Những vấn đề của thời hậu chiến

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 28)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.2. Những vấn đề của thời hậu chiến

Sau 1975, đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ hòa bình và đổi mới. Khi thời thế đã có những thay đổi dữ dội, “con người như bị choáng bởi những đảo lộn trong đời sống từ chiến tranh sang hòa bình, từ hi sinh sang hưởng thụ, từ

gắn bó với cộng đồng tới ý thức về cá nhân” [92], Lê Minh Khuê không thể

không băn khoăn, day dứt, thậm chí có lúc thảng thốt trƣớc thực trạng tinh thần của đời sống xã hội sau chiến tranh đang xấu đi rõ rệt. Từ đề tài chiến tranh, Lê Minh Khuê chuyển sang đề tài đời tƣ, thế sự. Nhà văn Hồ Anh Thái nhận định rất đúng rằng: “Cái lãng mạn tuổi trẻ và lãng mạn chiến sĩ hao hụt dần. Nỗi ưu tư ngày một đậm hơn trong tác phẩm của Lê Minh Khuê. Manh

nha từ tập truyện đầu tiên, Cao điểm mùa hạ, man mác trong tập Đoạn kết,

Trong làn gió heo may. Nỗi day trở thường xuyên của lương tâm trước sự sa sút của nhân tính, của lòng vị tha trước sự gia tăng của cái ác, cái đạo đức giả. Người ta lắng thấy trong những tác phẩm dữ dội đó nỗi chua xót, nỗi đau, nỗi tiếc thương những giá trị đang bị xói mòn, đang dần mất. Lắng nghe

kỹ hơn thì nghe được cả những ao ước không cất thành lời…”. Đó cũng là

khuynh hƣớng chủ đạo của văn học đƣơng đại Việt Nam, chủ yếu đi vào khai thác những vấn đề liên quan đến đời sống của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Đây đƣợc coi là mảnh đất màu mỡ cho các nhà văn đi vào “cày xới” với những mảng đề tài phong phú, đa dạng… G.N.Pospelop khi phân chia các thể loại văn học theo tính nội dung loại hình đã đƣa ra ba kiểu loại chính: thể loại lịch sử dân tộc (sử thi), thể loại đạo đức thế sự và thể loại đời tƣ. Theo nhà nghiên cứu này, thể loại đạo đức thế sự xuất hiện khi dân tộc thống nhất, phân hóa thành các tầng lớp khác biệt nhau hoặc đối lập với nhau về quyền lợi, lối sống. Mô típ thƣờng gặp là keo kiệt, tham lam, giả dối, tham vàng bỏ nghĩa, lật lọng, cƣớp công, cậy thế, nịnh bợ… với giọng điệu chính thƣờng là tố cáo, cảm thán, châm biếm, chế giễu. Còn thể loại đời tƣ thể hiện sự hình thành và phát triển của nhân cách, cá tính con ngƣời. Con ngƣời đƣợc đánh giá theo giá trị tự thân của nó: sắc đẹp, cá tính, tình yêu, hạnh phúc, tâm hồn… Với những mô típ nhƣ tình yêu, sự chờ đợi, lòng chung thủy, sự bội bạc, lầm lỡ, hối hận, sự đam mê, lòng đố kỵ bằng giọng điệu giãi bày, đồng cảm, tự trào, thƣơng cảm…[86, tr.15].

Đối chiếu lý thuyết này vào sáng tác truyện ngắn của Lê Minh Khuê, chúng ta thấy có những điểm tƣơng đồng. Chiến tranh đi qua, con ngƣời phải đối diện với thực tại xã hội thời hậu chiến im tiếng súng nhƣng đầy rẫy những khuyết tật, lầm lỗi, xấu xa… Con ngƣời trở nên cô đơn hơn bao giờ hết trong cái tẻ buồn của thói vô cảm, những hành vi ích kỷ, ti tiện, tàn nhẫn đang lộ diện. Ở mảng sáng tác này, nhà văn đi sâu vào hiện thực ngổn ngang,

bề bộn, phong phú, phức tạp, mà ở đó sự phân cực giữa đạo đức và phi đạo đức, nhân cách và phi nhân cách, thiện và ác, ánh sáng và bóng tối, trung thực ngay thẳng và lèo lá cơ hội, trí tuệ sáng suốt và bản năng mù quáng… giao tranh quyết liệt. Truyện Máu hồ vẽ ra một thế giới của “yêu quái”. Thiên nhiên thì bị tàn phá để xây khu du lịch, bỗng dƣng xuất hiện “rắn hai đầu, cá bơi ngược phía đuôi, con thằn lằn nước đội vương miện phát sáng như dạ

quang…”. Thế giới con ngƣời còn đáng sợ hơn. Bố con Lài thì “dữ như chó

sói”, dì ghẻ nó thì “nhúm một nhúm tro bếp rắc vào nồi cháo nấu cho con

Lủng đang ốm. Nó bỏ kim khâu vào bát mì cho con Lài ăn”. Cuộc sống đồi

bại, đen tối, nhơ nhớp tạo ra những kẻ bệnh hoạn. Hình ảnh của gã đàn ông

không có rốn”, “không có dấu hiệu đây là điểm nối giữa hài nhi trong bụng

mẹ với nó” chính là hình ảnh thật đáng sợ của con ngƣời. Con ngƣời bị biến

dạng, đang đứng giữa ranh giới mong manh giữa phần “con” và phần “ngƣời”. Con ngƣời quái dị, sản phẩm của cuộc sống đồi trụy đang đe dọa cuộc sống của những con ngƣời “đích thực” nhƣ Lài, Lủng- đứa em “trong

như sương” của Lài. Liệu những con ngƣời thánh thiện ấy có thể tồn tại? Hay

để tồn tại đƣợc trong một thế giới “đầy vi trùng, đầy si đa” nhƣ thế, họ lại phải biến dạng đi: “Nhìn cái mặt trong trắng của em con Lài thấy như trêu ngươi. Chả nhẽ lấy nhọ nồi bôi lên mặt cho nó lem nhem giống mọi thứ. Có

thế quỷ mới không trêu!”. Đó phải chăng là nỗi băn khoăn, day dứt, nỗi ám

ảnh lớn của nhà văn?

Hơn thế, ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh của Lê Minh Khuê đã mạnh dạn tấn công vào mặt trái của cuộc sống, những mảng khuất lấp chƣa từng đƣợc nói tới; một hiện thực “nháo nhào, điên loạn, đầy rác rưởi và cặn bã”. Ở đó,

“Chúng ta nhìn thấy rõ hằng ngày là cái ác đang kéo cộng đồng quay lại cuộc sống bầy đàn thú tính mạnh hơn nhân tính và ai cũng cố tỏ ra mạnh hơn

quyền lực, mƣu cầu địa vị bản thân đã sẵn sàng bỏ rơi vợ con trong cảnh hoạn nạn để “lặn mất hút”, để ngoi lên vị trí chót vót trong nấc thang danh vọng, trở thành một cán bộ cao cấp cỡ bộ trƣởng, bí thƣ tỉnh ủy một thành phố lớn thứ nhì miền Bắc. Bàn tay ông đã nhuốm đầy tội lỗi, gây nên bao cái chết cho những ngƣời dân vô tội, “những thân phận mong manh, không có gì che chở”. Thời chống Mỹ, ông thản nhiên ra lệnh cho cả nghìn ngƣời đi lấp hố bom giữa ban ngày, phơi mình cho máy bay giặc sát hại. Đến thời bình, ông ra lệnh làm thủy lợi trên một vùng đất sụt lở, làm 186 ngƣời thiệt mạng… Nhƣng rồi con ngƣời ấy cũng phải trả giá cho tội ác của mình. Ông đã đẩy hai đứa con của mình vào tội loạn luân, để rồi đứa con trai trong sáng, tốt bụng đã phải chọn cho mình kết thúc thật bi đát là tìm đến cái chết nhƣ một sự giải thoát. Kết cục nhân quả “đời cha ăn mặn đời con khát nƣớc” nhƣ là một đòn đánh của số phận và bi kịch và sự trừng phạt dƣờng nhƣ “chưa thể chấm dứt sau cái chết”.

Truyện ngắn Lê Minh Khuê không đơn thuần chỉ phản ánh hiện thực mà còn là thông điệp nhằm cảnh tỉnh lƣơng tâm, những gì là nhân bản trong mỗi con ngƣời, giúp con ngƣời sống tốt hơn, ý nghĩa hơn. Truyện ngắn Lê Minh Khuê khiến ta phải suy nghĩ thật nhiều, suy nghĩ để hiểu và thích thú khi đã hiểu đƣợc những gì nhà văn muốn nói. “Sự lớn lao của truyện ngắn hiện đại là ở chỗ nó không tìm kiếm sự tuyệt hảo, sự kết thúc trong yên tĩnh và cố tình làm dịu êm số phận. truyện ngắn không sát hạch hiện thực mà là khảo sát cuộc sống, mà cuộc sống lại không phải là những gì diễn ra, cuộc sống là những vùng đất của những khả năng của con người, là tất cả những gì con người có thể trở thành, tất cả những gì nó có thể là nó” [69, tr.295]. Hiện diện trong truyện ngắn Lê Minh Khuê là một xã hội với rất nhiều gƣơng mặt, nhiều cuộc đời với trạng thái tinh thần, tình cảm phức tạp, những quan niệm đạo đức bị xuống cấp, biến dạng, bên cạnh đó vẫn còn lại những tấm lòng,

những nhân cách thủy chung. Đó chính là dự báo về một thực trạng xã hội không ổn định, mong manh giữa các giá trị đối lập.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)