Nhân vật cô đơn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 51)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.2.4. Nhân vật cô đơn

Nỗi cô đơn đã trở thành một đề tài thƣờng thấy trong sáng tác của nhiều cây bút nữ đƣơng đại. Có lẽ, phụ nữ thƣờng nhạy cảm hơn trƣớc sự cô đơn. Đó là con ngƣời cô đơn sống tách biệt với cộng đồng trong Chiếc vòng

ngọc màu hoa lựu (Nguyễn Thị Ấm), là những cô gái trẻ ở rừng cƣời với

nỗi cô đơn đặc quánh” nơi “giáp ranh giữa địa ngục và trần gian” trong

Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), là cô thiếu nữ với nỗi đau thầm

lặng không chia sẻ đƣợc cùng ai (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ - Y Ban)…Có lẽ,

cái Tôi của con ngƣời ngày nay đƣợc phát huy đến mức tối đa khiến ngƣời ta thƣờng hay đào sâu vào thế giới nội tâm của chính mình; hơn nữa, cuộc sống thời bình với bao bon chen, vị kỷ, thậm chí là tàn độc, xấu xa càng dễ khiến con ngƣời ta lâm vào tình trạng cô đơn.

Nhân vật của Lê Minh Khuê thƣờng bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn. Nó diễn ra ở mọi kiểu ngƣời, mọi tầng lớp chứ không chỉ dừng lại ở những thân phận ngƣời phụ nữ. Họ cô đơn trong gia đình (ông Lãng trong Ga xép), cô đơn

trong tình yêu (nhân vật “ tôi” trong Một ngày đi trên đường ), cô đơn trƣớc thời cuộc (Hải trong Những ngày trở về…).

Nhân vật Thùy (Những người đàn bà) cô đơn ngay trong gia đình của mình, cô đơn giữa mọi ngƣời và thời cuộc. Thùy và Bích thân “như hình với bóng” từ thời học cấp ba. Thùy học Đại học Thủy lợi, Bích học làm diễn viên. Thời chiến, Bích từng theo một đoàn văn công tổng hợp đi phục vụ chiến trƣờng. Miền Nam giải phóng đƣợc ba tháng, Bích từ Sài Gòn ra với bao nhiêu là đồ đạc, Bích “mặc đồ hoa, tóc quấn lô, ôm con búp bê nhựa và nhí

nhảnh như một nữ sinh”. Bích hòa nhập nhanh vào cuộc sống thời bình với

những nhu cầu về vật chất, cô lấy một anh chồng giàu có có cái “xe máy đỏ chót”. Còn Thùy vẫn mải mê với hàng đống công việc: “Công việc ngập đầu

ngập cổ lên ấy, chạy lên chạy xuống kiếm tiền thì xin chịu thôi”. Vì thế, cô

ngày càng lạc lõng so với Bích, lạc lõng ngay với cả chính chồng mình, hai vợ chồng ít khi ở nhà với nhau, không hiểu đƣợc nhau: “Giọng của Thùy có cái gì đó rất lạnh lẽo làm cho Phúc phải e ngại. Anh lảng lảng ra chỗ khác và từ đằng xa, anh nhìn khuôn mặt, dáng dấp khe khắt của Thùy và nghĩ rằng nếu tính cách hai người mà đổi cho nhau, chắc cái gia đình của mình sẽ có

hạnh phúc”. Đỉnh điểm của sự xa lạ này là sau một chuyến công tác, cô bắt

găp Phúc, chồng mình, và Bích đang ngoại tình với nhau. Cái xa lạ, cô đơn của Thùy là do cô không hòa nhập đƣợc với cuộc sống thực dụng của mọi ngƣời, xa lạ với những toan tính, cơ hội, những ti tiện trong cuộc sống của con ngƣời sau chiến tranh.

Ông Lãng trong truyện Ga xép là ngƣời lính từng một thời xông pha trận mạc, trải qua bao mất mát, hy sinh. Bƣớc ra từ cuộc chiến, ông xót xa khi nhìn thấy cuộc sống xô bồ, mà ở đó, “cái đám đông như một đàn côn trùng gặm nhấm miếng thịt đã hết sắc huyết, đối với ông giờ đây là đám côn trùng

loại”. Không chỉ cô đơn giữa cuộc đời, ông cô đơn ngay trong gia đình của mình, với những đứa con gái ông hết mực yêu thƣơng. Bởi giờ đây, “chúng nó đặt ông vào trào lưu áo phông quần bò của chúng”, “chúng đang giết ông khi chúng phá cái nhà của ông, chúng xách va ly ra đi khi cái chết đang vỗ

cánh trên đầu ông”. Nỗi cô đơn tột cùng của ông không ai thấu hiểu, ông chỉ

còn cách giải tỏa duy nhất là tìm về quá khứ với những ký ức về ngƣời cha đã mất để vơi bớt quạnh hiu. Cái chết đối với ông là một sự giải thoát. Cũng nhƣ ông Lãng, Hải (Những ngày trở về) ra khỏi chiến tranh, “về nhà khi mọi người đã ít bàn đến những người lính vừa hoàn thành cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Đề tài của những cuộc chuyện trò lúc này cấp bách hơn, thực tế hơn: đó là xe máy, là tivi, là vải pho, vải xoa, là quần ống loe, là chậu

bằng nhựa, là đôi guốc gộc to như cái thuyền…”. Hải phải sống với một

ngƣời vợ mà anh chƣa từng tƣởng tƣợng tới: “người sặc mùi nước hoa, phấn

sáp”, “buổi sáng đi làm, cô uống sữa và nhấm nháp vài lát bánh mỳ, buổi tối

ăn sôcôla”, cách sống của cô “ngang nhiên lấn tới, không hề nể nang, không

còn biết trên đường đi có cái gì phải tránh, cái gì cần phải e dè một chút”…

Hải dƣờng nhƣ bất lực “trước cái ác, cái trơ tráo đang trỗi dậy”. Cuối cùng, anh chọn cách ra đi đến một nơi khác hy vọng tìm đƣợc cuộc sống mới, dù có thể nó sẽ mờ mịt hơn cuộc sống cũ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)