Sự luân phiên các ngôi kể

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 99)

6. Đóng góp của luận văn

3.3.1.3.Sự luân phiên các ngôi kể

Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, ta thấy nhiều khi nhà văn đan cài, phối hợp, luân phiên giữa các ngôi kể thứ ba và thứ nhất. Điều này giúp

tác giả thay đổi liên tục các điểm nhìn trần thuật, từ tác giả sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác. Cách kể này giúp nhà văn soi chiếu nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau (cả bên trong lẫn bên ngoài), vừa tạo nên tính khách quan của lời kể vừa bộc lộ ý thức chủ quan trong trần thuật. Nhờ thế, câu chuyện đƣợc kể linh hoạt, tự do, chân thực hơn; khoảng cách giữa ngƣời kể chuyện – nhân vật, ngƣời kể chuyện – độc giả đƣợc thu hẹp tối đa, thậm chí đôi chỗ bằng không. Sự luân phiên các ngôi kể trong Thằn lằn đã đạt hiệu quả nghệ thuật cao trong việc khắc họa những giằng xé căng thẳng trong nội tâm nhân vật “gã”. Mở đầu là ngôi kể của tác giả: “Đã lâu lắm rồi, có dễ từ thời tiền sử, hôm nay gã mới được vài tiếng nghỉ ngơi. Gã đi lại trong căn

nhà trông huếch sặc mùi nước đái trẻ con (Điểm nhìn tác giả), cảm thấy mình

là vua, là quan, là người làm chủ cả một hòn đảo. Gã không ngờ khi người ta được một thân một mình, người ta lại có thể sung sướng đến như thế này…

Gã cảm thấy mình như hơi dở người (Điểm nhìn của “gã”). Gã cười. Rồi

bỗng dưng gã khóc hu hu… (Điểm nhìn tác giả). Gã ngờ ngợ rằng mình cũng

đã có thời là con người tử tế, hạnh phúc” (Điểm nhìn của “gã”). Tình cảnh

đầy bi kịch của một ngƣời trí thức nhọc nhằn trong công cuộc mƣu sinh dần hiện lên rõ ràng qua cách kể. “Thế là gã chùi vội cái tay đầy cám gà lên đít quần rồi vồ lấy con nhãi. Lúc nào gã cũng không kịp rửa tay. Mà suốt ngày tay gã bám đầy thứ nọ thứ kia, vơ trước vơ sau để đủ miếng mà tọng vào mồm lũ nhóc (Điểm nhìn tác giả). Bảy con hĩm từ thấp đến cao với cô vợ vàng bủng, má màu đất sét. Nàng đẻ như gà, cứ chửa là đẻ, nhanh như vãi ra đất

vậy, mà lại quấn con. Lúc nào nàng cũng gào. Xem kìa, nó chạy sau đấy!

(Điểm nhìn của “gã”) Và gã lại chùi tay vào đít quần. Hơn mười năm rồi, cái

mông quần của gã dày như mo nang (Điểm nhìn tác giả). Thay cái quần mới

vài ngày lại thấy nó dày lên. Thành thử khi đi qua lũ con gái dạy cùng trường,

các nàng khúc khích cười còn gã cứ tự thấy toàn thân mình sột soạt (Điểm

nhìn của “gã”)”. Điểm nhìn của tác giả cung cấp cái nhìn từ bên ngoài về hoàn cảnh của nhân vật, nhà văn giữ một khoảng cách nhất định đối với điều đƣợc kể về “gã”. Còn điểm nhìn bên trong tái hiện hoạt động tự cảm thấy của “gã” trong hoàn cảnh ấy. Ngƣời trần thuật nhập thân vào nhân vật nhìn thế giới và trình bày cảm nhận bằng chính cảm nhận của nhân vật, ngƣời kể chuyện và nhân vật có sự gần gũi hòa đồng không có khoảng cách. Sự luân phiên các ngôi kể giúp nhà văn nhìn “gã” cả bên ngoài lẫn bên trong, nhờ đó, nhà văn có thể đi sâu miêu tả những mâu thuẫn nội tâm của “gã”. Trong Ráp Việt, sự luân phiên các ngôi kể tạo nên cái nhìn đa chiều cho tác phẩm. “Lan Hương giọng cao vút rồi hạ xuống trầm trầm giọng đàn ông. Lan Hương gọi

ông nội thằng Cảnh là đồng chí. Điều này làm thằng Cảnh tức (Lời tác giả).

Bắt đầu tức (Lời nhân vật). Cô nàng cố lấy vẻ nghiêm trang trí thức kể thế

này thế kia về gia cảnh về tình yêu về đức cần kiệm liêm chính về tình đồng đội về tinh thần vượt khó xây dựng quê hương… Những điều mà bố mẹ thằng

Cảnh chưa từng kể. Nó nghe (Lời tác giả). Nó nghĩ ông nội nó cũng giản dị

như ông Thưởng bạn ông chỉ có điều ông chân giả mà vẫn bắn được máy bay Mỹ và người ta phong anh hùng. Có gì mà con đĩ kia bịa tạc hót như khướu. Trên trời ông sẽ bực lắm đây (Lời nhân vật Cảnh). Cảnh cố chen qua các hàng ghế để đến gần sân khấu, gần vị to trên tỉnh đang ngồi cùng các vị

huyện (Lời tác giả)”. Lời kể của tác giả tạo cái nhìn từ bên ngoài vào những

điều lố lăng đang diễn ra trong buổi kể chuyện anh hùng quê hƣơng mà nhân vật anh hùng đƣợc kể là ông thằng Cảnh đã bị xuyên tạc làm cho méo mó và

hài hƣớc. Lời nhân vật cho thấy nội tâm của Cảnh trƣớc sự tác động của những lời kể về ông mình của Lan Hƣơng – ngƣời đã đoạt giải nhất. Sự luân phiên các ngôi kể làm cho hai tuyến nhân vật (tuyến của Lan Hƣơng và những ngài quan to trên tỉnh trên huyện; tuyến của Cảnh – nạn nhân, cũng là thủ phạm giết Lan Hƣơng sau đó) hiện lên rất rõ trong sự tác động qua lại lẫn nhau, cho ngƣời đọc cái nhìn đa chiều và thấu đáo về hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm.

Sự luân phiên các ngôi kể tạo sự đa dạng về điểm nhìn trần thuật là một bằng chứng dân chủ hóa văn học, tạo tính đa tầng, phức điệu cho văn xuôi. Chủ đề tác phẩm và tƣ tƣởng tác giả không lộ diện, khó nắm bắt, đòi hỏi ở sự thƣởng thức nhiều động não của bạn đọc. Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật tạo ra nhiếu cơ hội cho nhà văn cách tân cốt truyện, chú trọng hơn đến cấu trúc tác phẩm. Mỗi nhân vật đều có quyền nói “tiếng nói cuối cùng” nên sẽ có lối kêt thúc bỏ ngỏ linh động, nhất là hứng thú xây dựng đối thoại sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 99)