Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn là một kẻ sĩ nổi tiếng khảng khái, chính trực, không chịu được sự tác yêu tác quái, làm hại dân của hồn tên tướng giặc bại trận nên đã đốt đền của hắ[r]
Trang 1Tóm tắt tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ - Văn
mẫu 10 Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mẫu 1
Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn là một kẻ sĩ nổi tiếng khảng khái, chính trực, không chịu được sự tác yêu tác quái, làm hại dân của hồn tên tướng giặc bại trận nên đã đốt đền của hắn Tên hung thần đe dọa và kiện chàng ở âm phủ Chàng được thổ thần mách bảo về tội ác và tung tích của hắn, đồng thời chỉ dẫn chàng cách đối phó Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ Trước mặt Diêm Vương, chàng dũng cảm tố cáo mọi tội ác của tên hung thần Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn Cuối cùng công lý được khôi phục, tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại Sau đó, Tử Văn được Viên Thổ Công tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên
Tóm tắt văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mẫu 2
Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân Tên hung thần kiện chàng ở âm phủ Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội
ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn Xuống âm phủ, trước Diêm Vương, chàng đã dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần Công lý được thực thi: tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại, sau đó được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc
xử án
Tóm tắt văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mẫu 3
Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ
Trang 2thần được phục chức, Tử Văn được sống lại Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án
Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mẫu 4
Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận vào đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian Tử Văn tức giận bèn châm lửa đốt đền Về nhà, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy tên giặc kia đến dọa nhưng mặc kệ, cứ ngồi thản nhiên Chiều tối lại
có ông già đến, tự xưng là Thổ Công Ông già kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ
Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi Trước mặt Diêm Vương tâu rõ đầu đuôi sự việc, lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn Diêm Vương tức giận liền sai tên lính đầy tên giặc giả danh kia xuống ngục Cửu U
Tử Văn sống lại, cùng dân làng mua gỗ dựng lại tòa đền Viên Thổ Công cảm kích bèn mời Tử Văn về làm Phán sự cho Đức Thánh Tản ở đền Tản Viên Tử Văn nghe nói, vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất ngay sau đó
Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mẫu 5
Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực Trong làng nơi chàng ở có một ngôi đền vốn rất thiêng Nhưng từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn bắt đầu làm yêu làm quái trong dân gian Tức giận, Tử Văn châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân
Sau khi đốt đền, Tử Văn bắt đầu lên cơn sốt Trong khi sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đến đòi làm trả lại ngôi đền và đe dọa sẽ bắt Tử Văn xuống âm phủ để cho Diêm Vương trị tội
Nhưng đến chiều tối, Thổ thần đến bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn Chàng được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên hung thần, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó
Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cứ Cuối cùng, công lý được khôi phục, Diêm Vương trừng trị tên hung thần (đem nhốt vào ngục Cửu U), cho Thổ thần được phục chức, sai lính đưa Tử Văn về trần gian (nghĩa là Tử Văn được sống lại)
Trang 3Một tháng sau, Tử Văn thấy Thổ thần đến cảm ơn Để đền ơn nghĩa, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên
Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mẫu 6
Ngô Tử Văn quê ở Yên Dũng, Lạng Giang Chàng rất khẳng khái, nóng nảy, coi khinh mọi sự tà gian, được mọi người khen là cương phương Gần đấy có ngôi đền linh ứng lắm Một tên bách bộ trong đám quân Ngô thuộc bộ tướng Mộc Thanh sang xâm lược nước ta bị tử trận ở gần đền, rồi trở thành yêu quái hoành hành trong dân gian Tử Văn tức giận lắm, khấn trời rồi châm lửa đốt đền Mọi người lắc đầu lè lưỡi, lo sợ cho Tử Văn, nhưng chàng vung tay không cần gì cả
Đốt xong đền về nhà lên cơn nóng sốt Tử Văn thấy một người phương Bắc đội mũ trụ đi đến đòi làm trả lại toà đền, trách cứ chàng đã làm cho "hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi thể hiện" Nếu không dựng trả lại đền thì khó lòng tránh khỏi tai vạ Thấy chàng ngất ngưởng tự nhiên, người kia tức giận bảo Tử Văn là: "Phong đô chẳng xa xôi gì, nếu không chịu nghe lời rồi sẽ biết"
Chiều tối lại có một ông già, áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã đến vái chào Tử Văn, giới thiệu mình là Thổ thần, rất lấy làm thú vị và tỏ lời mừng Ông già cho biết
rõ tên tướng bại trận của Bắc triều, hồn bơ vơ ở Nam quốc tìm cách chiếm lấy ngôi đền Hắn đã bưng bít Thượng đế, quấy rầy hạ dân, gây ra bao điều hưng yêu tác quái Vốn là Ngự sử đại phu đời Lý Nam Đế, chết vì nghĩa cần vương nên được phong đã hơn một nghìn năm tại ngôi đền, vì ông thiếu sự đề phòng mà bị tên hoạt tặc đánh đuổi phải chạy đến nương tựa nơi đền Tản Viên
Nghe lời Tử Văn hỏi, ông già cho biết thêm: hắn đã kiện thầy ở Minh ti, nếu không liệu sẽ bị chết một cách oan uổng Nếu có bị tra hỏi thì thấy xin Minh ti tư giấy đến đền Tản Viên thì kẻ kia khó lòng thoát nạn
Đêm ấy, bệnh càng nặng thêm Tử Văn thấy hai tên quỷ sứ đến bắt giải đi, đưa đến một dinh toà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vợi Lại bị giải qua cầu dài hơn nghìn thước bắc qua một con sông lớn, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương Có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa "mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác" đứng chật hai đầu cầu Tử Văn bị hai tên quỷ dùng gông dài thừng lớn gông trói mà giải đi Chàng kêu
to lên rằng:
- Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo rõ cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng!
Trang 4Bị dẫn vào điện, Tử Văn đã thấy một người đội mũ trụ đang kêu cầu ở trước sân Diêm Vương mắng Tử Văn là một kẻ hàn sĩ dám hỗn láo, gây ra tội lớn, còn trốn đi Còn người cư sĩ kia có công với tiên triều nên hoàng thiên cho được huyết thực tại ngôi đền để đền công khó nhọc
Tử Văn và người đội mũ trụ cãi nhau, lời qua tiếng lại Tử Văn xin Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để hỏi hư thực Kẻ đội mũ trụ lại thay đổi giọng xin Đại Vương tha cho kẻ hàn sĩ để tỏ cái đức rộng rãi Diêm Vương lập tức sai người đến đền Tản Viên Sai nhân trở về tâu rõ đầu đuôi, nghe xong Diêm Vương cả giận sai lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng lên hoạt tặc và đẩy vào ngục Cửu U Còn Tử Văn được khen có công trừ hại, sai lính đưa về
Tỉnh lại, Tử Văn mới biết mình chết đã được hai ngày rồi Ai cũng kinh hãi khi nghe chàng kể lại chuyện bị quỷ sứ bắt đi Dân làng dựng lại ngôi đền Còn mộ tên tướng Tàu thì tự dưng bật nắp quan tài, hài cốt tan tành ra như cám
Độ một tháng sau, ông già đến, báo tin là ông đã trở về được miếu đền cũ, còn Tử Văn thì được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên
Rổi Tử Văn không bị bệnh tật gì mà mất
Năm giáp Ngọ (1444), một người làng sáng sớm đi ra cửa tây thành Đông Quan vài dặm thấy trong sương mù xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:
- Người đi đường tránh ra, xe quan phán sự!
Tử Văn ngồi trên xe chắp tay thi lễ, không nói một lời nào, rồi cưỡi gió mà đi biến mất
Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mẫu 7
Ngô Tử Văn tên tục là Soạn, người Yên Dũng, Lạng Giang, tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được Cuối đời Hồ, có hồn ma tên tướng giặc tử trận ở đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian Tử Văn nghe tin tức giận bèn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền
Sau khi đốt đền, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy hồn ma tên tướng giặc đến mắng mỏ,
đe dọa và kiện dưới âm phủ nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên và không hề run sợ Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công Thổ Công kể cho Tử Văn rõ mọi
sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ
Trang 5Đêm xuống, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ bắt xuống âm phủ Khi đối chất với Diêm Vương, Tử Văn điềm nhiên, cứng cỏi, một mực kêu oan Hồn ma tên tướng giặc tỏ
vẻ khúm núm, rộng lượng, xảo trá xin tha tội cho Tử Văn Cuối cùng hồn ma tên tướng giặc bị bỏ xuống Cửu U, Tử Văn chiến thắng và được phong là chức phán sự đền Tản Viên Không bao lâu sau Tử Văn không bệnh mà mất
Xem tiếp tài liệu tại: https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-10