Nhân vật bi kịch

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 53)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.2.5. Nhân vật bi kịch

Trong văn học từ xƣa đến nay, bi kịch con ngƣời luôn đƣợc khai phá dƣới nhiều góc độ. Trong xã hội phƣơng Tây cổ đại, chúng ta có bi kịch giữa ngƣời và thần trong Ơ đíp làm vua, ở đó, con ngƣời không thoát khỏi số phận do thần định đoạt. Bi kịch của Sêchxpia là bi kịch trần gian, bi kịch lịch sử

(Hamlet, Romeo và Juliet…), bi kịch tƣ sản thế kỷ XVIII là bi kịch gia đình,

xã hội… Dƣờng nhƣ ở bất cứ thời đại lịch sử nào, con ngƣời cũng không thoát khỏi những bi kịch. Điều đó có thể do khách quan hoặc chủ quan con

ngƣời tạo nên. Bởi lẽ, cuộc sống là sự song hành giữa ánh sáng và bóng tối, tích cực và tiêu cực… Mà nhiệm vụ của văn học là phải “đào sâu vào sự nguy khốn trong thế giới của những mưu mô chẳng những còn manh nha mà đang tác oai tác quái tạo nên tấn thảm kịch nhân sinh” [95, tr.295] để giúp con ngƣời sống nhân ái hơn.

Nếu ở văn học giai đoạn 1945-1975, con ngƣời hiện lên chủ yếu ở phƣơng diện cái Ta, con ngƣời công dân với vận mệnh gắn liền cùng lịch sử thì văn học hiện nay đi sâu khám phá đời sống con ngƣời cá nhân. Thân phận con ngƣời đƣợc quan tâm hàng đầu. Truyện ngắn thời kỳ đổi mới “đi thẳng vào những vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người, ý

nghĩa nhân sinh, lẽ sống con người ở đời sâu và sắc hơn…” [77]. Cuộc sống

thời bình với bao phức tạp và áp lực khiến con ngƣời ta trở nên bon chen, giành giật, ích kỷ mà lại rất đỗi cô đơn… Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, hiện thực về nỗi cô đơn, về bi kịch con ngƣời trong cuộc sống đƣợc thể hiện nhiều chiều, đa diện và không hề đơn giản bằng một giong văn vừa châm biếm vừa xót xa, có tố cáo, mỉa mai mà cùng đầy thƣơng cảm, giãi bày.

Lê Minh Khuê đi sâu vào thế giới nội tâm của con ngƣời để khám phá ra những bi kịch tâm hồn đầy giằng xé xảy ra ở mọi lớp ngƣời, không trừ một ai. Ở đó, hiện thực va chạm với ƣớc mơ, khát vọng cao cả giao tranh cùng hiện thực ngặt nghèo, lý tƣởng mâu thuẫn với môi trƣờng sống, quá khứ đối lập cùng hiện tại, cao cả - thấp hèn… đan xen. Đây là kiểu nhân vật luôn đầy mâu thuẫn, xung đột trong tƣ tƣởng mà kết cục là bế tắc, tuyệt vọng, đau thƣơng. Ngƣời đọc đau đớn bởi những điều tốt đẹp trong cuộc sống nhiều lúc bị hủy hoại, cái thiện đôi khi phải lùi bƣớc trƣớc cái ác, thậm chí là bị lâm vào tình cảnh không lối thoát. Miêu tả những số phận đầy bi kịch chính là một cách nhà văn lý giải câu hỏi: “Ta là ai?” đầy ám ảnh về thân phận con ngƣời. Đồng thời, khác hẳn với kiểu nhân vật lý tƣởng, nhân vật bi kịch giúp nhà văn

miêu tả con ngƣời nhƣ nó vốn có ngoài đời, đa diện, sống động và phức tạp. Đây cũng là xu hƣớng tiếp cận cuộc sống rất mới của văn học hậu hiện đại.

Nhân vật bi kịch trong truyện Lê Minh Khuê là những con ngƣời có mơ ƣớc cao đẹp nhƣng bị hiện thực phũ phàng bóp nát ƣớc mơ ấy. Tuyền

(Xe Camry ba chấm) là một chàng trai hiền lành chất phác, đến mức Cát (cô

thợ may cùng làng, sau này là ngƣời yêu Tuyền) có lúc nghĩ: “Những anh như

Tuyền người tốt thì lẩn thẩn”. Cái làng Ngẳng nơi cậu sinh ra là một làng quê

xanh mƣớt, “Sau làng có ngọn núi nhô hơi cao so với phía trước thành thử làng chân núi khá ngon mắt nếu đứng từ xa nhìn vào. Xanh thẫm. Một vệt dài kéo từ đầu này tới đầu kia làng là dãy núi mọc bất chợt giữa đồng bằng”. Tuyền có sở thích ngồi im hàng giờ, nín thở nhìn một cái hạt cây nảy mầm. Tuyền có mơ ƣớc sẽ lấy đƣợc Cát, “Hai đứa xin bố cái vườn giáp chân núi kia. Nó sẽ mua máy cắt cỏ. Máy cày. Máy đập đất. Mua xe công nông chở sản phẩm ra phố cho bọn ở phố vênh mặt móc hầu bao nhưng đố bọn đó cúi xuống được luống đất trồng được luống rau làm được cái cho vào mồm… Nó sẽ sống sung túc trong trang trại chân nó giậm vững vàng trên mặt đất nó làm lụng”. Đó là ƣớc mơ giản dị mà đẹp đẽ của một ngƣời nông dân chân chính. Nhƣng rồi, ngƣời ta phát hiện ra làng Tuyền có mỏ nƣớc khoáng nóng. Một ông lớn đi xe Camry ba chấm về “thăm quan”. Thời gian ngắn sau, bão táp tới làng, “Dân phải nhường đất cho tỉnh, tỉnh mời công ty mở khu du lịch tắm

nước nóng. Đồng thời mở nhà máy nước khoáng đóng chai xuất khẩu”.

Không còn đất, cái ƣớc mơ bé nhỏ của Tuyền tan thành mây khói. Nhìn cảnh ngƣời ta đang xây dựng, bố con Tuyền “trầm ngâm nhìn hoàng hôn phía

trước khu làng nham nhở”, “nhúc nhắc lúc ra lúc vô, ăn cơm xong nó thường

ngủ li bì cho đỡ phải nhòm ngó. Trưa cũng thế. Tối cũng thế”. Đó là bi kịch

của một con ngƣời muốn sống và đóng góp cho xã hội bằng nghề nghiệp và sức lực của mình mà không đƣợc. Bi kịch này của Tuyền là cái giá phải trả

cho sự phát triển theo hƣớng mới của thời đại. Nhƣng không chỉ dừng ở đó, ngƣời nông dân còn bị đẩy khỏi mảnh đất đã sinh sống từ ngàn đời. Làng của Tuyền nhiều ngƣời phải ra đi vì nhiều lý do khác nhau. Còn Tuyền, vì trả thù ngƣời đàn ông đi xe Camry ba chấm (mà anh cho là thủ phạm gây ra bi kịch cho mình), anh phải cùng Cát trốn khỏi quê hƣơng. Ở nơi tha hƣơng, hai ngƣời gặp phải rất nhiều khó khăn. Truyện kết thúc trong nguy cơ anh có thể mất nốt Cát bởi những cạm bẫy chốn thị thành. Bi kịch của Tuyền phản ánh cuộc xâm lăng của nền văn minh công nghiệp đối với văn minh nông nghiệp, của thành thị đối với nông thôn, của văn hóa hiện đại đối với văn hóa truyền thống.

Nhân vật của Lê Minh Khuê còn gặp phải bi kịch lạc thời. Họ là những con ngƣời “ưu tú giữa một xã hội mà nhiều giá trị hoặc bị đánh mất hoặc bị

đè bẹp” [14]. Họ xứng đáng đƣợc hƣởng hạnh phúc nhƣng hoàn cảnh khắc

nghiệt đã đẩy họ vào tình thế hoàn toàn bế tắc, có khi đánh mất cả con ngƣời cá nhân của mình. Các tác phẩm Mong manh như là tia nắng, Một buổi

chiều thật muộn là bi kịch của những ngƣời phụ nữ do điều kiện lịch sử chiến

tranh một thời tạo nên. Họ sống vật vờ, cô đơn với những bí ẩn không bao giờ rũ bỏ đƣợc. Cuộc chiến tranh ác liệt đã qua là cái gì to tát quá, vĩ đại quá nên số phận của họ, nỗi đau, niềm khát vọng của họ chỉ là “hạt bụi nhân gian” trong biển đời ào ạt. Ở Mong manh như là tia nắng, bí mật quá khứ, những ký ức xa xăm khiến cô bác sĩ trẻ thời chiến, dù giờ đã là một ngƣời mẹ, “vẫn

buồn khi không phải cắm cúi kiếm ăn”. Chiến tranh bản thân nó đã định rõ

giới tuyến đồng đội và kẻ thù khiến cô phải giấu mọi rung động của tình yêu cùng nỗi tuyệt vọng vào tận đáy lòng. Và khi đã yên phận với một gia đình mới, cô vẫn canh cánh một nỗi niềm không lý giải nổi. Còn với nhân vật Hằng (Một buổi chiều thật muộn), chiến tranh để lại hậu quả nặng nề hơn. Chị đã mất đi tất cả những gì đẹp đẽ nhất: tuổi trẻ, tình yêu, khát vọng…: “Họ

biến tôi thành bà già từ ngày ấy. Hơn hai mươi năm tôi chỉ là một người già

cả. Tôi mất hết nhuệ khí. Tôi sợ hãi triền miên…”. Những nghi kỵ và cấm

đoán có thể là cần thiết của thời chiến tranh đã mãi mãi để lại tổn thƣơng trong trái tim cô thiếu nữ mƣời sáu tuổi ngày nào. Bi kịch không chỉ diễn ra ở những con ngƣời bƣớc ra từ chiến tranh mà còn xảy ra với những ngƣời sinh ra và lớn lên trong thời bình. Họ không bắt nhịp đƣợc với thời cuộc hoặc bất lực trƣớc thực tại. Làng quê của Na (Làng xi măng) thay đổi chóng mặt, “chỗ

nào cũng xi măng”, đẩy lùi dần những khoảng đất trồng rau của bà Na, “cồn

cây gạo đã tan hoang cũng sắp được bê tông hóa”. Cuộc sống con ngƣời

cũng “bê tông hóa” đến chóng mặt: “bố buôn đất thu tiền, ăn diện như con cào cào phố huyện, mẹ đi buôn, tối đánh váy hàng thùng, đánh mắt xanh đi

chơi bạc trên phố”, thằng Roi (em Na) thì lêu lổng, láo lếu. Chỉ có bà và anh

Thắng làm chỗ dựa cho Na, thì bà mất, anh Thắng là “thằng cháu kiêm thằng ” của gia đình Na. “Đời sống nhơ nhớp nó cứ chồm qua mái đầu bạc, nó

hoành hành bất chấp đạo lý”. Na thấy mình không thể hòa hợp đƣợc ngay

trong gia đình mình. Cô tìm lối thoát trong những kỷ niệm về bà trong quá khứ. Kết truyện, cô trở lại trƣờng cấp một miền núi nơi cô thực tập nhƣ để chạy trốn chính gia đình mình.

Một dạng bi kịch nữa mà chúng ta có thể gặp trong truyện ngắn Lê Minh Khuê là bi kịch đời thƣờng. Đó là bi kịch của những con ngƣời khao khát hạnh phúc, suốt đời đi tìm, nhƣng cuối cùng, hạnh phúc mãi vẫn chỉ là ảo ảnh với họ. Kỹ sƣ Mi (Cơn mưa cuối mùa) đã đƣợc đánh thức bởi một ngƣời đàn ông cô gặp trên công trƣờng. Tình yêu đã mang đến cho cô niềm vui sống, khát vọng vào tƣơng lai và ý thức về cuộc sống vô vị hiện tại của mình… Cô dằn vặt, đau khổ… nhƣng rồi lại chọn quay lại với cuộc sống cũ, ngôi nhà cũ, nếp sống cũ, đối mặt với những điều lặt vặt thảm hại, những toan tính, tẻ nhạt của cuộc sống tầm thƣờng: “Em không thể làm gì được nữa. Mọi

thứ đã xong xuôi rồi”. Bằng sự đồng cảm của một phụ nữ, Lê Minh Khuê đã đi sâu vào những góc khuất lấp của nhân vật để nói lên nỗi lòng sâu kín của họ - những nạn nhân của những quy định, nghi kỵ, cấm đoán, những nếp sống và nếp nghĩ… mà họ chƣa đủ khả năng, sức mạnh để tự mình vƣợt qua. Bi kịch đến với họ nhƣ là một kết cục tất yếu.

Chƣơng 3

PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN 3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật

3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

M.Bakhtin cho rằng: “Sự miêu tả nghệ thuật là sự miêu tả trước cái vĩnh hằng, chỉ có những ngôn từ và hình ảnh xứng đáng để ghi nhớ muôn đời” [88, tr.198]. Ngôn ngữ là chất liệu cơ bản, là “yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki). Ngôn ngữ nghệ thuật là “Dạng ngôn ngữ được dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (sáng tác lời truyền miệng và văn học viết)”, “Ở ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ hiện diện không chỉ với tư cách là phương tiện để miêu tả cái thực tại ngoài ngôn ngữ, mà còn với tư cách là đối tượng của sự miêu tả… .Khả năng gia tăng hàm nghĩa vốn có ở cấu trúc năng động của văn bản nghệ thuật – tùy thuộc vào tính biểu cảm tiềm tàng trong hệ thống ngôn ngữ, cũng như vào những liên hệ

“nội văn bản”” [3, tr. 234 – 235]. Ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình

tƣợng và là phƣơng tiện truyền tải hình tƣợng đến độc giả. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn. Nhà văn có tài phải là ngƣời có thể ghi dấu ấn với một phong cách sử dụng ngôn ngữ riêng, tạo nên “bản sắc” độc đáo. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học nói chung và trong thế giới nghệ thuật của Lê Minh Khuê nói riêng.

3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê

3.1.2.1. Đối thoại

“Lời đối thoại gắn liền với việc những người nói hướng và nhau và tác

động vào nhau” [76]. Trong tác phẩm tự sự, đối thoại là yếu tố quan trọng để

thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật. Nó giúp nhân vật “trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó tham gia dàn đối thoại của cuộc sống con

quá trình tƣơng tác bằng ngôn ngữ giữa hai chủ thể, qua đó, nhà văn phát hiện, khám phá nhân cách và các quan hệ của nó.

Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê trƣớc năm 1975, đối thoại không nhiều và thƣờng đơn giản. Tính cách nhân vật chủ yếu hiện lên qua hành động chứ ít qua đối thoại. Sau năm 1975, bà đã có nhiều tìm tòi, đổi mới trong việc xây dựng đối thoại. Đối thoại đã góp phần đắc lực trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Về điều này, Hồ Anh Thái nhận xét: “Lê Minh Khuê khéo viết đối thoại. Gọn gàng, chắc chắn, hiếm khi thừa lời và có ấn tượng. Những đối

thoại chính xác, chứa đầy thông tin và ngổn ngang tâm lý” [90].

Lê Minh Khuê sử dụng đối thoại nhƣ một cách thức khắc họa tính

cách và bộc lộ nội tâm nhân vật, chỉ bằng vài ba câu nói và sự vận dụng hợp

lý ngôn ngữ, nhân vật hiện dần lên trong mƣờng tƣợng của độc giả. Trong

Anh kỹ sư dạo trước, Lê Minh Khuê đã dựng đƣợc những đối thoại rất hay để

thể hiện tâm trạng và tính cách nhân vật Thi và Nguyên. Thi vừa ở chiến trƣờng ra Hà Nội thăm Nguyên, ngƣời mà cô đã gặp và có cảm tình từ trong những ngày bom đạn. Nhƣng giờ đây, sống giữa cuộc sống an nhàn tại Hà Nội, Nguyên bắt đầu trở nên xa lạ, sợ những thử thách hy sinh mà anh đã từng giáp mặt. Nếu ngày trƣớc trên xe anh thoải mái hút thuốc và truyện trò với Thi thì nay anh lại hỏi một câu quá ƣ lịch sự: “Xin lỗi Thi nhé. Anh hút thuốc

lá nhiều phải không?”. Câu hỏi của Nguyên lịch sự nhƣng thật xa lạ và không

hợp lúc khi hỏi một ngƣời đã rất hiểu mình, từng vào sinh ra tử nơi đạn bom ác liệt. Khi Thi nhắc lại kỷ niệm họ thoát chết sau đợt bom B.52, Nguyên lại hỏi một câu làm Thi thêm thất vọng: “Có, anh nhớ. Sao lúc đó anh lại chịu

được? Nghĩ lại, anh ớn lạnh cả người. Bọn B.52 phải không em?”. Ngay cả

sự kiện liên quan đến sống chết của chính mình, anh ta còn phải hỏi lại thì làm sao anh nhớ nổi bao chuyện bình thƣờng khác? Nhìn một cô gái vừa từ chiến trƣờng ra, Nguyên nói: “Khi nào ra khỏi bộ đội, em uốn tóc đi Thi nhé.

Khuôn mặt em không hợp với mái tóc dài tí nào cả. Đừng quăn lắm. Chỉ cần

lượn sóng, xõa ôm lấy vai. Mốt mới đấy…”. Câu nói này cho thấy Nguyên đã

hoàn toàn quên hẳn những ngày ở chiến trƣờng, anh đã quen với cuộc sống hƣởng thụ thời bình. Anh đã không đồng cảm đƣợc với sự hy sinh tuổi xuân, nhan sắc của bao cô gái nhƣ Thi cho Tổ quốc. Chỉ qua vài mẩu đối thoại, nhà văn đã dựng lên bức chân dung tâm hồn, nhân cách khá đầy đủ về nhân vật.

Nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê dùng đối thoại để che đậy

nội tâm của mình. Truyện Bến tàu mùa đông có đoạn đối thoại giữa mụ Tƣ Héo và đứa con:

Mẹ ạ, làm sao cho lão Luốc biết chuyện này?

- Thôi đừng dây vào…

- Lão ở đâu mẹ nhỉ?

- Mày câm mồm đi. Lão ngủ trong cái xe của trạm bảo dưỡng đường,

cái xe hỏng người ta vất nó chỗ rừng bạch đàn. Ban ngày lão đi vác thuê ở cảng.

- Sao mẹ biết?

- Câm cha cái mồm mày đi...!

Trong đoạn đối thoại này, ta thấy nỗi sợ hãi trong lòng của bà mẹ mà bà ta đang muốn giấu: “Mày câm mồm đi.”, “Câm cha cái mồm mày đi...!” là cách bà nổi cáu để che đi nội tâm thật sự của mình. Bà cũng rất hiểu và lo lắng trƣớc những nguy hiểm sẽ đến với lão Luốc. Nhƣng bà bất lực trƣớc cái ác. Vì thế, đó là cách bà lờ đi, vờ nhƣ không biết.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)