1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phân tích quan điểm của hồ chí minh về văn hóa giáo dục vận dụng vào việc đổi mới giáo dục đại học ở trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh hiện nay

32 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 795,14 KB

Nội dung

Vì lợi ích trăm năm trồng người”.Luôn nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục trong sự nghiệp dựng nước và giữnước, Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc ta một tư tưởng lớn, những quan điểm mới

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài: 5

2 Mục đích nghiên cứu: 5

3 Đối tượng nghiên cứu: 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1 Khái quát sơ lược về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người về văn hóa giáo dục: 7

1.1 Đánh giá sự nghiệp cách mạng vĩ đại về văn hóa giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 7

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục: 9

2.1 Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục: 9

2.2 Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh trong văn hóa giáo dục: 10

2.3 Phương châm, phương pháp của tư tưởng Hồ Chí Minh trong văn hóa giáo dục: 17

a) Phương châm giáo dục: 17

b) Phương pháp giáo dục: 17

CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC VẬN DỤNG 19

1 Hoạt động giáo dục ở trường Đại học Sư phạm kỹ thuật: 19

1.1 Hoạt động đổi mới: 19

1.1.1 Chương trình đào tạo: 19

1.1.2 Phương pháp kiểm tra đánh giá: 19

1.1.3 Ban lãnh đạo nhà trường: 20

1.1.4 Đội ngũ giảng viên: 23

1.1.5 Sinh viên: 23

1.2 Một số đánh giá về hoạt động đổi mới của Nhà trường: 23

1.2.1 Thành tựu và hạn chế: 23

1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng trên: 26

Trang 2

2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao giáo dục tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí

Minh: 27

2.1 Giải pháp: 27

2.2 Bản thân sinh viên cần làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục Đại học tại Trường Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh: 28

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

CHÚ THÍCH 33

Trang 3

Khái quát sơ lược về Chủ

văn hóa giáo dục

Phương châm, phương

pháp về văn hóa giáo dục

Phần 3: KIẾN THỨC VẬN DỤNG Nội dung 6:

Trang 4

Biên tập lời kết luận Đỗ Thị Thu Vân Khá

B Phần Thuyết Trình:

Biên tập chính bài thuyết trình: Đỗ Thị Thu Vân

Thuyết trình chính: Nguyễn Huy Hoàng Gia, Phan Lê Hải

Hỗ trợ thuyết trình: Nguyễn Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trang 5

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Trong hệ thống quan điểm đó cónhiều luận điểm hết sức sáng tạo, thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủnghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta Những luận điểm sáng tạo của

Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, đã đượcthực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn và giá trị to lớn

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người anh hùng dân tộc,một danh nhân văn hóa Thế giới, luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục Người luônquan niệm: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”.Luôn nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục trong sự nghiệp dựng nước và giữnước, Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc ta một tư tưởng lớn, những quan điểm mới

về giáo dục Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã khẳng định: “Giáo dục làquốc sách”

Là một sinh viên của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ ChíMinh để tìm hiểu kĩ hơn về điều đó, em đã nghiên cứu đề tài “Phân tích quan điểmcủa Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục Vận dụng vào việc đổi mới giáo dục đại học

ở Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” Vì vậy,

em rất quan tâm đến đề tài này và em nhận thấy đây là một vấn đề cấp thiết vàđáng thảo luận

3 Đối tượng nghiên cứu:

Trong thực tiễn cách mạng, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, dân tộc ta vànhân dân ta Chính vì vậy, việc giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhà trường trong

xã hội có vai trò to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Xã hội Chủ nghĩa hiện nay Nhận thức đúng đắn về đối tượng môn Tư tưởng HồChí Minh chính là một trong những điều kiện, yêu cầu cơ bản nhất để nâng cao

Trang 6

chất lượng công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, có quan hệ chặt chẽ, hữu cơvới việc xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp môn học này

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống Tưtưởng Hồ Chí Minh, đó là hệ thống tri thức mang tính qui luật về đối tượng, đòi hỏiphải có thời gian mới có điều kiện xác lập được một cách đầy đủ và chính xác Tưtưởng Hồ Chí Minh không chỉ được phản ánh trong văn kiện, tác phẩm của Người

mà còn được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta

do Người đứng đầu, trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng mà Người đểlại cho chúng ta Những nội dung đó đều phải được xem là đối tượng nghiên cứucủa bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái quát sơ lược về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người về văn hóa giáo dục:

1.1 Đánh giá sự nghiệp cách mạng vĩ đại về văn háo giáo dục của Chủ

tịch Hồ Chí Minh:

Trải qua hàng ngàn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam đã xây đắp nên truyềnthống hiếu học Tục ngữ có câu: “Nửa bụng chữ bằng một hũ vàng” là biểu hiệnham muốn có học thức của dân tộc ta Bài văn bia đầu tiên ở Văn Miếu Quốc

Tử Giám dưới thời vua Lê Thánh Tông có câu: “Hiền tài là nguyên khí quốcgia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao; nguyên khí suy thì thếnước yếu rồi xuống thấp”

Kế thừa truyền thống ấy, Hồ Chí Minh từ Việt Nam đi ra thế giới, hòa nhậpvào đại dương trí tuệ của thời đại, đã chắt lọc tinh hoa của nhân loại, vận dụngsáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,từng bước xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam Sự cống hiến của Người vềgiáo dục cả mặt lý luận và chỉ đạo thực tiễn là vô giá, đem lại thành tựu và niềmvinh quang cho nền giáo dục mới Việt Nam, tạo nền tảng đưa dân tộc ta sánhvai cùng các cường quốc năm châu trong giai đoạn hiện nay

Tiến sĩ M.Atmet_Giám đốc UNESCO khu vực Châu Á – Thái BìnhDươngviết: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoạingay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó Người sẽ đượcghi nhớ không chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, màcòn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnhvà hi vọng mới chonhưng người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bìnhđẳng khỏi trái đất này”

Người xứng đáng được tổ chức UNESCO phong tặng danh hiệu : Anh hùnggiải phóng dân tộc,danh nhân văn hóa và khuyến nghị các nước thànhviên tổchức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người “do những đóng góp quan trọng vềnhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục vànghệ thuật” và Người “đã dành cả cuộc đời cho sự giảiphóng nhân dân ViệtNam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ

và tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới”

Trang 8

1.2 Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:

Người đã để lại một di sản tinh thần vô cùng quý giá và bất diệt cho toànĐảng, toàn dân ta, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là một

hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạngViệt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước, kế thừa và phát triển các giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Tư tưởng Hồ ChíMinh đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành độc lậpdân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề về văn hoá giáo dục luôn cómột vị trí quan trọng Những quan điểm của Người về văn hoá giáo dục là kimchỉ nam để Đảng ta hoạch định chính sách, sách lược phát triển giáo dục quacác giai đoạn xây dựng đất nước Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, giáo dục làyếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học - cảkhoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật - chuyênmôn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản lý Giáo dục sẽ giúp chongười học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thếgiới, mà nếu không có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập dân tộc,không thể tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công việc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để “biếnmột nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vuihạnh phúc”.Những quan điểm và hoạt động về văn hoá giáo dục của Người đãgóp phần vào sự tiến bộ và phát triển nền văn minh của nhân loại

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn đưa ra “năm điểm lớn” định hướng cho việcxây dựng nền văn hoá dân tộc đó là: xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tựcường; xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; xây dựng

xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; xâydựng chính trị: dân quyền; xây dựng kinh tế

Công lao to lớn này đã được đánh giá trong Nghị quyết của UNESCO về kỷniệm 100 năm ngày sinh của Người: “Sự đóng góp của Chủ tịch Hồ ChíMinh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền thốnghàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện

Trang 9

thân của các dân tộc, tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau Người là

vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, và là nhà văn hoá kiệt xuất”

Tuy nhiên, hiện nay lĩnh vực giáo dục ở nước ta còn nhiều hạn chế chưa đápứng được yêu cầu của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đang cầnđược “đổi mới căn bản, toàn diện” Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thìcần có triết lý giáo dục đúng đắn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là triết lýgiáo dục đúng đắn mà chúng ta cần nhận thức và quán triệt trong sự nghiệp đổimới giáo dục hiện nay

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh văn hoá giáo dục:

2.1 Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:

Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những truyền thống văn hóa tốt đẹpcủa dân tộc Đó là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… đã tồn tại ngànđời naytrong đời sống nhân dân ta Không chỉ vậy, người còn ảnh hưởng sâusắc từ những quan điểm mới mẻ của giáo dục phương Tây như tinh thần tư học

là chính, là quan niệm “học đi đôi với hành”…

Nguồn gốc quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dụcvẫnlà chủ nghĩa Mác - Lênin và những tấm gương sáng của các ông Mác vàĂng-ghen đã tuyên bố trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” là: “Sự phát triển tự

do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Tạidiễn đàn Đại hội giáo dục toàn Nga lần thứ nhất (28/8/1918), Lênin đã khẳngđịnh vai trò to lớncủa công tác giáo dục, coi đó là một điều kiện đảm bảo thắnglợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Khẩu hiệu nổi tiếng của Lênin:

“Học, học nữa, học mãi” đã trở thành triết lý sống của hàng triệu, hàng triệucon người trong các thế hệ Uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã đưa giáodục suốt đời thành một nguyên lý của nền giáo dục mở đầu thiên niên kỷ mới.Ngoài ra, trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã học tập đượcrất nhiều, trong nhân dân, trong lao động, tự học là chủ yếu Bác nhận raphương pháp học mới gắn liền với thực tiễn khác xa với cách học truyền thống.Đúc kết giá trị truyền thống và hiện đại, tiếp thu tư tưởng Mác- Lênin và vậndụng trong trải nghiệm của mình, Hồ Chí Minh có những qun niệm mới mẻ vềvăn hóa giáo dục, phù hợp với “nội tạng” của người Việt Nam ta

2.2 Mục tiêu của tư tưởng Hồ Chí Minh trong văn hóa giáo dục:

Trang 10

Thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng dạy và học Đó là:

- Giáo dục để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúngđắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnhcho nhân dân

- Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội Học để làm việc, làm người,làm cán bộ Giáo dục để đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài,những công dân biết làm chủ để đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Từ đó đào tạo các em nên những người công dân hữu ích chonước Việt Nam, phát triển toàn diện con người, thúc đẩy hoàn toàn những nănglực sẵn có của các em “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, “Học đểphụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”, “Học để sửachữa tư tưởng”, “Học để tu công đạo đức cách mạng”, “Học để tin tưởng”, Người chỉ rõ: “Dốt nát cũng là kẻ địch Địch thực dân dựa vào địch dốt nát đểthi hành chiến lược ngu dân Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân tavào nơi mù quáng Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Vì vậy, giáo dục để

mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảmcao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân dân

- Giáo dục còn là để “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”, thực hiện

“công nông tri thức hóa”, xây dựng đổi ngũ tri thức ngày càng đông đảo và cótrình độ ngày càng cao Nền văn hóa giáo dục còn phải đào tạo lớp người kế tục

sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh sánh vai cùng các cườngquốc năm châu

2.3 Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh trong văn hóa giáo dục:

Phải phong phú, toàn diện, lấy chất lượng làm cốt để phát triển con ngườitoàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ Hồ Chí Minh cho rằng cần phải có một nềngiáo dục toàn diện, nội dung giáo dục phải tổng hợp tri thức nhiều lĩnh vực nhưvăn hóa, chính trị, thể chất, khoa học - kỹ thuật, quân sự, đạo đức cách mạng, lýtưởng cách mạng, xây dựng nếp sống văn hóa… Đồng thời, trang bị, cung cấpkiến thức, phát triển năng lực tư duy, mở mang trí tuệ, tăng cường giáo dụcchính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng cho người học Đó chính là yêu cầu bắtbuộc của một nền giáo dục mới để đào tạo ra những con người mới

Trang 11

Là người nắm chắc, vận dụng nhuần nhuyễn phép biện chứng duy vật Mácxít, Hồ Chí Minh nhận thức đúng đắn rằng các nội dung giáo dục có mối quan

hệ mật thiết, khăng khít với nhau Nếu không có trình độ học vấn thì không họctập được kỹ thuật, tức cũng không theo kịp được thời đại của cuộc cách mạngkhoa học kỹ thuật, công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, và như vậy ngày càngtụt hậu xa hơn so với các nước Nhưng điều đặc biệt là phải học chính trị, đạođức Bởi vì nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật, chuyên môn mà không có chính trị,đạo đức thì như người nhắm mắt mà đi Giáo dục chính trị, đạo đức là nền tảngnâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn Chính trị nói ở đây là chủ nghĩaMác - Lênin và đường lối quan điểm của Đảng Học chính trị không phải cốt đểthuộc sách Mác - Lênin làu làu, không phải học một cách giáo điều, mà là “họccái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người, và đối với bản thân mình”; họclập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáodục của đất nước Người đã có những chỉ dẫn hết sức quý báu về mục tiêu,nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm phát triển một nền giáodục toàn diện Những chỉ dẫn đó không chỉ có giá trị trực tiếp chỉ đạo công tácgiáo dục của đất nước thời đó, mà vẫn còn nguyên giá trị định hướng, soi đườngcho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo của nước ta hiệnnay Để thực hiện được thì cần phải:

Một là, giáo dục phải gắn với với mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước trong

từng thời kỳ

- Trong Thư gửi các học sinh nhân Ngày khai trường đầu tiên dưới chế độdân chủ cộng hoà, tháng 9/1945, Người viết: “Ngày nay các em được cáimay mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độclập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữuích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn nhữngnăng lực sẵn có của các em Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp haykhông, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cáccường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở cônghọc tập của các em”

Trang 12

- Tháng 9/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự khai giảng khóa học đầu tiêncủa Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương tại Chiến khu Việt Bắc, Ngườighi vào cuốn Sổ vàng truyền thống của Trường: “Học để làm việc, làmngười, làm cán bộ Học để phụng sự Đoàn thể “giai cấp và nhân dân, Tổquốc và nhân loại” Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chícông, vô tư”

- Trong Bài nói chuyện tại Lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I,ngày 12/6/1956, Người đã nêu vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xâydựng, bảo vệ đất nước: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vìnếu không có thầy giáo thì không có giáo dục Bây giờ đang xây dựng nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà để dần dần đến chủ nghĩa xã hội Kháng chiếnthì cần nhiều cán bộ quân sự Bây giờ xây dựng kinh tế Không có cán bộkhông làm được Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gìđến kinh tế văn hoá”

- Tại Lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 9-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài nói quan trọng về nhiệm vụ củangười thầy giáo với sự nghiệp giáo dục đào tạo Người căn dặn: “Vì lợi íchmười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người chúng

13-ta phải đào tạo ra các công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà Nhân dân,Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, cácchú Đó là một nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang”(4) Người chỉ rõ:Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hộichủ nghĩa Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệcách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết”

Hai là, nội dung giáo dục toàn diện

- Giáo dục toàn diện, theo Hồ Chí Minh, bao gồm thể dục, trí dục, mỹ dục,đức dục và kết hợp các nội dung trên Người chỉ rõ:

Thể dục: Để làm thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệsinh chung

Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới

Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp

Trang 13

Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêutrọng của công.

- Các em cần rèn luyện đức tính thành thật và dũng cảm

Ở trường, thì kính thầy, yêu bạn, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau

Ở nhà, thì yêu kính và giúp đỡ cha mẹ

Ở xã hội thì tuỳ sức mình mà tham gia những việc có ích lợi chung ”

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn việc vận dụng nội dung giáo dục cho mỗilứa tuổi, mỗi cấp học, bậc học: Đối với “Đại học thì cần kết hợp lý luậnkhoa học với thực hành, ra sức học lý luận và khoa học tiên tiến của cácnước bạn, kết hợp với thực tiễn nước ta, để thiết thực giúp ích cho côngcuộc xây dựng nước nhà Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những trithức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xâydựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân,yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công Cách dạy phải nhẹ nhàng vàvui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn Phải đặc biệt chú

ý giữ gìn sức khoẻ của các cháu

- Kiến thức là đặc biệt cần thiết để kiến thiết quốc gia, bảo vệ đất nước,nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, đạo đức đóng vai trò nềntảng cho sự phát triển nhân cách, bên cạnh tài thì đức là một nhân tố quantrọng để tập hợp, động viên lực lượng thực hiện mọi công việc của đất nước,của nhân loại Người nêu rõ: “Giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loàingười là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có cănbản thì còn làm nổi việc gì?”

- Nói chuyện với cán bộ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày21/10/1964, Người chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng đến cả tài lẫnđức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất quan trọng Nếu không cóđạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên khích lệ, động viên giáo viên và cán

bộ quản lý giáo dục phải bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tình cảm tốt đẹp, trước hết

là tình thương yêu gia đình, bạn bè, đồng chí, quý trọng thầy cô giáo, yêu Tổquốc, yêu đồng bào, hình thành ý thức kỷ luật, ý thức tập thể, lối sống thật

Trang 14

thà, khiêm tốn, trung thực, giản dị, biết xử sự theo tinh thần “mỗi người vìmọi người, mọi người vì mỗi người” và thói quen thực hành đời sốngmới

- Theo đó, phải chú trọng các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủnghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất Thế hệ trẻ phải được giáodục về lý tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa như hạt nhân nhân cách củacon người trong chế độ xã hội mới Đồng thời, nhà trường phải bảo đảm chothế hệ trẻ dần dần làm chủ kho tàng kiến thức văn hoá của loài người, traudồi cho mình một vốn hiểu biết về khoa học, kỹ thuật cơ bản, thiết thực,vững chắc, có thể vận dụng vào thực tế và rèn luyện kỹ năng, thói quen laođộng thực hành

- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nền giáo dục toàn diện phải là nền giáodục mang tính nhân dân sâu sắc, nền giáo dục không phải chỉ dành riêng chomột số người hoặc một giai cấp mà cho toàn thể quốc dân Việt Nam Ngaysau ngày đất nước giành được độc lập, cách mạng trong tình thế ngàn cântreo sợi tóc, bởi giặc giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nhấn mạnh: công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng caodân trí, mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để tham gia vào côngcuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết Người đã chỉ

ra rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Chính vì vậy, vào đầu năm

1946, Người đã trả lời các nhà báo nước ngoài rằng: “Tôi chỉ có một sự hammuốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũngđược học hành ”

Ba là, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn

- Để đạt được mục tiêu đề ra và nội dung giáo dục trở thành hiện thực, cầnphải có phương châm, phương pháp giáo dục đúng đắn, nhằm làm cho họcsinh học tập, rèn luyện một cách tự giác và tích cực để tiếp thu được nộidung giáo dục, chuyển hoá nội dung giáo dục thành phẩm chất tốt đẹp củanhân cách

- Học phải đi đôi với hành, lý luận phải được liên hệ với thực tiễn Học phảigắn với hành, học mà không hành, không áp dụng vào thực tế khác nào

Trang 15

chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy.Người cho rằng: “Một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức.Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc,không biết làm nhiều việc khác Nói tóm lại: Công việc thực tế, y không biết

gì cả Thế là y chỉ có trí thức một nửa Trí thức của y là trí thức học sách,chưa phải là trí thức hoàn toàn Y muốn thành người trí thức hoàn toàn, thìphải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”

- Người chỉ rõ: “Lý luận phải đem ra thực hành Thực hành phải nhằm theo

lý luận Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thực hành cũng như cáiđích để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không cótên Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế Chỉ học thuộc lòng, để đem loèthiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồngthời học thì phải hành ”

- Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đốivới mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biếncủa chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnhthực tế của nước ta Học để làm Lý luận phải đi đôi với thực tiễn

- Trong bài nói chuyện với cán bộ, sinh viên Trường Đại học Sư phạm HàNội ngày 21/10/1964, Bác đã ân cần chỉ bảo: “Các cháu học sinh không nênhọc gạo, không nên học vẹt, Bác không cần giải thích học gạo, học vẹt là thếnào, vì các cháu biết cả rồi Học phải suy nghĩ, phải liên hệ với thực tế, phải

có thí nghiệm và thực hành Học với hành phải kết hợp với nhau”

- Phát biểu trong buổi khai giảng khoá I (1949) Trường Nguyễn Ái QuốcTrung ương, Người nhắc nhở học phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ,đào sâu, hiểu kỹ, suy nghĩ cho chín chắn, kỹ càng, mạnh dạn đề xuất vấn đề

và thảo luận cho thông suốt, đối với bất kỳ vấn đề gì cũng nên đặt câu hỏi

“vì sao” Những điều căn dặn của Người về phương pháp dạy và học vừasâu sắc, tinh tế và chính là một nội dung rất quan trọng trong lý luận dạy vàhọc

- Nói chuyện tại Đại hội Giáo dục phổ thông toàn quốc, ngày 23/3/1956,Người khuyên nên tìm hiểu dạy cái gì, dạy như thế nào để học sinh hiểuchóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh, dạy và học không được phép câu nệ, hình

Trang 16

thức, nhồi sọ mà phải biết “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” và cốt yếu là phảilàm cho người học hiểu thấu vấn đề Người chỉ ra rằng để người học hiểuthấu vấn đề thì có hai cách dạy, một cách dạy thật tỷ mỷ và cách thứ hai làdạy bao quát Nghĩa là phải chọn lấy cái gì cơ bản nhất, cốt yếu nhất màngười học không thể quên, không thể nhầm lẫn với cái khác, khi cần có thểđem ra vận dụng ngay và còn có thể bổ sung cho phong phú thêm

- Trong việc huấn luyện và học tập, Bác rất coi trọng động cơ và phươngpháp Người cho rằng, muốn học tập có kết quả tốt thì phải có thái độ đúng

và phương pháp đúng

- Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như trong việc huấn luyện cán bộ,đảng viên nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhắc tới tính thiết thực vàhiệu quả Người chỉ rõ: Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, củađất nước, bảo đảm cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiếtthực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phầnnào không cần thiết cho đời sống thực tế

- Để đạt được mục tiêu giáo dục, ngoài phương châm giáo dục đã nêu, cần coitrọng sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội Quan điểm nàycủa Người từ lâu đã trở thành phương châm giáo dục được các cấp quản lý

và các cơ sở giáo dục cố gắng thực hiện Người chỉ rõ giáo dục các em làviệc chung của gia đình, trường học và xã hội Các bậc phụ huynh, thầy giáophải cùng nhau phụ trách, trước hết phải gương mẫu cho các em trước mọiviệc

- Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhậnthức đúng đắn giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp, các ngành vàtoàn dân, kết quả giáo dục tuỳ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực, sựgiúp đỡ thiết thực và sự giác ngộ về trách nhiệm đối với giáo dục của cáccấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp và toàn xã hội

- Người chỉ rõ, để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hộicần phát huy dân chủ, xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa thầy với thầy,giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa nhà trường với nhân dân Đểgắn kết các yếu tố nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dụccần chú trọng các phong trào thi đua Người dành sự quan tâm chỉ đạo cụ

Ngày đăng: 25/12/2016, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w