Phƣơng thức trần thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 90)

6. Đóng góp của luận văn

3.3. Phƣơng thức trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật là “phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật

nhất định”; là “một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động, lời nói

nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo ý định tác

giả (mối quan hệ giữa câu truyện và cốt truyện)” [25, tr.297] và trần thuật là

phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ chủ thể -

khách thể trong loại hình nghệ thuật này” [25, tr.298].

Nhóm tác giả Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam trong cuốn Lý luận văn học cũng nhận định rằng: “Thành phần của trần thuật trước hết tương ứng với cốt truyện… bao gồm cả các tính chất tĩnh tại như giới

thiệu lai lịch nhân vật, trình bày tình trạng hiện tại, miêu tả chân dung ngoại cảnh, tả đồ vật, môi trường, tái hiện tâm trạng, hồi tưởng, các đoạn đối thoại có tính chất kịch, các đoạn thoại, những lời bình luận của tác giả bám sát

hành động của nhân vật” [61, tr.110].

Theo Từ điển văn học bộ mới, trần thuật “là khái niệm chỉ một bộ phận ngôn bản quan trọng trong tác phẩm văn học, là thành phần lời tác giả, của người trần thuật (được đưa vào tác phẩm ít nhiều như một nhân vật) hoặc của một người kể chuyện, tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ các lời

nói trực tiếp của các nhân vật” [32, tr.1806].

Nhƣ vậy, quan niệm về trần thuật nhìn chung khá thống nhất. Nhìn từ góc độ khái niệm, nó là một thuật ngữ ổn định về mặt nội dung và tính chất, có nội hàm rất rộng. Chức năng của lời trần thuật không chỉ là kể việc mà còn là miêu tả đối tƣợng, phân tích hoàn cảnh, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời ghi chú của tác giả… Trần thuật gắn liền với bố cục, kết cấu tác phẩm, cho ta thấy điểm nhìn trần thuật và mọi diễn biến của câu chuyện…

Nghệ thuật trần thuật là một phƣơng diện, một bút pháp nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nghệ thuật trần thuật thể hiện trong cách lựa chọn ngôi trần thuật, điểm nhìn trần thuật, cách tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật… Chính nhờ nghệ thuật trần thuật mà ngƣời đọc phân biệt đƣợc nhà văn này với nhà văn khác vì nó là một phƣơng diện thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Truyện ngắn thƣờng chỉ là một mảnh, một lát cắt của đời sống, cho nên cách kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong việc lôi cuốn ngƣời đọc vào mạch truyện. Sự sinh động, sáng tạo của cách kể sẽ tạo thêm ý nghĩa và sự hấp dẫn cho câu chuyện. Điều đó đòi hỏi nhà văn phải kể sao cho mỗi lúc hứng thú của ngƣời đọc ngày càng gia tăng. Nhà văn không thể kể ngay một

lúc tất cả truyện mà phải điều khiển nhịp truyện, giọng điệu, cách kể, điểm nhìn… sao cho câu chuyện thể hiện tốt nhất tƣ tƣởng của mình.

3.3.1. Người trần thuật

Ngƣời trần thuật là “Hình thái của hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác

phẩm văn xuôi” [25, tr. 188]. Khảo sát truyện ngắn của Lê Minh Khuê, chúng

tôi thấy truyện của bà đƣợc kể ở ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và có sự luân phiên các ngôi kể.

3.3.1.1. Trần thuật theo ngôi thứ ba

Đây là kiểu trần thuật khách quan, do một ngƣời trần thuật biết hết sự việc tiến hành. Ngƣời kể truyện là tác giả ở “ngoài truyện”, điểm nhìn trần thuật ở xa câu chuyện đƣợc kể, tả và kể lại câu chuyện với thái độ điềm nhiên. Lối kể chuyện này hạn chế tối đa sự xuất hiện của ngƣời kể; các sự kiện, câu chuyện… diễn ra nhƣ chính nó vốn có ngoài cuộc sống chứ không theo sự sắp xếp nào. Ngƣời trần thuật cố ý tạo ra một khoảng cách với hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm. Ngƣời trần thuật lặng lẽ quan sát nhân vật để họ tự bộc bạch mình, ít bày tỏ thái độ, quan điểm, đánh giá của cá nhân mình mà chủ yếu hƣớng độc giả trực tiếp cảm nhận các chi tiết, sự kiện nhằm tô đậm thêm tính khách quan của câu chuyện. Trần thuật theo ngôi thứ ba, ngƣời trần thuật luôn đồng hành cùng nhân vật nhƣng lại luôn có ý thức tách mình ra, duy trì một khoảng cách với nhân vật.

Kiểu trần thuật này chiếm vị trí ƣu thế trong truyện ngắn Lê Minh Khuê. Do sáng tác của bà đi vào mạch cảm hứng thế sự, phản ánh hiện thực cuộc sống, thậm chí phanh phui những mặt trái của cuộc sống nên cần có một lối văn lạnh. Sêkhốp đã từng nói: “Trong cuộc sống và sáng tác văn học, sự lạnh lùng là không thể thiếu, chỉ có sự lạnh lùng mới nhìn được sự việc tỏ

Chọn một điểm nhìn khách quan bên ngoài câu chuyện, nhà văn có điều kiện tái hiện lại những dòng chảy của cuộc sống nhƣ nó vốn có ngoài đời. Những sự kiện ấy tự nó làm toát lên tƣ tƣởng chủ quan của nhà văn.

Trong Ráp Việt, nhà văn đã tạo ra một điểm nhìn phù hợp để có thể phơi bày một cách khách quan trƣớc mắt ngƣời đọc chân dung một loại ngƣời đặc biệt (cô Lan Hƣơng): “Nàng là một trang anh hùng hiếm có. Nàng lên tỉnh khi túi mỏng lao vào nghề chạy quảng cáo cho một công ty truyền thông. Anh em lả lướt tuốt luốt với các giám đốc các chủ doanh nghiệp bất cần gì dù đó là một lão ngà ngà hoa râm nách bốc mùi vì nốc rượu thịt chó thịt mèo nhưng tiền tỉ xí nghiệp nhà nước gã nắm trong tay. Lan Hương đặt đầu các lão lên đùi mặc váy ngắn một tay vuốt ve phần nhô ra của lão một tay đưa bút cho lão ký. Tám mươi phần trăm phi vụ thành công. Hai mươi phần trăm kia thuộc về các sếp có lương tâm, sếp keo bẩn hoặc sếp có chữ nghĩa. Số không ký nổi này lại ít tiền. Nên nàng đếch cần. Nàng thắng lớn…. Nhan sắc tiền bạc học vị… đủ cả, nhà vài cái đứng tên cho thuê trên tỉnh lãi mẹ đẻ lãi con trên tài cả bố. Nàng chỉ còn thiếu mỗi mùi chính trị xã hội để có thể sánh ngang anh em

đứng trên đài vẫy tay đoàn người vô danh cờ hoa diễu hành ngày lễ”. Trong

Đồng đôla vĩ đại, nhờ chọn điểm nhìn từ xa, nhà văn tái hiện đƣợc toàn cảnh

anh em đâm chém nhau kinh hoàng: “Đến nước này có lẽ không ai chịu được nữa. Lão An từ trong nhà vọt ra. Con dao nhọn, loại dao biệt kích dùng thời chiến tranh đâm một đường trúng phóc vào chỗ đứa con mụ Qua nằm. Có người sau còn nói phét là nghe tiếng đứa trẻ trong bụng khóc thét lên. Vợ Khang hực một tiếng. Cái bụng chửa đến tháng thứ bảy của mụ lăn xuống trước và mụ úp mặt xuống bờ thềm. Người ta kịp giữ được Khang khi gã từ bên quán “Diêm què” phóng ra, tay cầm một thanh sắt dài một mét rưỡi…

Khang điên dại lao theo thằng em”. Tác giả không cần xuất hiện mà sự kiện

dùng đâm nhau lại là “loại dao biệt kích dùng thời chiến tranh”. Con dao ấy cho thấy: trong thời bình, nhiều khi ngƣời cùng dòng máu đối xử với nhau không khác gì kẻ tử thù thời chiến. Lối trần thuật này thích hợp để nhà văn nhìn thẳng vào sự thật, phơi bày những mảng hiện thực gai góc nhất của cuộc sống.

Nét sáng tạo trong lối trần thuật ở ngôi thứ ba của Lê Minh Khuê là nhiều khi lối trần thuật khách thể đƣợc chủ quan hóa. Nhà văn, dù

không xuất hiện trực tiếp, nhƣng thu hẹp khoảng cách giữa mình và nhân vật, thậm chí có lúc nhập thân vào nhân vật để kể chuyện bằng chính cảm nhận của nhân vật. Ngƣời trần thuật dựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới. Ngƣời kể chuyện và nhân vật có sự gần gũi hòa đồng không có khoảng cách. Lối kể này giúp tác giả vừa miêu tả khách quan hiện thực vừa đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Nhờ thế, hiện thực đƣợc miêu tả sắc nét và có chiều sâu hơn. Truyện Bốn người có những đoạn: “Anh chàng Đức thuộc kiểu thanh niên vui vẻ trẻ trung nhưng lại là người không lạnh lẽo với mọi sự chung quanh, ví như có thể nghiêng tai nghe xem vì sao đứa trẻ kia khóc vì sao người đàn bà kia đứng bên cái xe đổ tung tóe trái cây mà không có ai giúp? Bình xem như thế thì hơi rách việc nhưng cũng không can ngăn gì. Mỗi người mỗi tính ví như Bình nếu gặp sự như vậy mà đang vội thì chẳng thể dừng lại, có người khác lo. Nghĩ vậy thì nhẹ lòng nhưng Đức không như vậy. Biết thế rồi Bình thường bảo cưới nhau xong em sẽ chỉnh đốn anh đấy và đột nhiên thấy tim như thắt lại trong một cảm giác lạ. Có lẽ là yêu. Yêu thì tim phổi đau lắm”, “Bình hơi né người khi chị Qúy đi ngang để lấy cái bình nước đá ở đầu bàn kia. Né người một cách bất chợt và hơi sợ hãi linh cảm thấy mọi điều có thể xảy ra trong nháy mắt mình có thể làm rơi mất cái vật quý giá mà mình tưởng nó đã nằm sâu trong túi. Không thể đùa với cái nhan sắc không sáng láng lắm của chị Quý, không thể đùa với cái duyên

ngầm không thể thờ ơ với cái cảm xúc thật mà chị ấy luôn sở hữu. Cưới xong

cũng có thể không yên nếu chị ấy cứ quyến rũ chết người thế kia!”. Ở những

đoạn trần thuật thế này, có chỗ, ta khó tách bạch đâu là lời ngƣời kể chuyện, đâu là ngôn ngữ nhân vật nhƣ là: “Yêu thì tim phổi đau lắm”, “Cưới xong

cũng có thể không yên nếu chị ấy cứ quyến rũ chết người thế kia!”… Ngƣời

đọc vừa chứng kiến nhân vật ở phƣơng diện bên ngoài lại vừa xem xét ở bên trong thế giới tinh thần của nhân vật. Cách trần thuật này giúp ta khám phá con ngƣời ở nhiều bình diện khác nhau, có cái nhìn đa chiều về cuộc đời và con ngƣời. Đồng thời, nó giúp nhà văn linh hoạt trong việc thay đổi khoảng cách giữa mình và điều đƣợc nói đến trong tác phẩm, lúc gần, lúc xa.

3.3.1.2. Trần thuật theo ngôi thứ nhất

Kiểu trần thuật này do một nhân vật trong truyện đảm nhiệm (thƣờng xƣng “tôi”). Sự trần thuật có khi biến thành “dòng ý thức”, “lời độc thoại nội tâm” [25, tr. 298]. Điểm nhìn trần thuật đƣợc đặt bên trong, gần gũi với những sự việc đƣợc kể. Ngƣời kể chuyện hiện lên nhƣ một chân dung cụ thể, sinh động, có cá tính riêng và có cơ hội trực tiếp bộc lộ quan điểm, thái độ, tình cảm của mình. Cách trần thuật này làm cho ngƣời đọc có hứng thú vì nhƣ đƣợc cùng tác giả quan sát các hiện tƣợng đời sống, do vậy, sự đồng cảm gia tăng. Nhà văn hiện đại ngƣời Nga Naghibin cho rằng: “Riêng về truyện ngắn, theo tôi nghĩ, nếu truyện đi vào phát hiện một tính cách nào đó, hoặc là một hoàn cảnh giàu kịch tính nào đó, tốt hơn hết là nên dẫn truyện từ ngôi thứ nhất… Về nguyên tắc, cái tôi ở đây hoàn toàn có khả năng nắm bắt chủ đề cần phát hiện. Đó là lý do khiến cho truyện ngắn là khu vực rất thích hợp để

có thể dẫn truyện từ ngôi thứ nhất” [9, tr.123-124]. Nhà văn Nguyễn Công

Hoan của nƣớc ta cũng có quan niệm tƣơng tự: “Ngoài hình thức kể chuyện mà tác giả làm như một người ngoài truyện còn một hình thức nữa là tác giả làm như chính mình là người trong truyện. Tác giả vờ đóng vai trò chủ động

kể chuyện mình, xưng với độc giả là Tôi… Mình nói tâm lý tư tưởng mình thì

được người nghe dễ tin là thực là đúng” [29, tr. 355-356].

Trong 19 truyện của hai tập Một chiều xa thành phốBi kịch nhỏ thì có bảy truyện đƣợc kể từ ngôi thứ nhất (Ngày đi trên đường, Dòng sông, Chuyện nhỏ hồi chiến tranh, Bi kịch nhỏ, Mong manh như là tia nắng, Cơn

mưa cuối mùa, Đồng tiền có màu xanh huyền ảo). Câu chuyện thƣờng bắt

đầu bằng giọng kể “Chuyến xe bỏ tôi xuống một công trường đang xây dựng

dở”,Tôi vẫn không hiểu vì sao vào những lúc rỗi rãi, mẹ vẫn buồn”, “Cả nhà

tôi chuẩn bị đón cô Kim, cô em họ từ miền Nam sau một thời gian vào công tác

trở về miền Bắc và sắp lấy chồng”,Theo yêu cầu của tòa soạn tờ báo lớn nhất

tỉnh, tôi về huyên V để điều tra vụ một gã thanh niên giết cha”…

Nhân vật “tôi” là ngƣời có thể tham gia vào mọi hành động xảy ra trong truyện; cũng có thể đóng vai ngƣời chứng kiến chuyện đời - nhân vật trung tâm giữ vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối, và cũng có thể là ngƣời đƣợc các nhân vật trong truyện tin cậy mà thổ lộ cho biết mọi chuyện bí mật… Vì thế, nhân vật “tôi” là ngƣời kể chuyện đáng tin cậy, thƣờng đi cạnh nhân vật chính, chứng kiến, tham gia vào câu chuyện để có sự đồng cảm với nhân vật chính.

Trần thuật theo ngôi thứ nhất, ngƣời trần thuật là ngƣời chứng kiến

câu chuyện, đóng vai trò dẫn truyện và để cho nhân vật tự kể chuyện của chính mình. Lúc này, quan điểm của chủ thể trần thuật “tôi” trùng với quan

điểm của tác giả, khi đó, tác giả nhƣờng lời cho nhân vật “tôi”. Trong Cơn

mưa cuối mùa, nhân vật “tôi” kể chuyện: “Tôi đang chăm chú xem ảnh một

thiếu nữ vô danh, mặt phẳng dẹt và tàn tạ in trên một tờ tạp chí tỉnh thì My bước tới sau tôi. Tôi muốn có một cái nhìn thật nghiêm khắc với cô. Nhưng vừa thấy cô, tôi biết mình không thể làm chuyện đó. Khuôn mặt My tràn trề gió mát, sương đêm và ánh trăng. Hạnh phúc làm cô thở không được bình thường. Cô nhẹ nhàng ngồi xuống. Cô là một vật thể bắt được điện ở một vật

thể khác, và cô tỏa sáng, tỏa sáng mãi, mỗi lúc một sáng chói làm cho ta kinh ngạc. Cho đến hôm nay, sau bốn năm làm việc và là bạn thân thiết, tôi mới phát hiện ra cô duyên dáng, đáng yêu đến thế. Cô nhìn tôi qua mặt bàn.

Miệng cười nhưng mắt nhìn đi đâu”. Nhân vật “tôi” chứng kiến sự thay đổi

của My trƣớc tình yêu sét đánh, lắng nghe và cảm thông với cô.

Ngƣời trần thuật ngôi thứ nhất cũng có thể là nhân vật trung tâm giữ

vai trò kể chuyện, tham dự vào cốt truyện. Tác giả và nhân vật “tôi” hòa

nhập làm một, nhờ vậy, nhà văn có thể đi sâu vào tâm tƣ của anh ta. Sống chậm là câu chuyện đƣợc kể bởi Tƣờng, một ngƣời con có bố bị tù vì tội tham nhũng. Trong chuyến xe rời khu cải tạo phạm nhân sau khi thăm bố, anh gặp Vân - “người đàn bà tuổi năm X” - cũng đi thăm ngƣời quen về. Trong câu chuyện, Tƣờng kể với bà Vân về gia đình mình: “Cháu luôn nói với bố rồi. Cháu cần gì cái xe mười tỷ để đứng chết cứng ở ngã tư giờ cao điểm cùng với bọn xe bãi xe uyn Tàu… Em cháu yếu tim từ nhỏ nó cần gì phải sang Canađa du học đua đòi với con nhà lắm của. Nhưng bố cháu không chịu. Người ta du học người ta đi ô tô tiền chục tỷ con mình đâu có ngọng. Bố cháu làm đủ mọi mánh khóe kiếm tiền tỷ không thèm tiền triệu rồi đổ nhà rồi sập cầu rồi vào tù”, “Bố cháu kể bị bắt giam bị đày ra đảo trong hàng trăm tù binh… Nghe tên một người tù nổi tiếng bị giam bên kia, bố cháu hát rất to một bài hát ra đời khi người tù chính trị bên kia bị bọn Mỹ tuyên án tử hình. Thế là cả phòng giam cùng hát. Mấy bác sĩ quan bị đánh thương tích bầm giập cùng vịn vai nhau hát bài họ hay hát thời còn nhỏ tuổi. Thế là cả trại

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)