Cốt truyện sự kiện tâm lý

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 78)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.2.3. Cốt truyện sự kiện tâm lý

Cốt truyện là một hệ thống các chi tiết, sự kiện, biến cố đƣợc kết nối với nhau một cách đa dạng kết hợp với miêu tả tâm lý nhân vật. Những dòng sự kiện – tâm lý đan xen với nhau khiến nhà văn có thể soi chiếu nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau, cả hành động bên ngoài lẫn nội tâm bên trong.

Lê Minh Khuê không chỉ có khả năng viết đối thoại tốt mà còn “mạnh

về chi tiết”. Chi tiết trong truyện Lê Minh Khuê phong phú mà độc đáo, đập

vào tâm khảm ngƣời đọc, thể hiện đƣợc sắc nét nội dung cần diễn đạt. Tác giả quan niệm: “Với tôi, chi tiết đóng vai trò quan trọng trong truyện ngắn. Bởi vì muốn truyện ngắn gây ấn tượng không thể không có chi tiết đặc sắc. Nếu ý tưởng là cội rễ thân cành thì chi tiết là lá, là hoa làm nên sự sinh sắc, tươi mát của cây cối… Chi tiết trong truyện ngắn theo tôi ngoài tính xác thực còn

truyện này đã giúp Lê Minh Khuê ghi chép, góp nhặt các chi tiết có vẻ bề bộn của đời sống một cách tối đa, từ đó, dựng lên những mảng hiện thực mang đầy hơi thở nhƣ một lát cắt cuộc đời đang phập phồng trƣớc mắt ngƣời đọc.

Ký sự những mảnh đời trong ngõ ghi lại những mảnh đời ở một “cái ngõ hôi

hám, tối tăm ngày xưa người lương thiện ít dám qua lại vào ban đêm…”.

Không gian cái ngõ ấy là điểm duy nhất liên kết những con ngƣời có “khuôn

mặt lai người chứ không phải hoàn toàn là vật” lại với nhau. Thằng Quýt có

cha giết ngƣời bị tử hình, mẹ nhặt rác nuôi con. Rồi hắn bỗng giàu có khi từ Đức trở về, có vợ đẹp, sống thỏa thê trong căn nhà hai tầng. Cách nhà thằng Quýt hai ngõ là nhà ông Tó, “một ngài mới lên chức gỉ chức gì to lắm”. Ngày xƣa ngài cũng nhặt rác, rồi cũng đột ngột giàu lên. Ngài luôn có “cái vẻ của

một người quá nhiều tiền không thiết làm giàu thêm nữa”. Nhƣng ngài lại có

một mụ vợ nanh nọc và một ông bố chậm chạp, điếc lác mà ngài luôn mơ ƣớc: “Sao ông không tịch đi cho tôi nhờ?”. Một mảnh đời khác là của mẹ con bà Tít, cô Tí câm, mẹ nhặt rác, con vừa câm vừa dở hơi dắt díu nhau đến sống ở gốc cây đầu ngõ “như cỏ dại quen sống giữa đồng”. Rồi thằng Tây thuê nhà thằng Quýt “lái xe về đêm, rú ga từ đầu ngõ rồi cứ thế lao bừa vào xóm” đâm chết cô Tí câm… Bà Tít bỗng có chục triệu trong tay, nhanh chóng nguôi ngoai về cái chết của con. Vợ chồng ngài Tó “không ai nói ra ý nghĩ với ai,

nhưng đều nung nấu một điều như nhau khi nhìn ông bố già điếc lác…”, họ

muốn “vứt bỏ cái của nợ” ấy bằng cách “để ông lão 90 ngoài đường cho ông

ngủ mát” với hy vọng thằng Tây đụng chết ngƣời lần nữa. Kết quả là ông cụ

không chết nhƣng liệt giƣờng… Những mảnh đời tƣởng không liên quan gì đến nhau, đƣợc đặt tƣởng nhƣ vô tình cạnh nhau cùng tạo nên một thế giới sống động của những kẻ mất nhân tính nhƣng lại sống hoàn toàn xa lạ với nhau.

Những chi tiết tái hiện nhân vật từ bên ngoài, khi nó đƣợc kết hợp với miêu tả tâm lý thì nhân vật hiện lên toàn diện cả bên ngoài lẫn nội tâm với những ngóc ngách sâu kín. Nhờ thế, nhà văn có thể miêu tả nhân vật sâu sắc, sinh động hơn. Nghĩ ngợi quẩn quanh là một cốt truyện có khá nhiều sự kiện. Hộ là một ngƣời làm nghề hƣớng dẫn du lịch. Mẹ anh, một đứa em trai năm tuổi và một đứa khác còn trong bụng mẹ bị thằng Tùng – “con trai một

cỡ VIP trong vùng”, hắn có hình xăm con bạch tuộc đỏ sẫm “bò nguềnh

ngoàng ra khắp vùng gáy” - giết trong một vụ cƣớp . Tùng bị khép án tử, sau

năm năm án đã đƣợc thi hành. Nhƣng trong một chuyến đi hƣớng dẫn du lịch, trên máy bay, anh nhận ra Tùng qua hình xăm con bạch tuộc. Anh bí mật điều tra và biết hắn vẫn có cuộc sống khá giả trong một tòa biệt thự rất sang trọng tại Mỹ. Hộ muốn trả thù nhƣng rồi cuối cùng bất lực khi biết thế lực khủng khiếp của ông bố anh ta, còn anh ta thì đang là dân “băng nhóm mà các sắc

dân khác phải chào thua”. Nhƣng nếu chỉ có những sự kiện nhƣ thế, câu

chuyện sẽ lẫn vào bao câu chuyện về vụ án khác, thậm chí nếu so sánh, vụ án này còn tƣơng đối tẻ nhạt và nửa chừng. Nhƣng Lê Minh Khuê không định viết truyện trinh thám mà là câu chuyện thế sự để gửi gắm những thông điệp nhân sinh. Để làm điều đó, nhà văn đi sâu khai thác dòng chảy nội tâm để lý giải hành động nhân vật từ bên trong. Khi nhìn thấy thằng Tùng trên máy bay,

Hộ thêm chột dạ. Hộ cũng còn nhớ cái nhìn ấy trong phòng xử án mấy năm

trước… Trở về chỗ ngồi con tim của Hộ rên lên. Trời ơi sao nó có thể thoát

được?”. Dù phẫn nộ, đau đớn, nhƣng anh đành bất lực. Đứng trƣớc mộ mẹ và

em, Hộ nghĩ: “nó đã có cuộc đời riêng. Thôi dù sao em cũng may mắn khi

không phải lớn lên mà nhiều dằn vặt đau khổ ở cuộc đời này”. Những dòng

miêu tả tâm lý của nhà văn đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc bi kịch nội tâm giằng xé trong Hộ, lý giải hợp lý cho hành động tƣởng chừng vô lý của anh: đầu hàng trƣớc cái ác. Sự thất bại của nhân vật là hồi chuông cảnh tỉnh về tình

trạng cái ác đang lan tràn trong xã hội, và ở chỗ này chỗ kia, nó đã lấn lƣớt, hủy hoại những điều tốt đẹp.

Cốt truyện sự kiện – tâm lý tạo chiều sâu và tính đa thanh cho câu chuyện. Nó giúp tác giả dồn nén chi tiết, bao quát phạm vi hiện thực rộng lớn đồng thời hàm chứa những vấn đề triết lý nhân sinh sâu sắc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)