạng tháng Tám thành công, một kỷ nguyên mới mở ra cho đất nước niềm mong ước của Bác dành cho các em:
Bao giờ đuổi hết Nhật Tây
Trẻ em ta sẽ là bẩy con cưng
(Kêu gọi thiếu nhỉ)
Trang 3126
Sau khi giành độc lập với bản Tuyên ngôn Độc lập vang dội thế giới, Bác không quên thiếu nhi - những chủ nhân tương lai của đất nước, Bác viết thư gửi nhi đồng toàn quốc Và cũng từ đó không năm nào Bác quên viết thư cho các em: “Các cháu hãy nghe lời Bác, lời của một người lúc nào cũng ân
»
cần mong mỏi cho các cháu được giỏi giang ” (“Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945”, Sách Làm theo lời Bác Hồ dạy, sad, tr 19) “Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh thắng giặc Pháp, kháng chiến thành công thì Bác cùng chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được
học hành, được sung sướng” (“Thư gửi các cháu nhi đồng toàn quốc nhân
ngày Nhi đồng quốc tế 1- 6 -1951, Sách Làm theo lời Bác Hồ dạy, sđđ, tr 19)
Đất nước đã được tự do, cảnh trăng thu của một nước độc lập sao vui lạ lùng:
“Cái cảnh trăng tròn gió mát, hồ lặng, trời xanh của trung thu lại làm cho các cháu vui cười hớn hở Các cháu vui cười hớn nở, Bác Hồ cũng vui vười hớn
hở với các cháu( ) một là vì Bác rất yêu mến các cháu, hai là vì trung thu
năm ngoái, nước ta còn bị áp bức, các cháu còn là một bày nô lệ trẻ con, mà
Trung thu năm nay đã được tự do và các cháu đã thành những người tiểu chủ nhân của một nước độc lập” (“Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết Trung thu năm 1945”, Sách Làm theo lời Bác Hồ dạy, sdd, tr 14)
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đã viết nhiều bài thơ, thư chúc tết, thư nhân địp trung thu cho trẻ em Bác còn đến thăm hỏi, trò chuyện, chia kẹo, hỏi thăm tình hình ăn ở, học hành, sức khỏe của trẻ, gửi
tiền nhuận bút của mình xây dựng trường lớp Những việc làm đó xuất phát
từ trái tim nhân hậu, đầy tình yêu thương, sự tin tưởng vào thế hệ trẻ, chủ
nhân tương lai của đất nước Trẻ em luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong sự
nghiệp cách mạng và sự nghiệpvăn chương của Hồ Chí Minh Hình tượng trẻ
em trong thơ văn Người luôn vận động hướng về tương lai, ở thì tương lai;
Trang 3227
luôn hướng tới những điều vui vẻ tốt đẹp Đây là tư tưởng tiến bộ nhất quán trong quan niệm của Hồ Chí Minh về chiến lược phát triển con người Thế hệ thiếu nhi hồi đó giờ đây đã trưởng thành, và trong số đó có biết bao con người mới, đã trở thành tắm gương ưu tú, những anh hùng của dân tộc Họ đã làm vui lòng Bác và thực hiện đúng lời Bác: “Các cháu hãy xứng đáng/ Cháu Bác
Hồ Chí Minh” Ratnhiéu thé hệ thiếu nhi Việt Nam đã tự hào và vui sướng
mỗi khi hát vang câu hát:
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
Hơn chúng em nhỉ đồng!
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
Hơn thiếu nhỉ Việt Nam!
(Bài hát Ai yêu Bác Hà Chí Minh hơn thiếu niên nhỉ đồng- Phong Nhã)
Cảm động trước tình yêu thương vô bờ mà Bác dành cho thiếu nhỉ, cũng như cho mọi người dân đắt Việt, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Bác ơi! tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
(Bác ơi! - Tố Hữu)
Tình yêu của Bác dành cho thiếu nhỉ không chỉ giới hạnlà các em thiếu
nhi Việt Nam, mà mở rộng ra tất cả thiếu nhỉ trên toàn thế giới Hồi bị giặc
Tưởng bắt giam, Bác từng xót xa, thôn thức trước cảnh tượng một em bé trong nhà lao Tân Dương (Trung Quốc):
Oal! ! Óa ! Óa f Cha tron không di lính nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tối Phải theo mẹ đến ở nhà pha
(Nhật ký trong tù)
Trang 3328
Năm 1955, trong dịp đi thăm Trung Quốc, Bác có viết một bức thư cho các em thiếu nhỉ Trung Quốc, trong đó có đoạn: “Bác yêu các cháu như yêu cáccháu thiếu nhi Việt Nam”.Trước khi qua đời, trong Di chúc, Bác có lời chào “các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế” Bác luôn mong muốn mọi điều tốt đẹp hạnh phúc nhất đến với các em: “Cái gì tốt nhất đều để dành cho các
em Nếu nước Nga chưa phải là một thiên đường cho tất cả mọi người thì nước Nga đã là một thiên đường cho trẻ con Thiên đường của trẻ em này không làm cho ông Nguyễn quên Tổ quốc Việt Nam, trái lại, ông càng nghĩ nhiều hơn đến trẻ em nước Nhà Ông cũng muốn làm cho chúng sung sướng mạnh khỏe như trẻ em Liên Xô ”(Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chi Tich, sdd, tr 60) Nguyện vọng tha thiết của Bác là mong các cháu thiếu nhi Việt Nam được sung sướng Đấy cũng là một trong những nguyên nhân
thúc đây Bác làm cách mạng và Bác đi tới đâu là ở đây có thay đổi “Ở đâu có Việt kiều là ở đấy có tổ chức trường học cho trẻ em Ở đâu có trường học là ở
đó cha mẹ tụ họp để nghe đọc báo và bàn bạc công việc Nạn cờ bạc, cãi nhau
bớt hắn Người lớn giúp đỡ nhau công việc Trẻ em không ngỗ nghịch Nạn
mù chữ dần dần thanh toán hết? (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hỗ
Chu Tich, sdd, tr 57)
Nói tóm lại, thơ văn Hồ Chí Minh viết cho thiếu nhỉ có một vị trí quan
trọng trong nền văn học thiếu nhỉ Việt Nam Đó là những bài viết giản dị mà chan chứa tình yêu thương như chính tắm lòng của Bác dành cho các em Trong giờ phút thiêng liêng cuối cùng của cuộc đời, Người vẫn dành trọn vẹn tình yêu thương cho con trẻ: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc)
Trang 3429
CHUONG 2 DAC SAC NOI DUNG, NGHE THUAT TAC PHAM
CUA HO CHi MINH TRONG SACH GIAO KHOA
TIENG VIET TIEU HQC 2.1 Khái niệm cơ bản
2.1.1 Văn học thiếu nhỉ và đặc trưng cơ bản cúa văn học thiếu nhỉ
Văn học thiếu nhi là “những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học
dành riêng cho thiếu nhỉ Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhỉ cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho
người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhỉ” [13, 412]
Trên thế giới, từ rất lâu đã có những tác phẩm viết cho thiếu nhi trở
thành kinh điển của nền văn hóa nhân loại như: Truyện cổ Andecxen;
Robinxon Cruxô của Đêphô; Không gia đình của Hecto Malô Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm viết cho thiếu nhi, nhưng phải đến sau 1945, nền văn học thiếu nhi mới chính thức hình thành Ngày nay, nó
trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc Văn học thiếu nhi
của mỗi dân tộc, quốc gia có những nét đặc sắc riêng song chúng đều gặp nhau ở điểm chung là mục đích nhân văn, hướng đến cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống Đó là những tác phẩm gần gũi với các em, lấy các em làm đối
tượng chính và thông qua tác phẩm, các em được giáo dục, mở rộng tầm nhận
thức, bồi đưỡng cho các em tình cảm, sự gắn kết với thầy cô, bạn bè và cộng đồng Văn học thiếu nhi là món ăn tinh thần quan trọng Những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật khi được các em đón nhận sẽ có tác động tích cực trong việc làm phong phú đời sống tâm hồn, hoàn thiện nhân cách,
góp phần bồi dưỡng, định hướng và nâng cao thị hiếu thâm mỹ cho thế hệ độc giả nhỏ tuôi
Có thể nhận diện văn học thiếu nhi ở những đặc trưng cơ bán như sau:
Trang 3530
- Tính giáo dục:
Tính giáo đục được xem là đặc trưng cơ bán và quan trọng nhất của văn
học thiếu nhi Văn học giáo dục toàn diện nhân cách trẻ về đạo đức, trí tuệ và
thâm mĩ Tác phẩm văn học là người bạn đồng hành, đối thoại với các em bằng hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, khơi gợi dẫn dắt các em tìm hiểu và khám phá thế giới Văn học tác động nhẹ nhàng đến nhận
thức, tư tưởng tình cảm, đem lại cho các em nhận thức đúng và sâu sắc về thế
giới xung quanh, từ đó, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn sẽ nhạy cảm, tỉnh tế hơn
- Khả năng khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của thiếu nhỉ:
Sáng tác văn học thiếu nhi đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm lí của
đối tượng tiếp nhận Tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ, tâm hồn trong sáng, cảm xúc và trí tưởng tượng rất phong phú, bay bổng Tuổi thơ cũng ưa hài hước, dí dom, vui tươi Mỗi tác phâm văn học thiếu nhi thường chứa đựng những tiếng
cười hóm hỉnh và tỉnh nghịch, kết hợp hài hòa giữa chất thơ và chất trẻ thơ,
hồn nhiên, ngộ nghĩnh Vì vậy, tưởng tượng là một yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học viết cho các em Nhà văn viết cho các em phải thực
sự hòa nhập với cuộc sống của trẻ thơ, sống hết mình với tuổi thơ mới có thế
tạo được sự cộng hưởng với trẻ thơ trong sáng tác của mình Một tác phẩm viết cho các em mà hay thì người lớn cũng yêu thích Nhà văn nào cũng có thể viết về thiếu nhi nhưng không phải ai cũng thành công Viết cho các em trước hết phải yêu, hiểu, biết đi sâu vào thế giới trẻ em Tác phẩm cho các em
không chỉ bay bổng mà còn phải vui, sống động như chính cuộc sống vậy
Trang 3631
điệu Những hình ảnh đẹp, cùng với vần điệu, nhạc điệu vui tươi sẽ làm cho
tác phâm thêm sinh động và có sức lôi cuốn, hấp dẫn các em; trở thành món
ăn tinh thần yêu thích của các em
2.1.2 Thơ và đặc trưng cơ bản của thơ
Thơ là “hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh
và nhất là có nhịp điệu” [13, 309] Thơ là sản phẩm của nhận thức, tưởng
tượng và sáng tạo Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt, những nồng
cháy mãnh liệt ấy theo đầu ngòi bút mà phát khởi thành thơ Thơ viết cho thiếu nhi là những sáng tác trữ tình mà đối tượng hướng tới là thiếu nhi Cảm
xúc và chất thơ trong thơ viết cho thiếu nhi luôn trong sáng, giản dị, đễ hiểu
và gần gũi với các em Chính đặc trưng về đối tượng này sẽ chi phối và quy định về đặc trưng của thơ
- Tính trữ tình là đặc trưng nối bật nhất của thơ:
Hegel viết: “Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh Đối tượng của thơ là húng thú tỉnh thần”
“Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thức sức mạnh của cuộc
sống tỉnh thân và tắt cả những gì lay động ta, làm ta xúc cảm trong các đục vọng và các tình cảm nhân tính” (Mĩ học, Phan Ngọc dịch) Như vậy, thơ
không miêu tả sự vật bên ngoài, không kế các sự việc xảy ra mà chỉ biêu hiện
các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu con người chủ thể bên trong Thơ viết cho thiếu nhi thường hướng đến thế giới tình cảm của các em Đó là tình cảm gia đình; tình bạn bè; tình cảm với quê hương, đất nước Thế giới tình cảm của các em đa dạng và giàu cung bậc cảm xúc Có khi là niêm vui lúc các em chăm ngoan, học giỏi;
Trang 3732
nghe lời thầy cô, bố mẹ và biết giúp đỡ những người xung quanh Có khi là nỗi buồn trước những điều trong cuộc sống mà các em chưa hiểu
- Thơ là nghệ thuật của trí tưởng tượng:
Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì trí tưởng tượng là đôi cánh của thơ
Tưởng tượng là hoạt động tâm lý phân giải, tổ hợp các biểu tượng đã có để
tạo ra hình tượng hoàn toàn mới Mọi hình tượng nghệ thuật đều cần đến tưởng tượng Thơ không xây dựng các hình tượng khách thể như nhân vật trong truyện hay kịch, mà xây dựng hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc đang diễn ra, vì thế tưởng tượng ở đây chủ yếu là liên tưởng, giả
tưởng, huyễn tưởng Với thơ viết cho thiếu nhi thì trí tưởng tượng lại càng
phong phú và đa dạng Thơ đưa các em vào một thế giới mới với nhiều màu
sắc Đối tượng trong thơ của các em có khi là các con vật, có khi là cỏ cây,
hoa lá, chim muông, có khi còn là các vị Than, ông Bụt, bà Tiên Chính tưởng tượng làm phong phú hơn đời sống tâm hồn của các em Vì vậy, muốn trở thành nhà thơ của thiếu nhi, đòi hỏi phải có tâm hồn trẻ thơ, phải gắn mình với các em, phải trải lòng cùng trí tưởng tượng trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng của các em
- Ngôn từ của thơ có nhịp điệu:
Nhịp điệu trong thơ thể hiện ở sự phân dòng, ngắt nghỉ của lời thơ Tùy theo số chữ (tiếng) trong dòng thơ mà có nhịp điệu khác nhau Thơ viết cho
thiếu nhi chủ yếu làm theo thể 4 hoặc 5 chữ Nhịp điệu trong những bài thơ ấy
thường nhanh, hài hòa phù hợp với tâm hồn của các em Cách gieo vần tạo
cho bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ Ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân
tích như ngôn từ văn xuôi, ngược lại, nó có tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa Ngôn từ của thơ giàu nhạc tính với âm thanh luyến láy, những trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm Chính tính nhạc và sự luyến láy của câu chữ giúp các
Trang 3833
em dễ thuộc, dễ nhớ Vì vậy rất nhiều bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc
thành công
2.1.3 Văn xuôi và đặc trưng của văn xuôi
Văn xuôi (rộng hơn văn xuôi nghệ thuật) “là lời nói trực tiếp hiểu theo nghĩa, nó là lời nói hoặc chỉ có mục đích thực tiễn, hoặc phục vụ cho việc
biểu đạt khoa học Lời văn xuôi là lời biếu đạt một cái gì đó trực tiếp, không
có biểu tượng, và nhìn chưng là lời nói không tạo ra hình ảnh “(Thi pháp tiểu
thuyết - A.Potebnhia) Văn xuôi là hình thức ngôn từ dùng để truyền đạt
thông tin, đối lập với sáng tạo thi ca Loại hình văn xuôi gồm nhiều thể loại
khác nhau: văn chính luận, nghị luận, kí, thư, truyện, tiểu thuyết Ở đây,
chúng tôi không trình bày các đặc trưng chung của văn xuôi mà chỉ tập trung
làm rõ một số đặc trưng của thể loại văn chính luận và thư, hai dạng thể loại
mà luận văn nghiên cứu
- Văn chính luận:
Theo Tờ điển thuật ngữ văn học: “Thể văn nghị luận viết về những vấn
đề nóng bóng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết
học, văn hóa Mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán
hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tẳng lớp, một giai cấp nhất định” [13, 400] Đặc điểm chung của văn chính luận là sức thuyết phục Sức thuyết phục bắt nguồn
từ lý lẽ phù hợp với quy luật của đời sống và chân lý khách quan, từ cách phân tích thấu tình đạt lý Đặc điểm thứ hai của văn chính luận là tính logic chặt chẽ Tính logic ở đây được hiểu là cách lập luận phù hợp với quy luật của
tư duy suy lý, không phạm vào mâu thuẫn mơ hồ, không nhập nhằng ý này với ý kia Đặc điểm thứ ba của văn chính luận là có tính khái quát Mọi lý lẽ, dẫn chứng đều phải đi đến kết luận thành các tư tưởng khái quát, thành các luận điểm rõ ràng Văn chính luận tuyên truyền sự thật về chân lý hay cỗ vũ,
Trang 3934
khích lệ mọi người, ngoài ra nó còn có chức năng đả phá các lời dối tra Chính vai trò này mà văn chính luận cần có tính tư tưởng sâu sắc và tiến bộ;
lập luận phải chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo Để đạt được dụng ý nghệ thuật
cao, văn chính luận cần phải sử dụng rộng rãi các thuật ngữ chuyên môn, sử dụng nhiều thành phần từ vựng, sử dụng phố biến các kiểu câu trong ngôn ngữ toàn dân, sử dụng nhiều biện pháp tu từ đa dạng
Trong sự nghiệp văn học của mình, Hồ Chí Minh sử dụng thể văn
chính luận như một công cụ đắc lực để đấu tranh cách mạng Người viết
Tuyên ngôn Độc lập đề đọc trước toàn đân, khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa; Người viết Bản án chế độ thực dân Pháp để t6 cáo tội ác của
thực đân Pháp trước nhân dân thế giới Trong từng chặng đường cách mạng, Người lại viết lời kêu gọi tới nhân dân, đồng bào: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Lời kêu gọi chống nạn thất
học Có thê nói, sáng tác của Hồ Chí Minh là điển hình tiêu biểu của dạng
văn chính luận
- Dạng văn theo hình thức viết thư:
Thư “là (bể loại nghị luận dân chủ rất quan trọng để trình bày các ÿ
kiến cá nhân về các vấn đề tư tưởng, học thuật, xã hội, chính trị” [13, 323]
Đặc trưng của hình thức viết thư là giãi bày những tâm tư, tình cảm cũng như tắm lòng của người viết Hồ Chí Minh lựa chọn hình thức viết thư gửi tới nhiều đối tượng tiếp nhận, đặc biệt là các em thiếu nhi với sự quan tâm, gần gũi Trong phạm vi khảo sát của luận văn, chúng tôi tìm hiểu một số tác phẩm thư viết cho thiếu nhi của Hồ Chí Minh được giảng dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
2.2 Tác phẩm của Hồ Chí Minh trong SGK Tiếng Việt Tiểu học
2.2.1 Thơ Hồ Chí Minh trong SGK Tiếng Việt Tiếu học
2.2.1.1 Đặc sắc nội dụng tư tưởng
Trang 4035
Hồ Chí Minh có một phong cách nghệ thuật phong phú, đa dạng mà thống nhất Nếu những bài thơ như: 7đo giải, Mộ, Nguyên tiêu viết bằng
chữ Hán, đặt bên cạnh những bài ca, vè như: Cø dân cày, Ca bình lính, Ca sợi
chi, Hòn đá ta sẽ nhận ra, đó là những phong cách khác hẳn nhau Có bài là
ngòi bút của một nhà thơ cổ điển, đậm đà phong cách Đường thi, có bài lại
nôm na mộc mạc như vè dân gian Tính đa dạng trong phong cách của Bác được quyết định bởi sự phong phú đa dạng của mục đích và đối tượng của các bài viết Bác đặc biệt coi trọng đối tượng tiếp nhận tác phẩm của mình Người nói: “Mình viết ra cốt để giáo dục, cổ động, nếu người xem mà không nhớ
được, không hiểu được là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích Mà
muốn cho người xem hiểu được thì phải viết cho đúng trình độ của người
xem” (Dẫn theo Huỳnh Lý, Cách viết văn của Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục,
1971) Vì vậy, viết cho nông dân (trước Cách mạng tháng Tám 1945) phải là:
Thương ơi! Những bạn dân cày Chân bùn tay lắm suốt ngày gian lao Nhưng viết cho cụ Bùi phải là:
Khán thư sơn điểu thê song hãn Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì (Xem sách chim rừng vào cửa đậu Phê văn, hoa núi ghé nghién soi)
(Tặng cụ Bùi Bằng Đoàn)
Có thể nói, đù viết cho đối tượng nào, sáng tác của Người đều thể hiện
sự kết hợp sâu sắc mối quan hệ giữa chính trị và văn chương: giữa tư tưởng
và nghệ thuật; giữa truyền thống và hiện đại Đặc biệt, những bài thơ của Bác được giảng đạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học chứa đựng những nội dung tư tưởng sâu sắc