6. Đóng góp của luận văn
3.2.1. Khái niệm cốt truyện
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [25, tr. 85]. “Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong sự đầy đặn và toàn vẹn của nó,truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong
quan hệ nhân sinh, trong đời sống tâm hồn con người” [93, tr.31]. Do vậy, tổ
chức cốt truyện trong truyện ngắn có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện chức năng, giá trị của thể loại này. Nhà văn phải làm sao để trong một dung lƣợng ngôn từ nhỏ nhƣng lại chứa đựng dung lƣợng hiện thực và khả năng phản ánh cuộc sống lớn nhằm đáp ứng xu hƣớng “tiểu thuyết hóa” của truyện
ngắn. Đúng nhƣ nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “Dung lượng truyện ngắn
hiện nay rất lớn, trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà rõ mặt cuộc đời, một kiếp người, một thời đại. Các truyện ngắn bây giờ rất nặng. Dung lượng của
nó là dung lượng của cả cuốn tiểu thuyết” [93, tr.77].
Trong truyện dân gian, ngƣời ta đã nhận thấy vai trò của cốt truyện:
“Trong thời kỳ chưa có sách vở hoặc chữ viết, thơ dân gian đã mượn đôi
cánh của vần điệu bay đi. Truyện dân gian cũng du hành trên cỗ xe của cốt truyện” [18].
Nhiều nhà văn cũng đề cao vai trò của cốt truyện. Nguyễn Công Hoan cho rằng: đã là truyện thì phải có “chuyện” mới tạo ra cốt truyện. Cùng quan điểm này, Nguyễn Quang Sáng cho rằng: “Theo tôi, quan niệm truyện ngắn phải có “chuyện” tức có thể kể cho người khác nghe được. Mà muốn kể, câu
Nhƣng trong quá trình phát triển của truyện ngắn, cốt truyện truyền thống dần bị phá vỡ. Các nhà văn có thể đảo trật tự trên của cốt truyện, không có đủ các thành phần nhƣ cốt truyện truyền thống, thậm chí, nhiều nhà văn viết truyện không có cốt truyện nhƣ Nam Cao “cốt truyện rất xoàng xĩnh mà ý
nghĩa xã hội sâu sắc” (Nguyễn Hoành Khung); hay kiểu truyện tâm tình của
Thạch Lam...
Trong văn học thời kỳ đổi mới, các nhà văn đã có nhiều cách tân trong việc xây dựng và tổ chức cốt truyện. Các sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái…cho thấy sự tìm tòi mới lạ, tạo ra nhiều cốt truyện hay, độc đáo, có khả năng chuyển tải nhiều nội dung xã hội sâu sắc. Nếu nhƣ Ma Văn Kháng thƣờng xây dựng cốt truyện số phận, Hồ Anh Thái kết hợp nhiều loại cốt truyện đan xen trong cùng một tác phẩm thì Tạ Duy Anh thƣờng sử dụng loại cốt truyện phân mảnh, lắp ghép, dòng ý thức để nói lên chủ đề tƣ tƣởng trong tác phẩm của mình. Do yêu cầu mới trong sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, cả nhà văn và độc giả đều muốn nhận thức và khám phá cuộc sống “ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa” (Chế Lan Viên), cho nên, giá trị chủ yếu của cốt truyện không đơn thuần ở chỗ có hay không có cốt truyện mà ở chiều sâu nội dung tƣ tƣởng mà nó dung chứa đƣợc. Cốt truyện do vậy không chỉ là tổng số giản đơn các chi tiết, biến cố mà đƣợc tổ chức một cách hệ thống những sự kiện, tình huống đa dạng, hàm chứa sự dồn nén, tích tụ nhiều trạng thái của đời sống. Cốt truyện theo xu hƣớng hiện nay không chỉ thực hiện chức năng phản ánh, tái hiện đời sống, xây dựng tính cách nhân vật mà còn là sự khám phá, lý giải sâu sắc hiện thực xã hội và những số phận cá nhân. Điều đó cho thấy “truyện ngắn thời kỳ này đã mở ra
nhiều hướng tìm tòi cả trong tiếp nhận hiện thực lẫn thi pháp thể loại” (Lý
Hoài Thu). Nhà văn Lê Minh Khuê có nhiều tìm tòi trong việc sáng tạo ra nhiều hình thức cốt truyện biến hóa, linh hoạt nhằm thể hiện tốt nhất dụng ý
nghệ thuật của mình: cốt truyện lồng ghép; cốt truyện giản lƣợc, cốt truyện sự kiện – tâm lý…