6. Đóng góp của luận văn
3.1.2.2. Độc thoại nội tâm
“Phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá
trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm (hoặc “lẩm bẩm”), mô phỏng hoạt động suy nghĩ – xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [3, tr.127] gọi là độc thoại nội tâm. Lời văn độc thoại nội tâm xuất hiện dƣới dạng lời nửa trực tiếp, tức là lời trần thuật nói thay ý nghĩ nhân vật, nhằm bộc lộ nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ vừa là lời của ngƣời trần thuật vừa là tiếng lòng của nhân vật. Nhân vật tự cảm mà không nói, ngƣời trần thuật nói ra lời thầm kín của nhân vật. Với phƣơng thức diễn đạt lời nửa trực tiếp, tác giả gây ấn tƣợng về sự hiện diện của ý thức nhân vật và cho phép ngƣời đọc thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật.
Độc thoại nội tâm cũng đƣợc dùng khá nhiều trong văn Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan… Họ dùng trực tiếp lời của ngƣời kể truyện để kể lại cuộc độc thoại nội tâm nhân vật, thậm chí Nguyễn Công Hoan còn dùng những dấu hiệu khá rõ nhƣ đƣa nó vào dấu ngoặc kép. Ở nhà văn Nam Cao, độc thoại nội tâm xuất hiện khá tự nhiên, độc thoại nội tâm nhiều khi hòa vào lời trần thuật, khó phân biệt rạch ròi.
Độc thoại nội tâm giúp Lê Minh Khuê truyền đạt hoạt động của nội
tâm, khám phá và miêu tả một cách chân thực, sâu sắc tâm lý con ngƣời.
Mà, “Theo nghĩa rộng nhất, tâm lý gần như đồng nghĩa với thế giới tâm thần
của con người, cái làm cho con người khác con vật, cái giúp con người tạo dựng nên nền văn hóa, văn minh… tâm lý con người vẫn còn là điều bí ẩn
chưa dò hết được” [14]. Độc thoại cho thấy những mâu thuẫn, bi kịch giằng
xé bên trong. Nhân vật đối diện với chính mình, trực tiếp bộc lộ, giãi bày những trạng thái tâm tƣ tình cảm thầm kín, sâu xa và chân thực nhất. Tân và Viện (Một chiều xa thành phố) là đôi bạn thân thiết trong chiến trƣờng và trong Đại học. Do hoàn cảnh đƣa đẩy, Viện phải nghỉ học lấy chồng. Nhiều năm sau, sau khi đã lấy một ngƣời chồng giàu có, trong một lần đi công tác, Tân đến nhà thăm Viện. Nhìn hoàn cảnh nhà cửa, thân hình bẩn thỉu, con cái nhếch nhác của Viện…, “Tân cảm thấy thót cả tim. Cả một mớ mẹ con nhếch nhác bẩn thỉu này thật khác xa với căn phòng ngủ che rèm trắng,tường quét
vôi xanh nhạt của cô. Trời ơi, nếu cả mấy mẹ con này mà kéo lên…”. Tân hứa
hẹn sẽ lo cho Viện học tiếp Đại học. Nhƣng về Hà Nội, cuộc sống phồn hoa phù phiếm làm cô quên bẵng lời hứa với bạn thân thuở xƣa. Khi chồng cô nhắc về điều ấy, Tân nghĩ: “Thực ra mình là ai nhỉ? Xuất thân là một cô gái nông thôn. Lại đã qua chiến tranh… Bây giờ… Ôi mà thôi. Thì giờ đâu! Toàn những chuyện lẩm cẩm. Mình cũng tốt với bạn quá đi chứ, nếu không thì sao
thoại nhƣ thế đã kéo tuột cái mặt nạ của ngƣời bên ngoài có vẻ “quý tộc”, làm lộ ra bản chất thật của một kẻ nông cạn, giả dối, dửng dƣng, lạnh lùng trƣớc nỗi đau của ngƣời khác, dù đó là ngƣời đã từng thân thiết với mình.
Độc thoại nội tâm thƣờng xuất hiện khi nhân vật đƣợc đặt trong mâu thuẫn với hoàn cảnh, khi đó, con ngƣời bên trong nhân vật hoạt động mạnh mẽ. Độc thoại diễn tả sâu sắc quá trình vật vã, khủng hoảng của con ngƣời trƣớc những tình huống tâm lý căng thẳng. Những dòng suy nghĩ
bên trong của ngƣời cha trong Thằn lằn cho thấy những điều triết lý đầy bi kịch về nỗi khổ của kiếp ngƣời. Gã “ngờ ngợ rằng mình cũng đã có thời là con người tử tế, hạnh phúc”. Đó là thời trai trẻ với cuốn sổ chép dày đặc những câu thơ, dày đặc những hình vẽ chim câu, vẽ mặt trời, gã chơi thể thao, đánh bóng bàn bóng chuyền... Gã có cái cà vạt lụa do ông bác ruột gửi về từ một nƣớc tƣ bản tặng gã. Nhƣng rồi gã có gia đình và lần lƣợt bảy đứa con gái ra đời, “vợ gã trở thành hổ cái”. Và cái kiếp sống của gã thu vào trong cảnh “suốt ngày tay gã bám đầy thứ nọ thứ kia, vơ trước vơ sau để đủ miếng
mà tọng vào mồm lũ nhóc”, “Tự dưng gã thấy ghen với loài thằn lằn. Chúng
nó sung sướng bò giữa những tảng đá kiếm ăn, phơi nắng, đùa giỡn với nhau. Còn gã... bữa cơm nào gã cũng chỉ nuốt vài miếng cháy. Cơm vừa cạn, quay ra quay vào đã thấy bọn nhãi mỗi đứa một bát đứng ở góc bếp, góc sân thổi
phù phù”, “Rõ là con thằn lằn trong bài sinh vật mà gã dạy sướng hơn gã bao
nhiêu. Con thằn lằn còn có cái áo màu xanh, màu lục thẫm óng ánh dưới nắng mặt trời. Gã đã lúc nào được mặc áo màu xanh, ngoài cái áo màu cháo lòng mà hai vạt cứng những sữa con bé trớ ra, cứng những bột, những nước dãi trẻ... gã y như mụ đàn bà, loại đàn bà chỉ biết mỗi việc đẻ con, quấn con,
rên ư ử như chó cái”. Đó là sự ý thức về kiếp sống không bằng con vật của
con ngƣời dƣới gánh nặng cơm áo gạo tiền. Từ thân phận mình, gã nhìn ra cuộc đời và thấy: “Nhưng cứ nhìn người ta đi cuồn cuộn ngoài đường kia, gã
lại thấy thế cả thôi. Thằn lằn rắn rết giun dế cả, cứ một đống lùi lũi húc nhau, tưởng là cái gì hóa ra chả là gì sất. Lúc nha lúc nhúc dưới bầu trời này. Thây kệ...”, “Gã biết gã là giun dế trong đám giun, nhưng gã vẫn tủi lắm”. Rồi gã bắc ghế, dùng cái cà vạt yêu thích làm thòng lọng, chui đầu qua đó. Gã định đạp ghế thì đứa con gái lớn về. Việc tìm đến cái chết của gã thất bại. Những dòng độc thoại của ngƣời đàn ông này khắc họa sâu sắc nỗi đau đớn, những bi kịch nội tâm; đồng thời, nó tạo nên tính khái quát để nói về số kiếp con ngƣời nói chung, mà gã là một thân phận tiêu biểu. Con ngƣời ta sinh ra với bao điều đẹp đẽ, bao khát vọng nhƣng mấy ai đạt đƣợc hạnh phúc toàn vẹn trong đời? Gánh nặng cuộc đời sẽ dần biến họ thành thằn lằn, giun dế lùi lũi húc nhau. Còn những ai ý thức rõ về bi kịch của mình nhƣ gã thì sống chẳng đƣợc, chết cũng không xong.
Độc thoại nội tâm phản ánh đƣợc cả ý thức lẫn vô thức của con ngƣời. Nhờ độc thoại nội tâm, văn học thâm nhập đƣợc vào cả cõi mờ xa của
ý thức, vùng chập chờn giữa ý thức và vô thức, vùng bí ẩn của tâm linh, tìm ra “những con ngƣời khác nhau” bên trong một con ngƣời. Ở đó, con ngƣời hƣớng về những sức mạnh bí ẩn, những đối tƣợng siêu thực và có những hành động nhiều khi không thể lý giải theo cách hiểu thông thƣờng. Truyện ngắn Lê Minh Khuê đi sâu diễn tả những suy nghĩ ám ảnh, phản ánh dòng chảy của vô thức trong nội tâm nhân vật. Lưng chừng trời mở đầu bằng chi tiết: “Con ạ, đến giờ cha vẫn mơ thấy ruộng bậc thang”. Giấc mơ trở đi trở lại của ngƣời cha phản ánh ƣớc mơ của con ngƣời luôn muốn ngẩng đầu để sống đàng hoàng trong một xã hội nhiều ngƣời cả đời chỉ mải mê cúi nhặt, gom góp từng xu mà quên suy nghĩ về những điều cao thƣợng, tốt đẹp. Hằng trong
Một buổi chiều thật muộn thì: “Đêm ngủ chị mơ thấy một đôi mắt như hai
cục than dí vào thái dương, nóng quá chị thét lên. Đi chợ, đi xếp hàng mua
Hằng cho thấy nỗi ám ảnh về cuộc sống túng quẫn, khổ sở khiến ngƣời ta nhƣ nghẹt thở. Cuộc sống ấy hiện hữu trong đời thực và trong cả những giấc mơ. Những giấc mơ ám ảnh nhƣ là tiếng nói của lƣơng tâm vẫn le lói đâu đó đang cảnh báo, đồng thời, nó hé lộ những khủng hoảng, lo sợ trong nội tâm nhân vật. Ông Lãng (Ga xép) luôn chập chờn trong cảm giác mơ hồ về những linh hồn, về hình ảnh của con tàu số mệnh: “ngày đêm bên tai ông vang lên cái tiếng xình xịch như là bất tận, như số mệnh, như không dừng. Đoàn tàu chạy như điên xuyên qua đêm tối, qua ánh sáng. Ông không thể nhận biết ai trong số người thân thiết bị hất ra khỏi toa tàu. Và cả những ai bị đè nát dưới bánh sắt. Con tàu cần phải đến ga, nó chẳng tính đến những
hạt bụi…”. Con tàu số mệnh thì “chạy như điên”, trên đó, con ngƣời chỉ là
những hạt bụi bé nhỏ, có thể bị “hất ra” khỏi dòng đời, bị “đè nát” bất cứ lúc nào. Những suy nghĩ ấy của nhân vật thể hiện khát khao lý giải về những điều đầy bí ẩn của thân phận con ngƣời. Phản ánh con ngƣời vô thức tạo nên chiều sâu cho những phám phá của Lê Minh Khuê về con ngƣời ở những bề sâu kín, những góc khuất lấp nhất. Ngƣời đọc thấy rằng: đằng sau cái thân xác vật chất là sự tồn tại có thực của linh hồn, đằng sau những ẩn ức là bao ẩn số về cuộc đời.
Độc thoại nội tâm trong truyện Lê Minh Khuê thƣờng đƣợc trình bày dƣới hình thức hỗn độn chủ quan nhằm tái hiện dòng ý thức luôn di chuyển từ việc này sang việc khác trong tâm hồn nhân vật. Hình thức lời nửa trực tiếp cho phép nhà văn soi quét, lách sâu vào thế giới đầy phức tạp, tinh tế và còn nhiều bí ẩn của nội tâm con ngƣời. Điều đó đem đến chiều sâu và sức hấp dẫn cho những sáng tác của nữ tác giả này.