TRUONG DAI HOC CAN THO KHOA SU PHAM
BO MON NGU VAN
QUÁCH THỊ PHƯỢNG
KHẢO SÁT, ĐÓI CHIẾU NGUYÊN TÁC VỚI BẢN DỊCH THƠ MỘT SÓ BÀI TRONG ỘNGUC TRUNG NHAT KYỢ CUA
HO CHI MINH TRONG SACH NGU VAN PHO THONG
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ văn
Cán bộ hướng dẫn ĐẶNG THỊ HOA
Cần Thơ, 4Ở 2013
Trang 2DE CUONG TONG QUAT
A.PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai
2 Lịch sử nghiên cứu van dé
3 Mục đắch nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu
B PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: DOI NET VE TAC GIA HO CHi MINH VA TAP THO ỘNGUC TRUNG NHAT KYỢ
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hồ chắ Minh
1.1.1 Đôi nét về cuộc đời Hồ Chắ Minh
1.1.2 Sự nghiệp văn chương 1.1.3.1 Văn chắnh luận 1.1.3.2 Truyện và ký 1.1.3.3 Thơ ca
1.1.3 Quan điểm sáng tác văn học
1.2 Giới thiệu tập thơ ỘNgực trung nhật ký Ợ 1.2.1 Hoàn cảnh ra đời
1.2.2 Giá trị tập thơ ỘNWgục trung nhật ký Ợ
1.2.3 Vài nét về cơng trình biên địch ỘNgực trung nhật kýỢ
* Sơ kết
CHƯƠNG 2: MOT SÓ VÁN ĐÈ CHUNG TRONG CÔNG TÁC DỊCH TỪ CHỮ HÁN SANG CHỮ VIỆT
2.1 Những lý thuyết chung trong việc dịch từ chữ Hán sang chữ Việt
2.1.1 Cách dịch một bài thơ chữ Hán
2.1.2 Vai trò của việc dịch thơ chữ Hán sang chữ Việt
2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc dịch thành thơ từ chữ Hán sang chữ Việt 2.2.1 Thuận lợi
2.2.2 Khó khăn
2.3 Nguyên nhân bản dịch thơ thoát nghĩa so với nguyên tác 2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Trang 32.4 Những tiêu chi chung đề nhận xét một tác phẩm dịch 2.4.1 Về hình thức nghệ thuật 2.4.1.1 Thể thơ 2.4.1.2 Vần thơ 2.4.1.3 Nhịp thơ 2.4.1.4 Giọng điệu 2.4.2 Nội dung * Sơ kết
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT, ĐÓI CHIẾU NGUYÊN TÁC VỚI BẢN DỊCH THƠ MỘT SÓ BÀI TRONG ỘNGỤC TRUNG NHẬT KÝỢ CỦA HỊ CHÍ MINH TRONG SÁCH NGỮ VĂN PHO THONG
3.1 Về hình thức nghệ thuật 3.1.1 Thế thơ 3.1.2 Vần thơ 3.1.3 Nhịp thơ 3.2 Nội dung 3.2.1 Mộ 3.2.2 Tảo Giải
3.2.3 Tân xuất ngục học đăng sơn 3.2.4 Nạn hữu xuy dịch
3.2.5 Van cảnh
3.3 Vài kiến nghị cá nhân * Sơ kết
Trang 4A, PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Ngày nay thơ văn chữ Hán khơng cịn giữ được vị trắ độc tôn như trước, nhưng những giá trị mà nó để lại cho nền văn học dân tộc là vô cùng to lớn Văn chương chữ Hán là nơi lưu giữ rất nhiều những trang sử hào hùng, những nét đẹp truyền thống của dân tộc, phản ánh những chặng đường đấu tranh và đi lên của đất nước Việt Nam
Nhắc đến văn chương chữ Hán, chúng ta không thể không nhắc đến thơ ca Ở một thể loại thành công nhất của văn chương chữ Hán và tập thơ Ngực trung nhật ký của Hồ Chắ Minh là một trong những tập thơ được đánh giá cao không những về nội dung mà còn về nghệ thuật Tập thơ này là cả một kho tàng về biết bao khắa cạnh của con người, cuộc đời, nghệ thuật mà sự phong phú còn cần được tiếp tục nghiên cứu Trong đó, tìm hiểu việc dịch các bài thơ chữ Hán của Hồ Chắ Minh trong Ngực /rung nhật ký là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa và cần thiết đối với việc dạy và học môn Văn ở các bậc Trung học cơ sở và Trung học phô thông
Việc dịch một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là một công việc cực
kì khó khăn, phức tạp Dịch tác phẩm thơ ra thơ lại càng khó khăn gấp bội, nhất là tác
phẩm có tầm cỡ lớn như Ngục trung nhật ký Làm sao để nhận ra đâu là một bản dịch thành công là việc không đễ dàng Do đó mãi đến thời điểm hiện tại, thì đây vẫn luôn là một vấn đề quen mà lạ, luôn có sức hấp dẫn đối với bất kỳ những ai có nhu cầu tìm hiểu văn thơ chữ Hán
Với ý nghĩa đó, cơng việc tìm hiểu vấn đề dịch các bài thơ chữ Hán của Bác trong
tập thơ này là một yêu cầu khá quan trọng cũng không kém phần thiết thực đối với một sinh viên ngành sư phạm Đến với đề tài Khảo sát, đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ một số bài trong ỘNgục trung nhật kýỢ của Hồ Chắ Minh trong sách Ngữ văn phổ thôngỢ, một mặt, người viết tắch góp, nâng cao kiến thức văn học về thơ văn chữ Hán của Hồ Chắ Minh, thuận lợi cho công tác giảng dạy sau này, mặt khác, người viết cũng hi vọng sau khi luận văn hồn thành nó sẽ trở thành nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho những ai yêu thắch và quan tâm đối với việc nghiên cứu kho tàng văn học Hán Nôm
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 5tâm của đông đảo độc gia, giới phê bình, nghiên cứu Tìm hiểu việc dịch các bài thơ chữ
Hán trong tập Ngực trung nhật ký của Hồ Chắ Minh đã được khá nhiều người quan tâm
nghiên cứu, đưa ra nhiều ý kiến khác nhau Chúng ta có thể điểm qua một vài ý kiến xoay quanh vấn đề này:
Tạ Ngọc Liễn trong bài Vài suy nghĩ về việc dịch thơ chữ Hán của Hỏ Chủ Tịch đã viết: Ộphẩn dịch nghĩa và dịch thơ các bài thơ chữ Hán của Hồ Chắ Minh trong bản dịch
Ngục trung nhật ký nói chung là tốt Những bản dịch chắnh xác chiếm tỉ lệ rất cao Tuy nhiên, nếu đọc kĩ toàn bộ chúng ta thấy còn có những trường hợp cần dịch hoặc cần sửa thêm Ợ [2 ; tr.219] Qua bài viết này, tác giả đã cho chúng ta thấy được những khó khăn vơ vàn của các dịch giả khi dịch thơ là phải chịu sự gị bó bởi số câu, số chữ, niêm luật, vần nhịp nên thành thử bản dịch khơng cịn giữ được bao nhiêu so với nguyên tác Đồng thời, tác giả đã dẫn ra một số trường hợp trong tập thơ Ngực trung nhật ký mà theo tác gia là chưa dịch sát nghĩa Bên cạnh đó, tác giá cũng có đề xuất một số ý kiến về công tác dịch thơ Hồ Chắ Minh nói riêng và công tác dịch thơ chữ Hán nói chung
Cung Văn Lược trong Bước đầu khảo sát tình hình dich thơ đối với các từ song tiết trong tác phẩm Ngục trung nhật ký có viết: Ộtác phẩm dịch Nhật ký trong tù hầu hết các bài đã giữ nguyên phong cách thơ của nguyên tác Nói một cách khác là có giữ số lượng tiếng của câu, từ trong bài dịch như của câu, từ mà bài thơ nguyên tác vốn cóỢ [2 ; tr.230] Sau quá trình đi vào khảo sát các từ song tiết tiếng Hán mà các dịch giả dịch Ngục trung nhật ký đã thực hiện, tác giả bài viết cũng đã khẳng định cơng trình dịch
thuật này đã thể hiện một sự cố gắng đầy nhiệt tình của các dịch giả
Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong Quyển xưa sách mới bôi thêm ấm Ở con đường đi đến một bản dịch tron ven Nhat ky trong ti tương xứng với nguyên tác đã từng đánh giá rằng: Ộđể Ngục trung nhật ký trở thành Nhật ký trong tù đúng như thế, diễn ra đúng với
tiễn trình nói trên thì tất khơng tránh khỏi sự hiện diện song song một tiến trình đánh
Trang 6Lê Trắ Viễn trong bài viết Thử đi tìm chỗ tỉnh vì của nguyên tác và bản dịch đã Ộđi sâu vào từng bài, chữ nghĩa cái tỉnh vi, ẩn náo của chất thơỢ [ậ ; tr.580] Tác giả đã chỉ ra được cái hay của bản dịch còn đối với những bản dịch chưa tốt thì tác giả đem ra bàn bạc Đồng thời, tác giả còn dẫn ra được những bài thơ, những câu thơ mà ông cho là Ộtoàn bắchỢ Ngoài ra, tác giả còn cho chúng ta thấy được mặc dù thơ của Bác là thơ chữ Hán nhưng cũng Ộcãng chẳng có hình ảnh gì tan ki, độc đáo, mà chỉ là những chỉ tiết chân thật, thông thường của cuộc sống thế mà hiểu được cái sâu sắc bình dị ấy,
ngẫm cho kĩ thật không dễ [ậ ; tr.570]
ỘDịch từ chữ Hán sang chữ Việt Ở một khoa học, một nghệ thuậtỢ, cuốn sách đã
giới thiệu rất nhiều những vấn đề liên quan đến dịch thuật nói chung và dịch thơ chữ
Hán nói riêng Đáng lưu ý nhất là ý kiến của ông Bùi Văn Ngun Ơng đã có nêu một vài điểm lý luận rút ra từ quá trình dịch thuật thơ văn chữ Hán của người Việt sang tiếng Việt Theo ông dịch thuật thơ văn nói chung và cũng như dịch thuật thơ văn chữ Hán của người Việt sang tiếng Việt nói riêng vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật Nói về dịch thơ văn cổ của các bậc tiền bối nước ta ra tiếng Việt hiện đại, thì chắnh là chuyển đạt mã số từ phạm vi cổ mang tắnh lịch đại sang phạm vi hiện đại mang tắnh dân tộc Tôi
nghĩ rằng (tức ông Bùi Văn Nguyên): Ộcái chìa khóa để đạt tới tiêu chuẩn Ộchân, thiện,
mĩỢ hay Ộtắn, đạt, nhãỢ thì người dịch cần phải có kiến thức, ý chắ và cả năng khiếu, có
như thể thì tác phẩm dịch mới thành côngỢ [2 ; tr.45]
Chung quanh việc dich thuật tập thơ Ngực trung nhật ký cịn có một số bài góp ý
kiến của các tác giả, đáng lưu ý là về những ý kiến đóng góp dịch tập thơ Nhật ký trong
tù của Nam Trân (tạp chắ văn học số 9, 1961); bản dịch Ngục trung nhật ký xuất hiện ở
Pháp của Phan Nhuận (tạp chắ văn học số 5, 1964); đọc lại bản dịch Nhật ký trong tù
của Lê Trắ Viễn (tác phẩm mới số 8, 1970); chưng quanh việc dịch thơ chữ Hán của Hỗ
Chủ Tịch của tác giả Hoàng xuân Nhị (tạp chắ ngôn ngữ số 2, 1980); thử nhận diện lại
bản dịch Nhật ký trong tà của Nguyễn Huệ Chi (tạp chắ văn nghệ số 4, 1984), về bản
dịch mới Nhật ký trong t của Ngô Đức Quyền (văn nghệ số 20, 1986); Nhật ký trong từ
cần được dịch và giới thiệu đây di (văn nghệ số 45, 1990) của Hà Minh Đức; xuất bản
toàn bộ Nhật ký trong tù của Trần Văn Mỹ (nhân dân, 15 Ở 09 Ở 1990)
Trang 7về ý, bình dị về lời nên bản dịch tuy rất công phu, người đọc vẫn mong mỏi có những bản địch tốt hơn, hay hơn Nam Trân Ở người chủ chốt trong việc dịch tập thơ cũng cho rằng: ban phụ trách dịch Ngực trung nhật ký đã làm việc rất nghiêm túc và mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bản dịch còn chưa theo kịp nguyên tác
Như vậy, chúng ta có thé khang dinh rằng việc đọc, tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát các bản địch Ngực trưng nhật ký với nguyên tác từ lâu đã là niềm khao khát say sưa của
nhiều thế hệ Tat nhiên, không phái thế là đã hết chuyện bàn, bởi lẽ với những tác phẩm lớn thì việc khai thác các giá trị không bao giờ kết thúc Với đề tài Ộkhảo sát, đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ một số bài trong ỘNgục trung nhật kýỢ của Hồ Chắ Minh
trong sách Ngữ Văn phổ thôngỢ người viết muốn góp ý kiến nhỏ vào việc tìm hiểu vấn
đề dịch một số bài thơ chữ Hán trong tập thơ này của Bác Kế thừa từ những thành quả,
từ việc khảo sát, đối chiếu bản dịch với nguyên tác, người viết phát huy, mở rộng phạm
vi khảo sát, đối chiếu Tất cả góp phần làm cho Wgực trung nhật ký ngày càng hoàn
thiện hơn, tôn vinh giá trị bất hủ của Ngục trung nhật ký
3 Mục đắch nghiên cứu
Đến với đề tài ỘKhảo sát, đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ một số bài trong
ỘNgục trung nhật kýỢ của Hồ Chắ Minh trong sách Ngữ văn phổ thôngỢ, người viết giải
quyết các vấn đề như sau:
- Một là, tìm hiểu đôi nét về tác giả Hồ Chắ Minh và tác phẩm Ngực trung nhật ký
để có được những hiểu biết cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả cũng như khái quát về giá trị tập thơ Mgực ứrung nhật ký vĩ đại
- Hai là, người viết đi vào tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về vấn đề dịch thuật cũng như một số vấn để về văn học so sánh và nghiên cứu văn học dịch, vấn đề dịch thuật ở Việt Nam, những vấn đề mới đặt ra trong việc dịch từ chữ Hán sang chữ Việt ngày nay Chắnh phần này là cơ sở lý thuyết giúp người viết đễ đàng hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, các bài thơ dịch trong tập thơ Ngực trung nhật ký của chủ
tịch Hồ Chắ Minh
- Ba là, khảo sát, đối chiếu năm bài thơ chữ Hán trong tập Wgực trưng nhật ký của
Trang 8thơ khi giảng dạy Ngoài ra, người viết cũng muốn góp một phần tài liệu, giúp cho các em học sinh thuận lợi hơn khi nghiên cứu về Ngực frung nhật ký của chủ tịch Hồ Chắ Minh
4 Phạm vỉ nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ gói gọn trong một số các bài thơ chữ Hán của Hồ Chắ Minh có trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông Phạm vi khảo sát và đối chiếu gồm có năm bài tho sau:
Mộ
Tảo giải
Tân xuất ngục học đăng sơn Nạn hữu xuy dịch
Van canh
5 Phương pháp nghiên cứu:
Đến với đề tài này, người viết tiến hành sưu tầm các tài liệu có liên quan trên các sách vở, Internet và các tạp chắ văn học Sau đó sử dụng các phương pháp phân tắch, so sánh đề thấy được ưu điểm mà bản dịch đã đạt được và hạn chế mà bản dịch mắc phải
Sau đó, người viết tiến hành, tổng hợp, khái quát lại các vấn đề đã nghiên cứu và nhận
Trang 9B PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: DOI NET VE TAC GIA HO CHI MINH 34 & AA VA
TAP THO ỘNGUC TRUNG NHAT KYỢ Jat # @ ic
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hồ chắ Minh
1.1.1 Đôi nét về cuộc đời Hồ Chắ Minh
Chủ tịch Hồ Chắ Minh (lúc còn bé có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên
là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng đổi tên là Nguyễn Ái
Quốc), sinh ngày 19 Ở 5 Ở 1890 ở quê ngoại làng Hoàng Trù; sau về quê nội ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Song thân của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan Thời trẻ, Người đã học chữ Hán trong gia đình, sau đó học
trường Quốc học Huế và có thời gian học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) với tên gọi
là Nguyễn Tắt thành Năm 1911, Hồ Chắ Minh ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng
nhà Rồng Kế từ đó, Người bơn ba khắp nơi qua nhiều nước trên thế giới Tháng 1 Ở 1919, Người đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đăng tự do đến hội nghị Vecxay (Pháp) Năm 1920, Người dự đại hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp Hồ Chắ Minh đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng Việt Nam như Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chắ hội (1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (1925) và chủ tọa hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước tại Hương Cảng, thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam (03 Ở 02 Ở 1930) Thang 02 Ở- 1941, Người về nước hoạt động và thành lập Mặt
trận Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước giành thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 Ngày 02 - 9 - 1945, Hồ Chắ Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ngày 06 Ở 01 Ở 1946, cả nước tiến hành cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và Người
được bầu làm chủ tịch nước Từ đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của
Đảng và nhà nước Người lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược Ngày 02 - 9 - 1945, Hồ Chắ Minh qua
đời để lại bao nhiêu nỗi thương tiếc trong lòng người dân đất Việt
Trang 10cường trên suốt nửa thế kỉ tham gia đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong sự nghiệp lớn lao của Người có một di sản để lại cho dân tộc, đó là những tác phẩm văn học
1.1.2 Sự nghiệp văn chương
Cùng với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Người chiến sĩ cách mạng ưu tú Hồ Chắ Minh còn để lại cho dân tộc cả một di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và phong cách nghệ thuật Các tác phẩm văn học của Hồ Chắ
Minh được viết bằng nhiều thứ tiếng như: tiếng Pháp, Hán văn và tiếng Việt Có thé hiểu
sự nghiệp văn học của người ở ba lĩnh vực: văn chắnh luận, truyện và ký, thơ ca
1.1.3.1 Văn chắnh luận
Những tác phẩm văn chắnh luận của Hồ Chắ Minh được viết ra chủ yếu với mục
đắch đấu tranh chắnh trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ
cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử Qua những thập niên đầu của thé ki XX, các bài văn chắnh luận với bút danh là Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo
Người cùng khổ (le paria), Nhân đạo (L Hmanite), Doi séng tho thuyén (La vie
ouvriere) đã có tác động và ảnh hưởng lớn đến công chúng Pháp và các nước thuộc địa Kiêu gọi thức tỉnh những nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong một mặt trận đấu tranh là những nội dung chủ yếu trong các tác phẩm chắnh luận của Nguyễn Ái Quốc ỘBản án
chế độ thực dân Pháp Ợ đã kết tình và hội tụ tỉnh thần trên và trở thành một trong những
tác phẩm lớn nhất của Người
ệTuyên ngôn độc lập Ợ cũng là một văn kiện chắnh trị có giá trị lịch sử lớn, phản
ánh khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ của dân tộc đã gianh được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn về quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới Áng văn nay con thể hiện giá trị nhân bản sâu sắc, nó khẳng định quyền con người, con người tham gia làm chủ đất nước và thật sự phải được giải phóng Bên cạnh đó, các tác phẩm chắnh luận nổi tiếng như: Lời kiêu gọi toàn quốc
kháng chiến (1946), Khơng có gì q hơn độc lập tự do (1966) đều thê hiện sâu sắc
tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút đặc biệt của dân tộc Những áng
văn chắnh luận tiêu biểu của Hồ Chắ Minh cho thấy tác giả viết không chỉ bằng lắ trắ sáng
suốt, trắ tuệ sắc sáo mà còn bằng cả tắm lòng yêu nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc
1.1.3.2 Truyện và ký
Trang 11viết trong khoảng từ năm 1922 dén 1925 Cac truyén ngan nhw Pari (1922), Loi than
vấn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đẳng tâm nhất trắ
(1922), Vĩ hành (1923), Những trò lỗ hay là Varen và Phan Bội Châu (1925) thường được dựa trên sự kiện, một câu chuyện có thật và được người viết vận dụng hư cấu, tái tạo để thực hiện dụng ý của mình Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn
Giác ngủ mười năm (1949) với bút danh Trần Lực là một sáng tác tỉnh thần lạc quan
cách mạng Ngoài truyện ngắn Hồ Chắ Minh cịn có những tác phẩm ký: Nhật ký chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
1.1.3.3 Thơ ca
Đây là lĩnh vực nổi bật nhất trong sáng tác văn chương của Hồ Chắ Minh Có thé
kế đến ba tập thơ của Người đã được tuyển chọn qua các thời kì: gục trung nhật ký
(được viết từ năm 1942 đến 1943), Thơ Hé Chi Minh (1967), Thơ chữ Hán Hỗ Chắ Minh
(1990)
Trên 250 bài thơ, đó là một con số có ý nghĩa đối với một đời thơ Thơ của Hồ Chắ Minh được viết ra vào nhiều thời điểm và hoàn cánh lịch sử khác nhau Trong đó
tiêu biểu hơn cả là Ngục trung nhật ký Ở một tập thơ được viết ra trong thời gian Người bị tù ở Quảng Tây - Trung Quốc Tập thơ có giá trị lớn lao, chứa đựng những bài học về nhân sinh, đạo lắ cho hôm nay và cho cả ngày mai
Tóm lại, văn thơ Hồ Chắ Minh thể hiện sâu sắc tắm lòng giàu yêu thương và tâm hồn cao cả Đó là tiếng nói nhân danh người cùng khổ đấu tranh đòi quyền sống, nhân
danh một dân tộc bảo vệ quyền độc lập tự do, là tiếng nói của một người cần lao, Ộngười
đi dép lop cao suỢ va Ộnha chiến lược Ợ (KatepYaxin, Angieri) luôn lạc quan tin vào sức
mạnh của chân lắ, của con người đang vươn tới Ộchân Ở thiện Ở mĩỢ Qua di san van
chương quý giá đó, các thế hệ hôm nay và mai sau có thể tìm thấy những bài học và giá trị tỉnh thần cao quý cho mình
1.1.3 Quan điểm sáng tác văn học
Chưa bao giờ Hồ Chắ Minh tự nhận mình là nhà thơ hay nhà văn mặc dù suốt đời cây bút của Người không bao giờ ngừng hoạt động Người đã đề lại cho đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị thuộc nhiều thể loại Hồ Chắ Minh am hiểu quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ từ tư tưởng chắnh trị đến nghệ thuật biểu hiện Điều này trước hết được thể hiện trực tiếp trong hệ thống quan điểm văn chương của Người
Trang 12phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời góp
phần vào nhiệm vụ đấu tranh phát triển xã hội Bài thơ ỘCảm tưởng đọc thiên gia thiỢ
được viết ra với tỉnh thần đó:
ỘNay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong Ợ
Chất thép ở đây chắnh là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, là cảm
hứng đấu tranh xã hội tắch cực của thi ca Sau này trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, qua Tư gởi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951, Người lại khẳng
định Ộvăn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận
đóỢ
Thứ hai, Hồ Chắ Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tắnh chân
thật Phát biểu trong buổi khai mạc triển lãm về hội họa trong năm đầu cách mạng, Người nhận xét một số tác phẩm Ộchát mơ mộng nhiều quá mà chất thật của sự sinh hoạt rất ắặỢ Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải Ộmiêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hônỢ những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương Ộụgười tốt việc tốtỢ, uỗn nắn và phê phán cái xấu Tắnh chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa và nay Nhà văn phải chú ý đến hình thức thể hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề Hồ Chắ Minh đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được tỉnh than của dân tộc của nhân đân và được nhân dân yêu thắch
Cuối cùng, Hồ Chắ Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ Người luôn tự đặt câu hỏi: Ộviết cho ai?Ợ (đối tượng), Ộviết để làm ụì?Ợ (mục đắch), sau đó
mới quyết định Ộviếr cái gì?Ợ (nội dung), Ộcách viết như thế nào?Ợ (hình thức) Đó
chắnh là sự tự ý thức và trách nhiệm của người cầm bút
1.2 Giới thiệu tập thơ ỘNứgục trung nhật kýỢ 1.2.1 Hoàn cảnh ra đời
Ngày 13 Ở 8 Ở 1942 lấy tên là Hồ Chắ Minh, Người mang danh nghĩa là đại biểu Việt Nam Độc Lập Đồng Minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược Việt Nam từ địa điểm
cơ quan bắ mật đóng ở Cao Bằng đã lên đường sang Trung Quốc đề tranh thủ sự viện trợ
quốc tế và liên lạc với các lực lượng chống Nhật của người Việt ở đó Sau nửa tháng đi
Trang 13địa phương bắt giữ và bị giam cầm hơn 13 tháng, bị giải tới giải lui gần 30 nhà lao của
13 huyện tĩnh Tây Ở Quảng Tây Chắnh trong thời gian bị tù đày vô cùng cực khổ đó, Hồ Chắ Minh đã viết Ngục rrung nhật ký ẢẢ FP OA id
1.2.2 Giá trị tập thơ ỘNgục trung nhật kýỢ
Tập thơ Ngực trung nhật ký của Hồ Chắ Minh có những giá trị cơ bản sau đây:
Trước hết, tập tho nay đã phản ánh hiện thực hết sức chân thực và cụ thể Bác đã đi
nhiều nơi và ở nhiều nhà lao khác nhau Ở mỗi địa điểm, tâm tư tình cảm của Bác, của những người xung quanh hay những sự kiện diễn ra tương ứng với địa điểm đó như thé nào? đều được Bác ghi lại Ở Túc Vinh thì Ộđể ta mang nhục Ợ do:
ỘBia chuyện tình nghỉ là gián điệp, Cho người vô cớ mắt thanh danh Ợ
(Bị bắt giữ ở phố Túc Vĩnh)
còn khi ỘVào nhà ngục huyện Tĩnh TâyỢ, Bác nghĩ minh là ỘkháchỢ chứ không phải là tù nhân Ộ7úc VinhỢ hay ỘTĩnh TâyỢ đều là những địa danh có thật trên đất nước Trung
Quốc Lúc bấy giờ
Bên cạnh đó, Ngực trung nhật ký còn là bản cáo trạng Ộtô cáo hiện thực tàn bạo và
mục nát của nhà tà Quốc dân Đảng Trung QuốcỢ [1 ; tr.24] Một cháu bé mới được sáu tháng tuổi thì làm gì biết đến chuyện Ộsưng quảnỢ, đến chuyện Ộcứu nước nhàỢ mà
phải vào tù và một người vợ có chồng trốn lắnh mà phải chịu liên lụy Từ đó, chúng ta thấy được sự vô nhân đạo của một chế độ nhà tù vạn ác và mục rỗng, bắt giam người vô toi va Mac di, tap tho Nguc trung nhật ký được viết dưới hình thức là thơ, mỗi bài thơ là những câu thơ rất ngắn gọn nhưng đã vẽ nên được một bức tranh xã hội Trung Quốc đương thời Đó là một xã hội ấn chứa sự mục nát, bất công, phi lắ và tàn bạo Những người thực thi pháp luật lại là những người phạm pháp, chúng khốc lên mình chiếc áo đạo đức để tư lợi, làm việc riêng Ộchuyên đánh bạcỢ làm cho cán cân công lắ bị lệch
sang một bên mà xã hội Ộvấn thdi bình Ợ Trong cách đối xử, người tù còn thua một con
vật, họ phải hứng chịu nỗi đau cả về vật chất lẫn tỉnh thần: đói ăn, thiếu mặc, bệnh tật, hành hạ tù nhân hết ngày này qua ngày khác, cho đến chỗ tàn phế Dù cho hiện thực có
Trang 14Ngoài ra, tập thơ này còn tỏ ra một ánh sáng khác thường Đó là ánh sáng của một tình cảm lớn, một trắ tuệ lớn, một khắ phách của một bậc đại nhân, đại chắ, đại đũng Lúc nào, lòng Bác cũng canh cánh nỗi lo về vận mệnh của non sông đất nước Tình cảm đó
thể hiện thể hiện ở mọi không gian, thời gian: lúc thức thì Ộtran trọc băn khoănỢ đến khi ngủ thì Ộsao vàng năm cánh mộng hôn quanhỢ Tuy nhiên, điều đáng nói là lòng
yêu thương của Bác không dừng lại ở người Việt Nam mà dù đó là: Ộcơ em xóm núi xay ngô tốiỢ trên đất Trung Hoa cũng được Bác quan tâm Từ đó, ta thấy được sự hài hòa cao độ giữa chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tỉnh thần quốc tế vô sản ở Bác Ngoài thể hiện một tình cảm lớn, Ngực irung nhật ky con thé hiện một trắ tuệ lớn Ở trong nguc Ộti tứngỢ nên mới Ộđem cờ bạc đánh chơiỢ nhưng ở người chiến sĩ cách mạng ấy đã từng
Ộtrằn trọc băn khoăn giấc chẳng lànhỢ thì đâu có việc Ộđánh chơi được Ợ Qua bài thơ
này, Bác đã thể hiện một trắ tuệ sáng suốt, sắc sảo của một nhà chiến lược, chiến thuật
thiên tài, đặc biệt là trong nghệ thuật năm bắt thời cơ Hơn nữa, muốn chiến thắng thì
phải Ộnhìn cho rộng, suy cho kỹỢ, vạch đường đi nước bước cho rõ ràng Ngoài ra, tập thơ này còn thể hiện khắ phách kiên cường của một bậc anh hùng luôn xem thường mọi gian khổ đọa đày mà thể xác đang phải hứng chịu Chỉ có Hồ Chắ Minh mới có thể xem Ộđây tróiỢ là Ộrồng dàiỢ, Ộghé lởỢ là Ộhoa gắmỢ còn Ộgấy ngứa Ợ là Ộgấy đàn Ợ Những
điều này đã góp phần thể hiện thái độ cười cợt với mọi gian khé va tinh than Ộuy vit bat năng khuấtỢ của Bác
Chúng ta sẽ không phải cần đi đâu xa hoặc tìm đọc một loại tài liệu nào để thấy được chế độ nhà tù Trung Hoa thời Tưởng Giới Thạch mà chỉ cần đọc Ngục trung nhật ký của Hồ chắ Minh là đủ Đây không những là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học lớn, vì nó vừa có nội dung phong phú, sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao Bởi vậy, trên văn đàn Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 Ở 1945, Nguc Trung Nhat Ký xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc nhất
1.2.3 Vài nét về cơng trình biên dịch ỘNgục trung nhật kýỢ
Mặc dù đã có những cống hiến nhất định cho nền văn học nước nhà nhưng lúc sinh thời Bác không bao giờ tự nhận mình là nhà thơ, nhà văn Tuy nhiên, vốn mang sẵn tâm hồn thi sĩ rơi vào hoàn cảnh tù đày, Bác đã ghi lại những tâm tư tình cảm, những
điều mắt thấy tai nghe dưới hình thức là thơ Đây là quyền nhật ký, Bác đã tự ghi cho
Trang 15xiéng xắchỢ [7 ; tr.16] thể hiện cho tỉnh thần bất khuất của người chiến sĩ cách mạng Sau này, bán gốc của tập thơ được viện bảo tàng bảo quản Các bài trong quyền nhật ký được Viện văn học Việt Nam phụ trách chỉnh lý Trong giai đoạn đầu, các bài thơ trong Ngục trung nhật ký chưa đến với người đọc một cách đầy đủ mà mãi đến sau này lần
lượt các bài thơ mới được công bố Ngực trung nhật ký có tất cá là 133 bài thơ (kế cả bài
mở đầu và bài Tân xuất ngục học đăng sơn), phần lớn các bài thơ đều được làm theo thể tứ tuyệt
Tập thơ Ngực trung nhật ký ra đời đúng vào lúc đất nước ta xảy ra nhiều biến động nên nó cũng nhanh chóng chìm vào giữa bộn bề lịch sứ Vì vậy tập thơ vẫn chưa được dịch một cách công phu, nghiêm túc mà mãi đến năm 1959 mới được Viện văn học
Việt Nam bắt đầu tổ chức dịch Đầu năm 1960, Viện văn học Việt Nam đã chỉnh lắ và
biên dịch xong Wgựục trung nhật ký Sau đó, tập thơ được hai Nhà xuất bản Văn Học và
Ngoại Văn xuất bản Tuy nhiên cả hai Nhà xuất bản năm ấy chỉ chọn xuất bản 100 bài thơ trong tông số 114 bài thơ của Ngực trung nhật ký Đặc biệt Ộbản của Nhà xuất bản
Văn Học có dịch âm Hán Việt, dịch nghĩa, dịch thành thơ và có một số chú thắchỢ [1 ; tr.16] Năm 1977, Ngục trung nhật ký đã được Viện nghiên cứu, biên dịch, chỉnh lý lại và bổ sung một số bài thơ trong Nguc trung nhật ký mà trước đó chưa được cơng bó
Đến tháng 5 - 1983, Nhà xuất bản Văn học Việt Nam cho xuất bản Ngục trung nhật ký
của Hồ Chắ Minh, so với bán dịch năm 1960 tăng lên 13 bài Ngày 19 Ở 5 Ở 1990 nhân địp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chắ Minh, Viện văn học Việt Nam đã tiễn hành chỉnh lý, biên dịch các bài thơ trong Nguc trung nhật ký trên cơ so lần xuất bản năm 1983 b6 sung 21 bài thơ mà trước đó chưa được công bố
Năm 2002, bản dịch trọn vẹn năm 1990 được nhà xuất bản Chắnh trị quốc gia cho in vào tập III Hồ Chắ Minh toàn tập và đến năm 2003 trong cuốn Ngực frung nhật ký cũng nhà xuất bản này lai cho in cả bản chụp nguyên tác và bản dịch thơ trọn vẹn của Viện văn học có bỗ sung cả phần dịch những trang nhật ký văn xuôi nhân địp 60 năm ra
đời tác phẩm
Ngục trung nhật ký của Hồ Chắ Minh đã được dịch ra nhiều thứ tiếng của nhiều
nước trên thế giới đến với đông đảo người đọc nước ngoài như: Liên Xô, Ba Lan,
Hungari, Trung Quốc, Tiệp Khắc (cũ), Bungari, Miến Điện, Nhật Bản, Mĩ, A Rap, Thuy
Điển, Đan Mạch
Trang 16trị đặc biệt Sinh thời, Hồ Chắ Minh dứt khốc khơng nhận mình là nhà thơ nhưng sự thật hiển nhiên với Ngục trung nhật ký, Hồ Chắ Minh đã là một nhà thơ lớn của dân tộc
* Sơ kết:
Trang 17CHUONG 2: MOT SO VAN DE CHUNG TRONG CONG TAC DICH TỪ CHỮ HÁN SANG CHỮ VIỆT
2.1 Những lý thuyết chung trong việc dịch từ chữ Hán sang chữ Việt
Theo ông Bùi Văn Nguyên Ộdjch thuật thơ văn nói chung, cũng như dịch thuật
thơ văn chữ Hán của người Việt, ra tiếng Việt, vừa là một khoa học, vừa là một nghệ
thuậtỢ [2 ; tr.3ậ]
Khi nói về nguyên lắ nghệ thuật nói chung (trong đó có nghệ thuật dịch thơ văn), người xưa nói một cách khái quát và cô đọng qua công thức: ỘchânỢ, ỘthiệnỢ, ỘmỹỢ
Rồi khi nói về việc dịch thuật hoặc dịch thơ văn lại cũng nói: ỘnỢ, ỘđạtỢ, ỘnhãỢ Về
ee
cơ bản cách nói đó khơng có gì khác biệt Muốn có ỘchânỢ, ỘthiệnỢ, ỘmỹỢ hay ỘtắnỢ, ỘdatỢ, ỘnhãỢ thì tất nhiên phải bao gồm tắnh khoa học và tắnh nghệ thuật
Nói về tắnh khoa học trong dịch thuật: trước hết phải ỘchânỢ hay ỘtắnỢ rồi mới bàn đến Ộ?hiệnỢ, ỘmỹỢ hay ỘđạtỢ, ỘnhãỢ Yêu cầu trước hết khi dịch là phái đúng với nguyên văn và nếu cần phải qua khâu hiệu đắnh văn bản để tránh võ đoán, tránh xuyên tạc Có khi dịch hay nhưng quá xa nguyên văn, phạm đến ỘchánỢ hay Ộ?ắnỢ là cũng không chấp nhận được và chỉ ỘchânỢ hay Ộ2nỢ mà không Ộ?hiệnỢ, ỘmỹỢ hay ỘđạtỢ,
ỘnhãỢ cũng không được
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dịch thuật cũng rất phd
biến Tuy nhiên, đù máy dịch có dịch hay đến đâu đi chăng nữa cũng khơng thể tốt lên
cái cái thần sắc, cái ỘthiệnỢ, ỘmỹỢ hay ỘđạtỢ, ỘnhãỢ từ chắnh tâm hồn con người mà
đối với thơ văn vô cùng quan trọng
Mỗi thế ki, mỗi thời đại đều có những tư đuy dich với những đặc trưng tương ứng liên quan đến cách quan niệm của thời đại về quyền tác giả, quyền của người dịch Do đó, chúng ta không thể đem những chuẩn mực của quá khứ đề ràng buộc hiện tại Chúng ta Ở những con người của thời đại mới vừa kế thừa đầy đủ tỉnh hoa của nền dịch cổ truyền vừa có những sáng tạo táo bạo Chắnh điều đó đã tạo điều kiện để chúng ta ngày càng có thêm nhiều bản dịch mới
Khi đứng về phương diện phát triển của một đất nước, người dịch nhiều khi còn quan trọng hơn người sáng tác Người đọc ỘcjjƯ ơnỢ người dịch hơn là Ộehju ơnỢ những người sáng tác tầm thường nhiều khi chỉ ỘđẻỢ ra những tác phẩm mờ nhạt chỉ sống được vài giờ sau khi sinh
Trang 18ngữ không nhiều lắm vì phần lớn là những từ thông thường dễ hiểu Cái khó là ở ấn ý thơ, mạch ngầm của thơ được tác giả biểu hiện qua hình hài vật chất từ ngữ, chỉ cần lơ đễnh một chút, chủ quan một chút, thâm nhập không đầy đủ chỉ cần như vậy, ban dich
thơ có thể Ộsai một l¡ đi một dặm Ợ, ắt nhất cũng làm thiệt hại đến nguyên tác và đến bản
dịch của chắnh mình Như vậy ở đây nói về dịch thuật thơ văn cổ chữ Hán của các bậc tiền bối nước ta ra tiếng Việt hiện đại, thì chắnh là sự chuyển đạt mã số từ phạm vi cổ điển mang tắnh lịch đại sang phạm vi hiện đại mang tắnh dân tộc
2.1.1 Cách dịch một bài thơ chữ Hán
Để làm tốt công tác dịch thuật nói chung và dịch một bài thơ chữ Hán nói riêng,
người dịch cần có một vốn kiến thức nhất định Kiến thức được nói tới ở đây là Ộkiến
thức chuyên ngànhỢ [2 ; tr41] Điều này đòi hỏi người dịch phải có khả năng vận dụng thành thạo qua lại cả hai ngôn ngữ: Hán văn và Quốc văn Bên cạnh đó, người dịch còn phải am tường được các thể loại văn học, nội dung các sách sử cổ như: Tir tho, Ngũ
kinh, Bách gia chư tử Bên cạnh Ộkiến thức văn họcỢ [2 ; tr41] thì Ộkiến thức bổ trợỢ
[2 : tr.42] càng có ý nghĩa trong công tác dich thuật Sự hiểu biết về các loại tư tưởng
nho, phật, lão cũng như kiến thức về các lĩnh vực như: lịch sử, thiên văn, địa lắ Sẽ
giúp cho người dịch có cơ sở vững chắc để chuyền tải hết tỉnh thần của nguyên tác Tóm lại nếu yêu cầu về kiến thức, trình độ là nặng tắnh khoa học thiên về vấn đề Ộchân, tắnỢ, thì yêu cầu về năng khiếu và kĩ thuật dịch là mang tắnh nghệ thuật, đảm bảo cho
vẫn đề Ộthiện, mỹỢ hay Ộđạt, nhãỢ
Trước khi bắt đầu dịch, người dịch cần phải tiến hành kiểm tra văn bản để xem đây là văn bản chắnh hay văn bản chép Sau đó, người dịch sẽ xác định văn bản này thuộc thể loại nào? dịch để làm gì? cho đối tượng nào? chẳng hạn, văn bản này dịch ra chỉ mang tắnh dùng để tham khảo hay xuất bản, nếu là xuất bản thì theo yêu cầu nào: phổ thông hay nghiên cứu Từ đó, người dịch sẽ xác định được mức độ của việc dịch,
chú thắch, so sánh cho phù hợp Ộnếu nhanh thì dùng máy tốt hơn, tức nhanh thì không
cân nghệ thuật caoỢ Nói như vậy để nói rằng dịch văn theo kiểu thông báo khoa học là
khác với dịch văn theo kiểu nghệ thuật, trong chừng mực tâm hồn dịch giả Cân có chiêu
hướng thơng cảm với tâm hỗn tác giảỢ [2 : tr.40]
Đối với mọi văn bản dịch, người dịch cần đưa vào phần sao lại nguyên bản của
văn bản gốc, phần phiên âm chữ Hán Điều này tạo thuận lợi cho người đọc đối chiếu
Trang 19tái hết tinh thần nguyên tác hay không? thông thường bản dịch thơ không lột ta hết mà chỉ có bản dịch nghĩa mới cho người đọc thấy hết thần thái của nguyên tác Tốt nhất khi
dịch người dịch nên dịch theo đúng thể thơ của văn bản gốc Trong trường hợp, thể loại
thơ của nguyên tác khó đem vào bản dịch thì người dịch có thể thay bằng một thể loại khác, nhưng thể loại đó phái thắch hợp hay Ộgân gũi nhất với văn bản Hán vănỢ [2 ;
tr.131]
2.1.2 Vai trò của việc dịch thơ chữ Hán sang chữ Việt
Trong nhiều năm trở lại đây, công tác dịch thuật nói chung và việc phiên dịch các tài liệu Hán Văn ra Việt văn nói riêng ngày càng được chú trọng Điều này đã tạo ra một số lượng bản dịch rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và xây dựng nền văn hóa
Đầu tiên, chúng ta cần khẳng định những tư liệu Hán Việt chiếm một vị trắ quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam Trước kia, tư liệu thành văn của nước ta tồn tại dưới hai dạng: văn Nôm và văn Hán Cả hai dạng này đều ghi lại một cách chân thật tâm tư tình cảm của con người Việt Nam một thời Tuy nhiên tư liệu văn Nôm không nhiều bằng văn Hán vì trong quá khứ dân tộc ta đã chịu sự đô hộ khá lâu của phương Bắc, chữ nho cũng theo đó mà du nhập vào và đần chiếm một vị trắ rất quan trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa Ở xã hội; những sự kiện, cảm xúc, suy tư đều ghi lại dưới dạng chữ Hán Ngày nay, thế hệ trẻ lại có xu hướng tìm hiểu đất nước ta thời cổ xưa nên họ đã tiến hành một số cơng trình nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, số người giỏi về chữ Hán khơng cịn nhiều nữa, phần còn lại biết ắt hoặc không biết nên một bản dịch tốt đối với họ thật có ắch Lúc này, nhiệm vụ đẻ nặng lên vai người làm công tác dịch thuật vì họ cần phải làm đủ mọi cách để chuyền tải hết tinh thần nguyên tác bằng một ngôn ngữ khác, giúp cho công việc nghiên cứu được thuận lợi va dé dang hon
2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc dịch thành thơ từ chữ Hán sang chữ Việt
2.2.1 Thuận lợi
Thật ra đối với công tác dịch thuật nói chung và việc dịch thành thơ từ chữ Hán sang chữ Việt nói riêng không phải đến giai đoạn này mới có mà đã có từ trước, ắt ra là hàng mấy trăm năm Chắnh điều này đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu giúp ắch rất nhiều cho thế hệ sau
Trang 20nhau, chúng ta không cần thay đổi mà chỉ cần chuyên đổi qua lại mà người nghe vẫn
hiểu Từ Hán Việt thường có sắc thái biểu cảm dương tắnh, mang ý nghĩa trừu tượng
khái quát nên tĩnh tại còn từ thuần Việt thường có sắc thái biểu cảm trung tắnh hoặc âm tắnh, mang ý nghĩa cụ thể nên sinh động, gợi hình Tuy nhiên khi dịch từ chữ Hán sang chữ Việt lại có nhiều từ thơng dụng có nghĩa tương đương, dịch giả có thể lựa chọn
nhiều tuyến từ thuần Việt hay Hán Việt cho phù hợp Song, đề tạo nên một ban dịch có
giá trị thì điều quan trọng chắnh là sự tắnh tế trong cảm nhận để lựa chọn tuyến từ Xét về mặt ngôn ngữ, cả tiếng Việt và tiếng Hán đều thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập nên sẽ có chung một số đặc điểm như: không có phần thay đổi tự dang; khong có giống số; khơng có các thì; khơng có loại nhất định Nhờ vậy, người dịch sẽ thuận lợi trong việc chuyên ngữ từ chữ Hán sang chữ Việt
Ngoài ra thể điệu, thi cách của thơ chữ Hán và chữ Việt tương đối giống nhau hoặc gần nhau, đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc dịch từ chữ Hán sang chữ Việt
Nhờ vào những điều kiện thuận lợi như vậy mà chúng ta thấy rằng kho văn dịch nước ta ngày càng phong phú và đa dạng
2.2.2 Khó khăn
Chữ Hán có rất nhiều đồng âm nên đòi hỏi người dịch cần phải có vốn kiến thức
về chữ Hán tương đối vững để khi địch mà không xa rời với nguyên tác
Khác với văn tiếng Việt có dấu câu rõ ràng, văn chữ Hán thường viết liền mạch, không ngưng nghỉ Nếu dịch giả không quen được với điều này thì sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc xác định các ý, có khi phải tốn thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần thì mới hiểu được
Để đảm bảo cho tắnh cô đọng, hàm súc, các tác giả thường dùng rất nhiều điển có cộng với câu văn khơng có chủ ngữ, đại từ, liên từ, trợ từ nên người dịch sẽ gặp trở ngại trong việc dùng những từ có nghĩa tương đương để diễn tả hết thần thái của nguyên tác Điều này dẫn đến hiện tượng bản dịch thoát nghĩa so với văn bản góc
Trong cơng tac dịch thuật vì quá quen thuộc với một số từ cứ dịch đi dịch lại nên dịch giá đã bỏ qua, không dịch mà giữ đúng nguyên tác Dần về sau, nó lại trở thành lạ
lẫm đối với lớp trẻ
Trong tiếng Việt danh từ riêng thường được viết hoa nhưng trong chữ Hán thì
khơng, điều này gây khó khăn cho người dịch vì rất khó phân biệt tên riêng với từ
Trang 21mắt thời gian dẫn đến sai phương hướng
Thông thường, người dịch Hán văn là người rất thông thạo chữ Hán Tuy nhiên
để dịch tốt một tác phẩm, người dịch cần phải có những kiến thức nhất định về thời đại, tiểu sử tác giả
Muốn dịch tốt một tác phẩm, người dịch cần phải dịch đúng tinh thần và ý tứ, văn
dịch hạn chế rườm rà hơn nguyên tác Điều này đối với các ngành khác đã khó, với văn
học lại càng khó hơn vì địi hỏi người dịch phải diễn đạt rõ cả ý lẫn tứ, giọng thơ của nguyên tác Vì vậy việc dịch thơ chữ Hán sang chữ Việt là việc làm rất khó khăn, nó địi hỏi lịng u thắch say mê cao đối với dịch giả
2.3 Nguyên nhân bản dịch thơ thoát nghĩa so với nguyên tác
Thông thường khi khảo sát một tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ, chúng ta thường căn cứ vào bản dịch nghĩa Điều này chứng tỏ độ tin cậy vào bản dịch thơ chưa cao Thực tế đã chứng minh có nhiều bản dịch quá xa rời nguyên tác cũng có trường hợp tác phẩm dịch lại trở thành một tác phâm độc lập Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất nhiều nhưng tụ chung lại, người viết chia làm hai nguyên nhân: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Ngày nay, số người thông thạo về chữ Hán còn lại rất ắt và chữ Hán cũng khơng cịn được thơng dụng như trước, có thể nói: thời vàng son của chữ Hán đã lùi vào quá khứ nhường chỗ cho những ngôn ngữ khác đăng quang Chẳng hạn như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga , đặc biệt là tiếng Anh nên dẫn đến tình trạng chữ nho dần đi vào mai
một
Văn thơ chữ Hán mang đặc trưng là cô đọng, hàm súc chỉ cần một từ cũng toát lên ý nghĩa của tồn bài, vì vậy nó mang tắnh cố định Trong khi đó, do sự hạn chế của vốn từ tiếng Việt người dịch lại rất khó khăn để tìm ra một từ nào có nghĩa tương đương dé thay thế Cho nên dẫn đến việc tác phẩm dịch không được sát nghĩa
Bên cạnh đó, việc chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, đặc biệt là văn học thì lại càng gặp nhiều khó khăn, người dịch cần tuân thủ đúng thể loại và số lượng tiếng trong mỗi câu thơ của nguyên tác Ộ7Ợ được lựa chọn đề dịch có đơi khi khơng đáp ứng được đặc trưng cô đọng, hàm súc của nguyên tác, điều này dẫn đến hiện tượng bản dich tho mat chit, mat ngữ và thoát nghĩa so với văn bản góc
Trang 22Hiện nay các văn ban dịch tồn tại rất nhiều chỗ sai sót, điều này do trình độ văn ngơn của người địch còn hạn chế Ộkhông nắm được ngữ pháp câu văn, không hiểu được kết cấu câu văn cổỢ [2 ; tr 269] Văn phong của người dịch còn khá lỏng lẻo, chưa
chuyền tải hết đặc thù của từng thể loại Trong quá trình dịch, người dịch chưa tuân thủ đúng quy tắc, tự tiện thêm bớt một vài ý làm sai lệch đi tắnh chất của chánh văn
2.4 Những tiêu chắ chung để nhận xét một tác phẩm dịch
Khi muốn nhận xét một tác phẩm văn học thuần Việt hay nước ngoài, chúng ta
thường dựa vào nghệ thuật và nội dung Đối với một tác phẩm dịch, người viết cũng đựa
vào hai yếu tố đó Ở đây, người viết cũng xin được nói thêm rằng: về mặt nghệ thuật,
người viết xét thấy người dịch khó mà chuyền tái hết nghệ thuật của nguyên tác Giữa
những người sáng tác và giữa dịch giả với tác giả có thể cùng viết về một thể loại như: thất ngôn bát cú đường luật, tứ tuyệt nhưng giọng thơ, nhịp thơ thì hồn tồn khác
nhau Người làm công tác dịch thuật nếu giữ được thể thơ thì các yếu tơ cịn lại có thể
mat va ngược lại Do vậy, người ta hay căn cứ vào mặt nội dung có nghĩa là một tác phẩm dịch sát với ý nghĩa của nguyên tác được coi là một tác phẩm dịch thành cơng
2.4.1 Về hình thức nghệ thuật
2.4.1.1 Thế thơ
Hơn 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc Cho nên văn chương chữ Hán của Việt Nam cũng mang âm hưởng của Trung Quốc Vì Vậy, ngồi các thé tho dân tộc như: luc bat, song thất lục bát người dịch có
thể dịch theo đúng thể loại của nguyên tác hoặc lựa chọn một thể loại khác để dịch
nhưng đòi hỏi đặc trưng của thể loại đó phải diễn tả được nội hàm của nguyên tác Song, theo chúng tôi trường hợp này chỉ xảy ra khi mọi cố gắng của dịch giả đều vô hiệu và họ thực sự đã rơi vào bề tắt Dịch giả có thể chuyền dịch một vài thể tho sau: thé lực ngôn,
thể song thất lục bát, thể lục bát, thể ngũ ngơn Bên cạnh đó, người dịch cũng có thể sử dụng một số thể loại thơ mới tám chữ và thể hát nói
2.4.1.2 Vần thơ
Trong tiếng Việt, chúng ta có các loại vần phổ biến như: vần lưng, van thông, vẫn chân, vẫn ôm ỷ mỗi thể thơ đều có cách gieo vần riêng và tác giả phải tuân thủ
nghiêm túc đúng những luật lệ nghiêm khắc mà thể thơ đó yêu cầu Vần thơ được xem
Trang 23dich thay đổi vần gốc thì những yếu tố đó sẽ bị ánh hưởng Điều này được xem là một việc làm hết sức khó khăn vì có khi trong tiếng Việt dịch giả lại không tìm được từ nào có nghĩa tương đương để gieo đúng vị trắ mà nguyên tác đã gieo hoặc có thể tìm được nhưng những từ đó lại khơng phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn chương
2.4.1.3 Nhịp thơ
Luật thơ không đặt ra quy định cách ngắt nhịp cho mỗi thể loại nhưng thông thường ở từng thể loại tự nó đã tạo cho mình một nhịp điệu riêng Chang han trong tho lục bát thường ngắt nhịp chẵn, câu lục thường ngắt nhịp 2/2/2 nhưng cũng có lúc là ngắt nhịp 3/3, cách ngắt nhịp đó mang đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả Vì vậy khi dịch thì
điều quan trọng là dich giả cần phải chuyền tải được dụng ý nghệ thuật đó Việc dịch gia
thay đổi cách ngắt nhịp của nguyên tác sẽ ảnh hưởng đến nội dung của bài thơ có khi làm cho câu thơ thoát nghĩa và xa rời nguyên tác Tuy nhiên chúng tôi cũng bày tỏ thái độ cảm thông với dịch giả vì trong quá trình địch do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà dịch giả lại không thể giữ nguyên đúng nhịp thơ của nguyên tác
2.4.1.4 Giọng điệu
Trong văn chương nói chung và trong thơ nói riêng giọng điệu là một thành tố chiếm một vị trắ rất quan trọng trong việc thể thiện tư tưởng, cảm xúc của tác giả Điều này giúp cho câu văn trở nên có hồn hơn Nhà văn không ngần ngại bộc lộ thái độ của mình qua hệ thống nhân vật và công việc còn lại là ở người đọc có bắt đúng giọng và thé hiện ra được hay khôngỢ Trong thực tế giọng điệu không thể hiện ra trực tiếp mà nó cịn phụ thuộc các yếu tố nội hàm bên trong: nhịp điệu, gieo van, ding từ người viết nghĩ rằng mỗi một thể loại đều có giọng điệu riêng: giọng điệu trữ tình thì khác hắn với giọng điệu văn xuôi tự sự hay giọng điệu hào hùng sảng khối thì khác với giọng châm biếm Giọng điệu trong văn chương rất phong phú và đa dạng, ngoài một số giọng được liệt kê
ở trên còn có các loại giọng khác như: suỗng sả, mĩa mái, hờn mát, trữ tình chắnh trị,
than mt, han hoc, gat gỏng đối với người làm công tác dịch thuật nói chung và dịch
thơ văn nói riêng, dịch sát nguyên tác đã là một việc khó cịn giữ được giọng điệu của
nhà văn ở bản dịch lại càng khó hơn
2.4.2 Nội dung
Trang 24viết phủ nhận tầm quan trọng của nghệ thuật, nhưng chắc hắn ai cũng đồng ý rằng: về mặt nghệ thuật, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, người dịch khó mà bám sát được nguyên tác Cùng một nội dung nhưng có nhiều cách thể hiện khác nhau, tác giả có thể tận dụng tất cả vốn ngôn ngữ và nghệ thuật chỉ cốt làm sao bật lên được nội dung và dù cho dịch giả có sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hoặc thể loại khác với nguyên tác thiết nghĩ cũng chẳng phương hại gì đến nội dung vì xét cho tới cùng đó chỉ là hình thức bên ngoài Điều đáng nói ở đây là nội hàm tác phẩm được dịch giá chuyển tải như thế nào? có đúng với nguyên tác hay không? nội dung tác phẩm là thái độ, quan niệm, tư tưởng, tình cám, xúc cảm đã được tác giả gởi gắm vào trong đó Người dịch nếu khơng hiểu được và nắm được điều này thì vơ tình đã biến tác phẩm dịch trở thành một tác phẩm độc lập Bởi, nó khơng cịn thể hiện được dấu ấn cá nhân của tác giả trong nguyên tác nữa Từ đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của nội dung trong việc đánh
giá một bản dịch Điều này đòi hỏi rất nhiều ở người làm công tác dịch thuật Ngày nay,
khoa học dịch này càng được quan tâm vì nó đã đần có cơ sở lắ luận và phương pháp luận đúng đắn dé khang dinh rang cé thé dịch được và dịch trung thành với nguyên tác
* Sơ kết:
Ở chương 2, người viết đã đưa ra cơ sở lắ luận của việc dịch từ chữ Hán sang chữ Việt và đã giúp cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của công tác dịch thuật Ngoài ra, người viết còn nêu lên được những thuận lợi và khó khăn mà người làm công tác
dịch thuật có thể vướng phái Từ đó đã tạo được sự cảm thông của độc giả đối với dịch
giả Căn cứ những ý được đưa vào mục ỘNhững tiêu chắ chung để nhận xét một tác phẩm địch Ợ, người viết sẽ đem ứng dụng vào chương 3 Điều này sẽ tạo được điều kiện
Trang 25CHUONG 3: KHAO SAT, DOI CHIEU NGUYEN TAC VOI BAN
DICH THO MOT SO BAI TRONG ỘNGUC TRUNG NHAT KYỢ
CUA HO CHi MINH TRONG SACH NGU VAN PHO THONG
3.1 Về hình thức nghệ thuật
3.1.1 Thế thơ
Nhìn chung Nam Trân đã cơ bản dịch đúng thể thơ của nguyên tác, đó là thể
thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Bố cục của bản dịch thơ tương đối rõ ràng theo trật tự: khai, thừa, chuyền, hop, vi 1a thé tho that ngôn tứ tuyệt Đường luật nên ngoài bố cục
thì chúng cịn bị chỉ phối bởi luật, niêm, đối rất chặt chẽ
Về luật thơ: thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được chia ra làm bốn loại: luật bằng vần bằng, luật trắc vần trắc, luật trắc vần bằng và luật bằng vần trắc Muốn biết bài thơ đó theo luật gì? vần gì? thì chỉ cần căn cứ vào tiếng thứ 2 của dòng thơ đầu tiên và vần được gieo trong bài thơ là được
Nếu tiếng thứ 2 của bài thơ là thanh trắc và vần được gieo là thanh bằng thì ta có luật trắc vần bằng:
t T b B t T b b B t T t B b b B t T b B t t T b B t T b
Nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng va vần được gieo là thanh bằng thì ta có luật bằng
vần bằng:
b B t T t B b t T b B t T b t T b B b T t b B t T t B b
Nếu tiếng thứ 2 là thanh trắc và vần được gieo là thanh trắc thì ta có luật trắc
vần trắc:
t T b B b T t
b B t T t Bb
b B t T b Bt
Trang 26Nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng va vần được gieo là thanh trắc thì ta có luật bằng vần trắc: bB t T b Bt t T bb B et T Ừb t T b B wb T t b B t T t Bb
Bản dịch thơ của Nam Trân đã cơ bản dịch đúng luật thơ của nguyên tac, đầu tiên là luật trắc vần bằng ở các bài ỘMộỢ, ỘTảo giải IỢ, ỘTân xuất ngục học đăng
sơnỢ Nếu tiếng thứ 2 của ỘM⁄ôỢ là ỘđiểuỢ, của ỘTảo giải IỢ là ỘthứỢ, của ỘTân xuất
ngục học đăng sơn Ợ là ỘủngỢ thì sang đến bản dịch thơ của ỘChiêu tốiỢ là Ộmỏi Ợ, của
ỘGiải đi som IỖ la ỘgayỢ, cua ỘMoi ra tù học leo múiỢ là ỘấpỢ Kế đến là luật bằng
vần bằng được thể hiện ở các bài Ộ7đo giải IIỢ, ỘNạn hữu xuy dichỢ, ỘVan cảnhỢ, nếu tiếng thứ 2 của ỘTảo giải IIỢ là ỘphươngỢ, của ỘNạn hữu xuy dịchỢ là ỘtrungỢ,
Ass
của ỘVăn cảnhỢ là ỘkhơiỢ thì sang đến ỘGiải đi sớm II" là ỘđôngỢ, ỘNgười bạn tà thổi sáoỢ là ỘngheỢ và ỘCảnh chiều hôm Ợ la ỘhongỢ
Về niêm: khi muốn biết một bài thơ có dịch đúng luật hay khơng thì khi xét
chúng ta cần tuân thủ theo nguyên tắc Ộnhát tam ngũ bất luật; nhị tứ lục phân mìnhỢ có nghĩa là ở mỗi câu thơ chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải đồng thanh, chữ thứ 4 phải đối thanh với chữ thứ 2 và chữ thứ 6
Đối với phần này, người viết tiến hành so sánh, đối chiếu timg bai tho dé dé dàng nhận ra những ưu điểm đã đạt được cũng như những khuyết điểm mà bản dịch còn vướng phải
MỘ
Phiên âm:
Quyện diéu (T) quy lâm (B) tầm túc (T) thụ, Cô vân (B) mạn mạn (T) độ thiên (B) không; Sơn thôn (B) thiếu nữ (T) ma bao (B) túc, Bao túc (T) ma hoàn (B) lô dĩ (T) hồng
Dịch thơ:
Trang 27Phiên âm:
Dịch thơ:
Chòm mây (B) trôi nhẹ (T) giữa tầng (B) khơng;
Cơ em (B) xóm núi (T) xay ngô (B) tối, Xay hết (T), lò than (B) đã rực (T) hồng
TẢO GIẢI
I
Nhất thứ (T) kê dé (B) da vi (T) lan,
Quan tinh (B) ủng nguyệt (T) thướng thu (B) san; Chinh nhân (B) dĩ tại (T) chinh đồ (B) thượng, Nghênh diện (T) thu phong (B) tran tran (T) han
I
Đông phương (B) bạch sắc (T) dĩ thành (B) hồng, U ám (T) tan dư (B) tảo nhất (T) khong;
Noãn khắ (T) bao la (B) toàn vũ (T) trụ, Hành nhân (B) thi hứng (T) hốt gian (B) nồng
I
Gà gáy (T) một lần (B) đêm chửa (T) tan,
Chom sao (B) nâng nguyệt (T) vượt lên (B) ngàn; Người đi (B) cất bước (T) trên đường (B) thắm, Rát mặt (T) đêm thu (B) trận gió (T) hàn
II
Phương đông (B) màu trang (T) chuyén sang (B) hồng, Bóng tối (T) đêm tàn (B) quét sạch (T) không;
Trang 28Phiên âm:
Dịch thơ:
Phiên âm:
Dịch thơ:
Phiên âm:
Người đi (B) thi hứng (T) bỗng thêm (B) nồng
TÂN XUẤT NGỤC HỌC ĐĂNG SƠN
Vân ủng (T) trùng sơn (B), sơn ủng (T) vân, Giang tâm (B) như kắnh (T) tịnh vô (B) trần;
Bồi hồi (B) độc bộ (T) Tây Phong (B) Lĩnh,
Dao vọng (T) nam thiên (B) ức cố (T) nhân
Núi ấp (T) ôm mây (B), mây ấp (T) núi,
Lòng sông (B) gương sáng (T) bụi không (B) mo;
Bồi hồi (B) dạo bước (T) Tây Phong (B) Lĩnh,
Trông lại (T) trời Nam (B), nhớ bạn (T) xưa
NAN HỮU XUY DỊCH
Ngục trung (B) hốt thắnh (T) tư hương (B) khúc, Thanh chuyền (T) thê lương (B), điệu chuyên (T) sau; Thiên lắ (T) quan hà (B) vô hạn (T) cảm,
Khuê nhân (B) cách thướng (T) nhất tằng (B) lâu
Bỗng nghe (B) trong ngục (T) sáo vi (B) vu,
Khúc nhạc (T) tình quê (B) chuyển điệu (T) sầu;
Muôn dặm (T) quan hà (B), khôn xiết (T) nỗi,
Lên lầu (B), ai đó (T) ngóng trơng (B) nhau
VẤN CẢNH
Trang 29Hướng tại (T) lung nhân (B) tố bất (T) bình
Dịch thơ:
Hoa hồng (B) nở hoa (B) hồng lại (T) rụng, Hoa tàn (B) hoa nở (T) cũng vô (B) tình;
Hương hoa (B) bay thấu (T) vào trong (B) ngục,
Kể với (T) tù nhân (B) nỗi bắt (T) bình
Qua sự liệt kê và đối chiếu từ ỘA⁄ZôỢ cho đến ỘTân xuất ngục học đăng sơnỢ,
chúng tôi nhận thấy rằng niêm luật của bản dịch rẤt sát với nguyên tác, các thanh đối nhau rất chuẩn Nếu ở nguyên tác các tiếng thứ 2 và thứ 6 ca ỘM6Ợ la Ộđiểu, túcỢ đồng
thanh trắc đối với tiếng thứ 4 là Ộ/4mỢ Ở thanh bằng thì sang đến bán dịch tho 1a Ộmdi, chốn Ợ đối với ỘrừngỢ Tương tự ở những câu thơ và bài thơ kế tiếp điều đối với nhau
như vậy
3.1.2 Vần thơ
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật có nhiều cách gieo vần: vần thông, vần chân, vần lưng ở ỘMộỢ, ỘNạn hữu xuy dịchỢ và ỘVăn cảnhỢ vần được gieo 6 cuối mỗi câu tho thứ 2 va thứ 4 Ở nguyên tác là Ộkhông Ở hồngỢ; Ộsâu Ở lâuỢ; Ộtình Ở bìnhỢ sang đến bản dịch thơ thì dịch giả đã giữ nguyên được vần và vị trắ gieo vần của nguyên tác
Ộkhông Ở hơngỢ Ộsâu Ở nhauỢ; Ộtình Ở bìnhỢ
Ở bài ỘTảo giải IỢ và ỘTảo giái IIỢ, vần được gieo ở cuối mỗi câu 1, câu 2, câu
Trang 30làm cho bài thơ từ thể Đường luật chuyền sang thế cỗ phong
3.1.3 Nhịp thơ
Do các bài thơ được đem vào khảo sát đều làm theo thê thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nên nó có nhịp chung là 4/3 Các bản dịch đã cơ bản giữ vững được nhịp thơ của nguyên tác, tuy nhiên, vẫn còn một số câu thơ đã không tuân thủ đúng nhịp chuẩn của nguyên tác
Đầu tiên, ở bài ỘChiểu rốiỢ Nam Trân đã giữ vững được nhịp 4/3 6 ba câu đầu
nhưng sang đến câu cuối thì đã chuyền sang nhịp 2/2/3:
ỘXay hết / lò than / đã rực hơngỢ
Bài thơ này có sự vận động thời gian từ tối đến sáng, nhịp 3 của nguyên tác phù hợp với cái tối đang đến nhanh và Ộ/ỏ Ưhan Ợ trở nên ấm nồng Tắt cả những điều này đã bị cái chủ quan của dich giả khi thêm vào chữ Ộzố¡Ợ cộng với nhịp thơ 2/2/3 làm hỏng, giảm đi khá nhiều tắm lòng nâng niu trìu mến chút reo vui trước cuộc sống bình thường, nghèo khổ nhưng bình yên của thi nhân đang bị giái trên đường Ngoài ra cùng với việc thay đổi nhịp điệu đã dẫn đến việc thay đổi nhãn tự của câu thơ Nếu ở nguyên tác với nhịp 4/3:
ỘBao túc ma hồn /lơ đĩ hồngỢ
Tác giả muốn nhấn mạnh hình ảnh Ộ/ơ đĩ hồngỢ bởi ỘhôngỢ chắnh là điểm sáng thấm mỹ của cá bài thơ, nó gợi lên sức lan tỏa ấm áp, sưởi ấm được tâm hồn của người
tù chưa được dừng chân trên con đường đảy ải tối tăm, chắnh chữ ỘbổngỢ đã tạo ra
luồng sinh khắ mới trong thơ bác Việc chuyển từ nhịp 4/3 sang nhịp 2/2/3 đã khiến người đọc tập chung chú ý nhiều vào hinh anh Ộ/é thanỢ c6 phan di ngugc lai so với nguyên tác Câu thơ dịch vì thế mà đã làm giảm đi sức gợi vốn có của nguyên tác
Tương tự ở trường hợp của bài ỘChiều rối Ợ câu cuối của bài thơ ỘTao gidi IỢ da
từ nhịp 4/3 chuyền thành nhịp 2/2/3
ỘRát mặt / đêm thu / trận gió hàn Ợ
Cách ngắt nhịp như vậy cũng đã làm biến đổi nhiều đến tư thế của Ộchinh nhân Ợ
Ở nguyên tác với cách ngắt nhịp 4/3 ta thấy rõ được cái thế đối lập mà con người bằng ý
chắ và nghị lực của mình đã thắng thế trước thiên nhiên, lắn át được cái khắc nghiệt của
thiên nhiên:
ỘNghênh diện thu phong > < trận trận hàn Ợ
Trang 31nhiên mà điều này thì khác xa với hồn cảnh cũng như tâm trạng hiện giờ của tác giả Bài thơ ỘGiải đi sớm IIỢ cũng là một trường hợp do thay đổi nhịp điệu đã làm ảnh hướng đến phần nào đến ý nghĩa trong văn bản gốc Ở sáng tác của Hồ Chắ Minh, nhịp gốc trong câu cuối thường là 4/3:
ỘHành nhân thi hứng / hốt gia nỗngỢ
Đến bản dịch của Nam Trân đã biến thành nhịp 2/2/3:
ỘNgười ấi/ thi hứng/ bỗng thêm nôngỢ
Với nhịp 4/3 của nguyên tác người đọc có cảm nhận nhịp thơ liền mạch từ đó có
thé suy ra Ộthi hứngỢ được nhắc đến trong thơ cũng liền mạch với thi nhan va Ộthi
hứng Ợ như đang tuôn trào theo cảm xúc của một người chiến sĩ đang trên đường giải lao còn nhịp 2/2/3 của bản dịch đọc giả lại có cảm giác nhịp thơ đứt quãng Điều này cũng giống như Ộ?j¡ ứngỢ cũng bị đứt quãng, nghẹn lại không suôn sẻ
Ở bài thơ ỘNgười bạn tù thổi sáo Ợ dù dịch gia đã cô gắng dich sát với nguyên tác
nhưng vẫn không thể giữ vững được nhịp chuẩn ở câu cuối ỘKhuê nhân cánh thướng / nhất tằng lâuỢ
Bản dịch chuyển thành nhịp 2/2/3:
ỘLên lau / ai đó / ngóng trơng nhau Ợ
Nhịp 4/3 của nguyên tác phù hợp với tâm trạng của người ỘkbẤê nhânỢ rất nhẹ nhàng, kắn đáo nhưng không kém phần da diết, nhịp 3 của nguyên tác rất đứt khoát mạnh mẽ diễn tả được sự nhớ thương đang âm ỉ cháy, thúc giục người khuê phụ phải
bước lên thêm một tầng lầu nữa Tắt cá ý vị sâu xa này đã bị nhịp 2/2/3 của bản dịch làm
hỏng mất Thay vì chú ý đến hành động của khuê phụ thì người đọc lại chú ý nhiều hơn
tới Ộai đóỢ, nhịp 2 của bản dịch đường như có một sự ngập ngừng, tĩnh lại không diễn tả được sự nhớ mong cháy bỏng đang thúc giục Ộ&buê nhânỢ với cách ngắt nhịp đó đã làm cho hành động của con người đã trở thành thứ yếu Ngoài ra cách ngắt nhịp này còn tạo ra sự thang thốt làm mắt đi sự dịu dàng, êm tai vốn có của nguyên tác
3.2 Nội dung 3.2.1 Mộ
Nguyên tác:
Trang 32Me Ki a N Hà @ & 8 M S lều a 38 3ã ie at = 1B [1 8 Phiên âm:
Quyện điều quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hồn lơ dĩ hồng
Dịch nghĩa:
Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chịm mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không; Thiếu nữ xóm núi xay ngơ,
Ngơ xay vừa xong, lò than đã đỏ
Dịch thơ:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chịm mây trôi nhẹ giữa tầng khơng; Cơ em xóm núi xay ngơ tối,
Xay hết, lị than đã rực hồng (Nam Trân dịch)
Nhìn chung bản dịch của Nam Trân đã chuyền tai được tỉnh thần của nguyên tác Trong bản dịch, Nam Trân đã thể hiện được sự vận động thơ từ bóng tối vươn ra ánh sáng, từ tàn lụi đến sự sống Trong đó con người thành trung tâm điểm như một chủ thể
hành động tắch cực Bản dịch thơ này đã được nhiều người đánh giá xuất sắc nhưng bên
cạnh cái xuất sắc đó vẫn cịn nhiều chỗ chưa thỏa đáng mà chúng ta cần phải biết để có
cách tiếp nhận cho hợp lắ
Câu thơ đầu tiên: f& E ự# Ậk 5Ậ f Bt
Trang 33Dich nghia : Chim mdi vé ritng tìm cây ngủ, Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Ở câu thơ này dịch giá đã dịch thoát từ Ẩ Ộ⁄ẤỢ thành ỘchốnỢ Trong tiếng Hán ỘthuỢ co nghia là cây còn ỘchốnỢ là một từ thuần Việt đùng dé chỉ nơi ở, nơi làm ăn
Do vậy, việc dịch từ Ộ?Ợ thành ỘchốnỢ rõ ràng không phù hợp với từ f#i ỘứcỢ có nghĩa là trú là ngủ trọ, mang tắnh tạm thời và lại càng không phù hợp với đặc tắnh của loài chim là thường ngủ trên cây Người viết nghĩ rằng câu thơ là tắn hiệu cho thấy trời đã về chiều, mọi hoạt động ban ngày đã mệt mỏi, đã đến lúc tìm chỗ để nghỉ ngơi Nếu
la ỘchonỢ thi đâu cần phải SẬ Ộ#ểmỢ vì bản thân nó đã gợi lên sự có định, mà đã là có
định thì sẽ tạo nên thói quen thân thuộc khi đi và về Vả lại, dịch Ộ/#ẤỢ thành Ộchốn Ợ đã
không tạo nên được sự đối ứng giữa cảnh trên trời và người đưới đất Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác Việc dừng chân nghỉ ngơi và chịu cánh tù day chi 1a ỘticỢ chớ không thé nào là Ộchốn Ợ được
Câu thơ thir hai: fl 22 12 12 RE XK 2#
Phiên âm: Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Dịch nghĩa : Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không; Dịch thơ: Chờm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Dịch giá đã dịch thốt từ # #Ế Ộcơ vánỢ thành Ộchôm mâyỢ và không diễn tả
được hết ý của từ J8 1# JÉ Ộmạn mạn độỢ
Trong thơ cổ mật độ từ Ữứ ỘcóỢ xuất hiện khá nhiều nên giá trị biểu cảm của nó
rất cao cịn trong tiếng Hán từ ỘcơỢ có nghĩa là đơn độc lẻ loi ỘCó vánỢ Ở chịm mây lẻ loi mà dịch giả đã dịch bỏ sót từ ỘcơỢ hay nói cách khác câu thơ bảy chữ mà dịch giả chi dich có sáu chữ, hai từ Ộchở mâyỢ không thể nào diễn tả được hết sắc thái tình cảm chứa trong một chữ ỘcôỢ Trời đã về chiều mà con đường chuyền lao cịn xa xơi hiểm
trở, Bác lại một thân một mình nơi đất khách quê người thì tình cảnh cơ đơn lại càng
đáng sợ Bác đã mượn cảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, chất chứa trong
Ộcô vân Ợ là một nỗi niềm tâm sự xâu xa Do vậy, việc dịch giả dịch Ộcô vân Ợ là Ộchòm
Trang 34người tiếp nhận
Nguyễn Hữu Chỉnh dịch từ Ộcô vánỢ thành Ộmây côiỢ Theo người viết đây là một cách dịch rất sát với nguyên tác
Cụm từ Ậ# 1# BE Ộmạn mạn độỢ là sự di chuyển chậm chạp trì hỗn, bản dịch thơ
chi dich là Ộôi nhẹỢ Điều đầu tiên mà chúng ta dễ nhận thấy ở bản dịch là làm cho sức nặng của câu thơ giảm đi khá nhiều, theo người viết Ộtrdi nhẹỢ thường gợi lên cảm giác thanh thản, nhàn nhã thì làm sao diễn tá được sự mệt mỏi của một con người đi ỘNăm mươi ba cây số một ngàyỢ Do không diễn tả được hết ý nghĩa của từ lầy Ộmạn mạnỢ nên bản dịch đã làm giảm bớt cái hàm súc, đư ba vốn có của thơ Đường Cũng giống như từ ỘcôỢ, từ láy Ộmạn mạnỢ là một số Ít những từ láy âm đặc biệt thường xuất hiện với mật độ cao trong thơ Đường Bên cạnh đó dịch giả đã dịch sót từ ỘđôỢ - một hoạt động di chuyển từ bờ này sang bờ khác Từ đó, bản dịch đã khơng làm bật lên hình ánh của người tù đang trên con đường chuyển từ nhà lao này sang nhà lao khác Vẻ đẹp của câu thơ chắnh là ở chỗ tác giả đã không để lộ cái mệt mỏi cô đơn của chắnh mình Vậy thì việc bỏ sót từ ỘcóỢ trong Ộcô vánỢ và chưa thực hiện được nghĩa của hai từ Ộmạn mạn Ợ đã làm vơi đi ắt nhiều tỉnh thần của nguyên tác
Trần Đắc Tho dich 1a:
ỘLững lờ mây lẻ lướt tầng khơng Ợ
Nhìn chung, bản dịch này đã cơ bản dịch sát với văn bản gốc Tuy Nhiên, bản thân từ Ộ/zớỢ thường gợi nên cảm giác nhanh, điều này trái han với dáng vẻ Ộ/Zng lờỢ của chịm mây trơi trên bầu trời
Câu tho thứ ba: IÍI ẬẨ > x #ậ ed BE
Phiên âm: Sơn hôn thiếu nữ ma bao túc,
Dịch nghĩa: Cơ em xóm núi xay ngô tối, Dich thơ: Cơ em xóm núi xay ngô tối,
Tác giả đã dùng từ dịch chưa thật chắnh xác so với nguyên tác Đó là từ 2> #4
Ộthiếu nữỢ địch thành Ộcô emỢ và dịch thêm từ Ộ267Ợ
~ 39
Trang 35Ộcô emỢ trong bản dịch vừa không sát nghĩa vừa không phù hợp với ngôn từ của người
chiến sĩ cách mạng như Bác Cách tốt nhất khi dịch đến từ này là nên giữ nguyên nó,
như vậy câu thơ vừa đủ ý vừa rõ nghĩa Bên cạnh đó Ộ/iếu nữỢ là từ Hán Việt thông dụng mà hầu hết người việt Nam đều hiểu và sử dụng được khi giao tiếp Ngồi ra, dịch gia cịn rất chủ quan khi đưa vào từ Ộzố¡Ợ Nhìn từ bề ngoài sự xuất hiện của từ ỘZ7Ợ là không có gì sai, thứ nhất, bài thơ này có tên là ỘẢ⁄ôỢ cũng là Ộchiéu tốiỢ, thứ hai, bài này tả cảnh một buổi chiều tối bên một xóm núi, sau khi miêu tả cảnh thiên nhiên trên không tác giả quay về miêu tả cảnh trên mặt đất Việc dich giả thém tir ỘtdiỢ vao vừa không sai vừa phù hợp với cảnh vật Tuy vậy điều này đã làm lộ ý thơ, làm cho người tiếp nhận không thấy được sự vận động vơ hình của thời gian Trong nguyên tác, tác giả khơng hề nói đến tối mà chỉ để người đọc cảm nhận cái tối đang đến Do vậy, qua hình ảnh của câu thơ thứ tư sự xuất hiện của từ Ộố;Ợ đã vơ tình làm cho nét độc đáo của bài
thơ giảm đi khá nhiều
Câu thơ thứ tư: #2 5 J# Z6 lẩ [" #L
Phiên âm: Bao túc ma hồn lơ đĩ hơng Phiên âm: Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ Dịch thơ: Xay hết, lò than đã rực hông
Câu thơ này cũng giống như câu thơ thứ hai, dịch giả chỉ dịch có sáu chữ trong
bảy chữ của nguyên tác Cuối câu ba là #8 @ 38 Ộma bao túcỢ đầu câu bốn là 21 58 HE
Ộbao tic maỢ tạo nên một sự nối âm liên hoàn nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngơ và khi vịng quay vừa dứt công việc vừa kết thúc thì bếp lị rực đỏ ấm nóng vào đêm tối Tuy nhiên dịch giả đã không làm được điều này, một mặt, ban dich đã làm mắt đi thủ pháp nghệ thuật liên hồn vốn có của ngun tác, mặt
khác, đã làm mất đi sự tiết kiệm cao độ trong ngôn từ thi ca của Bác
3.2.2 Tảo Giải
Nguyên tác :
tì đệ
Trang 36Phiên âm:
Dịch nghĩa :
RẺ K Ữ#ặ H _E # HH
{4E Á E.fE TIE aE
XI túi BK MRL eH afi 2 12 Hứ E j #L bly WS BE fee SL Ở Ze We ec we ea 47 Á ự# BỊ Z4 JJI te I Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tỉnh ủng nguyệt thướng thu san; Chinh nhân dĩ tại chắnh đồ thượng, Nghênh diện thu phong trận trận hàn
II
Đông phương bạch sắc đĩ thành hồng,
U ám tàn đư tảo nhất khơng;
Nỗn khắ bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng
I
Gà gáy một lần đêm chưa tàn,
Chom sao nang vang trang lên đỉnh núi mùa thu;
Người đi xa đã cất bước trên đường xa,
Trang 37Dich tho:
Phương đông màu trắng đã chuyển sang hồng,
Bóng đêm còn rơi rớt sớm đã hết sạch; Hơi ấm bao la khắp vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng
I
Ga gay mot lần đêm chửa tan,
Chom sao nang nguyệt vượt lên ngàn; Người đi cất bước trên đường thắm, Rát mặt đêm thu trận gió hàn
I
Phương đông màu trắng chuyền sang hồng, Bóng tối đêm tàn quét sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng (Nam Trân dịch)
IT
Câu thơ đầu tiên: Ở Ye ME mir 7 AR BA Phiên âm: Nhát thứ kê dé da vi lan,
Dịch nghĩa: Gà gáy một lần đêm chưa tàn, Dịch thơ: Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Nhìn chung ở câu thơ này dịch giả đã dịch rất tốt, chuyển tải được đầy đủ tỉnh
thần của nguyên tác Có thể nói: đây là một trong những câu thơ dịch rất hay và rất sát với văn bản gôc
Câu thơ thứ hai: RÝ 8 Ữfặ HR _E # II
Trang 38Dich nghia: Chom sao nang vang trang lén đỉnh núi mùa thu; Dịch thơ: Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Dịch giả đã dịch thiếu chữ #X ỘthuỢ trong # IL Ộ2w sanỢ và thêm vào từ
Ợ>
ỘngànỢ ỘThuỢ cô nghĩa là mùa thu Ở một trong bốn mùa của một năm Cuộc chuyển lao này diễn ra vào lúc đêm khuya nhưng nó khơng gợi ra sự chán chường của người tù
mà trái lại người tù vẫn mở lòng ra đón nhận những điều tuyệt đẹp của thiên nhiên Tất cá những điều nay thé hién 6 tir Ộthu sanỢ O ban dịch thơ, dich gia da lam mat đi hình
anh Ộthu sanỢ, mOt mat, khién cho cau tho mat di sac thu, mat khac, cũng làm mất đi
,
chất cổ điển có sức khơi gợi cảm xúc với độc giả Từ ỘụgànỢ cũng dùng để chắ cánh
rừng núi nhưng có vẻ chung chung, nó không bao hàm được cái nhìn và cảm xúc vốn có của thi nhân
Câu tho thir ba: 7iE_ A 46 fib i -E
Phiên âm: Chinh nhân dĩ tại chỉnh đỗ thượng,
Dịch nghĩa: Người di xa da cat bước trên đường xa, Dịch thơ: Người đi cất bước trên đường thẳm,
Trong câu thơ này, dịch giả đã chưa thực hiện hết các nét nghia cua hai tir 7E
Ộchinh Ợ xuất hiện trong cùng một câu thơ, fiÈ Á Ộchinh nhânỢ Ở người đi xa và ÍiÈ È
Ộchỉnh đồỢ có nghĩa là đường xa ỘChắnh nhânỢ ngoài nghĩa là người di xa cịn có một cách hiểu khác mạnh mẽ và chắ khắ hơn, ỘchinhỢ ở đây là chắnh chiến, chinh phạt gợi cho người đọc cảm nhận về một tư thế hiên ngang, oai đũng và hết sức hùng tráng Bác tự nhận mình 1a Ộchinh nhdénỢ ma dich gia chi dich la Ộngwoi diỢ da khién cho tu thé của tác giả kém đi phần mạnh mẽ vốn có của nó Theo chúng tơi từ ỘấmỢ thường gợi lên cảm giác xa xôi, cách trở, xa đến mat hút tầm mắt nhìn như khơng thấy đâu là cùng
là tận: /hăm thắm, vực thắm, sâu thắm còn từ ỘxaỢ dùng để chỉ khoảng cách không
gần nhưng vẫn cịn có thể biết được, Ộđường xaỢ có nghĩa là con đường cứu nước mà Bác đang dấn bước trên con đường đó, dẫu biết còn lâu nữa mới tới cuối con đường nhưng Bác vẫn tin tưởng và vững bước Điều đó được xem như là điểm tựa tỉnh thần giúp cho Bác kiên trì vượt qua mọi thử thách Việc dịch giả thay từ ỘxaỢ bang tit
ỘthắmỢ và dịch sót từ ỘchinhỢ trong Ộchinh đôỢ, đã làm giảm nhẹ đi tinh thần vốn có
Trang 39Cau tho thir tur: 3 tái ậX JL fill BE 3
Phiên âm: Nghênh diện thu phong trận trận hàn
Dịch nghĩa: Gió thu táp mặt từng cơn từng cơn lạnh lẽo Dịch thơ: Rát mặt đêm thu trận gió hàn
Ở câu này, dịch giả đã dịch thoát nghĩa từ 3l! Ộsghênh Ợ và đã bỏ sot tir fifi ỘtranỢ Trong chữ Hán Ộ#ghênh Ợ có nghĩa là tiếp, rước mà Nam Trân dịch là ỘrázỢ Ban thân từ ỘrátỢ có nghĩa là sót 6 da cu thé hơn ở rát mặt - sự ngượng nghịu được thể hiện trên mặt và tự thấy xấu hồ khi làm chuyện xấu mà mình bị phanh phui ra Dùng từ Ộzá mặtỢ tạo cho người khác có cảm giác như Bác đang rất khó khăn để chống đỡ với cái lạnh của thu
phong và pha vào đó một chút gì như đang than thở, kể lễ hoàn toàn khác hắn với tư thé
Ộnghênh diện Ợ hết sức tự chủ không né tránh và sẵn sàng d6i mat Dem tir ỘrdtỢ thay cho từ ỘnghênhỢ vơ tình đã biến tư thế của người chiến sĩ từ chủ động thành bị động Điều này chẳng những đã làm thay đổi nghĩa của câu thơ mà còn làm mắt đi phần nào
thần khắ của cá bài thơ Theo người viết từ Ộnghênh điệnỢ có thê dịch là Ộngấng mặtỢ
Dù từ ỘụgốngỢ cũng chưa thật sát nghĩa với từ ỘzghênhỢ nhưng cũng một phần thể hiện tâm thế hiên ngang của người chiến sĩ đón lấy gió thu
Bên cạnh đó dịch giả đã bỏ sót một từ l ỘánỢ Nguyên tác là lỮ lậ 3Ọ Ộtrận trận hànỢ mà địch giả chỉ địch là Ộận gió hànỢ, điều này đã làm giảm bớt ý nghĩa tả thực của câu thơ Từ Ộrán Ợ được lặp lại hai lần như nhắn mạnh tần số xuất hiện nối tiếp nhau liên tục của cơn gió: trời chưa sáng cộng với gió thu của miền núi trên đất lục địa đã làm cho cái lạnh như được nhân lên Vậy ma chi 1a Ộtrdn gid hanỢ goi cho người đọc có cảm giác cái lạnh này hầu như không khắc nghiệt mà vừa phải, người đọc khơng có cảm giác lạnh buốt xương da Bo di mét tir ỘtranỢ ban dich đã không diễn tả hết được sự cố gắng bên trong của người đi đường, sự xông pha hùng tráng của một tư thế chủ
động vượt khó khăn gian khổ của người chiến sĩ
I
Trang 40bớt đi Có thể xem bản dịch này là một trong những mẫu mực của nền văn học dịch nói riêng và cơng tác dịch thuật nói chung
3.2.3 Tân xuất ngục học đăng sơn
Nguyên tác: Br H #Ả Ế 3Ọ IHI = be MH LH 1 He TL > 1 See IS BE RB HE Al 4B) Ae, a les i BM AKI KA Phiên âm:
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kắnh tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,
Dao vọng nam thiên ức cố nhân Dịch nghĩa:
May 6m day núi, núi ôm mây,
Lòng sông như gương, khơng chút bụi;
Một mình bồi hồi dạo bước trên đỉnh núi Tây Phong,
Trông về phắa trời nam xa xăm nhớ bạn cũ
Dịch thơ:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lịng sơng gương sáng bụi không mờ; Bồi hồi đạo bước Tây Phong Lĩnh, Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa
Câu thơ đầu tiên: ZẾ ## Hi III III đặ #Ọ
Phiên âm: Vân ủng trùng sơn, sơn ng vân, Dịch nghĩa: Mây ôm đấy núi, núi ôm mây, Dịch thơ: Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,