Trần thuật theo ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 92)

6. Đóng góp của luận văn

3.3.1.1. Trần thuật theo ngôi thứ ba

Đây là kiểu trần thuật khách quan, do một ngƣời trần thuật biết hết sự việc tiến hành. Ngƣời kể truyện là tác giả ở “ngoài truyện”, điểm nhìn trần thuật ở xa câu chuyện đƣợc kể, tả và kể lại câu chuyện với thái độ điềm nhiên. Lối kể chuyện này hạn chế tối đa sự xuất hiện của ngƣời kể; các sự kiện, câu chuyện… diễn ra nhƣ chính nó vốn có ngoài cuộc sống chứ không theo sự sắp xếp nào. Ngƣời trần thuật cố ý tạo ra một khoảng cách với hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm. Ngƣời trần thuật lặng lẽ quan sát nhân vật để họ tự bộc bạch mình, ít bày tỏ thái độ, quan điểm, đánh giá của cá nhân mình mà chủ yếu hƣớng độc giả trực tiếp cảm nhận các chi tiết, sự kiện nhằm tô đậm thêm tính khách quan của câu chuyện. Trần thuật theo ngôi thứ ba, ngƣời trần thuật luôn đồng hành cùng nhân vật nhƣng lại luôn có ý thức tách mình ra, duy trì một khoảng cách với nhân vật.

Kiểu trần thuật này chiếm vị trí ƣu thế trong truyện ngắn Lê Minh Khuê. Do sáng tác của bà đi vào mạch cảm hứng thế sự, phản ánh hiện thực cuộc sống, thậm chí phanh phui những mặt trái của cuộc sống nên cần có một lối văn lạnh. Sêkhốp đã từng nói: “Trong cuộc sống và sáng tác văn học, sự lạnh lùng là không thể thiếu, chỉ có sự lạnh lùng mới nhìn được sự việc tỏ

Chọn một điểm nhìn khách quan bên ngoài câu chuyện, nhà văn có điều kiện tái hiện lại những dòng chảy của cuộc sống nhƣ nó vốn có ngoài đời. Những sự kiện ấy tự nó làm toát lên tƣ tƣởng chủ quan của nhà văn.

Trong Ráp Việt, nhà văn đã tạo ra một điểm nhìn phù hợp để có thể phơi bày một cách khách quan trƣớc mắt ngƣời đọc chân dung một loại ngƣời đặc biệt (cô Lan Hƣơng): “Nàng là một trang anh hùng hiếm có. Nàng lên tỉnh khi túi mỏng lao vào nghề chạy quảng cáo cho một công ty truyền thông. Anh em lả lướt tuốt luốt với các giám đốc các chủ doanh nghiệp bất cần gì dù đó là một lão ngà ngà hoa râm nách bốc mùi vì nốc rượu thịt chó thịt mèo nhưng tiền tỉ xí nghiệp nhà nước gã nắm trong tay. Lan Hương đặt đầu các lão lên đùi mặc váy ngắn một tay vuốt ve phần nhô ra của lão một tay đưa bút cho lão ký. Tám mươi phần trăm phi vụ thành công. Hai mươi phần trăm kia thuộc về các sếp có lương tâm, sếp keo bẩn hoặc sếp có chữ nghĩa. Số không ký nổi này lại ít tiền. Nên nàng đếch cần. Nàng thắng lớn…. Nhan sắc tiền bạc học vị… đủ cả, nhà vài cái đứng tên cho thuê trên tỉnh lãi mẹ đẻ lãi con trên tài cả bố. Nàng chỉ còn thiếu mỗi mùi chính trị xã hội để có thể sánh ngang anh em

đứng trên đài vẫy tay đoàn người vô danh cờ hoa diễu hành ngày lễ”. Trong

Đồng đôla vĩ đại, nhờ chọn điểm nhìn từ xa, nhà văn tái hiện đƣợc toàn cảnh

anh em đâm chém nhau kinh hoàng: “Đến nước này có lẽ không ai chịu được nữa. Lão An từ trong nhà vọt ra. Con dao nhọn, loại dao biệt kích dùng thời chiến tranh đâm một đường trúng phóc vào chỗ đứa con mụ Qua nằm. Có người sau còn nói phét là nghe tiếng đứa trẻ trong bụng khóc thét lên. Vợ Khang hực một tiếng. Cái bụng chửa đến tháng thứ bảy của mụ lăn xuống trước và mụ úp mặt xuống bờ thềm. Người ta kịp giữ được Khang khi gã từ bên quán “Diêm què” phóng ra, tay cầm một thanh sắt dài một mét rưỡi…

Khang điên dại lao theo thằng em”. Tác giả không cần xuất hiện mà sự kiện

dùng đâm nhau lại là “loại dao biệt kích dùng thời chiến tranh”. Con dao ấy cho thấy: trong thời bình, nhiều khi ngƣời cùng dòng máu đối xử với nhau không khác gì kẻ tử thù thời chiến. Lối trần thuật này thích hợp để nhà văn nhìn thẳng vào sự thật, phơi bày những mảng hiện thực gai góc nhất của cuộc sống.

Nét sáng tạo trong lối trần thuật ở ngôi thứ ba của Lê Minh Khuê là nhiều khi lối trần thuật khách thể đƣợc chủ quan hóa. Nhà văn, dù

không xuất hiện trực tiếp, nhƣng thu hẹp khoảng cách giữa mình và nhân vật, thậm chí có lúc nhập thân vào nhân vật để kể chuyện bằng chính cảm nhận của nhân vật. Ngƣời trần thuật dựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới. Ngƣời kể chuyện và nhân vật có sự gần gũi hòa đồng không có khoảng cách. Lối kể này giúp tác giả vừa miêu tả khách quan hiện thực vừa đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Nhờ thế, hiện thực đƣợc miêu tả sắc nét và có chiều sâu hơn. Truyện Bốn người có những đoạn: “Anh chàng Đức thuộc kiểu thanh niên vui vẻ trẻ trung nhưng lại là người không lạnh lẽo với mọi sự chung quanh, ví như có thể nghiêng tai nghe xem vì sao đứa trẻ kia khóc vì sao người đàn bà kia đứng bên cái xe đổ tung tóe trái cây mà không có ai giúp? Bình xem như thế thì hơi rách việc nhưng cũng không can ngăn gì. Mỗi người mỗi tính ví như Bình nếu gặp sự như vậy mà đang vội thì chẳng thể dừng lại, có người khác lo. Nghĩ vậy thì nhẹ lòng nhưng Đức không như vậy. Biết thế rồi Bình thường bảo cưới nhau xong em sẽ chỉnh đốn anh đấy và đột nhiên thấy tim như thắt lại trong một cảm giác lạ. Có lẽ là yêu. Yêu thì tim phổi đau lắm”, “Bình hơi né người khi chị Qúy đi ngang để lấy cái bình nước đá ở đầu bàn kia. Né người một cách bất chợt và hơi sợ hãi linh cảm thấy mọi điều có thể xảy ra trong nháy mắt mình có thể làm rơi mất cái vật quý giá mà mình tưởng nó đã nằm sâu trong túi. Không thể đùa với cái nhan sắc không sáng láng lắm của chị Quý, không thể đùa với cái duyên

ngầm không thể thờ ơ với cái cảm xúc thật mà chị ấy luôn sở hữu. Cưới xong

cũng có thể không yên nếu chị ấy cứ quyến rũ chết người thế kia!”. Ở những

đoạn trần thuật thế này, có chỗ, ta khó tách bạch đâu là lời ngƣời kể chuyện, đâu là ngôn ngữ nhân vật nhƣ là: “Yêu thì tim phổi đau lắm”, “Cưới xong

cũng có thể không yên nếu chị ấy cứ quyến rũ chết người thế kia!”… Ngƣời

đọc vừa chứng kiến nhân vật ở phƣơng diện bên ngoài lại vừa xem xét ở bên trong thế giới tinh thần của nhân vật. Cách trần thuật này giúp ta khám phá con ngƣời ở nhiều bình diện khác nhau, có cái nhìn đa chiều về cuộc đời và con ngƣời. Đồng thời, nó giúp nhà văn linh hoạt trong việc thay đổi khoảng cách giữa mình và điều đƣợc nói đến trong tác phẩm, lúc gần, lúc xa.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 92)