Cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể của Nguyễn Viết Chữ Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004 đã đề cập đến phương pháp và biện pháp dạy học các tác phẩm tự sự tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HỒNG HẠNH
DẠY - HỌC TÁC PHẨM “CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN”
CỦA NGUYỄN DỮ THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
CHO HỌC SINH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN - TIẾNG VIỆT
MÃ SỐ: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS HOÀNG HỮU BỘI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Hữu Bội Nội dung đề tài nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong công trình nào khác
Người hướng dẫn khoa học
TS Hoàng Hữu Bội
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Hạnh
Trang 3MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
4 Mục đích nghiên cứu 13
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 13
6 Phương pháp nghiên cứu 13
7 Cấu trúc luận văn 14
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN KỲ VÀ TÁC PHẨM “CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN” CỦA NGUYỄN DỮ 14
1.1 Truyện truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam - đặc điểm về thể loại 15
1.2 Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ 28
Chương 2: ĐƯA HỌC SINH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ĐẾN VỚI TÁC PHẨM “CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN” 38
2.1 Khảo sát những vướng mắc của học sinh miền núi phía Bắc khi đến với “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” 39
2.2 Một số biện pháp giúp học sinh miền núi phía Bắc vượt qua trở ngại để đến với “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” 46
2.2.1 Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh tự học kiến thức về thể loại truyện truyền kỳ 46
2.2.2 Biện pháp 2: Giải toả những vướng mắc về ngôn ngữ và vốn văn hoá cho học sinh miền núi phía Bắc 47
2.2.3 Biện pháp 3: Kích thích trí tưởng tượng của học sinh miền núi phía Bắc khi thâm nhập vào hình tượng nhân vật 49
2.2.4 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh miền núi phía Bắc khám phá hàm nghĩa của tác phẩm 52
Trang 42.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động ngoại khoá về truyện truyền
kỳ
55 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ DẠY - HỌC TÁC PHẨM “CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN”
58 3.1 Thiết kế của luận văn về bài học “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
58 3.1.1 Nội dung thiết kế bài học 58
3.1.2 Giải thích thiết kế 68
3.2 Dạy thực nghiệm bài học “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” 70
3.2.1 Mục đích thực nghiệm 70
3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 70
3.2.3 Địa bàn thực nghiệm 70
3.2 4 Thời gian thực nghiệm 70
3.2.5 Kết quả thực nghiệm 71
PHẦN KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Đề tài được lựa chọn từ yêu cầu hoàn thiện dần lý thuyết về vấn
đề dạy - học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể
Lý thuyết về dạy - học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể đã
được các nhà nghiên cứu bàn nhiều, tiêu biểu là cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể của tập thể tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý,
Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn (Nhà xuất bản Giáo dục, 1976) Các tác giả đã giới thiệu một số kiến thức cơ bản nhất về các loại thể văn học và phương pháp vận dụng đặc trưng các loại thể vào giảng dạy các tác phẩm văn chương Song các tác giả chưa đề cập đến phương pháp giảng dạy truyện truyền
kỳ Cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) của
Nguyễn Viết Chữ (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004) đã đề cập đến phương pháp và biện pháp dạy học các tác phẩm tự sự trong đó có dạy học truyện truyền
kỳ (tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) nhưng mới ở bước gợi ý mang tính định hướng lý thuyết
1.2 Đề tài được lựa chọn từ thực tiễn dạy - học truyện truyền kỳ cho chủ thể cảm thụ có những đặc thù riêng - học sinh miền núi
Lý thuyết về dạy - học tác phẩm văn chương cho chủ thể cảm thụ có đặc thù riêng - học sinh miền núi đã được nghiên cứu trong những năm qua Tiêu
biểu là công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Hữu Bội về Dạy và học tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học miền núi (Nhà xuất bản Giáo dục,
1997), cuốn Một số vấn đề về phương pháp dạy - học văn trong nhà trường của
Nguyễn Huy Quát - Hoàng Hữu Bội (Nhà xuất bản Giáo dục, 2001) đề cập tới những vấn đề: “Dạy và học văn ở miền núi; Sự thật thà với việc học văn chương”; “Về dạy và học văn ở trường phổ thông miền núi, Con đường khắc phục “chủ nghĩa hiện thực ngây thơ” trong cảm thụ văn chương của học sinh miền núi”; “Việc giải tỏa “hàng rào ngôn ngữ” cho học sinh dân tộc thiểu số khi tiếp nhận tác phẩm văn chương”,
Trang 6Tuy nhiên, dạy - học truyện truyền kỳ cho chủ thể cảm thụ có đặc thù
riêng - học sinh miền núi cũng chưa có nhà nghiên cứu nào quan tâm giải quyết
1.3 Đề tài được lựa chọn từ thực tiễn dạy - học truyện truyền kỳ của
chương trình và sách giáo khoa mới ban hành
Thực tiễn dạy - học Ngữ Văn trong nhà trường theo sách giáo khoa mới có những yêu cầu riêng như dạy - học theo hướng tích hợp, dạy - học theo hướng
tích cực Văn bản truyện truyền kỳ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của
Nguyễn Dữ lại là văn bản vừa được đưa vào chương trình và Sách giáo khoa Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông Khi dạy tác phẩm này, thầy và trò ở miền núi gặp một số trở ngại, vướng mắc Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài này với hi vọng đóng góp một phần nhỏ bé để tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại đó
2 Lịch sử vấn đề
Trong số những tài liệu chúng tôi có được, vấn đề dạy học Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên đã được đặt ra và giải quyết ở những công trình sau:
- Cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) của
Nguyễn Viết Chữ, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004 đã đề ra phương pháp
và biện pháp dạy học các tác phẩm tự sự, trong đó có văn xuôi cổ trung đại và
phương pháp riêng khi tiến hành giảng dạy Đối với tác phẩm Người con gái Nam Xương hay Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong 20 truyện ở
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, tác giả lưu ý: “(…) hầu hết các truyện đều
có lời bình Đằng sau mỗi truyện ta vẫn thấy ẩn hiện một nhân vật trữ tình, một
kẻ sĩ cứng cỏi, lấy truyện xưa mà nói nay, lấy cái kỳ, cái ảo mà nói cái thực Các tác phẩm của Nguyễn Dữ là sự lưu hợp tinh hoa giữa truyện cổ dân gian và tư duy bác học, có sự xen lẫn giữa: thơ, từ và văn biền ngẫu Khi giảng dạy các tác phẩm này dứt khoát phải hình thành tích truyện, đọc kĩ ở lớp những đoạn có tính chất thẩm mĩ nghệ thuật cao Có thể cho học sinh từ hiểu truyện đến hiểu lời bình rồi phát biểu sự cảm nhận cá nhân Thi kể sáng tạo (diễn cảm), tóm tắt truyện nhanh nhất, có thể diễn thành văn vần Trong quá trình phân tích, sử dụng
ít nhiều loại câu hỏi phân tích, hình dung tưởng tượng, chi tiết nghệ thuật Nên
Trang 7sử dụng con đường theo đề tài chủ đề (vì truyện vừa có chất dã sử, có chất truyền kỳ đôi khi cũng nhuốm màu cổ tích)” [tr.120-121]
- Các cuốn sách tham khảo dạy học Ngữ Văn 10 chia làm hai loại: loại sách gợi ý về phương pháp dạy học và loại sách phân tích, bình giảng các tác phẩm có trong Ngữ Văn 10
+ Loại sách gợi ý về phương pháp dạy học, chúng tôi quan tâm đến sách giáo viên và sách thiết kế:
Sách giáo viên Ngữ Văn 10, Phan Trọng Luận (chủ biên), Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, 2006 gợi ý về phương pháp dạy - học: Phân công học sinh đọc theo bốn đoạn (“Ngô Tử Văn… không cần gì cả”; “Đốt đền xong… khó lòng thoát nạn”; “Tử Văn vâng lời… không bệnh mà mất”; “Năm Giáp Ngọ… quan phán sự”); giúp học sinh trả lời các câu hỏi trong phần “Hướng dẫn học bài”; từ nội dung câu trả lời, giáo viên đúc kết lại trọng tâm của bài như sau: 1
Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn (phẩm chất và sự thắng lợi của cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn) 2 Ngụ ý phê phán (hướng đến hai đối tượng: hồn
ma tên tướng giặc xâm lược, thánh thần quan lại ở cõi âm) 3 Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc
Về nội dung bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn - đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà, qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt; thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính với cách dẫn dắt truyện khéo léo và những tình tiết lôi cuốn
Cuốn Thiết kế bài học Ngữ Văn 10, Phan Trọng Luận (chủ biên), Nhà
xuất bản Giáo dục, 2006 hướng trọng tâm bài học vào tính cách của Ngô Tử Văn và tên tướng giặc họ Thôi, nghệ thuật của thể loại truyền kỳ Đồng thời cuốn sách cũng chú ý những điểm khó: những yếu tố hoang đường trong tác phẩm có thể khiến học sinh hiểu truyền kỳ như là truyện cổ tích hoặc không nhận ra ý nghĩa phản ánh hiện thực ẩn sau lớp vỏ chi tiết chi tiết li kì, các điển
Trang 8tích, điển cố, từ khó, từ cổ Về phương pháp, các tác giả gợi ý cần chú ý tích hợp với kiến thức về tác giả Nguyễn Dữ và thể loại truyện truyền kỳ đã được học ở chương trình Trung học cơ sở, đọc - tiếp xúc với văn bản tác phẩm, tìm hiểu nhân vật Tử Văn và nghệ thuật của tác phẩm, khái quát tư tưởng tác phẩm, đưa học sinh
đến với phần “Ghi nhớ” ở Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (cơ bản) và củng cố luyện tập Về nội dung, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái cương trực, dám đấu tranh chống lại cái
ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một người trí thức nước Việt, đồng thời thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà Người học cũng khẳng định được nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn của tác phẩm, nhân vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính
Cuốn Thiết kế bài học Ngữ Văn 10 của tác giả Hoàng Hữu Bội, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2006 định hướng về phương pháp dạy học: tiếp xúc bước đầu với tác phẩm (đọc văn bản và giải thích từ ngữ, giới thiệu tác giả và tác phẩm, tóm tắt cốt truyện), thâm nhập vào hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn (đốt đền, giữa phiên toà xử kiện của Diêm Vương, nhận chức phán sự đền Tản Viên), tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện của tác giả và cuối cùng nhấn mạnh đến việc khắc sâu ấn tượng
về tác phẩm với những chi tiết đến ngày nay vẫn còn mang tính thời sự Từ đó thấy được nội dung của truyện là ca ngợi vẻ đẹp của hình tượng Ngô Tử Văn: khảng khái, chính trực, dũng cảm, muốn vì dân trừ hại Đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ vì đã diệt trừ hồn tên tướng giặc xâm lược, bảo vệ Thổ công nước Việt Người đọc cảm nhận được cái tài của Nguyễn Dữ là kết hợp hai yếu tố hiện thực và hoang đường, kì ảo vào một cốt truyện giàu kịch tính: có mở đầu, thắt nút, đỉnh điểm, mở nút, Tác giả tài tình trong việc dẫn dắt truyện, cách
kể và cách tả giản dị mà sinh động, thể hiện kín đáo tình cảm và thái độ của mình
Cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10, cơ bản, tập 2, Nguyễn Văn Đường
(chủ biên), Nhà xuất bản Hà Nội, 2007 định hướng: đọc - kể tóm tắt, giải thích một số từ khó (nhan đề chữ Hán) theo chú thích trong sách giáo khoa; phân tích nhân vật Ngô Soạn (Tử Văn) - người đốt đền tà, những ngụ ý phê phán, nghệ
Trang 9thuật kể chuyện và vai trò của yếu tố kỳ ảo; hướng dẫn tổng kết và luyện tập Nội
dung của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là đề cao tinh thần khảng khái,
cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt, đồng thời thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà Với nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật chính được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến giàu kịch tính, truyện đã để lại ấn tượng mạnh
mẽ trong lòng người đọc
Cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10, tập 2 do Trần Đình Chung chủ biên,
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007 gợi ý dạy - học theo hướng tích hợp và
tích cực Tác giả có ý thức gắn kết hoạt động đọc - hiểu văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với đặc điểm thể loại truyện truyền kỳ trong văn học thời
trung đại; với các yếu tố đặc trưng văn tự sự, với quan niệm về thần linh ma quỷ
trong dân gian, với đặc điểm truyện truyền kỳ của Nguyễn Dữ, với Chuyện người con gái Nam Xương (đã học ở Trung học cơ sở) Đồng thời tác giả cũng tích cực hoá hoạt động dạy học bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên theo
hướng đan xen kể chuyện với phân tích bằng câu hỏi đàm thoại tương ứng với thể loại tự sự truyền kỳ, kết hợp cá nhân tự bộc lộ và học nhóm với lời giảng bình Cụ thể là bắt đầu từ việc đọc - tái hiện văn bản đến việc phân tích văn bản theo hướng phân tích nhân vật Tử Văn (đốt đền, đương đầu với ma quỷ, làm chức phán sự đền Tản Viên), đánh giá ý nghĩa văn bản và bài tập củng cố Qua câu chuyện kể về cuộc đấu tranh của nhân vật Tử Văn quyết liệt chống lại tà ma
vì sự thật, văn bản đã ca ngợi một con người dũng cảm, trọng công lý Từ đó, tác giả muốn bày tỏ quan niệm nhân sinh của mình: chính nghĩa thắng gian tà, tôn kính thần linh tiên tổ Truyện đã thể hiện đặc sắc trong cách nhận thức biểu đạt của văn tự sự trung đại được lộ rõ qua hình thức kể chuyện truyền kỳ của văn
bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: dùng cách kể chuyện tưởng tượng với
nhiều yếu tố hoang đường như thần linh, ma quỷ để phản ánh hiện thực và thể hiện quan niệm nhân sinh tích cực của tác giả
Trang 10Cuốn Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương (phần trung đại) ở chương trình phổ thông, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
2007 đã trình bày thiết kế của cô giáo Nguyễn Thị Thuý về Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên: học sinh tiếp xúc với văn bản tác phẩm bằng một trong hai
hình thức (đọc phân vai, tóm tắt tình tiết chính); tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn, nhân vật hồn ma của viên Bách hộ họ Thôi, nghệ thuật của thể loại truyền kỳ trong tác phẩm (kết hợp yếu tố thực và ảo, cách xây dựng tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật của nhà văn làm sáng tỏ nội dung tư tưởng và nghệ thuật)
+ Loại sách phân tích, bình giảng các tác phẩm có trong Ngữ Văn 10 gồm
có những tài liệu sau:
Cuốn Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 10, Nguyễn Trọng
Hoàn (chủ biên), Phạm Tuấn Anh, Lê Hồng Mai, Nguyễn Thị Nhàn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2008 khẳng định sức hấp dẫn riêng của truyện là sự xen lẫn các yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo Nhân vật chính Ngô Tử Văn được giới thiệu theo cách kể quen thuộc của văn học trung đại, bao gồm tên tuổi, quê quán và tính cách Đối lập với sự ngay thẳng của Tử Văn là
sự gian trá, xảo quyệt của viên Bách hộ họ Thôi Chủ đề nổi bật của truyện là “ca ngợi sự chính trực ngay thẳng và tố cáo tội ác của những kẻ xâm lược Ngô Tử Văn - tấm gương tiêu biểu cho những người trí thức nước Việt khảng khái, cương trực, dũng cảm chống lại cái ác để trừ hại cho dân Sự chiến thắng của Tử Văn là
sự chiến thắng của lẽ phải, của công lý, thể hiện niềm tin của nhân dân lao động vào lẽ phải (…) Bên cạnh đó, tác phẩm còn chĩa mũi nhọn phê phán vào bọn xâm
lược và vạch trần mặt trái của xã hội” [tr 190]
Cuốn Phân tích tác phẩm Ngữ Văn 10, Trần Nho Thìn (chủ biên), Lê
Nguyên Cẩn, Phạm Thu Yến, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009 xác định chủ đề của truyện là “ca ngợi tinh thần dũng cảm của Ngô Tử Văn dám đấu tranh chống lại bọn quan lại sách nhiễu nhân dân và sự bao che dung túng cho bọn chúng Khái quát hơn, có thể nói truyện ca ngợi tinh thần đấu tranh bảo vệ
Trang 11cái chính nghĩa, chống lại cái gian tà Cũng có thể nghĩ đến một tuyến chủ đề song song nữa là truyện lên án, phê phán thế lực xâm lược qua tên tướng giặc Minh tuy đã chết vẫn tiếp tục quấy nhiễu, làm hại dân ta đồng thời ca ngợi người trí thức Đại Việt dám đấu tranh chống lại kẻ thù (…) Nếu phân tích nội dung lời bình của tác giả ở cuối truyện, ta thấy chủ đề đấu tranh chống lại tà ma, yêu quái (một cách ám chỉ những tên tham quan tham nhũng lại gây tai ương cho nhân
dân) là chủ đề nổi bật” [tr 182] Truyện hình thành hai tuyến đối lập rõ rệt: Ngô
Tử Văn - người trí thức dũng cảm chống lại cái ác, tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi - lực lượng phi nghĩa Cuộc đấu tranh giữa một bên đại diện là Tử Văn với một bên đại diện là tên Bách hộ họ Thôi thực chất là cuộc đấu tranh giữa những người chính trực với bọn quan lại xấu xa câu kết với nhau làm hại dân lành Hệ thống nhân vật trong truyện mang tính tượng trưng đậm nét Giải mã truyện truyền kỳ là phải thấy và chỉ ra được tính chất tượng trưng này Nghệ thuật kể chuyện: kết hợp thành công bút pháp hiện thực và bút pháp kỳ ảo, kết cấu truyện giàu kịch tính, với những tình tiết lôi cuốn, xây dựng tính cách nhân vật sinh động, ngôn ngữ nhân vật cũng được chú ý ở mức độ nhất định để khắc hoạ tính cách
Cuốn Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009 coi Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện tiêu biểu trong tập Truyền kỳ mạn lục Truyện
khẳng định tính dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí chống nô dịch, bất công, kiên quyết đấu tranh cho chính nghĩa và lẽ phải Câu chuyện diễn ra nơi cõi âm của những oan hồn, tà ma nhưng lại phản ánh được cuộc sống dương thế ở cả khía cạnh tâm lý tinh vi, phức tạp nên càng có sức khơi gợi, hấp dẫn bạn đọc Đó cũng chính là tinh thần nhân văn, ý nguyện khẳng định lẽ phải “thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà” vốn phổ biến trong lối kết thúc có hậu của truyện cổ tích và cũng phù hợp với tâm thế tiếp nhận của người đọc nói chung Nội dung của truyện hướng đến mục đích giáo huấn, đề cao phẩm chất cứng cỏi, tiết tháo, đúng như lời bình của tác giả ở cuối truyện
Trang 12Cuốn Bình giảng Văn 10 chọn lọc, Trần Đình Sử (chủ biên), Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, 2010 ca ngợi hình tượng Ngô Tử Văn là hình tượng đẹp đẽ nhất của loại nho sĩ hành đạo Tác giả Phạm Tuấn Vũ so sánh cách giới thiệu và
tính cách hai nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) và Phùng Đại Dị (Chức tư pháp ở điện Thái
Hư trích Tiễn đăng tân thoại (Câu chuyện mới dưới ánh đèn cắt bấc nhiều lần)
của nhà văn Trung Quốc Cù Hựu) có những điểm tương đồng và khác biệt Điểm tương đồng là cả hai nhân vật đều được giới thiệu lai lịch Điểm khác biệt
là Ngô Tử Văn được giới thiệu cụ thể hơn (có huyện, tỉnh) còn Phùng Đại Dị chỉ được nói đến quốc tịch Ngô Tử Văn có tính cách cương trực, nóng nảy, dị ứng với tà gian Phùng Đại Dị là người cậy tài, kiêu ngạo, ngỗ ngược Truyện được xây dựng giàu kịch tính qua việc các nhân vật xung đột với nhau gay gắt Qua
đó, nhà văn muốn khẳng định ý chí đấu tranh chống tà gian của nhân dân ta trong việc bảo vệ lẽ phải
- Luận văn cao học Dạy - học truyện truyền kỳ Việt Nam ở lớp 10 trung học phổ thông (theo chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 thí điểm)
của Đoàn Bách Thảo, 2004 đã đề cập và giải quyết tiền đề lý luận của việc dạy - học truyện truyền kỳ ở trường THPT (Trung học phổ thông), một số giải pháp
để thực thi có hiệu quả việc dạy - học truyện truyền kỳ ở trường THPT theo chương trình và sách giáo khoa mới và mô hình thiết kế thể nghiệm giờ học
truyện truyền kỳ ở trường THPT, trong đó có thiết kế thể nghiệm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Như vậy, các tài liệu trên khá thống nhất trong việc nghiên cứu và đề xuất
phương pháp, biện pháp dạy - học Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Các tài
liệu đã đặt ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc dạy học một truyện truyền kỳ theo đúng đặc trưng thể loại Đề tài của chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề về truyện truyền kỳ, về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp phù hợp với lý luận và
thực tế, đồng thời thiết kế Chuyện chức phán sự đền Tản Viên theo đặc trưng thể
Trang 13loại và phù hợp với chủ thể tiếp nhận đặc thù là học sinh miền núi phía Bắc để dạy thực nghiệm, nhằm rút ra kết luận khoa học cần thiết và hiệu quả sư phạm cho thiết kế đó
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh
đối với thể loại truyện truyền kỳ trong nhà trường phổ thông
3.2 Phạm vi nghiên cứu: dạy - học truyện truyền kỳ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ cho đối tượng học sinh miền núi
4 Mục đích nghiên cứu
4.1 Phát hiện đặc trưng cảm thụ truyện truyền kỳ của học sinh miền núi 4.2 Đề xuất phương án dạy - học phù hợp với đặc trưng thể loại cho chủ thể cảm thụ có những đặc điểm riêng - học sinh miền núi nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học truyện truyền kỳ trong nhà trường phổ thông
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết: dạy - học truyện truyền kỳ theo đặc trưng thể loại
5.2 Nghiên cứu thực tiễn: dạy - học truyện truyện kỳ cho đối tượng học sinh miền núi
5.3 Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng những đề xuất của luận văn
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Tổng hợp lý luận: lý luận về dạy - học truyện truyền kỳ, lý luận về đặc điểm cảm thụ của học sinh miền núi với thể loại truyện truyền kỳ
6.2 Khảo sát thực tiễn: phương pháp điều tra thực trạng dạy - học truyện truyền kỳ ở trường THPT Chiềng Khương, Huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La để đánh giá những thuận lợi, khó khăn và phương án khắc phục
6.3 Thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm chứng những đề xuất của luận văn
để đánh giá hiệu quả thực thi Gồm thiết kế Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
do luận văn đề xuất, dạy thực nghiệm, đưa ra kết quả dạy thực nghiệm
Trang 147 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Thể loại truyện truyền kỳ và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
Chương 2: Đưa học sinh miền núi phía Bắc đến với tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về dạy - học truyện truyền kỳ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Trang 15PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN KỲ VÀ TÁC PHẨM “CHUYỆN CHỨC
PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN” CỦA NGUYỄN DỮ 1.1 Truyện truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam - đặc điểm về thể loại
1.1.1 Khái niệm về truyện truyền kỳ và các tác phẩm truyện truyền
kỳ trong văn học trung đại Việt Nam
1.1.1.1 Khái niệm truyện truyền kỳ
Từ điển văn học (tập II, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984)
nhận định về truyện truyền kỳ: “một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng những môtíp kỳ quái, hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, phần lớn là truyện tình, để gợi hứng thú cho người đọc Phần lớn các truyện truyền kỳ đều là truyện ngắn, có khi là từng truyện riêng rẽ, có khi tập hợp nhiều truyện thành một tập, và chủ đề cũng không nhất thiết gắn bó chặt chẽ với nhau Sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào câu chuyện không phải là do những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, bụt, thần tiên, trong truyện cổ tích thần kỳ, mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật (ma quỷ, hồ ly, vật hóa người, ) Tuy nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu phóng đại của tâm lý, tính cách của một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kỳ vẫn mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc” [tr 447]
Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Trần Đình Sử, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2005): “Truyện truyền kỳ ở Trung Quốc xuất hiện ở đời Đường, Tống, đánh dấu sự chín muồi của tự sự nghệ thuật
( ) Truyện truyền kỳ có ít nhân vật, sự kiện tập trung, mỗi truyện thường xoay quanh một vài sự kiện chính Truyện truyền kỳ chú trọng vào việc hơn là
Trang 16chú trọng vào người, lấy việc mà biểu hiện người, răn người (…) Nội dung truyện hoàn toàn là việc và người ở Việt Nam Nhân vật là những người bình thường ( ) Truyện truyền kỳ có cốt truyện hoàn chỉnh như những tác phẩm nghệ thuật, có thắt nút, phát triển và mở nút Tính chất hư cấu, biểu tượng rất rõ ( ) Lời trần thuật của tác giả được phân làm hai: Lời trần thuật miêu tả câu chuyện một cách khách quan và lời bình luận về mặt đạo đức hay nghệ thuật có quan điểm xác định” [tr 348]
Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những vấn đề văn xuôi tự sự
(Nguyễn Đăng Na, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003): “Với đặc điểm dùng hình thức
kỳ ảo làm phương thức chuyển tải nội dung, truyện truyền kỳ có sức hấp dẫn mãnh liệt mọi lứa tuổi, mọi thế hệ (…) Đó là thế giới vừa ảo vừa thực, có cả cái thấp hèn và cái cao thượng, có cả ma và thánh, quỷ và tiên, đồng thời có cả những sinh hoạt thường ngày, ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kỵ, lọc lừa, ” [tr 20]
Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - tập hai (Nhà xuất bản Giáo dục, 2010) viết:
“Truyền kỳ là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kỳ lạ, hoang đường Trong truyện truyền kỳ, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao Đó chính là yếu
tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả” [tr 55]
Từ những nhận định trên, chúng tôi có được sự hiểu biết khái quát về truyện truyền kỳ như sau:
- Về hình thức thể loại: truyền kỳ là thể loại truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường có nguồn gốc từ truyện dân gian hoặc các môtíp truyện dân gian, sử dụng các yếu tố kỳ quái, hoang đường vào trong một cốt truyện có ý nghĩa nhân thế Truyện truyền kỳ có cốt truyện hoàn chỉnh (thắt nút, phát triển,
mở nút) Nhân vật ít, bao giờ cũng có một nhân vật là người thật bình thường và nhân vật ma, thánh Lời kể gồm lời trần thuật và lời bình luận về mặt đạo đức hay nghệ thuật có quan điểm nhất định
Trang 17- Về nội dung: truyện truyền kỳ phản ánh hiện thực của Việt Nam, việc và người hoàn toàn là việc và người Việt Nam Đến với truyện truyền kỳ là đến với thế giới truyền kỳ - đó là một thế giới vừa ảo vừa thực, thế giới của con người và thế giới cõi âm Truyện truyền kỳ thể hiện cách nhìn của nhân dân đối với đời sống, với hiện thực đồng thời nói lên quan điểm đạo đức, quan niệm về công lý
xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn
1.1.1.2 Các tác phẩm truyện truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam Theo tác giả cuốn Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những vấn đề văn xuôi tự sự, truyện truyền kỳ Việt Nam ra đời từ thế kỷ X và tồn tại, phát triển trong
thời kỳ trung đại đã tạo nên diện mạo riêng mang bản sắc văn hóa dân tộc Trải qua
ba giai đoạn phát triển (từ thế kỷ X - thế kỷ XIV, thế kỷ XV - thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX), truyện truyền kỳ Việt Nam có những đặc điểm khác biệt về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện Việc nghiên cứu truyện truyền kỳ qua các giai đoạn phát triển có ý nghĩa quan trọng không chỉ với giới nghiên cứu nói chung
mà còn có vai trò lớn đối với giáo viên và học sinh trong quá trình khám phá đặc trưng của thể loại này
Giai đoạn từ thế kỷ X - thế kỷ XIV: Truyện truyền kỳ chưa tách khỏi văn
học dân gian và văn học chức năng Các tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ này là Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh), Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp, đều ghi chép về con người và sự việc có
trong đời sống thực nhưng đã được tô đậm mang màu sắc huyền bí linh thiêng Mục đích là nêu cao, ca ngợi những tấm gương sáng để khẳng định sức mạnh dân tộc và phản ánh đời sống tâm linh của người Việt Nội dung của truyện có yếu tố hoang đường kỳ ảo nhưng xây dựng trên cơ sở cái nền của hiện thực Yếu tố hoang đường kỳ ảo có vai trò phục vụ cho nhu cầu nhận thức cuộc sống có tính chất thần linh tôn giáo Truyện giai đoạn này gắn kết chặt chẽ các yếu tố thần thoại, truyền thuyết và lịch sử
Giai đoạn từ thế kỷ XV - thế kỷ XVII: Giai đoạn truyện truyền kỳ phát
triển rực rỡ Với tập truyện Thánh Tông di thảo và đặc biệt là Truyền kỳ mạn
Trang 18lục, Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã “phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự
vào quỹ đạo nghệ thuật: văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh” [20, 19] Truyện truyền kỳ thoát khỏi ràng buộc của văn học dân gian và văn học chức năng Các tác giả sáng tạo truyện mới mang bản sắc dân tộc và hiện thực đương thời, có quy mô phản ánh rộng lớn, số lượng tình tiết và nhân vật phong phú Đó là những con người với cuộc sống đời thường, là yếu tố hoang đường kỳ ảo được sử dụng một cách có ý thức nhằm phục vụ cho nhu cầu nhận thức cuộc sống thực tế của con người Nó trở thành phương tiện nghệ thuật chứ không còn là mục đích miêu tả
Giai đoạn từ thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX: Truyện truyền kỳ dường như bắt
đầu bước vào thời kỳ suy thoái Tác phẩm tiêu biểu là Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích, Tục truyền kỳ của Đặng Trần Côn, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh,… Con người vẫn là đối
tượng và trung tâm phản ánh của truyện truyền kỳ nhưng phạm vi phản ánh thu hẹp hơn, cốt truyện đơn giản, nhân vật và đề tài không còn phong phú như giai đoạn trước Yếu tố đặc trưng cơ bản của truyện truyền kỳ là yếu tố hoang đường
kì ảo đã nhạt dần Nội dung truyện xoay quanh “người thật việc thật”, bám sát các sự kiện nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực đất nước đầy biến động
Qua ba giai đoạn trưởng thành và phát triển, truyện truyền kỳ Việt Nam
đã góp phần thể hiện đời sống, tâm hồn người Việt Nam thời trung đại và góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển của văn xuôi tự sự nước nhà
1.1.2 Đặc điểm thể loại về nội dung của truyện truyền kỳ
1.1.2.1 Nội dung phản ánh của truyện truyền kỳ
Khi mới ra đời, truyện truyền kỳ đã phản ánh được phong phú và đa dạng các sinh hoạt vật chất và tinh thần của dân tộc
- Truyện truyền kỳ vạch trần sự hà khắc của xã hội phong kiến Việt
Nam: Từ thế kỷ XVI cho đến cuối thế kỷ XIX, xã hội phong kiến Việt Nam
bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái Từ thế kỷ XVI, mâu thuẫn giai cấp trở thành vấn đề trung tâm của lịch sử Vấn đề con người, nhất là người bị áp
Trang 19bức trở thành mối quan tâm lớn nhất của xã hội Xung đột gay gắt giữa các lực lượng phong kiến thống trị bảo thủ, phản động với các lực lượng xã hội tiến bộ
và các tầng lớp bị trị đau khổ là xung đột cơ bản từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế
kỷ XIX Thời kỳ này, triều đình phong kiến có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng mà chưa bao giờ trong văn học viết, bọn vua chúa, quan lại lại được thể hiện một cách hèn kém và bất tài đến thế
Điển hình trong Truyền kỳ mạn lục là Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu tái hiện cảnh chiến tranh khiến nhân dân lầm than, khổ cực Trong xã hội hỗn loạn ấy, nhân dân luôn bị bọn lưu manh quấy nhiễu, cướp bóc Chuyện cái chùa hoang ở Đông Trào nói đến nạn trộm cướp hoặc “vào bếp để khoắng hũ rượu”
hoặc “vào buồng để ghẹo vợ con”… Ngòi bút của tác giả đặc biệt sắc sảo khi miêu
tả đám vua quan Chuyện người tiều phu ở núi Na đã vạch trần bản chất xa xỉ và sự
bạo ngược hà khắc của một hôn quân “ông ấy là người dối trá, tính nhiều tham dục (…) phao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình phạt có của đút là xong, quan chức có tiền là mua được, kẻ dâng lời ngay thì phải giết, kẻ nói điều nịnh thì được thưởng, lòng dân động lay…Vậy mà các kẻ
đình thần trên dưới theo hùa, trước sau nối vết” Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang
tố cáo Trần Đế Phế chỉ “lẩn quẩn ở công việc săn bắn”, “quanh đầm mà vây, bọc núi mà đốt”, “đương mùa hạ mà giở những công việc khổ dân không phải thời, dầy
trên lúa để thoả cái ham thích săn bắn không phải chỗ” Nói về bọn tham quan ô
lại, Nguyễn Dữ dựng lên những nhân vật gian ác, hiểm độc Lý Hữu Chi trong
Chuyện Lý tướng quân là một tên quan ỷ thế lộng hành, đè nén nhân dân càng về
sau hắn càng “làm những sự dâm cuồng, chém giết không kiêng dè gì cả” Tên trụ
quốc họ Thân (Chuyện nàng Tuý Tiêu) thì dâm bạo, bất nhân, nham hiểm, thâm
độc, vì hắn có “uy thế rất lớn, các toà, các sở đều tránh kẻ quyền hào, gác bút không dám xét xử” Có thể thấy bản chất xấu xa của vua quan phong kiến đương thời đã được phản ánh trong tập truyện như một tình trạng phổ biến
Như vậy, qua Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã bộc lộ thái độ nghi ngờ
và phủ nhận vai trò của nhà nước pháp quyền phong kiến
Trang 20- Truyện truyền kỳ ca ngợi người trí thức phong kiến: Qua việc
nghiên cứu tiểu sử các tác giả truyền kỳ, chúng ta thấy trí thức đa phần là người học rộng tài cao, am tường sách vở lại thấu hiểu cuộc sống quan trường và cuộc sống đời thường Các tác giả viết về đề tài này cũng như viết về chính bản thân
họ nên nội dung thể hiện thường phong phú và sâu sắc
Viết về tầng lớp trí thức, trong Thánh Tông di thảo, Lê Thánh Tông xây
dựng hình ảnh những con người say mê lý tưởng, dấn thân trên con đường công
danh, khoa cử Điển hình như Chu Sinh (Duyên lạ nước hoa), người học trò (Chuyện người trần ở thuỷ phủ),…
Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục xây dựng trí thức là những người trọng
nghĩa khí, coi thường danh lợi Một phẩm chất cao quý nữa của họ là giàu trách
nhiệm với đời điển hình như Từ Thức (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên )
Bên cạnh việc ca ngợi người trí thức phong kiến, cũng có những lời phê phán thói hư tật xấu của họ Dương Trạm nhận xét về kẻ sĩ: “ ( ) hễ trượt đỗ thì
đổ lỗi mờ quáng cho quan chấm trường, hơi thành danh thì hợm mình tài giỏi
hơn cả tiền bối, chí khí ngông ngáo, tính tình tráo trở ” (Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào)
Điểm chung của những tác phẩm viết về người trí thức phong kiến trong
Truyền kỳ mạn lục là thái độ bất hợp tác của họ đối với vương triều hiện tại, đi ra
ngoài những lý tưởng sống truyền thống của người quân tử Họ, hoặc mang khí
khái của người quân tử, quyết tâm diệt trừ cái xấu, cái ác như Chuyện chức phán
sự Tản Viên; hoặc quay lưng lại thực tế, để thực hiện cái “chí” của kẻ sĩ trong thời buổi rối ren, giữ lấy cái thiện cho mình như Chuyện người tiều phu ở núi Na, Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang; hoặc là sống cho những khát vọng, nhu cầu của cá nhân như phần nào thể hiện trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây; hoặc là tìm kiếm về lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc như Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
- Truyện truyền kỳ phản ánh cuộc sống và khát vọng của con người
bình dân: Với Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ hướng ngòi bút vào phản ánh số
phận người bình dân, trong đó chủ yếu là những bi kịch của người phụ nữ Họ là
Trang 21đối tượng đáng thương phải chịu nhiều áp bức Tư tưởng trọng nam khinh nữ và những quy định của lễ giáo phong kiến trói buộc họ vào mọi kỷ cương, phép tắc
Với Nguyễn Dữ, hạnh phúc gia đình là vấn đề quan tâm lớn và niềm khát khao hạnh phúc gia đình đã trở thành chủ đề chính trong nhiều sáng tác của ông Mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc với các thế lực tàn bạo của xã hội chính là “hạt nhân nghệ thuật” của những truyện này Người phụ nữ vì
chiến tranh phong kiến tàn khốc mà phải chịu thiệt thòi, khổ sở (Chuyện Lệ Nương); vì kẻ quyền thế độc ác, xảo trá mà phải chịu cảnh “rẽ thuý chia uyên” (Chuyện nàng Tuý Tiêu); vì nam quyền phong kiến mà phải chịu oan ức (Chuyện người thiếu phụ Nam Xương) Tiêu biểu phải kể đến Chuyện nghiệp oan của Đào thị, vấn đề quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con
người được đặt ra gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ hết Theo tác giả Nguyễn
Phạm Hùng thì “Đào Hàn Than (…) hơn mọi phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục,
tập trung cao nhất những nỗi đau khổ của mọi kiếp người bé nhỏ, không phương tự vệ, trong cái xã hội đầy rẫy những oan trái, bất công mà Nguyễn Dữ thấy được” [12, 498]
Theo Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Dữ đã gửi lại cho người đời sau bức thông điệp: “Ở thời đại ông, không một người phụ nữ nào có hạnh phúc cả dù cho họ sống theo kiểu nào Ngoan ngoãn thuỷ chung, làm tròn phận sự của
người con, người vợ, người mẹ như Nhị Khanh (Người nghĩa phụ ở Khoái Châu), Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương),… hoặc “phá phách” như Đào Hàn Than (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị)…” [20, 21-22]
Một khía cạnh nữa khi phản ánh cuộc sống của con người bình dân là các tác giả cũng dành mối quan tâm đến chuyện tình yêu của họ Tình yêu trong truyện truyền kỳ không chỉ thể hiện nhu cầu khát vọng của con người mà còn thể
hiện thái độ của tác giả đối với lễ giáo phong kiến Ở Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn
Dữ đã đề cập đến tình yêu với tất cả các cung bậc vốn có của nó: ngọt ngào, hạnh phúc nhưng cũng có cả đau khổ, bất hạnh Những mối tình ấy có khi là tình yêu lành mạnh phù hợp với tình cảm đẹp đẽ và đạo đức cao quý của nhân dân (thuỷ
Trang 22chung, đảm đang, tiết nghĩa của Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương hay của Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu), nhưng
có khi lại là sự si mê, nhiều khi mang lạc thú bản năng (Chuyện cây gạo, Chuyện
kỳ ngộ ở Trại Tây, ) Tuy nhiên, tình yêu, hạnh phúc gia đình ở đây luôn bị đe
doạ bởi các thế lực tàn bạo của xã hội Nàng Tuý Tiêu bị kẻ quyền thế độc ác, xảo trá ám hại mà phải chịu cảnh “rẽ thuý chia uyên”; Lệ Nương khí khái, tiết liệt cuối cùng cũng phải chịu cảnh chia lìa với chàng Phật Sinh; Vũ Thị Thiết phải đánh đổi mạng sống của mình mới giải phóng khỏi nỗi oan khuất…
Ca ngợi người phụ nữ và tình yêu lứa đôi cũng chính là ca ngợi vẻ đẹp và quyền được sống hạnh phúc của con người Đây chính là tiếng nói lên án xã hội bất công, tàn ác, tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do yêu đương và thoả mãn nhu cầu chính đáng của con người
1.1.2.2 Nội dung biểu hiện của truyện truyền kỳ
Truyện truyền kỳ Việt Nam tập trung phản ánh các đối tượng: xã hội phong kiến, người trí thức và người bình dân Thông qua đó, các tác giả gửi gắm chiều sâu tư tưởng của mình về xã hội và con người
Thông qua việc phản ánh xã hội phong kiến Việt Nam, tác giả truyện truyền kỳ lên án, tố cáo xã hội đã chà đạp lên con người và bày tỏ mơ ước về một xã hội mới tốt đẹp, trong đó quyền sống chính đáng của con người phải được đảm bảo
Thông qua việc phản ánh người trí thức phong kiến, tác giả truyện truyền
kỳ muốn ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người trí thức và những cố gắng không ngừng vươn lên tìm kiếm những giá trị làm người cao quý hơn, nhân đạo hơn
Thông qua việc phản ánh con người bình dân trong xã hội, tác giả truyện truyền kỳ bày tỏ lòng thương cảm sâu sắc với những số phận bất hạnh, chịu
nhiều áp bức Tư tưởng chủ đạo của truyện truyền kỳ, đặc biệt trong Truyền kỳ mạn lục là đấu tranh cho con người, cho quyền sống của con người
Trang 231.1.3 Đặc điểm thể loại về hình thức của truyện truyền kỳ
- Các yếu tố thần kỳ trong truyện: Truyền kỳ là một thể loại văn xuôi độc
đáo Cái “kỳ” là một trong những phạm trù thẩm mỹ của mỹ học cổ điển Trung Quốc, là đặc thù tư duy của lịch sử “Kỳ” không những thể hiện trình độ tư duy độc đáo của truyền thống Trung Hoa mà còn là phương tiện tổ chức có hiệu quả trong việc phản ánh khái quát nội dung xã hội, lịch sử rộng lớn
Cuốn Lý luận văn học cổ điển Trung Quốc đã tập hợp ý kiến của các nhà
nghiên cứu về truyện truyền kỳ nói chung và yếu tố “kỳ” nói riêng “Kỳ” theo
Lý Ngư (đời Thanh, Trung Quốc) là sự kiện, tính cách độc đáo, không tầm thường, có ý vị trong cuộc sống Nó được phân biệt với cái tầm thường và cái phổ biến Muốn đạt tới cái “kỳ” thì cái “kỳ” ấy phải xuất phát từ cơ sở hiện thực, phải phù hợp với lôgíc của sự vật “Kỳ” không phải là cái hoang đường, quái đản Vì thế Lý Ngư cũng khẳng định: “Phàm viết truyền kỳ, chỉ có thể nên tìm những cái gì gần gũi ngay trước mắt, chứ không nên tìm ở ngoài những cái nghe thấy, nhìn thấy” Cũng theo Thang Hiển Tổ đời Minh, tác phẩm không phải viết
“kỳ” để mà “kỳ” mà có ngụ ý răn dạy trong chỗ “quái đản kỳ ảo” Cái kỳ để thêu dệt một thế giới khác đẹp đẽ, lý tưởng, để thay đổi một thế giới với những hiện thực đen tối Nó được coi là một “viễn cảnh xã hội đối lập với hiện thực đương thời” Vì thế những việc bàn ma, nói quỷ, viết mộng, tả thần để khúc xạ
hiện thực, gửi gắm lý tưởng, đó là đặc trưng của thể loại
Trong văn học phương Tây, cái kỳ ảo cũng rất phổ biến, “cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn
tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [4,12]
Trong truyện truyền kỳ Việt Nam, các yếu tố thần kỳ cũng được sử
dụng với số lượng lớn Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (nâng cao) - tập hai
trong phần “tri thức đọc - hiểu” đưa ra nhận định: “Truyền kỳ là một loại truyện ngắn, có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kỳ ảo làm phương thức
Trang 24nghệ thuật để phản ánh cuộc sống Các mô típ kỳ ảo thường gặp trong truyện truyền kỳ là nằm mộng đi xuống âm phủ, người lấy ma, người lấy tiên, hàng phục yêu quái, luân hồi báo ứng, tu luyện thành tiên, thi thố pháp thuật, kêu
mưa gọi gió, biến hoá khôn lường,…” [tr 80] Các tác giả truyền kỳ sử dụng
cái “kỳ” một cách có ý thức nhằm phản ánh hiện thực, phục vụ cho nhu cầu nhận thức cuộc sống thực tế của con người Nó chủ yếu là phương tiện nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại Cái “kỳ” ban đầu được xem là yếu tố xác thực phục vụ cho mục đích nhận thức cuộc sống có tính chất tôn giáo thần linh do ảnh hưởng từ văn học dân gian nên gần gũi với cái siêu nhiên, kỳ
vĩ Về sau cái “kỳ” được sử dụng là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng, là hạt nhân tự sự trong kết cấu tác phẩm
Yếu tố “kỳ” được sử dụng là một phương tiện nghệ thuật và nhằm mục đích
để phản ánh hiện thực Các tác giả lấy cái “kỳ” để phản ánh nội dung hiện thực Nên hai yếu tố “kỳ” và “thực” là hạt nhân cơ bản của truyện truyền kỳ Cái “kỳ” ban đầu nhấn mạnh đến chỗ kỳ ảo, quái lạ nhưng càng về sau càng nhường chỗ cho yếu tố “hiện thực” và trở thành thủ pháp nghệ thuật để phản ánh hiện thực Đến Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ thì đề tài truyện truyền kỳ ngày càng mở rộng và hướng đến những số phận, những sự kiện liên quan đến con người với những nhu cầu và khát vọng cá nhân Thế giới nhân vật phong phú, mở rộng Tác giả truyền
kỳ có vai trò sáng tạo ngày càng lớn và thay thế dần cho vai trò người sưu tầm, kể chuyện trước kia
Như vậy, cái “kỳ” trong truyện truyền kỳ đã ngày càng được sử dụng một cách có ý thức khiến việc phản ánh hiện thực ngày càng có ý nghĩa sâu sắc hơn
Và trong nhiều trường hợp, cái “kỳ” đã nâng cái “thực” lên một cấp độ phản ánh cao hơn chính bản thân nó
- Cốt truyện: Truyện truyền kỳ thuộc loại hình tự sự, thể loại truyện
ngắn, cốt truyện ít sự kiện, ít nhân vật, mỗi truyện thường xoay quanh vài sự kiện chính, chú trọng kể việc hơn là người, lấy việc biểu hiện người, răn người
Trang 25Mục đích chính của truyện truyền kỳ từ thế kỷ XV trở về trước là dựng lên tấm gương có tính chất giáo huấn, minh hoạ thông qua việc ghi chép trung thành và nguyên vẹn sự thật Đến thế kỷ XV - XVI, cốt truyện được dụng công xây dựng
hơn, song vẫn có tính chất đơn tuyến Chuyện người con gái Nam Xương chỉ xoay
quanh cuộc đời nàng Vũ Thị Thiết từ khi lấy chồng, tiễn chồng ra trận, sinh con, phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con thơ đến khi chồng trở về và nghi ngờ sự trinh tiết của vợ dẫn đến Vũ Thị Thiết tự vẫn Sau khi chết, nỗi oan khuất của nàng mới được cởi bỏ
Kết thúc truyện truyền kỳ có thể “có hậu” hoặc không “có hậu” Kết thúc có
hậu như Chuyện đối tụng ở long cung, kết thúc không có hậu như những truyện Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Chuyện đối đáp của tiều phu núi Na,… Có truyện kết thúc bằng bi kịch như Chuyện Lệ Nương, Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị… Có truyện kết thúc có ý vị hài hước như Chuyện cái chùa hoang ở Đông Trào
Bố cục của truyện truyền kỳ thường có ba phần: phần mở đầu giới thiệu đầy đủ tên họ, quê quán, tính tình của nhân vật Phần thân truyện kể về các
chuyện có nhiều yếu tố lạ lùng Phần kết nói rõ kết cục của câu chuyện
Dung lượng truyện không lớn nhưng truyện đã thể hiện được đặc trưng quan trọng của mình là sự kiện tập trung, nhân vật ít Mỗi truyện thường xoay xung quanh một vài sự kiện chính, như Trương Sinh nghi oan khiến vợ chàng phải tự vẫn; Trọng Quỳ thua bạc gán vợ; Ngô Tử Văn bất bình, ra tay trừ việc ác… Có thể nói truyện truyền kỳ chú trọng vào việc hơn là chú trọng vào người,
lấy việc mà biểu hiện người, răn người
- Nhân vật: thế giới nhân vật trong truyện truyền kỳ gồm thế giới nhân
vật cõi dương và thế giới nhân vật cõi âm
Về thế giới nhân vật cõi dương: đó là những con người có số phận và đời sống nội tâm phong phú Các nhân vật nữ thường chịu nhiều oan trái, trắc trở như
Vũ Thị Thiết, Nhị Khanh, Đào Hàn Than, Các nhân vật nam thường có tính cách
và số phận riêng: có kiểu người cương trực, khảng khái, dũng cảm như Ngô Tử
Trang 26Văn; có kiểu người bất bình trước cảnh trái ngang trong xã hội đành đi ở ẩn nhưng vẫn nặng lòng với quê hương như người tiều phu,…
Về thế giới nhân vật cõi âm cũng tổ chức xã hội giống như cõi dương: có người đứng đầu là Diêm Vương, có quan lại giúp việc, cũng có người ngay và kẻ xấu, có bọn ma quỷ hoành hành trộm cắp, quấy nhiễu cuộc sống dân lành
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: Truyện truyền kỳ Việt Nam và đặc biệt là
Truyền kỳ mạn lục được viết bằng văn xuôi chữ Hán, trong nhiều tác phẩm có sự đan xen giữa thơ và văn biền ngẫu
Truyện truyền kỳ thường sử dụng các điển cố, điển tích Chuyện người con gái Nam Xương sử dụng các điển tích như “ngựa Hồ” (đất Hồ ở phương Bắc lắm ngựa quý), “chim Việt” (đất Việt ở phương Nam (Trung Quốc) lắm chim lạ), cả ý “ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam” có nghĩa là vẫn nhớ
Hư lên chơi thiên tào),…
- Lời trần thuật: theo Trần Đình Sử, “lời trần thuật của tác giả được phân
làm hai: Lời trần thuật miêu tả câu chuyện và lời bàn (bình) với hai tư cách khác nhau Người kể chuyện khách quan “biết hết”,“biết trước” và người bình luận về mặt đạo đức hoặc nghệ thuật có quan điểm xác định” [26, 297] Chẳng hạn, lời người kể chuyện khách quan về nhân vật Ngô Tử Văn: “tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang Chàng vốn khảng khái, nóng nảy ( )”
(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên), về nhân vật Vũ Thị Thiết “người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” (Chuyện người con gái Nam Xương) Lời bình luận thể hiện quan điểm, chính kiến, thái
độ, cách đánh giá: “Than ôi, người con gái có ba đạo theo, theo chồng là một
Trang 27Nàng Nhị Khanh chết, có quả là đã theo chồng không? Thưa rằng không! Đời xưa bảo theo, là theo chính nghĩa chứ không theo tà dục Chết hợp với nghĩa, có hại gì cho cái đạo theo? Theo nghĩa tức là theo chồng đó Có người vợ như thế mà để cho phải hàm oan, Trọng Quỳ thật là tuồng chó lợn Muốn tề được nhà, phải trước tự sửa lấy chính mình, khiến cho không thẹn với vợ con, ấy là không
thẹn với trời đất” (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu),…
- Thời gian, không gian:
Thời gian trong truyện thường mang tính lịch sử ước lệ như “Trong năm
Quang Thái đời nhà Trần” (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên) hoặc “Đời vua Giản Định nhà Trần” (Chuyện cái chùa Hoang ở huyện Đông Trào)… Tác giả kể
chuyện hoàn toàn trong thời hiện tại của nhân vật, không cần quan tâm tới quá
khứ hay tương lai của nhân vật ấy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về
việc Tử Văn bất bình với việc làm sai trái của hồn ma tên tướng giặc nên đã đốt đền và dẫn đến hàng loạt sự kiện, biến cố về sau mà không cần biết quá khứ
chàng đã làm gì và sống ra sao Chuyện người con gái Nam Xương cũng kể về
nhân vật Vũ Nương lấy chồng, tiễn chồng ra trận, sau bị hàm oan phải tự vẫn,… nhưng cũng không ai biết trước khi lấy chồng và sau khi chết ở dưới thuỷ phủ, cuộc sống của nàng như thế nào Thời gian câu chuyện kể đa dạng, có độ dài
ngắn khác nhau Có truyện xảy ra trong một đêm (Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào), có truyện xảy ra trong một ngày (Chuyện người tiều phu núi Na), có truyện lại kéo dài trong vài ba đời (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị)
Không gian trong truyện rộng lớn, đa dạng Thường thấy là không gian trần thế mà hằng ngày con người đi lại, hoạt động, nói năng như ở dinh thự, ngôi chùa, mảnh vườn hoang, bến sông, căn nhà,… Ngoài ra còn có các kiểu không gian khác như: không gian thiên đình được tạo ra nhằm cổ vũ con người làm điều thiện, được vẽ ra với vẻ lộng lẫy, chứa đựng yếu tố thần linh, kỳ ảo mà mang đậm tính chất giáo huấn răn dạy; không gian âm phủ là nơi giam giữ những linh hồn xấu xa, tội lỗi, và cũng là nơi chuyên xét xử những kẻ khi sống
Trang 28làm điều ác trái với đạo lý; không gian thuỷ phủ có chức năng cứu vớt những kẻ thác oan Không gian nghệ thuật trong truyện thể hiện sức tưởng tượng, sáng tạo phong phú của tác giả truyện truyền kỳ và phần nào đã đáp ứng được ước mơ, khát vọng có được một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn của con người
1.2 Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ
1.2.1 Về nội dung “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
1.2.1.1 Nội dung phản ánh
Tác phẩm văn học là sự kết tinh những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn,
nó còn là hình ảnh về thời đại lịch sử xã hội, về cuộc sống sinh hoạt, về những
tâm tư, suy nghĩ của con người được phản ánh trong đó Truyền kỳ mạn lục được
Nguyễn Dữ viết vào nửa đầu thế kỷ XVI đã phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời qua những yếu tố hoang đường, kì ảo
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục phản ánh thực trạng xã hội phong kiến đương thời với bộ máy quan lại
tham nhũng, ăn hối lộ, bao che, dung túng cho kẻ xấu lộng hành để hại người lương thiện Tác giả đã mượn lời Thổ công và Diêm Vương để phản ánh thực trạng này: “Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả” hay “Lũ các ngươi chia toà sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn có sự dối trá càn bậy như thế; huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ còn nói sao hết được” Truyện cũng vạch trần bộ mặt xấu xa của những kẻ dối trá càn bậy lắm mưu lắm mẹo hại người Tên Bách hộ họ Thôi để kiếm miếng ăn đã đánh đuổi Thổ công, chiếm giữ ngôi đền, hối lộ đền miếu xung quanh hòng bịt miệng và tác oai tác quái hại dân Khi bị đốt đền, hắn mạo danh là trí thức đi ở ẩn, lấy đạo Nho và oai linh của quỷ thần buộc tội đối phương Khi mục đích không thành thì giở bài đe nẹt, hăm doạ
Ở dưới vương phủ, hắn đến trước để thuyết phục Diêm Vương tin vào câu chuyện của mình, ngoan cố xuyên tạc, bịa đặt, vu oan cho kẻ khác Khi thấy tình thế thay đổi, hắn mới lập lờ nhận tội Câu chuyện trên đồng thời phản ánh những người
Trang 29lương thiện, khảng khái, dũng cảm dám đương đầu với cái xấu, cái ác để trừ hại cho dân thì thường bị trù dập
1.2.1.2 Nội dung biểu hiện
Nói đến nội dung biểu hiện (hàm nghĩa) của tác phẩm văn học là nói đến
ý nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của tác phẩm văn học Bởi có tìm hiểu tầng sâu hàm nghĩa trong tác phẩm thì mới hiểu được những điều nhà văn muốn tâm sự, những thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm đạo đức xã hội được gửi gắm Tìm hiểu được điều đó là lúc chúng ta nâng cao tâm hồn mình, làm cho cuộc sống thêm sâu sắc và phong phú hơn
Nội dung biểu hiện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là thái độ
trân trọng, đề cao phẩm chất của kẻ sĩ; thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng của công lý, chính nghĩa; thể hiện lòng tự hào dân tộc sâu sắc; đồng thời phê phán hiện thực xã hội đầy rẫy bất công Thông qua câu chuyện, tác giả cũng gửi gắm triết lý nhân sinh sâu sắc về quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta: “Người ta sống trên đời, xưa nay ai không phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau là đủ”
1.2.2 Về nghệ thuật “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
1.2.2.1 Cốt truyện
Theo cuốn Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, Nhà xuất bản Giáo
dục, 2001), “cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm” [tr.137] Cũng theo lí luận văn học, kịch tính là trạng thái căng thẳng đặc biệt của mâu thuẫn, xung đột được tạo nên bởi những hành động của con người (mâu thuẫn ở trạng thái căng thẳng
nhất) Như vậy, khi tìm hiểu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, chúng tôi nhận
thấy đây là một cốt truyện giàu kịch tính
Mở đầu: Giới thiệu đầy đủ, cụ thể về họ tên, quê quán, tính tình: “Ngô Tử
Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang Chàng vốn khảng
Trang 30khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”
Thắt nút: Sự kiện Ngô Tử Văn đốt đền (lí giải căn nguyên của hành động
này ở Tử Văn là do ngôi đền vốn linh ứng bị hồn ma của một tên tướng giặc quấy nhiễu làm cho dơ bẩn và trở thành mối hoạ của nhân dân và hành động này cũng hoàn toàn phù hợp với tính cách của Tử Văn vốn là một người “khảng khái”, “cương trực”, “thấy sự tà gian thì không thể chịu được”) tạo lập mâu thuẫn, xung đột giữa Tử Văn với hồn ma Bách hộ
Phát triển: Hồn tên tướng giặc kiện Tử Văn ở dưới âm phủ, Thổ thần bày
cách giúp đỡ Tử Văn
Cao trào: Cuộc đấu tranh giữa Tử Văn và hồn ma ở dưới âm phủ (diễn ra
căng thẳng, gay cấn, quyết liệt Tử Văn sốt li bì, bị quỷ sứ đến lôi đi và áp giải qua nhiều nơi rùng rợn Chàng bị liệt vào đối tượng “tội ác sâu nặng, không
được dự vào hàng khoan giảm” Tử Văn ở vào tình thế hoàn toàn bất lợi: một
mình chống trọi với tên Bách hộ họ Thôi quỷ quyệt, xảo trá có sự hậu thuẫn đông đảo, mạnh mẽ của các đền miếu đã ăn của đút lót và bọn quan lại cõi âm Chàng bị quy kết là kẻ “bướng bỉnh ngoan cố” và như lời Diêm Vương thì Diêm Vương cũng hoàn toàn đứng về phía hồn ma tên tướng giặc bởi cho hắn là
“trung thuần lẫm liệt”, coi chàng là kẻ “hỗn láo”, có tội Tử Văn đơn phương
độc mã một mình dũng cảm, bình tĩnh đấu tranh bằng cách đưa ra lý lẽ và bằng chứng xác thực, thuyết phục được người xử án)
Mở nút: Tử Văn thắng kiện, hồn ma bị trừng phạt, Tử Văn được cử giữ chức
phán sự Kết thúc truyện có hậu đã thể hiện được tinh thần nhân đạo của dân tộc ta
Nghệ thuật tạo tình huống giàu kịch tính được Nguyễn Dữ chú trọng thể hiện qua việc xây dựng cảnh xử kiện gay cấn, hồi hộp ở dưới âm phủ Tính cách của Tử Văn được làm nổi bật trong cách tạo tình huống kịch tính từ một loạt sự tương phản đậm nét (đem đối lập thái độ của nhân vật chính với thái độ của các nhân vật khác):
Trang 31- Tương phản giữa thái độ của dân làng với thái độ của Tử Văn: trước hành động đốt đền của Tử Văn, mọi người “đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho
Tử Văn”, còn Tử Văn thì vẫn “vung tay không cần gì cả”
- Tương phản giữa thái độ của hồn ma viên tướng Bách hộ họ Thôi với thái độ của Tử Văn: hồn ma đe doạ, mắng mỏ: “Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần, cớ gì lại dám khinh nhờn huỷ tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ Nếu không thì, vô cớ huỷ đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ” Trong khi đó, Tử Văn “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”
- Tương phản giữa thái độ của Thổ thần với thái độ của Tử Văn: thái độ của Thổ thần thì lo sợ, cam chịu: “Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhưng không làm thế nào để thông đạt được lên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi một xó một nơi” Ngược lại, Tử Văn rất bất bình: “Việc xảy ra đến như thế, sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên Thượng đế, lại đi khinh bỏ chức vị, làm một người
áo vải nhà quê?”
Qua cách tạo tình huống, Nguyễn Dữ đã nêu bật được ý nghĩa trong việc làm của Tử Văn Hành động của Tử Văn vượt qua sự tưởng tượng của mọi người, dám làm những điều đến cả thánh thần cũng khó làm được
1.2.2.2 Về nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nói đến kết cấu của một tác phẩm tự sự, chúng ta không thể không nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật Bởi nhân vật là phương tiện quan trọng giúp nhà văn thực hiện ý tưởng sáng tác, quan điểm nghệ thuật trong tác phẩm của mình
Nhân vật được khắc hoạ qua dung mạo, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, từ
đó hình dung ra tính cách và tâm hồn của nhân vật Mỗi nhân vật trong truyện có một tính cách riêng Tính cách nhân vật phát triển qua nhiều mối quan hệ và
Trang 32được thể hiện qua các điểm nhìn khác nhau tạo nên tính khách quan, chân thực Chẳng hạn:
- Tử Văn là nhân vật chính diện “thể hiện những giá trị tinh thần, những
phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người” [9, 226], đại diện cho người trí thức phong kiến, là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ kiên quyết chống gian tà Tử Văn là người có tính cách cương trực, khảng khái, dũng cảm Tính cách này được tác giả giới thiệu rõ ràng ở ngay phần mở đầu truyện Tính cách này càng được bộc lộ rõ nét hơn qua hành động (“châm lửa đốt đền, chàng vung tay không cần gì cả”) và trong các cuộc đối thoại với các nhân vật khác (với Thổ thần, chứng tỏ sự bất bình, không cam chịu trước cái xấu, cái ác; với Diêm Vương, chứng tỏ sự “cứng cỏi, không chịu nhún nhường”, lời nói đanh thép, quyết liệt “xin đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi”)
Nhân vật chính của truyện là Tử Văn nên mọi chi tiết, diễn biến của truyện đều xoay quanh hành động của nhân vật này Tử Văn là nhân vật đại diện cho chính nghĩa, lẽ phải, tinh thần quật cường, không chịu khuất phục trước uy quyền
- Bách hộ họ Thôi là nhân vật phản diện “mang những phẩm chất xấu xa,
trái với đạo lý và lý tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm
với thái độ chế giễu, lên án, phủ định” [9, 230] Hắn được xây dựng khá toàn
diện từ diện mạo đến tính cách Về diện mạo, hắn là người “khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ (…), nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc” Về tính cách, hắn là kẻ gian trá, nham hiểm, xảo quyệt Điều này được giới thiệu ở ngay phần đầu của truyện (“làm yêu làm quái trong dân gian”) và ngày càng được bộc lộ rõ hơn qua lời nói, hành động của hắn Với Tử Văn, hắn xuất hiện và dùng những lời lẽ nguỵ biện phát ngôn cho đạo thánh hiền để thuyết phục: “Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao (…) Biết điều thì dựng trả lại ngôi đền cũ”; dùng lời lẽ để đe doạ:
“sẽ khó lòng tránh khỏi tai hoạ”, “không nghe lời ta thì sẽ biết” Bản chất xấu
xa, độc ác, bỉ ổi, giảo hoạt của viên Bách hộ họ Thôi càng được làm sáng tỏ hơn dưới lời kể của Thổ thần Hắn chiếm đền miếu, giả tên họ: “Quen dùng chước
Trang 33dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả…”; lợi dụng, đút lót các đền miếu gần quanh để thừa cơ làm việc xấu: “Những đền miếu (…) vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả” Luận điệu xảo trá của tên giặc còn được thể hiện trong phiên toà xét xử khi ngoan cố vu oan giá hoạ cho Tử Văn: “ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa”; trước sự gay
gắt, quyết liệt, có lí lẽ của Tử Văn, hắn liền đổi trắng thay đen hòng lấp liếm sự
thật và tỏ mình là người thấu hiểu đạo lý, bao dung, độ lượng: “Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi”
Viên tướng Bách hộ họ Thôi là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, bất công, gian xảo, khi sống đã gieo rắc tội ác, khi chết còn “làm yêu làm quái trong dân gian”, kết cục tự mình chuốc lấy thất bại thảm hại
- Thổ thần được xây dựng về diện mạo giản dị, tác phong từ tốn, nói năng lễ
độ, là “ông già, áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh”; về lai lịch “làm chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lí Nam Đế, vì chết về việc cần vương mà được phong ở đây”; về phẩm chất “giúp dân độ vật hơn một nghìn năm nay, khi nào lại làm việc gieo tai rắc vạ để kiếm miếng ăn như tên giặc giảo hoạt kia đã làm”
- Bên cạnh đó, tác giả còn xây dựng nhân vật Diêm Vương, người đại diện
cho cán cân của công lý và chính nghĩa
Như vậy, Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật có sự phân tuyến đối lập chính - tà rõ nét để làm sáng tỏ quan niệm, tư tưởng của mình đồng thời giúp người đọc dễ dàng phát hiện ra nội dung tư tưởng của tác phẩm Tác giả hướng người đọc đến thái độ trân trọng, đề cao phẩm chất của kẻ sĩ; thể hiện niềm tin vào chiến thắng của công lý, chính nghĩa; thể hiện lòng tự hào dân tộc sâu sắc; phê phán hiện thực xã hội đầy rẫy bất công
1.2.2.3 Về lời kể
Đã là truyện thì bao giờ cũng có lời kể Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng lại là phương tiện biểu hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với đời sống
Trang 34- Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, lời kể của tác giả ở ngôi thứ
ba, tạo ra tính khách quan Người kể trực tiếp chứng kiến cảnh đốt đền và diễn biến hành động của các nhân vật nên mang tính khách quan, chính xác, cụ thể và tăng thêm tính thuyết phục của câu chuyện Lời kể bắt đầu từ việc giới thiệu nhân vật (tên tuổi, quê quán, tính tình), hành động của nhân vật (đốt đền) đến việc tạo dựng cho câu chuyện thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào và được mở nút bằng việc công lý được thực hiện
Trong lời kể của tác giả, giọng điệu cũng là một yếu tố quan trọng trong
cách tổ chức câu chuyện Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…” [9, 134] Người
đọc nhận ra giọng kể đa sắc điệu của tác giả Nguyễn Dữ trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Khi miêu tả nhân vật Tử Văn, tác giả sử dụng giọng điệu
ngợi ca, đồng tình trước việc làm chính nghĩa và thái độ dũng cảm của chàng
Tử Văn trước sau như một đều thể hiện nghĩa khí của kẻ sĩ Khi bị quy vào diện
“tội ác sâu nặng”, chàng lên tiếng đòi phải được xét xử rõ ràng “có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng” Khi bị Diêm Vương gán oan là kẻ “hỗn láo” và có “tội ác”, chàng nhất quyết xin được làm sáng tỏ mọi việc bằng cách đưa ra chứng cứ “xin đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi” Ngược lại, khi nói về hành động của tên hung thần họ Thôi và bọn quan lại dưới
âm phủ, tác giả sử dụng giọng điệu lên án, tố cáo gay gắt Chúng đã “làm yêu làm quái” quấy nhiễu nhân dân, gây ra hàng loạt tội ác tày trời là chiếm giữ đền, giả tên họ, đút lót quan trên, hãm hại người vô tội, làm những điều “dối trá càn bậy” Khi miêu tả cảnh phán xét ở âm phủ với đầy đủ các nhân vật: Diêm Vương, Bách hộ họ Thôi, Tử Văn, quan lại cõi âm, tác giả sử dụng giọng điệu trang trọng, uy nghiêm Thông qua lời Tử Văn, tác giả còn thể hiện giọng điệu nghi ngờ, mỉa mai, châm biếm: “Thế người đội mũ trụ đến đây ban nãy, chẳng phải là Thổ công đấy ư? Sao mà nhiều thần quá vậy?”
Trang 35Bằng sự kết hợp nhiều giọng điệu, Nguyễn Dữ đã rút ngắn khoảng cách giữa tác giả với bạn đọc, giữa thế giới nghệ thuật của tác giả với hiện thực cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ của mình
Ngoài ra, truyện truyền kỳ của Nguyễn Dữ còn có sự xuất hiện của lời bình Theo tác giả Trần Ích Nguyên: “…trong 20 thiên truyện của Truyền kỳ mạn lục, trừ truyện Kim Hoa thi thoại ký ở quyển 4 ra, sau đoạn kết của 19 truyện còn
lại đều có một lời bình ngắn gọn, đó chính là Nguyễn Dữ đã từ sau cánh màn sân khấu để “hiện thân thuyết pháp”, biểu đạt tình cảm yêu, ghét, khen, chê của mình” [21, 53] Cuối mỗi truyện, tác giả đều mở đầu bằng lời cảm thán “Than ôi!”, sau
đó hoặc nói thẳng, hoặc đặt câu hỏi để nói thêm ý kiến của mình (“lời ngụ ý
khuyên răn”) đối với mỗi truyện Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập 2, phần chú thích: “Cuối mỗi truyện đều có phần bình luận ngắn của chính tác giả - nêu
nhận xét về sự việc, nhân vật và đưa ra quyết định hoặc lời khuyên của mình” [tr 60] Theo cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10, tập 2 (Trần Đình Chung chủ
biên), lời bình “có ý nghĩa để tác giả trực tiếp bày tỏ cách đánh giá của mình đối
với nhân vật Tử Văn và mục đích giáo huấn của người kể Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” [tr 92] Vì vậy, lời bình ở đây hoàn toàn là lời của chính tác giả và
thống nhất với cảm hứng khi thể hiện hình tượng nhân vật
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả trong truyện có đặc điểm là ngắn gọn, súc tích, trang trọng và chịu ảnh hưởng của lối văn hoá cổ: sử dụng nhiều
từ cổ, từ Hán Việt Tiêu biểu phải kể đến là: Cố Thiệu, Lí Nam Đế, bộ tướng, bách hộ, phán sự, hàn sĩ, phụ bóng,
- Ngôn ngữ nhân vật “là một trong các phương tiện quan trọng được nhà
văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính của nhân vật” [9, 214] Trong
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả chú tâm xây dựng ngôn ngữ của
nhân vật Thổ công, ngôn ngữ của nhân vật Tử Văn và ngôn ngữ của tên hung
thần nhằm khắc hoạ “cuộc sống và cá tính” của họ
Ngôn ngữ của nhân vật Thổ công được khắc hoạ bằng lời kể về lai lịch của bản thân: “Tôi làm chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lí Nam Đế, chết vì việc
Trang 36cần vương mà được phong ở đây”; lời kể về sự việc ngang trái, uất ức xảy ra với mình: “Vì tôi thiếu sự đề phòng, bị nó đánh đuổi, nên phải nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm nay”; lời kể về lai lịch tên tướng giặc: “Đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc…”; lời kể về hành động, việc làm xấu xa nhơ bẩn của tên giặc và cả sự bao che, dung túng, đồng loã của bọn quan lại lúc bấy giờ: “chiếm đền miếu (…), giả tên họ (…), quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả” và “Những đền miếu quanh đây vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả”
Ngôn ngữ của nhân vật Tử Văn thể hiện sự ngạc nhiên: “Thế người đội
mũ trụ đến đây ban nãy, chẳng phải là Thổ công đấy ư?”, bất bình: “Việc xảy ra đến như thế, sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên Thượng đế, lại đi khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê?”; thể hiện phẩm chất, cá tính
và nêu yêu cầu chính đáng: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian,
có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”
Ngôn ngữ của tên hung thần thể hiện rõ bản chất xảo quyệt của hắn Ban đầu để thuyết phục Tử Văn, hắn dùng lời lẽ của đạo thánh hiền: “Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao ” Khi nhận được thái độ bất hợp tác của Tử Văn, hắn lập tức đe doạ:
“Không nghe lời ta thì sẽ biết” Trước sự hậu thuẫn của đám quan lại ở cõi âm, hắn ra sức dùng lời để gán tội cho Tử Văn hòng đẩy chàng vào chỗ chết: “Ấy là trước vương phủ mà hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa”
Một trong những phương diện quan trọng trong ngôn ngữ của nhân vật là
lời trực tiếp thông qua đối thoại, tranh luận giữa các nhân vật Theo dõi cuộc đối
thoại giữa Tử Văn với Thổ thần, người đọc thấy được sự bất bình của Tử Văn trước những hiện tượng tiêu cực (“Việc xảy ra như thế, sao ngài không kiện ở Diêm Vương…”), hiểu được tình cảnh éo le của Thổ thần (bị hồn tên tướng giặc
Trang 37“tranh đền miếu, giả tên họ”), nhận biết được thái độ đồng tình ủng hộ với hành động dũng cảm của Tử Văn (“Tôi là Thổ công ở đây, nghe thấy việc làm rất thú của nhà thầy, vậy xin đến để tỏ lời mừng”) và cả thái độ cam chịu trước sự câu kết bè đảng của tên hung thần Theo dõi cuộc đối thoại giữa Tử Văn với Diêm Vương trong phiên toà xét xử, người đọc càng thấy được sự cứng cỏi của Tử Văn, quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ lẽ phải đồng thời cũng sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và việc làm của mình (“Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”)
Ngôn ngữ của tên hung thần khi nói với Tử Văn và Diêm Vương cũng biến hoá khôn lường càng thể hiện rõ hơn bản chất xảo quyệt, độc ác của hắn Nói với Tử Văn, ban đầu hắn dùng lời lẽ ngon ngọt để dụ dỗ, sau dùng đạo
thánh hiền để thuyết phục và cuối cùng là dùng lời để đe doạ Khi đứng trước
Diêm Vương, hắn dùng lời vu oan, quát nạt kẻ dưới; lúc thấy tình thế có vẻ bất lợi cho mình thì chuyển sang nịnh nọt để tỏ là người nhân đức hòng che mắt người trên
Cách kể chuyện của Nguyễn Dữ tuy không lộ diện nhưng thông qua giọng điệu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ, và với sự góp mặt của lời bình, tác giả đã có cơ hội bộc lộ quan điểm, thái độ trước các vấn đề xã hội Vì thế,
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tiêu biểu cho nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Truyền kỳ mạn lục
Trang 38Chương 2 ĐƯA HỌC SINH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ĐẾN VỚI TÁC PHẨM
và con em của người Việt sống nhiều năm ở vùng đó” [tr 23-24]
Miền núi phía Bắc nước ta gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu Đây là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số Phần lớn khu vực miền núi phía Bắc nước ta có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu ở vùng cao, trung du, khí hậu khắc nghiệt, giao thông chưa phát triển Nền kinh tế chủ yếu vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, chất lượng cuộc sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp Sự chênh lệch giữa các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục là đặc điểm cơ bản nhất của vùng
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn cho học sinh trường THPT Chiềng Khương, Huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La, tôi đã và đang đứng trước một thực tế khó khăn: làm thế nào để giúp học sinh miền núi Sơn La nói riêng và
học sinh miền núi phía Bắc nói chung cảm, hiểu, tiếp nhận tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên theo đúng đặc trưng thể loại truyện truyền kỳ? Làm thế nào
để đưa học sinh vượt qua “màng cách điệu tâm hồn” (Hoàng Hữu Bội - Dạy và học tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học miền núi) và khoảng cách về thời
đại lịch sử để thâm nhập vào tác phẩm, xúc cảm, suy ngẫm với nhà văn về cuộc sống và con người? Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm phát hiện những khó khăn vướng mắc trong quá trình tiếp nhận của học sinh
Trang 392.1 Khảo sát những vướng mắc của học sinh miền núi phía Bắc khi đến với
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
● Mục đích khảo sát:
Khảo sát nhằm phát hiện những khó khăn mà học sinh miền núi phía Bắc
gặp phải trong việc tiếp nhận Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn
Dữ, tìm ra nguyên nhân để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc đó
● Đối tượng khảo sát:
Học sinh lớp 10B và 10C đang học tập tại trường THPT Chiềng Khương – Sông Mã – Sơn La
● Phương pháp khảo sát:
Khảo sát 98 em học sinh của hai lớp 10B và 10C thông qua lập phiếu điều tra có in sẵn câu hỏi, học sinh trả lời ghi vào phiếu Từ kết quả đó, chúng tôi tổng hợp và phân tích số liệu
Nội dung phiếu khảo sát như sau:
Câu hỏi 1: Em hiểu truyện truyền kỳ là thể loại truyện như thế nào?
(Được lưu truyền ở thời kỳ nào? Có những đặc điểm nào?)
Câu hỏi 2: Là một người miền núi khi đọc văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, em thấy có những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào xa lạ, khó hiểu?
Câu hỏi 3: Em hình dung được những gì về hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn sau khi đọc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
Câu hỏi 4: Tác giả Nguyễn Dữ viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để
gửi gắm những tâm sự gì?
● Kết quả khảo sát:
Kết quả thống kê từ phiếu khảo sát đã cho thấy học sinh miền núi phía
Bắc gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc khi đến với Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Những khó khăn của các em trong quá trình tiếp nhận tập trung thành
3 vấn đề lớn như sau:
Trang 402.1.1 Học sinh miền núi phía Bắc chƣa nắm chắc về đặc trƣng thể loại truyện truyền kỳ
Sáng tác Chuyện chức phán sự đền Tản Viên theo thể loại truyện truyền
kỳ, tác giả Nguyễn Dữ đã thể hiện đầy đủ những đặc trưng của thể loại
Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập một ở phần “chú thích” khi dạy - học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương đã cung cấp cho học sinh tri thức khái
quát về tác giả và tác phẩm như sau: “Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), người huyện Tường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông sống ở thế kỷ XVI, là thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và
viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác; Truyền kỳ mạn lục
(Ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền): tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp” [tr 48 – 49]
Tuy nhiên, khi chúng tôi tiến hành khảo sát về mặt thể loại với câu hỏi:
Em hiểu truyện truyền kỳ là thể loại truyện như thế nào? (Được lưu truyền ở thời kỳ nào? Có những đặc điểm nào?), chúng tôi nhận thấy: đa số học sinh còn
rất mơ hồ về thể loại truyện truyền kỳ
Ngoài việc nhiều em để giấy trắng không trả lời được câu hỏi này, đa số
em chỉ nhớ được: “Truyện truyền kỳ phản ánh hiện thực qua những yếu tố kỳ lạ,
hoang đường” Một số em khác còn nhầm lẫn giữa thời gian Truyền kỳ mạn lục
ra đời với thời gian lưu truyền của truyện truyền kỳ: “được lưu truyền vào nửa đầu thế kỷ thứ XVI” (em Cầm Thị Linh - lớp 10C, Lò Thị Tươi - lớp 10B) Em