6. Đóng góp của luận văn
3.2.3. Diễn trình cốt truyện
Diễn trình của cốt truyện cũng giống nhƣ quá trình vận động của một xung đột, bao gồm năm bƣớc: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào (hay đỉnh điểm), mở nút:
- Mở đầu (trình bày): Giữ chức năng giới thiệu hoàn cảnh, môi trƣờng, điều kiện làm nảy sinh xung đột, giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật.
- Khai đoạn (thắt nút): Đánh dấu sự kiện mở đầu mở ra mối xung đột. Qua “khai đoạn”, xung đột bắt đầu triển khai.
- Phát triển: Các sự kiện đƣợc phát triển đến mức đỉnh điểm.
- Cao trào (đỉnh điểm, điểm cao): Sự phát triển của xung đột, hành động, tính cách lên đến giai đoạn căng thẳng nhất.
- Kết thúc (mở nút): Tình trạng cuối cùng của xung đột đƣợc miêu tả trong tác phẩm.
Theo cách hiểu này, hành động của nhân vật là yếu tố tạo nên cốt truyện.
Truyện ngắn Lê Minh Khuê có nhiều tác phẩm tuân thủ theo diễn trình cốt truyện trên, đặc biệt là những sáng tác giai đoạn đầu ở hai tập Cao
điểm mùa hạ và Đoạn kết. Trong những truyện ngắn này, cốt truyện thƣờng
bắt đầu từ sự xuất hiện của các nhân vật, phát triển thông qua các mối quan hệ, nảy sinh mâu thuẫn, đƣa đến cao trào và kết thúc. Đây là kết cấu theo kiểu tuyến tính, trong đó, các chi tiết, sự kiện, hành động nhân vật… đƣợc trình bày, diễn biến theo trình tự thời gian, theo lôgic điều kiện - kết quả, nguyên
nhân - kết quả. Trong truyện Đoạn kết, ta có thể thấy rõ năm bƣớc của cốt truyện. Mở đầu, tác giả giới thiệu về nhân vật chính: “Một thanh niên mắt đen, tóc đen đi lẫn vào giữa các sinh viên da trắng, tóc vàng từ một giảng đường ra…. Thực ra, tên anh là Nguyễn Thành Vinh… Vinh học năm thứ hai
khoa kinh tế công nghiệp…” tại Nga. Qua báo chí, anh biết chuyện về một cô
lái xe dũng cảm tên là Quý “đưa được một chuyến hàng rất quan trọng vượt qua bãi bom B52”. Anh viết thƣ làm quen và đƣợc trả lời. Xung đột xuất hiện khi qua những lá thƣ, tình cảm của họ ngày càng thắm thiết nhƣng lại bị
ngăn trở bởi chiến tranh và khoảng cách địa lý. Các sự kiện tiếp tục phát triển qua những lá thƣ đi thƣ lại, những bức ảnh gửi cho nhau giữa hai ngƣời
Vinh xây dựng cho mình hình ảnh lý tƣởng về ngƣời con gái vừa xinh đẹp vừa dũng cảm. Ra khỏi chiến tranh, cô gái đã tốt nghiệp Đại học, về nhận công tác ở một huyện xa Hà Nội và vẫn giữ tình yêu tha thiết và chung thủy với Vinh. Sự kiện phát triển đến mức đỉnh điểm khi Vinh về nƣớc, tại sân
bay, họ gặp lại nhau nhƣng Vinh đã cố tình tỏ ra hờ hững với cô nhƣ ngƣời xa lạ trƣớc mặt mọi ngƣời. Anh giới thiệu với mẹ mình cô là em gái một ngƣời bạn học. Thái độ của Vinh là do anh bị hẫng khi thấy: “Giữa bao nhiêu quần áo đúng thời trang, cô gái lại mặc cực kỳ giản dị. Cái áo khoác xanh làm cho
khuôn mặt cô xanh xao, không có gì hấp dẫn”. Cô gái, rất nhanh, đã nhận ra
thái độ của anh và không đến gặp anh tối đó, sáng sớm hôm sau, cô về cơ quan. Câu chuyện phát triển đến cao trào khi Vinh nhận ra sai lầm của mình, anh đến nhà tìm nhƣng không gặp cô, đến cơ quan thì cô tiếp anh nhƣ ngƣời xa lạ. Đêm hôm ấy, Quý có việc đột xuất, cô chủ động nói lời chia tay Vinh:
“Chúng ta không bao giờ gặp nhau nữa”. Kết truyện, khi Quý trở về, Vinh
vẫn chờ cô, “anh nhìn thật sâu vào đôi mắt trong sáng của cô gái và anh lại
Ở những câu chuyện loại này, đôi khi, nhà văn có đan xen những dòng hồi tƣởng của nhân vật về quá khứ. Nhƣng thực chất, hồi tƣởng vẫn nhằm khắc họa tính cách nhân vật ở thời điểm hiện tại chứ không phải để lý giải hay khám phá một vấn đề nào đó trong nội dung tác phẩm. Dòng ký ức thuộc về quá khứ nhƣng bản thân nó đang diễn ra trong hiện tại, chỉ là một nội dung hiện tại của câu chuyện. Bạn bè tôi có đan xen rất nhiều đoạn hồi tƣởng của nhân vật “tôi” về quá khứ khi còn ở Hà Nội. Là lính lái xe trong chiến trƣờng đạn bom ác liệt, xen giữa những trận ném bom của địch, những nhiệm vụ khó khăn, nhân vật “tôi” lại nhớ về những buổi đi chơi vƣờn Bách Thảo cùng bạn bè: “Những chiếc lá vàng rào rào bên mép cỏ. Những chiếc đu trẻ con sơn xanh… Chúng tôi bỏ guốc, đi chân không. Toàn thân lạnh mát đi, khi chạm chân vào lớp cỏ mềm. Cũng bầu trời này, hôm đó, với những đám mây thấp từ từ trôi. Có điều hôm đó ban ngày, mây trắng hơn, chứ không trắng mờ như
lúc này”. “Tôi” cũng nhớ về những ƣớc mơ học Đại học, nhớ buổi bạn bè tiễn
chân ra trận… Những hồi tƣởng ấy không phải là một mạch truyện tồn tại song song cùng mạch truyện hiện tại mà chỉ nhằm tô đậm vẻ đẹp trong sáng, đáng yêu, lãng mạn trong tâm hồn nhân vật chính; đồng thời, nó cũng cho thấy: chính những hình ảnh về một quá khứ “như một viên ngọc lung linh có
thể cầm nắm được” đã giúp họ thăng bằng lại về cảm xúc, lấy lại sức lực để
ngày mai lại bƣớc vào cuộc chiến đấu mới.
Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm khác (nhất là những tác phẩm viết thời hậu chiến), cốt truyện của Lê Minh Khuê có nhiều sự sáng tạo: trật tự trần thuật cốt truyện giữa năm bƣớc trên có sự đảo lộn, kết thúc mở… nhằm bộc lộ rõ nhất chủ đề tƣ tƣởng của nhà văn và tạo sự hấp dẫn cho ngƣời đọc.
Ở những truyện này, các phần của cốt truyện cũng thay đổi linh hoạt
phù hợp với điều đƣợc nói đến, có thể không đủ năm phần, vị trí các phần đảo lộn. Thời gian không còn theo trật tự tuyến tính, có sự đan xen thời
gian quá khứ, hiện tại, tƣơng lai. Truyện có thể bắt đầu từ thời điểm hiện tại, trở về quá khứ rồi lại quay trở về thực tại… Ráp Việt bắt đầu bằng cao trào khi ngƣời ta phát hiện ra trong một phòng nhà nghỉ có một xác chết đang phân hủy dƣới gầm giƣờng “mặt đã lỗ chỗ ruồi bâu dòi đã đục vào hốc mắt
đã bò từ tai ra hàng đàn”. Sau đó, tác phẩm quay trở lại giới thiệu đó là cô
Lan Hƣơng - nhân vật chính của câu chuyện về hoàn cảnh, thân thế… Các bƣớc phát triển của cốt truyện gắn liền với các bƣớc “thăng tiến” của cuộc đời Lan Hƣơng cũng nhƣ những lý giải về nguyên nhân cái chết của cô. Truyện kết lại khi Cảnh - sát thủ gây ra cái chết này - vẫn yên ổn sống trong nhà mình. Cách đảo lộn tiến trình cốt truyện nhƣ trên đã tạo ra sự hấp dẫn cần thiết cho câu chuyện về vụ án mạng. Nó dẫn dắt ngƣời đọc theo hành trình phá án, lý giải nguyên nhân cái chết, gợi sự tò mò, phân tích, khám phá của ngƣời đọc chứ không tiếp nhận thụ động theo một câu chuyện đã định sẵn.
Trong Nhiệt đới gió mùa, ta còn thấy sự đảo lộn này rõ rệt hơn. Các dòng thời gian liên tục thay đổi giữa quá khứ - hiện tại - tƣơng lai. Năm bƣớc trong cốt truyện truyền thống cũng liên tục thay đổi. Truyện gồm chín phần.
Phần một, Quý và Hiếu (bộ đội Bắc Việt) bị quân của Phong (quân Việt Nam
cộng hòa) bắt làm tù binh. Trong cơn hấp hối, Quý thấy Phong giống Hiếu nên nhờ Phong chôn cho mình cái tên vào túi áo và báo cho Hiếu con ông Cơ ở phố Bà Triệu biết. Phong làm theo lời Quý “lấy một mảnh giấy nhỏ viết mấy chữ “Quý người phố Bà Triệu, Hà Nội” rồi vào phòng y tế lấy túi ni lông
đựng gạc cho tờ giấy vào đút tờ giấy trong ni lông vào túi áo Quý” trƣớc cái
nhìn kinh ngạc của hai lao công đào huyệt. Phần hai, Hiếu bị giam cùng
Nhâm trong “phòng giam chật như chiếc quan tài” giữa cái nắng dữ dội của miền Trung. Truyện quay trở lại kể về lai lịch Hiếu cùng mâu thuẫn giữa mẹ Hiếu (bà Hân, vợ chính thức của ông Cơ) và mẹ Phong (bà Việt, vợ không chính thức). Bà Hân vô tình làm mù mắt bà Việt trong một trận đánh ghen
trƣớc mặt hai đứa con. Phần ba, trong phòng giam, Hiếu nhớ về bác sĩ Trúc, ngƣời yêu của anh. Hiếu cũng hồi tƣởng về gia đình mình (năm 1954, nhà Hiếu nhƣờng bớt nhà cho cách mạng), hồi tƣởng về tình bạn với Qúy. Phần
bốn, Phong nhờ thằng Mỹ tên Pat đến để tra tấn Hiếu và Nhâm. Chúng xông
vào khoét một mắt Hiếu. Nhâm lao vào bị Phong bắn vào trán. Xong việc, Phong nói: “Thế là huề nhá, anh Hiếu! Tôi xin một mắt của anh đền cho mẹ tôi!”. Phần năm, đất nƣớc chiến thắng. Phong bị bắt, Hiếu ở trong bộ phận
theo dõi đám ngƣời có nhiều nợ máu phải đƣa ra các trại ở phía Bắc. Hiếu đƣa Phong lên trại giam Cổng Trời heo hút, bị giam riêng nơi kiên cố nhất. Phần
sáu, cuộc sống rất khắc nghiệt của Phong trong trại giam: ngủ hang, phá đá,
ăn da trâu, thịt chuột… Ở đó, nhiều ngƣời bị giam bạc cả tóc mà vẫn chƣa thành án. Phần bảy, bà Việt đến nhà cầu cứu vợ chồng ông Cơ cứu Phong.
Bà Việt và bà Hân làm hòa với nhau. Phần tám, Hiếu đi công tác Campuchia về, ông Cơ van nài anh cứu Phong nhƣng Hiếu không đồng ý. Hiếu đƣợc bố giao cho đi tìm hài cốt ông nội, vốn là quan Tuần Phủ thời cũ nhƣng lại hoạt động cho Việt Minh “nhưng người cán bộ Việt Minh khi đó bị bắn chết trong
lần công tác về vùng biển”. Anh tìm đƣợc ông Quyết – ngƣời nằm trong
nhóm giết ông nội mình – và đƣợc ông Quyết kể về cái chết của ông nội. Cách mạng thành công, cụ không chạy theo giặc mà ở lại trao con dấu và bốn ngàn Đông Dƣơng cho cách mạng. Những kẻ tiếp nhận lại giết hết những ngƣời trong phủ, chia nhau tiền, kẻ thì vào Nam theo địch, kẻ thì “sau này
làm lớn lắm không ai dám hỏi tới họ”. Đứng trƣớc hố chôn tập thể của mƣời
sáu ngƣời, trong đó có ông nội, Hiếu chợt nhận ra: “Cái thằng mà bố đang xót xa vì nó. Có lẽ cho nó ra khỏi chỗ đó thôi… anh ghê tởm việc nó làm nhưng cái vụ này, Hiếu chỉ tay về phía bó hương đã cháy hết, vụ này mới thật sự ghê tởm… Anh tưởng chỉ thằng Phong mới gây ra việc đó cho anh nhưng có việc
nhà giam Cổng Trời để đƣợc xuống trại dƣới đồng bằng… Cốt truyện của
Nhiệt đới gió mùa không theo kiểu liên kết chặt chẽ theo lối nhân – quả nhƣ
truyền thống. Các phần của câu chuyện nhƣ những mảnh ghép rời rạc đặt cạnh nhau xoay quanh nhân vật Hiếu và Phong, quá khứ - hiện tại đan cài vào nhau. Điều này giúp nhà văn rất chủ động điều chỉnh mạch truyện theo dụng ý của mình. Cách mở đầu ở thời điểm gay cấn của cuộc đời nhân vật (nhƣng chƣa phải là đỉnh điểm mâu thuẫn) giúp nhà văn vừa tạo đƣợc sự hấp dẫn cần thiết mà vẫn giữ đƣợc bí mật về kết cục của truyện, dồn nén đƣợc cao trào cho phần sau. Cách đan cài những phần kể về quá khứ cũng rất đắc dụng trong việc phát triển mạch truyện và thể hiện ý đồ tƣ tƣởng của nhà văn. Phần kể về quá khứ với mối mâu thuẫn giữa hai ngƣời mẹ đƣợc đặt trƣớc cuộc tra tấn của Phong với Hiếu làm tăng độ căng thẳng cho cuộc đối đầu. Đồng thời, nó biến ngƣời đọc buộc phải suy nghĩ diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ thế nào? Độ căng ấy càng tăng lên khi Phong mời thằng Mỹ khét tiếng tàn ác là thằng Pat tham gia cuộc tra tấn. Câu nói của thằng Pát với Phong chứa nhiều ẩn ý: “hai miền của chúng mày nội chiến triền miên anh em ruột thịt choảng nhau như thế hận thù phải hàng trăm năm chưa trả hết. Cũng như nội chiến Nam Bắc Mỹ cách nay hàng trăm năm mà nhiều chuyện chưa xong. Nhưng nước Mỹ rộng dân chúng nhiều sắc tộc đa văn hóa dễ tha thứ cho nhau chứ chúng mày một mẩu đất ven biển chém giết nhau một chặp nữa
chắc phải nhập dân phương Bắc vào cho đỡ trống trải”. Có thể nói, cách tổ
chức cốt truyện nhƣ thế đã giúp nhà văn đẩy nhân vật đến ranh giới tối đa của lòng thù hận, tạo sự hấp dẫn nghẹt thở cho câu chuyện. Từ đó, ở nơi ranh giới cuối cùng của tình và thù ấy, ngòi bút cao tay của Lê Minh Khuê đã không để con ngƣời sa xuống vực sâu thù hận mà bà đã kéo họ về phía tình thân, để cuối cùng, tình ngƣời đã chiến thắng. Phần kể về quá khứ của ông nội Hiếu là bản lề quan trọng dẫn đến bƣớc ngoặt của câu chuyện ở phần chín. Nó giúp
Hiếu cũng nhƣ độc giả nhận ra một điều: hóa ra sai lầm, thậm chí là tội ác không chỉ có ở bên kia chiến truyến mà bên nào cũng có, dù nguyên nhân có thể rất khác nhau; bên nào cũng có kẻ tốt - ngƣời xấu. Nếu Hiếu không tha thứ thì con đƣờng của anh và bao ngƣời khác của dân tộc này sẽ ứng với câu nói của thằng Pat. Cốt truyện phân rã kiểu này cũng giúp nhà văn chọn đƣợc những thời điểm cần kể không theo trình tự thời gian, cho nên, nhà văn có thể tạo ra nhiều đoạn cao trào, chọn đƣợc nhiều chi tiết hấp dẫn cho câu chuyện. Đồng thời, độc giả cũng phải tƣ duy để hiểu thông điệp mà tác giả gửi gắm qua cách tổ chức cốt truyện.
Bên cạnh sự đảo lộn diễn trình cốt truyện, sự sáng tạo của Lê Minh Khuê còn thể hiện trong việc tạo kết thúc mở. Sêkhốp từng viết: “Theo tôi viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và kết luận” [67, tr.64]. Truyện ngắn hôm nay có cấu trúc tự do hơn nên đoạn kết cũng đa dạng hơn, đi từ dạng kết thúc có hậu sang nhiều dạng khác nhƣ kết thúc để ngỏ, kết thúc đối nghịch, kết thúc không có kết thúc… Những kiểu kết truyện mới mẻ này phản ánh tâm thế đời sống, mối quan hệ của thể loại truyện ngắn với ngƣời đọc trong đó biểu hiện rõ nhất là yêu cầu đồng sáng tạo. Đoạn kết là một yếu tố cấu thành của kết cấu, biểu hiện đa dạng của đoạn kết là biểu hiện tính tự do, uyển chuyển, năng động của kết cấu. Từ đó, tính chất dân chủ của truyện ngắn tăng lên. Kiểu kết thúc mở là cách tổ chức chi tiết, sự kiện trong thế phát triển “chƣa hoàn thành” của hiện thực; truyện đã kết thúc nhƣng vẫn còn những dƣ âm và khoảng để ngỏ trong lòng ngƣời đọc. Truyện ngắn có thể không có kết thúc hoặc kết thúc chƣa đƣa ra một kết luận thỏa đáng sau cùng, câu chuyện trên giấy thì kết thúc nhƣng câu chuyện cuộc đời thì chƣa thể chấm hết đơn giản nhƣ vậy.
Nhiều truyện ngắn của Lê Minh Khuê kết thúc khi tình huống truyện chƣa đƣợc giải quyết, thậm chí là không giải quyết đƣợc. Nghĩ ngợi quẩn
quanh kết lại khi Hộ ra thăm ba ngôi mộ của mẹ và hai em mình đã bị Tùng giết hại. Dù rất căm thù kẻ giết ngƣời, rất phẫn nộ khi thấy hắn đã bị thi hành án tử hình mà vẫn còn sống nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật, Hộ hiểu mình không làm đƣợc gì và nghĩ: “Có lẽ nên sống như Vĩnh. Thi lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Học tiếng Pháp thêm ngoài tiếng Anh đã thành thạo để mở đường sang châu Âu. Cố mua được chiếc Camry như vẫn ao ước. Chưa thể tính chuyện mua nhà nhưng chừng ấy đã! Con không làm gì được đâu mẹ đừng giận con tội nghiệp…”. Kết thúc ấy cho thấy sự bất lực của công lý trƣớc cái ác trong một xã hội kim tiền. Nó gợi trong lòng độc giả những suy