6. Đóng góp của luận văn
3.2.2.1. Cốt truyện lồng ghép
Lối tổ chức cốt truyện này “cắt dán” nhiều loại văn bản trong một cuốn sách, đan xen nhiều câu chuyện trong một câu chuyện, có tác dụng mở rộng không gian nghệ thuật cho tác phẩm, nới rộng các chiều kích hiện thực, đồng thời phản ánh quan niệm về một thế giới không dễ lý giải. Văn chƣơng đƣơng đại Việt Nam có nhiều nhà văn xây dựng cốt truyện theo dạng này nhƣ Nguyễn Việt Hà, Thuận, Nguyễn Bình Phƣơng… Loại cốt truyện này có thể tồn tại trong hình thức nhà văn kể về nhà văn và nhân vật, nhân vật kể về chính mình nhƣ là ngƣời đóng vai nhân vật và kể về nhà văn nhƣ là đối tƣợng của mình… Lê Minh Khuê cũng đƣợc coi là nhà văn sử dụng thành công kiểu cốt truyện lồng ghép.
Kiểu tổ chức cốt truyện này đƣợc thể hiện tiêu biểu qua các truyện ngắn: Nhiệt đới gió mùa, Ráp Việt, Bi kịch nhỏ… Đọc Nhiệt đới gió mùa, ngƣời đọc thấy câu chuyện thứ nhất xoay quanh mối quan hệ tình cảm tay ba giữa ông Cơ với hai ngƣời phụ nữ là bà Hân (mẹ Hiếu) và bà Việt (mẹ Phong), câu chuyện thứ hai kể về Phong và Hiếu. Nếu chỉ có câu chuyện thứ nhất, tác phẩm sẽ đơn thuần chỉ là một bi kịch gia đình thƣờng thấy ở bất cứ đâu. Nhƣng mạch truyện thứ hai đã nới rộng đề tài phản ánh của tác phẩm sang chủ đề tình thân - thù hận, quan hệ địch - ta… Nhân vật có thể “bƣớc” qua nhiều không gian, thời gian khác nhau: chiến tranh - hòa bình, quá khứ - hiện tại… Nhờ thế, nhà văn có thể lý giải về số phận con ngƣời ở những thời điểm khác nhau, nhìn nhận sự phát triển tính cách nhân vật trong sự vận động chứ không tĩnh tại, xuôi chiều.
Trong Ráp Việt, kết cấu đa âm, lồng ghép giữa các tuyến truyện cũng đƣợc thể hiện rõ nét. Tuyến truyện lớn xảy ra ở hiện tại là câu chuyện thằng Cảnh giết ngƣời. Tuyến truyện nhỏ xoay quanh câu chuyện trong quá khứ về cuộc đời cô Lan Hƣơng - nạn nhân bị giết - để lý giải nguyên nhân của cái chết. Đó là một ngƣời đàn bà dùng nhan sắc để trao đổi mọi thứ. Nhờ nhan sắc trời cho và dựa vào ông bố “ủy viên hội đồng nhân dân huyện”, cô ta có đủ tiền bạc, học vị, bất động sản và đang tiếp tục “lấn sân” sang chính trị. Cô ta đoạt giải nhất kỳ thi kể chuyện anh hùng quê hƣơng. Chỉ có điều, câu chuyện về ngƣời anh hùng ấy (ông thằng Cảnh) đã bị phóng đại và làm cho méo mó bởi cách trình bày có chen vào những lời ráp kiểu nhƣ: “Ta anh hùng thời nào cũng sẵn – Sì chét – Người chết thì đã anh hùng – Sì chét – Bảy mươi tuổi lại bước vào đời – Sì chét – Hiểu ra cái sự ăn chơi khôn cùng – Sì chét – Khi tuần tự lúc cao trào – Sì chét – Đúng nơi đúng lúc ngọt ngào vô biên – Sì chét…”, “Bàn là quạt cháy máy bơm ti vi tủ lạnh nồi cơm bộ đàm công tơ cát xét đầu dàn dùng lâu đã hỏng thành hàng bán đi… Sì chét!”. Thằng Cảnh giết Lan Hƣơng là vì “trả thù cho cái việc đem ông hắn ra bờm
xơm…”. Đằng sau hai tuyến truyện này, Lê Minh Khuê muốn dựng lại hiện
trạng mảng đời sống của những kẻ cơ hội, không ý thức rõ về những giá trị đích thực trong cuộc sống, coi đồng tiền là đạo lý… Đồng thời, nhà văn cũng cảnh tỉnh chúng ta về cách đối xử với quá khứ, đặc biệt là đối với những ngƣời đã hy sinh xƣơng máu cho độc lập dân tộc.
Bi kịch nhỏ cũng là truyện ngắn tiêu biểu cho kiểu cốt truyện lồng ghép.
Tác phẩm này có nhiều truyện trong truyện, các tuyến truyện đan xen khá phức tạp. Tuyến chuyện thứ nhất là câu chuyện về gã thanh niên giết cha mà nhân vật “tôi” đƣợc cử về huyện V để điều tra. “Hắn giết cha trong một trạng thái
cực kỳ tỉnh táo”. Tuyến truyện thứ hai xoay quanh gia đình ông Tuyên - bác họ
quá khứ và hiện tại thông qua hồi tƣởng và lời kể, câu chuyện về ông Tuyên hiện lên ngày càng rõ nét. Thời quá khứ, ông ta “đã giết, một cách gián tiếp
bao nhiêu sinh mạng, và làm lao đao bao nhiêu số phận khác” để rồi khi “rời
vị trí, tay chân hoàn toàn sạch sẽ, lương tâm yên ổn vì ông đã hoàn thành
nhiệm vụ”. Nhƣng những bí mật gia đình dần hé lộ, ông phát hiện ra sự loạn
luân giữa hai đứa con đẻ: Quang (đứa con bị thất lạc) và Cay. Truyện kết thúc bằng cái chết do tự sát của Quang. Tuyến truyện thứ ba kể về làng Sầm trong và sau cải cách ruộng đất. Ba tuyến truyện này đƣợc kể không tách rời nhau mà lồng ghép vào nhau tạo nên tính đa âm cho tác phẩm. Truyện về làng Sầm chính là bối cảnh chung, góp phần lý giải cho những bi kịch hiện tại. “Bi kịch nhỏ” của một cá nhân phải chăng cũng nằm trong bi kịch lớn của thời đại? Ông Tuyên vừa là thủ phạm, nhƣng cũng là nạn nhân, là sản phẩm của chính thời đại mà ông ta sống. Thân phận con ngƣời sẽ ra sao trong guồng quay của lịch sử? Đó là những vấn đề rất mở đằng sau cái kết truyện.
Kiểu tổ chức cốt truyện lồng ghép thể hiện sự dụng công tìm tòi hình thức cốt truyện mới mẻ, độc đáo của Lê Minh Khuê trong quá trình làm mới truyện ngắn. Tuy cách tổ chức cốt truyện này không phải nhà văn là ngƣời đầu tiên khai phá, song bà cũng đem đến những điều mới mẻ nhất định, góp phần đóng góp vào quá trình cách tân truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại, đƣa thể loại này gần hơn với trào lƣu văn học hậu hiện đại thế giới.
3.2.2.2. Cốt truyện giản lược
Các nhà văn khi cầm bút luôn có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con ngƣời. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong sáng tác của những tác giả truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trong tác phẩm của họ, ta thấy vai trò của cốt truyện hạn chế một cách tối đa, bởi nhà văn có xu hƣớng hạn chế qúa trình hành động của nhân vật mà thiên về khắc họa dòng nội tâm của nhân vật nhiều hơn, nhân vật suy nghĩ nhiều hơn là hành động. Chính vì thế, cốt truyện trở nên khó tóm tắt, cấu trúc khó định hình. Tuy cốt truyện là yếu tố quan trọng, nhƣng với loại truyện này, nó đã bị đặt xuống hàng thứ yếu. Các nhà văn hiện đại nhận thấy một sự thật là cuộc đời không có điểm kết thúc mà chỉ có những điểm dừng. Tái hiện những khoảnh khắc không đầu không cuối ấy là một cách tiếp cận cuộc sống chân thực nhƣ nó vốn có ngoài đời.
Khác với kiểu kết cấu đầy ắp các chi tiết, sự kiện, mạch truyện nhƣ kiểu trên, ở loại kết cấu này, cốt truyện dƣờng nhƣ đƣợc nới lỏng tối đa, rất đơn giản, thậm chí không còn cốt truyện. Cốt truyện đƣợc xây dựng không nhằm hƣớng ngƣời đọc đến một hiện thực đã hoàn kết hay một chân lý đã đƣợc khẳng định mà các chi tiết, tình huống nhƣ chỉ đƣợc đƣa ra và hiện thực đƣợc trình bày với sự đa diện, ngổn ngang, phức tạp nhƣ nó vốn có. Cốt truyện có cấu trúc lỏng, sự liên kết không trực tiếp, không rành mạch, đƣợc xây dựng theo dòng tâm trạng, khó để nhận ra đâu là tuyến truyện chính. Đây cũng là xu hƣớng chung của dòng văn học hậu hiện đại thể hiện qua sáng tác của nhiều nhà văn nhƣ Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, Hoa muộn của
Phan Thị Vàng Anh, Mùa đông ấm áp của Nguyễn Thị Thu Huệ… Lê Minh
Khuê cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Ở mảng truyện này, Lê Minh Khuê hƣớng ngƣời đọc đến những suy ngẫm về những điều ẩn giấu sau mỗi số phận, mỗi cảnh đời. Vì thế, nó thể hiện đƣợc cái phần sâu lắng trong tâm
hồn nhà văn. Những truyện ngắn có cốt truyện giản lƣợc của Lê Minh Khuê thƣờng viết về những “điều tốt lành nho nhỏ” do “bản chất bình dị và nhẫn
nại của cuộc sống” mang lại. Những câu chuyện này thƣờng là không đầu
không cuối, giản dị mà không đơn điệu, lặng lẽ mà chất chứa những giá trị lớn lao và những thông điệp sâu sắc, chủ yếu để đọc và tự mình suy ngẫm chứ không phải để kể lại.
Bốn người là một ví dụ. Ngƣời đọc khó có thể tìm đƣợc ở truyện ngắn
này những sự kiện lớn lao của một cốt truyện lắt léo, phức tạp. Truyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa Bình, Đức, Quý, Biên. Bình đƣa Đức (chồng sắp cƣới) về ra mắt bố mẹ. Họ gặp lại anh Biên (anh trai Bình) và chị Quý. Chị Quý rất hiểu anh Biên “nhưng không hiểu sao hai người này ít khi trò chuyện. Anh Biên thì không quan tâm cái gì nhưng chị Quý con người niềm nở dễ thương cũng cứ lảng ra xa từ khi anh Biên đi học ở Nhật về”,
“Bình thấy hai người nói với nhau vẻn vẹn vài câu suốt mấy năm. Có gì ngăn
cách họ”. Nhƣng cuộc gặp gỡ này bỗng làm nhiều ngƣời thay đổi. Lần đầu
gặp Quý, “Đức đứng sững mặt trắng bệch một cách đột ngột”. Khi Đức bắt tay Quý, Biên chợt “ngạc nhiên khi thấy cái bắt tay run rẩy của Đức có chút
gì của chàng trai thôn dã yêu lần đầu”. Giây phút ấy khiến Biên “nhìn Quý.
Lần đầu tiên nhìn chăm chú và nghĩ về cái đang nhìn. Quý cũng đang tỏa sáng”. Sự quan tâm của Đức với Quý khiến Bình “gờn gợn một cảm giác sợ hãi cái con người chỉ ngay phút đầu tiên đã làm chao đảo người đàn ông mà
Bình tin chắc. Người đàn ông sáng giá hiếm hoi của Bình”. Truyện kết thúc
khi Biên quyết định sẽ đƣa Quý về cơ quan “cách nhà hơn trăm cây số” Và nói với Bình “Bây giờ anh sẽ không để Quý cho ai đâu”. Câu chuyện thật giản dị. Nhƣng đằng sau đó, ngƣời đọc suy ngẫm đƣợc nhiều điều thú vị: con ngƣời ta trong cuộc đời mải mê đi kiếm tìm hạnh phúc ở những chân trời xa lắc mà có thể để vuột mất hạnh phúc đang tồn tại ngay cạnh mình; giá trị của
nhiều thứ quý giá trong cuộc sống có khi chỉ đƣợc nhìn ra khi ta sắp mất nó; hôn nhân nhiều khi xảy ra không vì tình yêu mà chỉ đơn thuần là sự cố gắng của lý trí… Cái cách giản lƣợc cốt truyện giúp nhà văn đƣa đƣợc những thông điệp theo nhiều hƣớng khác nhau, tạo liên tƣởng phong phú cho ngƣời đọc.
Lưng chừng trời có cốt truyện đơn giản nhƣng ý nghĩa sâu sắc. Ngƣời
cha làm nghề đƣa thƣ kể với con về chuyện nghề và chuyện đời mình. Câu chuyện đƣợc kết cấu theo dòng hồi tƣởng lúc đứt lúc nối của ngƣời cha. Thật khó để tìm ra trong mạch hồi tƣởng ấy một câu chuyện gay cấn mà chỉ là những mảnh đời, những con ngƣời ở một vài thời điểm nhất định nào đó. Đó là một cặp vợ chồng ngƣời thợ may già vì tai bay vạ gió, bỏ nhà bỏ cửa, bỏ nghề bỏ nghiệp dắt díu nhau lên trồng cấy trên các ruộng bậc thang và đã tìm đƣợc chỗ nƣơng náu nơi “người ta ấm áp với nhau không nghi ngại như
người ở dưới kia xô bồ chen lấn”. Đó là một ông giáo sƣ già nho nhã, thông
kim bác cổ, bị thất sủng rồi còn làm liên lụy cho cả những ngƣời xa lạ…. Ngƣời cha sớm mồ côi, ngay từ nhỏ đã phải sống nhờ ngƣời bà con xa làm nghề đƣa thƣ ở một thị trấn miền núi và bắt đầu công việc đƣa thƣ của mình từ đó. Suốt đời ông đƣa thƣ trên các ruộng bậc thang, hết lên rồi lại xuống giữa lƣng chừng trời, nhƣng chƣa bao giờ làm thất lạc một phong thƣ, chƣa bao giờ bỏ cuộc. Hình ảnh những ruộng bậc thang gập ghềnh, cao tít mà cả đời ngƣời đƣa thƣ đã leo không ngừng nghỉ chính là ẩn dụ cho những chặng đƣờng đời đầy gian truân và bất trắc của con ngƣời. Hành trình của ngƣời cha trên những bậc ruộng ấy là hành trình không ngừng nghỉ của con ngƣời kiếm tìm cái đẹp và chân lý cuộc sống. Trong hành trình này, mỗi bậc leo lên là một sự trả giá: “bàn chân trầy trụa, da xám đen như da trâu, lưng còng xuống
mà không hiểu vì sao lại còng” nhƣng nhân loại sẽ không bao giờ dừng lại, nó
sẽ lại đƣợc tiếp nối ở những thế hệ nhƣ đứa con của ông. Câu chuyện nhẹ nhàng nhƣ một bài thơ, nhƣng đọc xong, ngƣời đọc chợt thấm thía và cảm
động khi phát hiện ra những “viên ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” (Nguyễn Minh Châu). Cách tạo ra những câu chuyện có cốt truyện đơn giản nhƣ thế giúp nhà văn dẫn ngƣời đọc đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để cảm nhận đƣợc những triết lý sâu xa trong cuộc đời.
Một mình qua đường cũng là truyện có cốt truyện khá đơn giản. Tác
phẩm tái hiện lại những lát cắt cuộc đời của những con ngƣời cô độc. Ông của Chíp là một ông già bán báo tóc trắng, áo lụa trông nhƣ một thứ đồ cổ. Sống giữa thời hiện đại nhƣng ông chẳng thèm nghe thứ âm thanh máy móc quái gở ngoài đƣờng dội vào và luôn “nhớ ngày xưa”. Nghĩa là một chàng trai hai mƣơi ba tuổi trẻ trung nhƣng có “cái mặt cụ non”, không thích ô tô, không thích xe máy phân khối lớn, chỉ thích những bãi cỏ xanh ngắt, một ngôi nhà ẩn sau rừng cây, nơi mẹ nấu nƣớng, cha đánh cờ và là fan hâm mộ của Arsenal vì đội bóng này có cái vẻ “không màng danh lợi, không màng nhiều
tiền, không giật cúp bằng mọi giá”… Anh thấy lạ lẫm khi đàn bà con gái ra
đƣờng là bịt mặt đeo găng mang kính to sù sụ bằng cái bát ăn cơm, “nhan sắc
các nàng chìm nghỉm trong khói xăng”. Anh sợ việc phải trèo qua dải phân
cách, băng qua hai làn xe cộ để sang bên kia đƣờng lấy báo thể thao. Con Chíp có bố buôn ô tô, mẹ làm ngân hàng nhƣng lại sống với ông vì bố mẹ đều bận. Nó và Nghĩa “hợp cạ” nên thân nhau. Hằng ngày, nó đi qua đƣờng mang báo sang cho anh. Rồi tai nạn xảy ra “chiếc xe cấp cứu chở con Chíp chở cả đôi dép màu đỏ cả tờ thể thao màu đỏ mà nó cầm chặt trong tay. Cái bờm của
nó rơi xuống đường”. Tiếng xe cấp cứu xa dần mà Nghĩa vẫn chƣa hết bàng
hoàng: “Lạy trời đừng có gì xảy ra. Lạy trời. Anh đã có lần bảo em rồi mà
không nghe. Làm sao em có thể một mình qua đường”. Cốt truyện giản đơn
nhƣng đầy ẩn ý. Con đƣờng nƣờm nƣợp ngƣời, xe cộ “năm nào cũng bắt
người” biểu tƣợng cho dòng đời chảy trôi nhiều trắc trở. Trong đó, mỗi ngƣời
đến nỗi không còn cả thời gian cho con cái của mình, họ xu thời, hòa nhập hoàn toàn vào sự hỗn tạp của dòng đời ấy. Những ngƣời qua đƣờng cẩn trọng, thậm chí là sợ hãi nhƣ Nghĩa thì trở thành ngƣời “không hòa nhập xã hội”, lạc thời, lạc điệu với mọi ngƣời xung quanh. Còn những đứa trẻ con “thản nhiên
qua đường”, “chả cần quan sát”, “chả nhìn ai sất”, liều lĩnh nhƣ Chíp thì lại
trở thành nạn nhân của “bọn thích phóng xe máy bất kể tính mạng của mình”. Sự bất hạnh đổ lên đầu một đứa trẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu nhƣ con Chíp là một lời cảnh tỉnh chúng ta về lối sống vô cảm, ích kỷ đang lấn át những điều tốt đẹp, đang giết dần tƣơng lai của xã hội.
Cốt truyện giản lƣợc hƣớng ngƣời đọc tìm hiểu, khám phá hiện thực ở bề sâu, bản chất, ở phần chìm khuất của nó. Loại cốt truyện này cho phép ngƣời đọc “đồng sáng tạo” với nhà văn. Ngƣời đọc không thể tiếp nhận đơn giản, dễ dãi một chiều mà phải tự suy ngẫm để khám phá ra những thông điệp