1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích quan điểm của đảng cộng sản việt nam về CNH HDH “lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” em hãy nêu nhận thức của mình khi nghiên cứu quan điểm trên

15 2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 48,35 KB

Nội dung

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về vai trò của cá nhân và quần chúng lịch sử: a Khái niệm quần chúng nhân dân:  Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải theo phương t

Trang 1

Phân tích quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về CNH-HDH: “lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” Em hãy nêu nhận thức của mình khi nghiên cứu quan điểm trên.

A Cơ sở khoa học của quan điểm

I Cơ sở lí luận

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về vai trò của cá nhân và quần chúng lịch sử:

a) Khái niệm quần chúng nhân dân:

 Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải theo phương thức hành vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con người mà theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay các tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội-cộng đồng đó chính là quần chúng nhân dân

 Những lực lượng cơ bản tạo thành quần chúng nhân dân bao gồm:

 Những người lao động tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần – dó là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân

 Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp áp bức thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với cộng đồng nhân dân

 Những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực đời sống xã hội

Ngoài ra, có thể tùy theo mỗi điều kiện lịch sử xác định mà cộng đồng quần chúng nhân dân còn có thể bao gồm những lực lượng giai cấp và tầng lớp khác

Vậy quần chúng nhân dân không phải là một cộng đồng bất biến mà trái lại, luôn thay đổi cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển nhất định

b) Khái niệm cá nhân trong lịch sử:

 Khái niệm cá nhân dùng để chỉ mỗi con người cụ thể sống trong một cộng đồng xã hội nhất định, và được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó

 Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, những cá nhân kiệt suất có vai trò đặc biệt quan trong trong các tiến trình lịch sử, đó là: những vĩ nhân, lãnh tụ

 Trong chủ nghĩa Mác-Lenin, khái niệm lãnh tụ thường được dùng để chỉ những các nhân kiệt suất do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân

Trang 2

 Để trở thành lãnh tụ của quần chúng nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, tin yêu, lãnh

tụ phải có những phẩm chất cơ bản sau:

 Có tri thức khoa học uyên bác nắm bắt được xu thế vận động, phát triển của lịch sử

 Có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân,thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào việc giải quyết những nhiệm vụ lịch sử, thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của lịch sử

 Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh vì lợi ích của quần chúng nhân dân Bất kỳ ở một thời kỳ nào, một cộng đồng xã hội nào, nếu lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết thì phong trào quần chúng nhân dân tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ đáp ứng nhiệm vụ đó

c) Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử:

 Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội – đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, giai đoạn lịch sử

 Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; là lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp “ kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử Hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở hiện thực có ý nghĩa quyết định và là cội nguồn phát sinh những sáng tạo văn hóa tinh thần của

xã hội Mọi giá trị sáng tạo tinh thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng cũng là để phục vụ hoạt động quần chúng nhân dân và nó chỉ có ý nghĩa hiện thực một khi được vật chất hóa bởi hoạt động thực tiễn của nhân dân

 Thứ ba, quần chúng nhân dân là lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử Lịch sử nhâ loại đã chứng minh rằng không có cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu không xuất phát từ lợi ích , nguyện vọng của quần chúng nhân dân Với ý nghĩa đó, có thể nói: “Cách mạng là ngày hội của quần chúng nhân dân”, và trong ngày hội đó quần chúng sáng tạo ra lịch sử “một ngày bằng hai mươi năm” Như vậy những cuộc cách mạng hay cải cách xã hội cần đến lực lượng của quần chúng nhân dân và sức sáng tạo của quần chúng nhân dân cũng cần có những cuộc cách mạng hay những cuộc cải cách xã hội Đó cũng là biện chững của quá trình phát triển xã hội

d) Vai trò của cá nhân trong lịch sử

 Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thế tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vai trò thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm

vĩ nhân của cộng đồng nhân dân Theo V.I.Lenin, “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”

Trang 3

 Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

 Nắm bắt xu thế vận động và phát triển của lịch sử

 Định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng

 Tổ chức lưc lượng giáo dục, thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhằm hướng vào giải quyết những muc tiêu cách mạng đề ra

 Kết luận:

Tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân mà bỏ qua vai trò của các cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của các cá nhân, thủ lĩnh, lãnh tu, vĩ nhân mà xem thường vai trò của quần chúng nhân dân đều là không biện chứng trong nghiên cứu về lịch sử và do đó không thể lý giải chính xác tiến trình vận động, phát triển của lịch sử nhân loại nói chung cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nói riêng

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người trong cách mạng:

 Kế thừa tinh hoa tư tưởng văn hoá dân tộc và nhân loại, tiếp thu, vận dụng, phát triển một cách sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng về con người lên một tầm cao mới, hình thành nên chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh Tuy không có một tác phẩm nào bàn riêng về con người, nhưng tư tưởng về con người lại được hiểu thật đa dạng, phong phú, trở thành một tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Vấn

đề con người luôn luôn được nhắc đến như một mục tiêu thiêng liêng, cao cả nhất của sự nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi Nó trở thành mục tiêu, lý tưởng, được toả sáng trong từng suy nghĩ, cử chỉ, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 Từ hệ thống tư tưởng của Người, chúng ta thấy toát lên nội dung quan niệm về con người như sau:

 Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Theo Hồ Chí Minh, "trong bầu trời không quý bằng nhân dân trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" Vì vậy, 'Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả" Người cho rằng "việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mẩy có dân liệu cũng xong" Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất

và tinh thần Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tổt lắm Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khố, tù đày, hy sinh đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng

Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết "giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra"' Đặc biệt

là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu

Trang 4

nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi,

mà chúng ta nhất định thắng lợi

Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng "Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi"

 Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng: phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người

Vì sống gần dân, với dân, giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, Hồ Chí Minh thấy

rõ yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao động xã hội Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Năm 1911, giữa lúc đất nước đang bị xâm lược, nhân dân phải chịu cảnh lầm than Người ra đi với ý chí "quyết giải phóng gông ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được cùm nô lệ cho đồng bào” Người xác định rõ trách nhiệm của Người cũng là của Đảng

và Chính phủ là "làm sao cho nước học hành"

Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, thông cảm sâu sắc với thân phận những người cùng khổ và

nô lệ lầm than Nhưng không phải là sự cảm thông kiểu tôn giáo; ngược lại, người có niềm tin vững chắc và trí tuệ, bản lĩnh của con người, ở khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người Người làm hết sức để xây dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh để đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người Người xác định con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cách mạng Khi đất nước còn nô lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết trên hết là giải phóng dân tộc giành độc lập dân tộc Sau khi chính quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn, bởi vì, "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" Vì vậy chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn Làm cho dân có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân có học hành Đến Di chúc, Người viết: "Đầu tiên là công việc đối với con người"

* Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt: lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức làm Việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức tránh

Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần chúng Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa", "có dân thì có tất cả"…

Trang 5

Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng

và Chính phủ Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng: nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân

là chủ Dân như nước, bộ đội như cá Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch Bởi

vì, sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân

Hồ Chí Minh tin ở dân còn xuất phát từ niềm tin vào tình người Đã là nguời cộng sản thì phải tin nhân dân và niềm tin quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh cho người cộng sản Người nói: dân tộc ta là một dân tộc anh hùng

Trong khi giữ vững niềm tin vào dân thì phải chống các bệnh: xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân: không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân Không yêu thương và tin tưởng nhân dân là nguyên nhân của căn bệnh nguy hiểm – bệnh quan liêu, mệnh lệnh Bệnh này sẽ dẫn đến kết quả là "hỏng việc"

* Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhà nước mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh lấy công – nông – trí làm nền tảng Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười phải nhìn nhận và đánh giá đúng giai cấp đứng ở trung tâm của thời đại mới,đó là giai cấp công nhân Chỉ có giai cấp công nhân với những đặc điểm chung và riêng mới lãnh đạo được dân tộc đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản Muốn vậy giai cấp công nhân chỉ có liên minh với giai cấp nông dân và gắn bó với dân tộc mới trở thành lực lượng hùng mạnh

Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những con người được giác ngộ

và tổ chức Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàne ngàn năm của dân tộc Việt Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần

là động lực cơ bản trong động lực con người

Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

Giữa con người – mục tiêu và con người – động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau Càng chăm lo cho con người – mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người – động lực tốt bấy nhiêu Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người – động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng

Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức Đó là chủ nghĩa cá nhân Thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: thói quen truyền thống lạc

Trang 6

hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè không dám nói không dám làm, không dám đề ra

ý kiến, tóm lại không dám đổi mới và sáng tạo

II Cơ sở thực tiễn:

1

C ơ sở thực tiễn từ các nước trên thế giới :

Suy cho cùng, tiềm năng sức lao động, con người với trí tuệ và lao động đã và đang là tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia, là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia Vì thế mà trong chiến lược phát triển của mình nhiều nước đã đặt con người vào vị trí trung tâm, quan tâm đặc biệt đến yếu tố con người và chuyển đối tượng khai thác vào chính bản thân con người Hiện tượng các nước công nghiệp mới Đông á là những cứ liệu lịch sử xác thực cho nhận thức về vấn đề này Sự thành công của những nước đó do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên nhân mang tính đặc trưng chung, đó là là

họ đã nhận thức đúng vai trò quyết định của nguồn lực con người và đầu tư thoả đáng cho chiến lược con người, đặt lên hàng đầu chất lượng nguồn lao động - đặc biệt là các yếu tố văn hoá, kỹ thuật và kỷ luật, đi trước một bước về giáo dục và đào tạo, coi đó là chìa khoá của sự tăng trưởng, là điều kiện đảm bảo cho sự thắng lợi của sự nghiệp Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá

Chẳng hạn, để chuẩn bị cho Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Hàn Quốc đã có kế hoạch “Trí tuệ hoá toàn dân”

* Trường hợp của Hàn Quốc cho thấy, các nước nghèo muốn rút ngắn thời kỳ CNH phải đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực:

+ Trong thời kỳ 1980 – 1990, tuổi giáo dục trung bình của dân số nước này đã tăng tới 9,54 + Giảm số người mù chữ tới mức không

+ Các trường Đại học cung cấp cho đất nước 3.211 tiến sỹ, 22.000 tốt nghiệp cao học (tính đến 1992)

+ Số nhân lực R&D đã tăng từ 2765 (năm 1965) lên 70503 (năm 1990)

+ 1990: đầu tư 3.5 triệu USD để mời 100 nhà khoa học nước ngoài về giúp đỡ phát triển khoa học công nghệ trong nước

* Vấn đề phát triển nhân lực mà Hàn Quốc gặp phải:

Hệ thông giáo dục không linh hoạt để có thể đáp ứng nhu cầu của phát triển công nghiệp, dẫn đến sự mất tương xứng giữa cung và cầu nhân lực

Một trong những lý do mất tương xứng là do các trường đại học không có khả năng đáp ứng trước các nhu cầu thay đổi

Còn Nhật Bản trong kế hoạch phát triển của mình đã đặt giáo dục vào hệ thống 3 chiến lược: “Giáo dục - Khoa học và mở cửa”

Trang 7

Người Nhật Bản được biết đến là những người có lòng tự trọng bản thân cao, luôn nghiêm túc

và trách nhiệm trong công việc, văn hóa ứng xử, văn minh lịch sự trong từng cá nhân và một tinh thần đoàn kết to lớn cả dân khiến cả thế giới nể phục Bước vào cnh, Nhật bản có lực lượng lao động đông đảo, trình độ văn hóa khá cao, có kỹ năng nghề nghiệp, được đào tạo nghề chuyên sâu như lao động kỹ thuật, quản lý Bên cạnh đó, chính phủ Nhật sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực như chế độ đãi ngộ, đặc biệt đối với lao động suốt đời hay tạo môi trường làm việc, quan hệ lao động mang tính gia đình Trong việc tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến phương Tây là sự kết hợp “kỹ thuật phương Tây” với “Tinh thần Nhật Bản” Bằng con đường nhập khẩu với nhiều hình thức khác nhau: nhập khẩu trực tiếp công nghệ, mua bằng phát minh sáng chế, khuyến khích người Nhật đi du học để tiếp thu những tri thức mới của phương Tây,

và “nhập khẩu" cả chuyên gia giỏi từ nhiều nước khác nhau trên thế giới Số người nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản ngày càng nhiều, từ cố vấn kỹ thuật, giáo viên, nhà đầu tư, cho đến nhà quản lý và thợ lành nghề

Hay ở Đài Loan trong 30 năm từ 1952 đến 1981 tổng giá trị sản phẩm quốc dân tăng 26,43 lần nhưng chi phí cho giáo dục tăng hơn 90 lần

 Có thể nói rằng nền kinh tế xã hội của các nước này có sự phát triển nhanh phần lớn nhờ vào

sự phát triển nguồn lực con người Kinh nghiệm của các nước này là bài học bổ ích cho đất nước Viêt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đang trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

2 Thực tiễn của Việt Nam:

 Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng từ ngày thành lập (3-2-1930) đến nay Đảng ta đã nhiều lần khẳng định "con người là vốn quý nhất chăm lo cho hạnh phúc của con người mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta" Trên thực tế trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng ta đã cố gắng làm nhiều việc theo hướng đó Dân sự chăm lo cho hạnh phúc con người chưa có nhiều thành công như mong muốn, việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người lao động còn thấp, song phần nào đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, của những người lao động chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân" Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh" đã được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ Trung tâm Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" và "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" - đã trở thành tư tưởng quán xuyến toàn bộ

sự nghiệp cách mạng của Đảng ta với tư cách là Đảng cầm quyền ngay từ đầu mọi chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đều quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người

 Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" Đảng ta

đã chỉ rõ: "Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát huy nhân tố con người trên cơ

sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân kết hợp tốt tăng trưởng

Trang 8

kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội" Định hướng có ý nghĩa chiến lược đó chính là thể hiện tư tưởng vì con người, của mục tiêu phát triển con người Việt Nam, toàn diện trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

 Từ Đại hội VII, vấn đề phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng ta chú trọng, coi đây là động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000 khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH

Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình hình: trẻ (tính theo tuổi đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có trình độ chuyên môn rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc; số cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế

Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát và mất cân đối nghiêm trọng:

- Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10;

- Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của TQ khoảng gấp đôi của nước ta…

Dân số: Việt Nam có quy mô dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á

và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á Dân số phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng Dân cư Việt Nam phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn (khoảng 68 % - năm 2013) Trình độ học vấn của dân cư ở mức khá; tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh (năm 2013 đạt 73,1 tuổi)

Lao động: Lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng 52.207.000 người; hàng năm trung

bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được nâng cao, tuy nhiên so với các nước trong khu vực (Nhật Bản, Thái Lan, Sin-ga-po, Trung Quốc, ) nói chung thấp hơn cả về chiều cao trung bình, sức bền, sức dẻo dai Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh,

Trang 9

khéo léo, cần cù, tuy nhiên ý thức kỷ luật, năng lực làm việc theo nhóm,… còn nhiều hạn chế

Đào tạo: Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh Điều này có thể

được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.058.922 người, số tốt nghiệp

là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp là 421.705 người Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương,… chưa đồng nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội

Tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệu dân, tỷ lệ số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệu dân, tỷ lệ có học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả các nước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan, nhưng chất lượng đang có nhiều vấn đề

Điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu lực nguồn lực chuyên nghiệp Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sỹ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý; số bài báo khoa học được công bố hàng năm chỉ bằng khoảng ¼ của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số tiến sỹ của ta hàng năm nhận bằng thường nhiều hơn của Thái Lan, có năm cao gần gấp đôi…

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ;

tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2013 là 6,9% )

Sử dụng nhân lực: Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá

cao Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá XIII, nền kinh tế đã tạo ra trong năm 2013 khoảng 1,58-1,6 triệu việc làm mới; tỷ lệ thất nghiệp là 2,18% (trong

đó thành thị là 3,59%, nông thôn là 1,54%), tỷ lệ thiếu việc làm là 2,75% (trong đó thành thị

là 1,48%, nông thôn là 3,31%)

Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng: Theo cách tính năng suất lao động đo

bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiện hành chia cho tổng số người làm việc bình quân trong 01 năm, năng suất lao động năm 2005 là 21,4 triệu đồng/người, năm 2010 là 44,0 triệu đồng/người, năm 2012 là 63,1 triệu đồng/người, sơ bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người

Trang 10

Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục,… và xuất khẩu lao động Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện

về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế

Kết quả chung là: Nhìn nhận theo góc độ đánh giá nguồn nhân lực, chất lượng con người

Việt Nam thấp về nhiều mặt so với các nước ASEAN6 và Trung Quốc, có nhiều ưu thế không được nuôi dưỡng và phát huy đúng hướng

B Phân tích nội dung:

Sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngoài môi trường chính trị

ổn định, phải có các nguồn lực cần thiết như: nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý, nguồn lực nước ngoài Các nguồn lực này có quan

hệ chặt chẽ với nhau, cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng mức

độ tác động và vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không giống nhau, trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định

 Khái niệm nguồn lực con người

 Nguồn lực con người là tổng thể những tiềm năng năng lực của mỗi cá nhân và cộng đồng đã và đang và sẽ tạo ra sức mạnh để thúc đẩy XH phát triển

Nguồn lực con người bao gồm cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

 Vai trò của nguồn lực con người quan trọng như thế nào đã được chứng minh trong lịch

sử kinh tế của những nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Mỹ,… nhiều nhà kinh doanh nước ngoài khi đến tham quan Nhật Bản thường chỉ chú ý đến kỹ thuật, máy móc và coi

đó là nguyên nhân tạo nên “kỳ tích Nhật Bản” Nhưng họ đã nhầm, chính người Nhật Bản cũng không quan niệm như vậy Người Nhật cho rằng kỹ thuật và công nghệ có vai trò rất to lớn nhưng không phải là yếu tố quyết định nhất Yếu tố quyết định nhất dẫn đến thành công của họ là con người Cho nên họ đã tập trung cao độ và có những chính sách độc đáo phát triển yếu tố con người

 Ngày nay đối với những nước lạc hậu đi sau, không thể phát triển nhanh chóng nếu không tiếp thu những tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ hiện đại của các nướcphát triển Nhưng không phải cứ nhập công nghệ tiên tiến bằng mọi giá mà không cần tính đến yếu tố con người Cần nhớ rằng, công nghệ tiên tiến của nước ngoài khi được tiếp thu sẽ phát huy tác dụng tốt hay bị lãng phí, thậm chí bị phá hoại là hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố con người khi sử dụng chúng Nhiều công ty chỉ chú ý đổi mới kỹ thuật và công nghệ nhưng vì không chú ý đến yếu tố con người nên đều thất bại Ông Victor S.L.Tan, giám đốc của Ohostate University đã viết: “Điều mỉa mai lớn nhất còn là ở chỗ, trong có nhiều công ty

đã cố thực hiện đổi mới, nhưng lại có ít công ty thực hiện đủ mức để đạt tới thành công Nhiều công cuộc đổi mới đã tiến hành nhưng thất bại vì các công ty đó đã không đưa vào

Ngày đăng: 04/05/2017, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w