6. Đóng góp của luận văn
3.3.2.2. Nhịp điệu trần thuật
“Nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn
nhất của văn bản nghệ thuật” [25, tr.200 - 201]. Lê Minh Khuê là nhà văn
khá chú tâm trong việc tạo nhịp điệu trần thuật nên bà có nhiều tìm tòi và sáng tạo. Trong từng tác phẩm, Lê Minh Khuê luôn tránh tối đa sự đơn điệu trong ngòi bút.
Nhịp điệu trong truyện ngắn Lê Minh Khuê trƣớc hết đƣợc thể hiện ở
cách tổ chức câu văn đầy nhịp điệu qua viêc sử dụng phép điệp. Trong
nhiều truyện ngắn của bà, từ ngữ đƣợc điệp lại với dụng ý nhất định: “Ngày
đêm bên tai ông vang lên cái tiếng xình xịch nhƣ là bất tận, nhƣ là số mệnh,
nhƣ không dừng” (Ga xép). Những từ “nhƣ” điệp đi điệp lại nhƣ mô phỏng
điệp khúc không ngừng nghỉ tiếng xình xịch của con tàu số mệnh luôn vang lên bên tai ông Lãng. Đó là đoàn tàu xuyên qua sự sống và cái chết mà hành khách của nó thì liên tục thay đổi. Với cách điệp từ, nhà văn đã nhấn mạnh đƣợc thông điệp trọng tâm đầy ý nghĩa của tác phẩm. Lối điệp từ ngữ cũng đƣợc sử dụng trong Một ngày đi trên đường: “Cay đã chết khi mười bảy tuổi
với biết bao nhiêu thứ nó chưa được nếm qua với biết bao nhiêu câu hỏi còn
đọng lại trong đôi mắt ngây thơ của nó…”. Những chữ “biết bao nhiêu” láy
đi láy lại nhƣ một niềm tiếc nuối không dứt về những điều tốt đẹp đang chờ Cay phía trƣớc nhƣng cô lại hy sinh vì Tổ quốc. Trong Dạo đó – thời chiến
tranh: “Ngày ấy chúng tôi chờ chiến thắng. Giống như trong các bộ phim huy
hoàng về ngày chiến thắng, có nước mắt, có hoa, có nụ cười. Chỉ cần hết chiến tranh, không phải chờ đợi thấp thỏm, không phải đau đớn… chỉ cần
hết chiến tranh…”. Những từ ngữ “có”, “không phải”, “chỉ cần hết chiến
tranh” đƣợc lặp lại khiến lời văn nhƣ một lời nguyện cầu, mang niềm mong ƣớc cháy bỏng về hòa bình cùng bao điều tốt đẹp khi hết chiến tranh.
Không chỉ điệp từ ngữ, Lê Minh Khuê đã tạo sự phong phú cho nhịp điệu ngôn ngữ bằng cách điệp cú pháp. Câu văn của bà thƣờng dùng lối đối hai vế cân xứng tạo nhịp. Đó có thể là đối bổ sung về ý nghĩa nhƣ: “Những
con người tung tóe khắp hành tinh, mang theo những hận thù, để lại nhiều
nghi kỵ” (Ga xép), Nói tóm, nó chả thèm cái bọn ở phố. Phố ngập cứt trâu,
ngƣời ngập ngu tối” (Ngỗng non)… Những câu điệp cú pháp theo kiểu đối bổ sung tạo sự hài hòa về nhịp và sự tăng tiến về ý nghĩa của những điều đƣợc nói đến. Hay đó là đối tƣơng phản tạo nhịp: “Đã có những hạnh phúc, cũng
có những tuyệt vọng” (Ga xép), “Ngày xƣa ông giảng giải trước hàng ngàn
học trò mà thấy bừng bừng, mà thấy phấn chấn, say mê, đầy tin tưởng. Ngày
nay ngồi tính toán vài đồng lương ông thấy đầu đau nhức” (Thân phận cu-
ly). Những vế câu hoặc những câu khác nhau đƣợc điệp lại về cấu trúc tạo nên sự nhịp nhàng nhằm tạo nhạc điệu cho lời văn, đồng thời, nhấn mạnh vào ý nghĩa, tạo sự chú ý cho ngƣời đọc.
Nhịp điệu trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê còn đƣợc thể hiện ở việc lặp lại các mô típ hoạt động nhƣ sinh - tử, bình an - nguy hiểm, chiến tranh - hòa bình…trong cốt truyện. Những hoạt động căng thẳng, nguy
hiểm đƣợc đƣa vào cốt truyện làm nhịp điệu trần thuật có độ căng, cao trào, gấp gáp cho mạch truyện. Những đoạn bình an, hòa bình lại làm cho mạch truyện giãn ra, chậm lại, chùng xuống. Sự đan xen những hoạt động trên thành mô típ tạo sự căng giãn nhịp kể tùy theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Những ngôi sao xa xôi kể chuyện về ba cô thanh niên xung phong làm việc
phá bom trên một cao điểm đánh phá của địch. Khi kể những đoạn đối mặt với nguy hiểm của họ, nhà văn dùng nhịp kể căng thẳng tạo cao trào cho câu chuyện. Đó là hoàn cảnh họ thƣờng xuyên đối mặt: “máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt.
Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa”. Đây
là cảnh phá bom: “Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kỳ quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay, mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây.
Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu”, “Chị nghẹn ngào, không
nước mắt. Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình. Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi. Quả bom tung lên và nổ trên
không. Hầm nó nấp bị sập”… Ở những đoạn kể nhƣ thế, nhà văn thƣờng
dùng nhiều câu hoặc vế câu ngắn nhằm tạo ra sự gấp gáp, dồn nén, căng thẳng cho nhịp kể. Đồng thời, những đoạn nhƣ vậy đƣợc đan xen cùng những đoạn không có tiếng súng giữa những trận phá bom, giữa những trận oanh tạc của kẻ thù mà kể về những ƣớc mơ, hồi ức tƣơi đẹp trong quá khứ… Họ là những cô gái trẻ với tâm hồn đầy mộng mơ, cho nên, dù chiến trƣờng có ác liệt đến đâu, họ vẫn không thôi mơ mộng, đặc biệt là thích hát. Phƣơng Định thích
“những bài hành khúc bộ đội… dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích
Đông Đô… Hà Nội…”. Nhạc sai bét, còn giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào. Nhưng chị lại có ba quyển sổ dày, chép bài hát. Thậm chí,
say mê chép cả những lời tôi tự bịa ra nữa”. Phƣơng Định thƣờng hay nhớ
những kỷ niệm ở Hà Nội: “Ở Hà Nội, tôi có một căn phòng bé, gác hai. Căn nhà của tôi cổ và sâu trong ngõ, có nhiều cây xanh. Những cây ấy cũng qua bao năm tháng rồi, dây tầm gửi leo đầy. Ban đêm, tôi ngồi lên thành cửa sổ nhìn ra những mái nhà nhấp nhô, đen thẫm, và hát… Tôi ngồi chờ giấc ngủ trở lại với ông bác sĩ và hả hê biện hộ cho mình: “Chỉ có mình mới biết được cái bao la và trong lành của đêm thành phố. Ông bác sĩ tìm đâu ra được cái
này trong những giấc mơ khó khăn kia?...”. Ở những đoạn này, nhà văn dùng
nhiều câu dài với những thành phần mở rộng để tạo nhịp kể chậm lại, gợi về một thế giới trong lành, thanh mát của quá khứ và tâm hồn trong trẻo. Nó làm thăng bằng lại cảm xúc của ngƣời đọc và khắc họa đƣợc nhân vật ở nhiều phƣơng diện khác nhau. Việc lặp đi lặp lại mô típ nguy hiểm – bình an nhƣ vậy tránh đơn điệu, nhàm chán trong tiếp nhân của độc giả.
Nhiệt đới gió mùa cũng là câu chuyện mà Lê Minh Khuê tạo đƣợc nhịp
kể biến hóa đa dạng nhằm tăng sự hấp dẫn cho câu chuyện và thể hiện đƣợc ý đồ của nhà văn. Mô típ sinh – tử, chiến trƣờng – hậu phƣơng đan cài rất chặt chẽ với nhau. Cảnh chiến trƣờng ác liệt với cái chết của nhiều ngƣời nhƣ Quý, Nhâm…, với cuộc đối đầu sinh tử giữa hai anh em cùng cha khác mẹ là Hiếu và Phong… khiến kịch tính và nhịp điệu trần thuật trở nên căng thẳng, gay cấn. Ngay đầu truyện, nhà văn đã tạo ra một nhịp kể căng thẳng bất thƣờng khi kể về cảnh Quý hấp hối trong tay địch: “Khuôn mặt không thể nhận ra. Như một miếng tiết bị dao băm vụn. Quý khó nhọc thở. Mỗi lần thở máu trào ra có vòi ở mũi, Quý vẫn cố nhìn khu nhà mái tôn có nơi giam giữ những cán binh Bắc Việt đột kích căn cứ đêm hôm qua… Lúc này Quý không thấy đau chỉ cảm thấy sự sống đang tuôn khỏi cơ thể”. Rồi cảnh Hiếu bị giam cùng
Nhâm, sau đó anh bị khoét mắt còn Nhâm bị giết: “Hai thằng nhân viên lực lưỡng nhảy như con báo về phía Hiếu đang ngồi, xô ngã cái ghế và một thằng ôm cứng vai anh thừng kia lấy con dao biệt kích nhọn hoắt làm một động tác thành thạo. Ngửa đầu Hiếu ra sau nó thọc mũi dao vào một bên mắt khoét một vòng rồi hất một cục như hòn bi cùng với da thịt dính theo xuống nền xi măng… Nhâm không kịp có một chuẩn bị, một cách bản năng do cú sốc khủng khiếp đã dùng toàn thân lao vào cái gã đứng bên kia bàn. Nhanh như cắt, cũng trong một giây không tính toán Phong vẩy khẩu Rulo đã lên đạn sẵn vào đúng trán Nhâm. Viên đạn xuyên qua đầu người lao thẳng ra sau bắn vào tường. Nhâm ngã ngồi xuống chống hai tay ra phía sau miệng hớp liên tục như thiếu không khí mắt nhìn chằm chằm vào thân thể đại đội trưởng quằn
quại trên sàn. Cái nhìn ấy không thể khép lại khi Nhâm chết”. Những đoạn kể
thế này, dƣờng nhƣ việc tiết kiệm tối đa các dấu câu làm cho mạch kể nhanh hơn, các sự kiện nhƣ một dòng chảy ào ạt không ngừng, chồng chất lên nhau tăng độ căng cho câu chuyện. Đan xen với những đoạn đầy “tử khí” ấy là những đoạn hồi tƣởng về quá khứ của Hiếu về Quý: “Quý ở bên kia đường trong hẻm nhỏ thường qua bên này rủ Hiếu đi học những năm thanh niên miền Bắc nô nức đi nơi này nơi kia, miền Tây, biển Đông, miền Trung… Ngày đó hai thằng chung nhau chiếc xe đạp của cải duy nhất có gí trị của nhà Hiếu
sau khi hiến tất cả cho nhà nước”. Nhƣng khác với Những ngôi sao xa xôi,
những đoạn hồi tƣởng này, khi đƣợc đặt cạnh lời kể “Nhưng Quý đã chết một
mình trong tay kẻ thù không có ai vuốt mắt không nhắn được câu gì cho mẹ”,
không làm cho độ căng của truyện giảm xuống, mà ngƣợc lai, nó tích tụ thêm mâu thuẫn trong tình huống truyện làm cho độ căng thẳng càng tăng lên. Ở những đoạn trở lại kể về hậu phƣơng, Lê Minh Khuê cũng kể theo lối tăng dần độ kịch tính cho những điều đƣợc kể. Từ chuyện đánh ghen giữa mẹ Phong và mẹ Hiếu, chuyện ông Cơ nhƣờng nhà cho kháng chiến để rồi gặp
bao rắc rối ngay trong nhà mình… đến chuyện ông nội Hiếu bị giết oan… Tất cả dẫn dắt kịch tính câu chuyện lên đến đỉnh điểm. Có thể nói, Nhiệt đới gió mùa có cốt truyện gay cấn và hấp dẫn vào loại bậc nhất của Lê Minh Khuê. Một phần không nhỏ tạo nên sự hấp dẫn ấy chính là tài năng của nhà văn trong việc tạo ra một nhịp điệu trần thuật rất phù hợp với câu chuyện.