Trần thuật theo ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 95)

6. Đóng góp của luận văn

3.3.1.2. Trần thuật theo ngôi thứ nhất

Kiểu trần thuật này do một nhân vật trong truyện đảm nhiệm (thƣờng xƣng “tôi”). Sự trần thuật có khi biến thành “dòng ý thức”, “lời độc thoại nội tâm” [25, tr. 298]. Điểm nhìn trần thuật đƣợc đặt bên trong, gần gũi với những sự việc đƣợc kể. Ngƣời kể chuyện hiện lên nhƣ một chân dung cụ thể, sinh động, có cá tính riêng và có cơ hội trực tiếp bộc lộ quan điểm, thái độ, tình cảm của mình. Cách trần thuật này làm cho ngƣời đọc có hứng thú vì nhƣ đƣợc cùng tác giả quan sát các hiện tƣợng đời sống, do vậy, sự đồng cảm gia tăng. Nhà văn hiện đại ngƣời Nga Naghibin cho rằng: “Riêng về truyện ngắn, theo tôi nghĩ, nếu truyện đi vào phát hiện một tính cách nào đó, hoặc là một hoàn cảnh giàu kịch tính nào đó, tốt hơn hết là nên dẫn truyện từ ngôi thứ nhất… Về nguyên tắc, cái tôi ở đây hoàn toàn có khả năng nắm bắt chủ đề cần phát hiện. Đó là lý do khiến cho truyện ngắn là khu vực rất thích hợp để

có thể dẫn truyện từ ngôi thứ nhất” [9, tr.123-124]. Nhà văn Nguyễn Công

Hoan của nƣớc ta cũng có quan niệm tƣơng tự: “Ngoài hình thức kể chuyện mà tác giả làm như một người ngoài truyện còn một hình thức nữa là tác giả làm như chính mình là người trong truyện. Tác giả vờ đóng vai trò chủ động

kể chuyện mình, xưng với độc giả là Tôi… Mình nói tâm lý tư tưởng mình thì

được người nghe dễ tin là thực là đúng” [29, tr. 355-356].

Trong 19 truyện của hai tập Một chiều xa thành phốBi kịch nhỏ thì có bảy truyện đƣợc kể từ ngôi thứ nhất (Ngày đi trên đường, Dòng sông, Chuyện nhỏ hồi chiến tranh, Bi kịch nhỏ, Mong manh như là tia nắng, Cơn

mưa cuối mùa, Đồng tiền có màu xanh huyền ảo). Câu chuyện thƣờng bắt

đầu bằng giọng kể “Chuyến xe bỏ tôi xuống một công trường đang xây dựng

dở”,Tôi vẫn không hiểu vì sao vào những lúc rỗi rãi, mẹ vẫn buồn”, “Cả nhà

tôi chuẩn bị đón cô Kim, cô em họ từ miền Nam sau một thời gian vào công tác

trở về miền Bắc và sắp lấy chồng”,Theo yêu cầu của tòa soạn tờ báo lớn nhất

tỉnh, tôi về huyên V để điều tra vụ một gã thanh niên giết cha”…

Nhân vật “tôi” là ngƣời có thể tham gia vào mọi hành động xảy ra trong truyện; cũng có thể đóng vai ngƣời chứng kiến chuyện đời - nhân vật trung tâm giữ vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối, và cũng có thể là ngƣời đƣợc các nhân vật trong truyện tin cậy mà thổ lộ cho biết mọi chuyện bí mật… Vì thế, nhân vật “tôi” là ngƣời kể chuyện đáng tin cậy, thƣờng đi cạnh nhân vật chính, chứng kiến, tham gia vào câu chuyện để có sự đồng cảm với nhân vật chính.

Trần thuật theo ngôi thứ nhất, ngƣời trần thuật là ngƣời chứng kiến

câu chuyện, đóng vai trò dẫn truyện và để cho nhân vật tự kể chuyện của chính mình. Lúc này, quan điểm của chủ thể trần thuật “tôi” trùng với quan

điểm của tác giả, khi đó, tác giả nhƣờng lời cho nhân vật “tôi”. Trong Cơn

mưa cuối mùa, nhân vật “tôi” kể chuyện: “Tôi đang chăm chú xem ảnh một

thiếu nữ vô danh, mặt phẳng dẹt và tàn tạ in trên một tờ tạp chí tỉnh thì My bước tới sau tôi. Tôi muốn có một cái nhìn thật nghiêm khắc với cô. Nhưng vừa thấy cô, tôi biết mình không thể làm chuyện đó. Khuôn mặt My tràn trề gió mát, sương đêm và ánh trăng. Hạnh phúc làm cô thở không được bình thường. Cô nhẹ nhàng ngồi xuống. Cô là một vật thể bắt được điện ở một vật

thể khác, và cô tỏa sáng, tỏa sáng mãi, mỗi lúc một sáng chói làm cho ta kinh ngạc. Cho đến hôm nay, sau bốn năm làm việc và là bạn thân thiết, tôi mới phát hiện ra cô duyên dáng, đáng yêu đến thế. Cô nhìn tôi qua mặt bàn.

Miệng cười nhưng mắt nhìn đi đâu”. Nhân vật “tôi” chứng kiến sự thay đổi

của My trƣớc tình yêu sét đánh, lắng nghe và cảm thông với cô.

Ngƣời trần thuật ngôi thứ nhất cũng có thể là nhân vật trung tâm giữ

vai trò kể chuyện, tham dự vào cốt truyện. Tác giả và nhân vật “tôi” hòa

nhập làm một, nhờ vậy, nhà văn có thể đi sâu vào tâm tƣ của anh ta. Sống chậm là câu chuyện đƣợc kể bởi Tƣờng, một ngƣời con có bố bị tù vì tội tham nhũng. Trong chuyến xe rời khu cải tạo phạm nhân sau khi thăm bố, anh gặp Vân - “người đàn bà tuổi năm X” - cũng đi thăm ngƣời quen về. Trong câu chuyện, Tƣờng kể với bà Vân về gia đình mình: “Cháu luôn nói với bố rồi. Cháu cần gì cái xe mười tỷ để đứng chết cứng ở ngã tư giờ cao điểm cùng với bọn xe bãi xe uyn Tàu… Em cháu yếu tim từ nhỏ nó cần gì phải sang Canađa du học đua đòi với con nhà lắm của. Nhưng bố cháu không chịu. Người ta du học người ta đi ô tô tiền chục tỷ con mình đâu có ngọng. Bố cháu làm đủ mọi mánh khóe kiếm tiền tỷ không thèm tiền triệu rồi đổ nhà rồi sập cầu rồi vào tù”, “Bố cháu kể bị bắt giam bị đày ra đảo trong hàng trăm tù binh… Nghe tên một người tù nổi tiếng bị giam bên kia, bố cháu hát rất to một bài hát ra đời khi người tù chính trị bên kia bị bọn Mỹ tuyên án tử hình. Thế là cả phòng giam cùng hát. Mấy bác sĩ quan bị đánh thương tích bầm giập cùng vịn vai nhau hát bài họ hay hát thời còn nhỏ tuổi. Thế là cả trại giam bùng lên. Bọn cai tù xông vào đánh nhau cùng tù binh. Bố cháu bảo đó

là phút lóe sáng là phút thăng hoa của bao nhiêu con người lúc ấy”. Chọn

ngôi kể thứ nhất, một ngƣời con kể về cha mình nên khoảng cách và điểm nhìn rất gần. Tƣờng có thể tiếp cận những điều riêng tƣ, những điều thẳm sâu trong tâm hồn ngƣời cha. Nhờ thế, chân dung ngƣời cha đƣợc soi chiếu từ

nhiều góc độ khác nhau: có những mặt xấu song cũng có nhiều điều tốt đẹp; đồng thời, ngƣời đọc cũng thấy đƣợc chân dung ngƣời con với bao trăn trở, day dứt, ám ảnh về tội lỗi của ngƣời cha cũng nhƣ những suy nghĩ đúng đắn của anh về cuộc đời. Trong tình huống này, nếu nhà văn chọn ngôi kể khách quan bên ngoài thì độ chân thực, sâu sắc của điều đƣợc kể sẽ giảm đi.

Trần thuật theo ngôi thứ nhất làm cho điểm nhìn trần thuật biến đổi linh hoạt. Nhà văn có thể để nhân vật “tôi” tham gia vào các sự kiện, kể về

mình, bộc lộ những suy nghĩ nội tâm bên trong. Song, nhà văn cũng có thể để nhân vật “tôi” lùi ra xa một khoảng cách nào đó để kể chuyện về những nhân vật khác. Một ngày đi trên đường cho thấy rõ điều này. Nhân vật “tôi” kể câu chuyện của mình với Đức. Vì là ngƣời tham gia trong truyện, “tôi” có thể thể hiện trực tiếp những cảm xúc, cảm giác của mình với những điều đƣợc kể:

Hóa ra mình vẫn còn được cái dại dột của con gái khi nhìn bề ngoài một

chàng trai”, “Bỗng dưng tôi ghét cay ghét đắng cái con người có lẽ sinh ra và

lớn lên trong đầy đủ, sung sướng ấy…”. Điểm nhìn trần thuật lúc này đƣợc

đặt bên trong câu chuyện. Nhƣng có lúc, “tôi” lùi ra xa để kể về những ngƣời khác: “Ông già chuyên gia đang nói chuyện với những người trên chiếc Lađa đậu sau xe chúng tôi. Một người đàn bà không rõ người nước nào, to béo một cách kỳ lạ nhưng cũng rất đỏng đảnh, đang khoát rộng tay nói một cái gì đó. Nắng đã gay gắt. Mùi nước hoa ở chỗ họ chế ngự khủng khiếp cả một khoảng rông trên bến phà. Cái mùi nước hoa làm cho người ta nôn nao như hút phải một thứ chất độc đậm đặc. Người đàn bà như từ trong cái vũng chất độc đó, đưa cái nhìn ngạo mạn qua chúng tôi. Thời kỳ này ở Việt Nam, bất cứ ai ở

ngoài cũng nhìn chúng tôi kiểu đó”. So với trần thuật ở ngôi thứ ba (ngƣời kể

giấu mặt, hoàn toàn không tham gia vào câu chuyện) thì kiểu trần thuật ở ngôi thứ nhất mà điểm nhìn trần thuật đặt xa vừa giúp tác giả kể lại truyện một

cách khách quan lại vừa thuật lại câu chuyện từ bên trong làm tăng tính chân thực cho những điều đƣợc kể.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)