6. Đóng góp của luận văn
3.3.2.1. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu trần thuật có vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn. Giáo sƣ Trần Đình Sử đã khẳng định: “Phân tích tác phẩm văn học mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần quan
trọng tạo nên bản sắc độc đáo của nhà văn” [85]. Quan niệm về giọng điệu
rất đa dạng và phong phú. Năm 1971, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, M.H. Abrams (Mỹ) cho rằng: giọng điệu là “thái độ của người phát ngôn văn
học đối với người nghe của anh ta”. M.B.Khrapchencô trong cuốn Cá tính
sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học viết: “Giọng điệu, hiểu theo nghĩa rộng của từ đó không phải chỉ là màu sắc xúc cảm của thiên
truyện hay của hành động kịch mà là một cái gì hơn thế” [33]. Trong chuyên
“Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Không thể có giọng điệu nếu không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa trước thân phận con người, không sẻ chia
với họ niềm vui và tình yêu cuộc sống” [23]. Từ các quan niệm trên, ta thấy
các nhà nghiên cứu, phê bình gặp nhau ở một điểm, đó là: giọng điệu là biểu hiện của lập trƣờng tƣ tƣởng, thái độ của nhà văn với hiện thực cuộc sống.
Từ điển thuật ngữ văn học đã đƣa ra một khái niệm tƣơng đối hoàn chỉnh
về giọng điệu nhƣ sau: giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần,
thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [25, tr.111].
Giọng điệu làm thành bản sắc riêng của một trào lƣu, một trƣờng phái hay một thời đại văn học. Nhìn đại thể, văn xuôi nƣớc ta từ 1945 đến 1975 tƣơng đối nhất quán về giọng điệu: giọng khẳng định, ngợi ca của một cái nhìn tin tƣởng lạc quan bao trùm. Giọng điệu nhất quán phù hợp với yêu cầu thống nhất cao độ của cộng đồng. Văn xuôi từ sau 1975, đặc biệt từ thời điểm đổi mới có xu hƣớng đề cao cá nhân trong sáng tác cũng nhƣ cảm thụ văn học. Ý thức cá tính lên ngôi, cái công thức, đơn điệu, nhàm tẻ bị chế giễu, bị coi là thiếu thẩm mỹ. Nhiều nhà văn có giọng điệu chế giễu những gì phi cá tính: “tôi thích mọi thứ không phải nhà mình, ăn cơm nhà khác, ngủ ở nhà khác, trèo lên một cây ổi nhà khác vặt quả… đều thích hơn làm tại nhà mình,
thích hơn bởi vì nó lạ và tôi chỉ cần lạ” (Phan Thị Vàng Anh – Mười ngày)…
Sáng tác của Lê Minh Khuê vắt qua cả hai thời kỳ, vì thế mà bà có lối viết đa giọng điệu.
Nhiều sáng tác của Lê Minh Khuê, đặc biệt là những truyện ngắn viết trƣớc 1975, mang giọng khẳng định, ngợi ca. Giọng điệu này chịu sự chi
mạng. Giọng điệu này có những biến thể là: giọng hào hùng, hào sảng, đanh thép, vui tƣơi, trang nghiêm tự hào, đầm ấm tin yêu… Hàng loạt truyện ngắn trong tập Cao điểm mùa hạ nhƣ: Con sáo nhỏ của tôi, Bạn bè tôi, Cao điểm
mùa hạ, Con trai của những người chiến sĩ… thể hiện rất rõ giọng điệu này.
Giọng điệu này đã góp phần tạo nên những bức chân dung đẹp về những ngƣời anh hùng trong lửa đạn. Họ đẹp về ngoại hình: “Lúc ấy, cô bé Sim đội chiếc mũ tai bèo mới tinh đang đi ra suối. Con sáo chuyền đôi chân bé như que tăm đi trước. Nó mở to cái mỏ nhọn, kêu lên tiếng gì khàn khàn, như tiếng Sim, Sim… Sim không chú ý tới con chim nhỏ, mà nhìn qua kẽ lá, về phía lán của bộ đội công binh. Một lúc sau, một anh bộ đội mới toanh xuất hiện. Suýt soát tuổi Sim thôi. Người hết sức mảnh dẻ, nhưng cái sẹo trên mi mắt thì to… Cô bạn mới mũm mĩm, trắng hồng. Cô kẹp bên nách trái một miếng áo mưa,
nách phải mấy ống thuốc mìn to, miệng nhai nhem nhem một miếng sắn…”
(Con sáo nhỏ của tôi). Những nét phác họa chân dung nhƣ thế đã dựng lên
một thế hệ đang ở giai đoạn non tơ, trẻ trung, tràn đầy sức sống nhất cuộc đời. Thế nhƣng, vì Tổ quốc, họ không ngần ngại dâng hiến phần đời tƣơi đẹp nhất ấy. Không chỉ ngợi ca về ngoại hình, nhà văn tái hiện lại những chiến công oanh liệt của họ bằng những câu văn hào hùng, đanh thép mà tự hào: “Có tiếng lao xao đằng sau. Chị Mua quay lại. Đông quá! Gần như cả đơn vị tập trung ở đây. Trước mặt là trọng điểm. Trọng điểm như hình một mỏm núi đá đứng chìa ra bờ vực, với những thân cây cháy đen như bị sét đánh in lên nền trời xám những nét gãy gọn. Hàng ngàn trận bom của bọn Mỹ tưới trên từng cây sự hoang tàn, chết chóc ấy. Và em gái của chị đang đi trên đó, đang đi giữa cái chết bất ngờ còn ẩn nấp ở bờ này, bụi kia… Dạn dày lắm rồi. Nhưng vẫn thật khó quen với điều đó” (Con sáo nhỏ của tôi), “Huy dồn hết sức, dùng hai cánh tay mạnh mẽ nhấc Miên lên, ném qua quả bom. Anh nhảy theo luôn, kéo Miên chạy. Quay lại, thấy quả bom to gần bằng cái máy. Hoặc bằng
nửa cái máy chứ không kém. Chao ôi, cái máy thì không biết nổ. Còn quả bom thì sẽ nổ... Hai người vừa chui vào cái hầm sập dở thì bom bi rơi rào rào
xuống” (Cao điểm mùa hạ). Giọng điệu ngợi ca giúp nhà văn nâng cao tầm
vóc những ngƣời anh hùng, khơi dậy lòng tự hào trong độc giả, đặc biệt là những độc giả trẻ hôm nay.
Sau năm 1975, những thay đổi của thời đại đã dẫn đến nhiều cách tân trong văn học. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ƣơng tại Đại hội Đảng VI nêu rõ: “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá sự thật, nói rõ sự thật”. Một trong những biểu
hiện của “nói sự thật” trong văn học là xu hƣớng dân chủ hóa văn học, đi vào những vấn đề của hiện thực ngổn ngang với cả “rồng phượng lẫn rắn rết”
(Bức tranh – Nguyễn Minh Châu), dần ít đi sự lý tƣởng hóa. Con ngƣời
không còn hiện lên nhƣ những “con ngƣời hoàn kết” mà là “cái đương đại
chưa hoàn thành” (chữ dùng của M.Bakhtin). Để phản ánh đƣợc điều đó, văn
học không thể giữ mãi một giọng khẳng định, ngợi ca mà buộc phải đa dạng hóa. Ý thức đƣợc nhu cầu ấy, Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn có nhiều cách tân về giọng điệu.
Nhiều truyện ngắn của Lê Minh Khuê có giọng giễu nhại, mỉa mai.
Giọng điệu này đƣợc sử dụng khi nhà văn phát hiện cái xấu, cái ác, rởm đời trong xã hội, từ đó nảy sinh thái độ muốn cƣời chê, nhạo báng nó để loại trừ nó ra khỏi đời sống, hƣớng con ngƣời đến những điều tốt đẹp hơn. Ở đây, tiếng cƣời đƣợc dùng nhƣ một thứ vũ khí để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Có thể ở một khía cạnh nào đó, giọng giễu nhại, mỉa mai khúc xạ tâm lý hẫng hụt, là “âm
vang của một khủng hoảng xã hội” (Đặng Anh Đào), nhƣng xét trên bình diện
thẩm mỹ, nó cũng biểu hiện cho khát vọng về chân lý, về quan hệ bình đẳng và tin cậy thật sự giữa nhà văn với bạn đọc. Giọng giễu nhại, mỉa mai lúc nhẹ
nhàng, lúc gay gắt, quyết liệt đã biểu hiện thái độ đầy lo lắng, trăn trở của nhà văn trƣớc những cái lố lăng, kệch cỡm; sự tha hóa, biến dạng của nhân tính con ngƣời đang diễn ra trƣớc mắt.
Giọng giễu nhại, mỉa mai thƣờng đi với lối hành văn nửa nghiêm túc nửa đùa cợt mỉa mai, nhấn mạnh vào thành phần định ngữ mở rộng hay mệnh đề phụ của câu. Ráp Việt là truyện ngắn mà giọng điệu này đƣợc sử dụng khá đa dạng. Có khi nó đƣợc dùng để nhà văn tạt ngang nói về vấn đề môi trƣờng:
“Ở cái xứ nhiệt đới gió mùa này không có gì gây ấn tượng bằng các thứ mùi
của nông thôn giờ không còn cây cối cống rãnh ngập ngụa của thành phố đất chật người nêm cối suốt ngày bốc mùi đặc trưng của sự bừa bãi hoang dã thậm chí có người vào nhà hát Tây thành phố lớn cũng có mùi tràn vào nhạc
giao hưởng cổ điển”. Ngôn ngữ đa nghĩa khiến ngƣời đọc hiểu đó không chỉ
là chuyện rác thải tràn ngập ở nông thôn lẫn thành phố mà còn là “rác thải” trong lối sống, văn hóa sống của con ngƣời. Những ngƣời nhƣ thế khá nhiều trong Ráp Việt. Tác giả đã tỏ ra không e dè khi mỉa mai một cách gay gắt, quyết liệt, thậm chí là khá lạnh lùng đối với những kẻ mất nhân tính ấy. Trƣớc tiên là những ông “sếp”: “Vẻ mặt của vị trên tỉnh tươi tắn loại quan càng ngày càng trẻ đẹp, nâng ly rượu sánh màu mật ong cụng bên phải bên trái. Nhìn cách vị uống rượu Cảnh nghĩ các vị không tội gì mà diễn thật. Cái gì
đến tay thì cứ ô kê đời ngắn lắm”. Rồi đến là cô Lan Hƣơng, tiêu biểu cho
một loại ngƣời có lối sống tha hóa, chạy theo vật chất trong cơ chế thị trƣờng. Nhà văn giễu nhại, mỉa mai cô từ ngoại hình “tóc nhuộm nâu đỏ da tay trắng
nõn cằm xẻ mắt lột mi”, “Lan Hương mặc váy có đuôi như váy cưới hoàng
gia bên Tây cổ áo lại bình dân khoét xuống phần núm ngực giày cao gót nhọn
như đinh đầu gắn mũ lấp lánh như đầu hoàng hậu”, đến giọng nói: “Tai hắn
không bỏ sót một lời từ cái giọng chuyên đi mồi các đại gia cái giọng của bọn đàn bà con gái ở quê ra làm chiến binh đánh phá vào tận giường ngủ của các
nhà tường dày cửa chắc đang xây dựng luật lệ gia phong. Kể đến đoạn người anh hùng chia tay người vợ trẻ lên đường lên Tây Bắc giọng cô nàng pha chút thê lương nhưng cô nàng điều chỉnh ngay cho hợp với không khí hào hùng. Đột nhiên cô nàng ngừng bặt hất đuôi váy liếc sang chỗ hai rapper
đang chờ vào nhịp”, và hành động: “Lan Hương sà lại nhanh như bướm...
Nàng rẽ váy lại gần và ngay lập tức nàng như ngồi lên đùi vị nhưng để giữ khoảng cách nàng lại xích ra một chút lả lướt nhưng đoan trang đủ cho vị nọ
muốn giơ tay ra rồi lại để ngang cho xứng địa vị cấp trên đàng hoàng”. Còn
đây là cảnh cô ta kể chuyện anh hùng quê hƣơng: “Lan Hương nhún một bên. Hai rapper nói ráp một bên. Huýt sáo vỗ tay. Hai rapper vuốt tóc cúi người sờ chim sờ chân chém gió móc tay túi quần mồm miệng tía lia nhạc sàn ngoáy tít đèn như phim chiến tranh tia lên trần chiếu tìm máy bay phát xít thế chiến. Lan Hương cứ chen giữa các giọng ráp kể theo bài soạn sẵn mà tay nghệ sĩ phòng văn hóa huyện bịa tạc. Vỗ tay ầm ầm. Các VIP ngồi bàn đầu trải khăn kẻ ô để hoa nhựa cạnh chai la vi mặt mày phương phi ngả người tỏ vẻ chăm chú... Cái gã cứ đệm sì chét giữa mấy câu ráp giờ lại gần Lan Hương giơ tay bá vai cô nàng. Gã kia nhảy tưng tưng. Ngày xưa lắm cái tù mù – Sì chét- Biểu sao làm vậy cộng trừ giản đơn. Sì chét... Bây giờ thời đại kim tiền. Sì chét. Quyết sớm một tí quy tiên phí hoài. Sì chét! Lan Hương kể về đức tính
cần kiệm của người anh hùng”. Giọng giễu nhại, mỉa mai tỏ ra rất thích hợp
trong việc dựng dậy cả một thế giới nhốn nháo, trong đó, những kẻ đê tiện lên ngôi. Nhƣng đằng sau cái vẻ bông đùa, hài hƣớc ấy là sự chua chát, đau đớn trƣớc sự băng hoại những giá trị đạo đức của thế thái nhân tình. Đó là cái cƣời ra nƣớc mắt. Giọng điệu mỉa mai khiến nhà văn phản đối, phủ định đối tƣợng ẩn sau mặt nạ đồng ý, tán thƣởng.
Để sự giễu nhại, mỉa mai đƣợc sắc bén, Lê Minh Khuê hay dùng lối so sánh, ví von đầy hình ảnh và những liên tƣởng tạt ngang có tính cƣờng điệu
hay cực tả. Nhân vật hiện lên thật sinh động qua lối so sánh thật hài hƣớc: đôi môi cô “đỏ như vừa húp tiết”, giọng nói cô “êm nhẹ như tiếng dao cạo rạch
lên mặt” (Xinh trong Những kẻ chờ sung), “Quýnh cao như cây sào gầy như
sợi cỏ đi đứng lòng khòng như bộ xương nhưng bụng dạ ngay thẳng thấy ai
lép vế thường giơ tay cứu vớt” (Máu hồ). Nhiều khi, nhà văn so sánh theo lối
vật hóa nhƣ: “Hơn chục năm đám người mới đến đã sinh sôi nảy nở như ruồi”, “ngày xưa lão đã từng làm thông dịch cho phòng nhì Pháp, lúc này
ngồi bán hàng khô cho vợ, béo như con lợn cạo lông” (Những kẻ chờ sung);
“Nó làm con chồng như kiến còn nó là con gõ kiến”, “bố con Lài dữ như chó
sói”, “Dì ghẻ cứ thế. Nhẹ mà hiểm như ma mèo”, “ông chủ tịch chưa đến ba
mươi ông trưởng thôn gần sáu mươi thấy bố con Lài như thấy rắn hổ mang”,
“Chính quyền là cái đinh”, “Không ở xứ nào có chuyện ai mạnh mồm ai càng
vô tư như hươu như nai trên rừng càng thắng như ở xứ này. Tinh thần quật cường dân tộc lúc nào cũng căng như diều gặp gió...” (Máu hồ). Kiểu so sánh nhƣ vậy đã nói lên đƣợc cái ranh giới mong manh giữa con ngƣời và con vật, giữa tính ngƣời và tính vật... của những kẻ đang tự làm mất mình.
Tuy nhiên, biến thái của giọng giễu nhại có lẽ là những sắc thái mà Vƣơng Trí Nhàn gọi là “chất cay đắng, tàn nhẫn”. Ngƣời đọc ƣa thích sự nghiêm trang, mực thƣớc hoặc bản tính không quen đùa giỡn sẽ rất khó chịu với lối văn này, nó khiến họ lo ngại về một khả năng “quá trớn”, coi thƣờng mọi chuẩn mực. Đây đó trong Ráp Việt, ta cũng thấy có lúc nhà văn có vẻ bất nhẫn khi dùng giọng này để nói về cái chết của Lan Hƣơng: “Giường khiêng lên và tô hô một... xác chết. Nữ xác chết đặt trên một cái khăn ni lông trải bàn đầu gối lên cái túi da đắt tiền loại túi giá ngàn đô mà các cô nàng tỉnh lẻ có tiền khoác vai đến các quán rượu mở cho dân làm ăn đang học đòi thượng lưu”. Phải chăng điều đó cho thấy sự phẫn nộ của nhà văn trƣớc hiện thực của
những điều trái tai gai mắt trong xã hội đã lên đến mức không thể không dùng cái giọng bất nhẫn để nói về ngay cả những điều cần phải nói giảm nói tránh?
Là một cây bút nữ, Lê Minh Khuê mang cái thiên tính nữ trong cách cảm, cách nghĩ đằm thắm, dịu dàng. Sau tất cả những cay nghiệt mà bà dành cho kẻ xấu xa, tàn nhẫn, ta gặp một con ngƣời giàu tình cảm trong những trang viết với giọng trữ tình, lo âu. Đây là giọng điệu thiên về những tình
cảm, cảm xúc, những trăn trở, dự cảm đầy âu lo về cuộc đời, con ngƣời. Giọng điệu này mang cái trong trẻo nhƣ luồng gió mát thanh lọc tâm hồn con ngƣời mà vẫn chứa đựng những thông điệp sâu xa. Giọng trữ tình, lo âu là một sự đổi mới của nhà văn tiếp cận với xu hƣớng chung của văn học dần tách khỏi những đề tài chính trị - xã hội để đi sâu vào miêu tả thân phận con ngƣời. Giọng điệu này giúp nhà văn tiệm cận đến “buồn vui đời người, sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá khứ, sự không thỏa mãn về hiện tại và dự cảm về tương lai, là trầm tư về lẽ tồn vong của con người
trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ trụ” [96, tr.162].
Giọng trữ tình, lo âu thích hợp để nhà văn nói về tình yêu – một lĩnh vực tình cảm giàu cảm xúc, tinh tế, tinh vi trong những biến thái đa dạng của