Cách kể, tả

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 115)

6. Đóng góp của luận văn

3.3.2.3. Cách kể, tả

Trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê, mạch kể và tả thƣờng đan xen lẫn nhau một cách tự nhiên tạo nên mạch truyện kể rất linh hoạt. Nhà văn không chỉ miêu tả phong cảnh, chân dung mà còn tả các trạng thái tâm hồn nhân vật. Với việc sử dụng lối trần thuật kết hợp kể và tả, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê trở nên giàu cảm xúc, để lại ấn tƣợng trong lòng độc giả.

Trong mạch trần thuật của mình, Lê Minh Khuê thƣờng kết hợp với tả ngoại cảnh tạo nên những bức tranh thiên nhiên làm nền cho sự xuất hiện của

nhân vật, khắc họa tính cách nhân vật. Con sáo nhỏ của tôi có những bức tranh sinh động của núi rừng. Những vẻ đẹp lãng mạn, trập trùng nơi rừng núi: “Trăng mờ mờ. Ánh trăng mờ ở rừng làm người ta có cảm giác như ban ngày nhưng nhiều sương. Ngoài đường, tiếng máy ủi gầm gào, lúc rộ lên thật rõ, lúc chìm đi vì một cơn gió ào qua”, “Nước suối ấm, luôn bao phủ trên mặt những làn hơi mỏng tang, như một thứ rêu màu khói”, “Bụi lồ ô trước hầm, thân thẳng đuột và nhẵn nhụi ken vào nhau. Gió khuấy động xạc xào những cành lá. Tiếng nước từ trên cây lộp bộp rơi xuống mái nhà hầm lợp nứa. Tiếp sau bụi lồ ô là cây. Cây đan dày, chi chít như đuổi bắt nhau”. Những bức tranh nhƣ thế làm tôn lên vẻ đẹp của con ngƣời hòa cùng cỏ cây hoa lá. Bên cạnh đó, ta cũng thấy những bức tranh của thiên nhiên khắc nghiệt: “Mùa xuân, những cơn mưa nhỏ xào xạc suốt ngày đêm trên cây lá. Lán trú quân cả ngày ướt sũng. Bộ quần áo phơi nửa tháng không khô, bốc

mùi hôi sì sì. Ở những lối qua rừng, vắt “đánh hơi” người, ngóc đầu dậy như hàng triệu cái đinh dẻo, trông tua tủa, lơ láo phát kinh. Ốc sên đi lùi lũi, kéo

theo sau những vệt nhớt ngoằn ngoèo”. Nếu những bức tranh thiên nhiên tƣơi

đẹp tôn lên vẻ trẻ trung, hồn nhiên của những cô thanh niên ung phong thì thiên nhiên khắc nghiệt lại thử thách ý chí con ngƣời. Những bức tranh phong cảnh ấy phù hợp trong việc kể về những ngƣời lính nơi chiến trƣờng ác liệt.

Bên cạnh tả ngoại cảnh, nhà văn còn kết hợp trong mạch trần thuật của mình việc tả ngoại hình và nội tâm nhân vật. Bố của Hộ trong Nghĩ ngợi

quẩn quanh đƣợc miêu tả chỉ bằng vài nét ngoại hình và nội tâm nhƣng lại

toát lên đƣợc cái thần thái của nhân vật: “Bố là ông Trọng mới gần tuổi năm

mươi mà người lòng khòng đi lững lờ như bèo tây mặt hồ lặng gió”, “...không

khí gia đình đầm ấm vui vẻ nhưng càng như thế ông Trọng càng hiu hắt nhớ thương người vợ đứa con trai năm tuổi và đứa bé thai nhi đang trong bụng vợ. Nhiều khi vắng vợ kế và Hương ông Trọng ngồi gục đầu vào gối khóc hu hu”. Ngoại hình và nội tâm đƣợc miêu tả chỉ bằng vài câu văn nhƣng đã làm hiện ra diện mạo một con ngƣời đau khổ đến héo hắt bởi bi kịch gia đình. Cách tả này khiến nhân vật đƣợc soi chiếu từ cả bên ngoài lẫn bên trong, hiện lên một cách đa chiều và toàn diện. Đến đoạn kể về Hộ đi tìm hiểu về gã đã giết mẹ và các em mình, nhà văn cũng kết hợp giữa tả ngoại hình và nội tâm nhân vật: “Chiếc taxi khựng lại khi chiếc Mecxeđec đứng cạnh một bãi cỏ có mấy cây cọ bao quanh. Thằng xăm gáy bước xuống, giờ gã mặc áo phông cổ áo phông thấp lộ con bạch tuộc bò nghều ngào như ác mộng. Người gác cổng có vẻ dân Nam Mỹ cúi chào kẻ mới đến, mở cánh cổng bằng sắt có hoa văn hình những con bướm xòe rộng cánh. Hộ nhìn tòa biệt thự rất sang trọng nghĩ dù mày là con VIP nào dù mày có phải thằng giết người chịu án tử mà thoát được thì giờ đây mày vẫn là thằng giàu có mà ít ai trong nước bì kịp. Mày đem sự giàu có tột bậc sang bên này bán cầu nhưng mày vẫn không trốn

được xuất xứ giống da vàng như cứt nhược tiểu từ cái đầu cho đến tay chân. Sao mày không xóa cái hình xăm đi cho biệt tích hẳn. Hay xăm sâu vào thịt? Hay vì mày tưởng không ai nhớ cái hình xăm ngạo ngược dòng giống cha mày quen ngạo ngược thời buổi thằng không liêm sỉ làm đảo điên thiên hạ

làm nhoe nhoét mọi việc...”. Nhân vật đƣợc tả ngoại hình là Tùng hiện lên với

vẻ của dân “băng nhóm” bằng những đƣờng nét lập dị và ngổ ngáo bởi cái gáy xăm hình bạch tuộc. Đoạn độc thoại nội của Hộ với dòng suy nghĩ đầy câu hỏi cho thấy bao trăn trở, căm phẫn. Lối đan cài miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật vào mạch trần thuật khiến lời văn trở nên đa giọng, tái hiện đƣợc dòng chảy cuộc sống ở những đoạn phức tạp nhất.

KẾT LUẬN

Với khoảng bốn thập kỷ cầm bút qua cả hai giai đoạn trƣớc và sau 1975, “sức bền của ngòi bút” Lê Minh Khuê đã tạo nên một “thương hiệu”

truyện ngắn của riêng bà. Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê đã cho thấy những cách tân mới mẻ trên nhiều phƣơng diện nhƣ: cách tiếp cận hiện thực cuộc sống, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, tổ chức cốt truyện, trần thuật… những đóng góp ấy đã hòa chung vào xu hƣớng đổi mới của văn học hiện đại, hậu hiện đại Việt Nam.

Lê Minh Khuê đã tạo ra trong thế giới nghệ thuật của mình một quan niệm mới về hiện thực xã hội và con ngƣời. Từ cảm hứng ngợi ca chuyển sang cảm hứng sự thật về lịch sử; từ góc nhìn con ngƣời sử thi, lí tƣởng chuyển sang góc nhìn con ngƣời cá nhân, số phận và cố gắng xác lập hệ giá trị mới về con ngƣời: hệ giá trị nhân bản. Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật của Lê Minh Khuê trong truyện ngắn là yếu tố cách tân quan trọng, có ý nghĩa quyết định, chi phối sự đổi mới của các yếu tố khác nhƣ: nhân vật, cốt truyện, trần thuật…

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê ngày càng phong phú, đa dạng. Nếu ở giai đoạn đầu, bà thƣờng xây dựng kiểu nhân vật lý tƣởng thì ở giai đoạn sau, nhân vật của hiện lên với nhiều dạng khác nhau: nhân vật tự ý thức, nhân vật tha hóa, nhân vật cô đơn, nhân vật bi kịch… Cách đa dạng hóa nhân vật cho thấy hƣớng tiếp cận con ngƣời từ đơn giản một chiều đến đa chiều và chính xác hơn.

Lê Minh Khuê cũng có những đóng góp không nhỏ trong ngôn ngữ truyện ngắn. Nhà văn có ý thức để cho nhân vật tự lên tiếng, vì thế, đối thoại và độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc khắc họa hình tƣợng nhân vật. Những đối thoại, độc thoại đa thanh đã tạo nên chiều sâu trong việc khắc họa con ngƣời cả bên trong lẫn bên ngoài, đặc biệt,

nhà văn đã nắm bắt đƣợc những nỗi niềm thẳm sâu nhất trong tâm hồn con ngƣời, cả đời sống tâm linh và vô thức.

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê còn cho thấy những đóng góp mới mẻ trong việc tổ chức cốt truyện. Cốt truyện của bà đƣợc cách tân theo hƣớng ngày càng mở rộng dung lƣợng phản ánh: cốt truyện lồng ghép, cốt truyện sự kiện – tâm lý, cốt truyện đơn giản… Mỗi kiểu cốt truyện lại có kết cấu khác nhau, từ kết cấu theo dòng sự kiện, kết cấu tâm lý đan xen sự kiện đến kết cấu tâm lý; từ kết cấu tuyến tính đến kết cấu mở… làm cho tác phẩm trở nên đa tầng, giàu tính đối thoại. Những kiến tạo cốt truyện mới mẻ, nhiều tầng bậc đã đem lại cho truyện ngắn khả năng biểu đạt cuộc sống đa diện và sâu sắc hơn.

Nghệ thuật trần thuật là một phƣơng diện quan trọng trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê. Nhà văn có sự đa dạng hóa, linh hoạt trong việc tổ chức ngôi trần thuật: trần thuật theo ngôi thứ ba, trần thuật theo ngôi thứ nhất, sự luân phiên các ngôi kể. Điều đó giúp nhà văn luân phiên nhiều điểm nhìn tác giả với nhân vật, nhân vật với nhân vật; điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong tạo ra khả năng tiếp cận hiện thực khách quan hơn và tâm lý tiếp nhận thoải mái cho bạn đọc. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê cũng ngày càng đa dạng. Trƣớc 1975, sáng tác của bà chủ yếu là đơn giọng với giọng ngợi ca, khẳng định. Từ 1975, trong xu hƣớng đổi mới của văn học cùng những biến đổi của xã hội và con ngƣời, nhà văn chuyển sang sáng tác đa giọng điệu: giọng giễu nhại, mỉa mai; trữ tình, lo âu… phù hợp với từng mảng đời sống đƣợc miêu tả. Nhịp điệu trần thuật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê cũng đầy biến hóa. Với việc lặp lại từ ngữ, câu văn hay mô típ…, nhà văn đã tạo ra những cảm nhận thẩm mỹ về sự vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho sáng tác của mình. Trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê, mạch kể

và tả thƣờng đan xen lẫn nhau một cách tự nhiên tạo nên mạch truyện kể rất linh hoạt. Khi kể, nhà văn kết hợp miêu tả phong cảnh, chân dung, các trạng thái tâm lý… làm cho ngôn ngữ trần thuật trở nên giàu cảm xúc, để lại ấn tƣợng trong lòng độc giả.

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Lê Minh Khuê có nét độc đáo riêng, tạo nên một phong cách nghệ thuật có nhiều dấu ấn trên văn đàn văn học Việt Nam. Chúng ta mong đợi những sáng tác và những thành công tiếp theo của nhà văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[2] Tạ Duy Anh (2006), Nhân vật , Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[3] Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[4] M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Đốtxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vƣơng Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục.

[5] M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cƣ dịch), Nxb Hội nhà văn.

[6] Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại’’, Tạp

chí Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7] Lê Huy Bắc (2002), “Truyện ngắn hậu hiện đại”, Tạp chí Văn học (số 9). [8] Lê Huy Bắc (2004-2005), Truyện ngắn và lí luận tác giả tác-phẩm, Nxb

Giáo dục.

[9] Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ

bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10] Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

[11] Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn (phê bình –tiểu luận), Nxb Khoa học Xã hội.

[12] Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.

[13] Đỗ Nguyên Chí (1993), “Những cái giả trong “Bi kịch nhỏ” -Tạp chí

[14] Ngô Thị Kim Cúc (1993), “Bi kịch không thể bị lãng quên”, Báo Phụ nữ

thành phố Hồ Chí Minh (số 54 ra ngày 24/7).

[15] Nguyễn Văn Dân (2001), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[16] Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[17] Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[18] Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19] Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [20] Hà Minh Đức (1999), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Viện Văn

học, Hà Nội.

[21] Hà Minh Đức (chủ biên) (2012), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[22] Trần Thanh Định (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

[23] Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học. [24] Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết Lép Tônxtôi, Nxb Giáo dục. [25] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[26] Lê Thị Đức Hạnh (1992), “Lê Minh Khuê, cây bút truyện ngắn sung sức”, Tạp chí Khoa học và phụ nữ (số 2)

[27] Nguyễn Thái Hòa (2000), Mấy vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[28] Nguyễn Thái Hoà (2005), Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học, Nxb Giáo dục.

[29] Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học. [30] Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn,Nxb Văn học,Hà Nội. [31] Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn.

[32] Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới. [33] M.B.Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

văn học, Nxb Tác phẩm mới.

[34] Lê Minh Khuê (1971), Đoạn kết, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

[35] Lê Minh Khuê (1978), Cao điểm mùa hạ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

[36] Lê Minh Khuê (1986), Một chiều xa thành phố, Nxb Tác phẩm mới. [37] Lê Minh Khuê (1993), Bi kịch nhỏ, Nxb Hội nhà văn.

[38] Lê Minh Khuê (1999), Trong làn gió heo may, Nxb Văn học, Hà Nội. [39] Lê Minh Khuê (2002), Truyện ngắn chọn lọc, Những dòng sông, buổi

chiều, cơn mưa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

[40] Lê Minh Khuê (2005), Màu xanh man trá, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

[41] Lê Minh Khuê (2006), Một mình qua đường, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [42] Lê Minh Khuê (2012), “Nhiệt đới gió mùa’’, Nxb Hội nhà văn.

[43] Lê Minh Khuê (2013), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Thanh niên.

[44] Lê Minh Khuê (1992), “Viết về cái ác cũng là một cách thức tỉnh nhân tính”, Tạp chí Tác phẩm mới (số tháng 6).

[45] Lê Minh Khuê (1993 - Trả lời phỏng vấn), Báo Văn hóa (số ra ngày 30/5).

[46] Lê Minh Khuê (2001 - Trả lời phỏng vấn) Báo Thể thao văn hóa.

[47] Lê Minh Khuê (2004 - Trả lời phỏng vấn), “Tôi là ngƣời sợ gió”, An

ninh thế giới cuối tháng (số tháng 3)

[48] Lê Minh Khuê đoạt giải thƣởng văn học quốc tế http//www.Video4viet.Com/new/2008.

[49] Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Anh Thƣ, Tạ Duy Anh (2001), Truyện ngắn

Việt Nam thời kì đổi mới (Tập 3) ,Nxb Hội Nhà Văn , Hà Nội.

[50] Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Anh Thƣ, Tạ Duy Anh (2001), Truyện ngắn

Việt Nam thời kì đổi mới (Tập 4), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[51] Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Anh Thƣ, Tạ Duy Anh (2001), Truyện ngắn

Việt Nam thời kì đổi mới (Tập 5), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[52] Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Anh Thƣ, Tạ Duy Anh (2001), Truyện ngắn

Việt Nam thời kì đổi mới (Tập 6), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[53] Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam

(1945-1975), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

[54] Phùng Ngọc Kiếm (2006), Quan niệm về thể tài truyện ngắn trong Văn

học Việt Nam sau 1975, Nxb Giáo dục.

[55] Tôn Phƣơng Lan (1995), “Ngƣời lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của những nhà văn cầm súng”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội

[56] Tôn Phƣơng Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[57] Phong Lê (1974), Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam (1945-1975), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[58] Phong Lê (1997), Văn học Việt Nam trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[59] Phong Lê (2006), Văn học Việt Nam trước và sau 1975 – nhìn từ yêu cầu

phản ánh hiện thực, Nxb Giáo dục.

[60] Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[61] Phƣơng Lựu (2006), Lí luận Văn học, Nxb Giáo dục.

[62] Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

[63] Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn hiện đại, chân dung và phong cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[64] Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Văn học 1945-1975 ,Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[65] Hồ Chí Minh (1952), “Thƣ gửi các họa sĩ Nhân dịp triển lãm hội họa 1951”, Báo Cứu quốc (số 1986) .

[66] Vƣơng Trí Nhàn (1992), “Những biến hóa của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao trƣớc 1945”, Tạp chí Văn học (số 1).

[67] Vƣơng Trí Nhàn (1998), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn.

[68] Vƣơng Nhu (1994) “Vài phút trò chuyện với Lê Minh Khuê- Nguyễn Quang Thiều”, Tạp chí Hợp Lưu (số 14).

[69] Nhiều tác giả (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội nhà văn [70] Nhiều tác giả (1997), Việt Nam- nửa thế kỷ văn học, Nxb Hội nhà văn. [71] Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lý thuyết lịch sử văn học và ngôn

ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[72] Nhiều tác giả (2002), Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, Hà Nội.

[73] Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn hay thời chiến tranh, Nxb Hội nhà văn.

[74] Nhiều tác giả (2004), Từ điển tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam dùng

trong nhà trường, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

[75] Bảo Ninh (1993), “Bi kịch nhỏ”của Lê Minh Khuê”, Báo Tiền phong

(ngày 3/7).

[76] G.N.Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Tập 1,2) (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng dịch), Nxb Giáo dục. [77] Nguyên Ngọc (1991), “Văn xuôi sau 1975 - Thử thăm dò đôi nét về quy

[78] Phạm Xuân Nguyên (1994), “Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay”, Tạp chí Văn học (số 2).

[79] Phạm Xuân Nguyên (2007), Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam (1975-2007),

Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

[80] Trung Nguyễn (1993), “Bi kịch nhỏ là tập truyện ngắn không trung thực”, Báo Sài Gòn giải phóng (số ra ngày 5/9).

[81] Nguyễn Khắc Phi (2005), Ngữ văn 9, Nxb giáo dục, Hà Nội.

[82] Lê Thị Hồ Quang (2002), “ Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1980”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (9).

[83] Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học.

[84] Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí Luận văn học (Tập 2 ), Nxb Giáo dục.

[85] Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp văn học hiện đại, Vụ Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[86] Trần Đình Sử chủ biên (2004), Tự sự học, Nxb Đại học Sƣ phạm [87]. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập (Tập 2), Nxb Giáo dục

[88] Trần Đình Sử (2006), Dẫn luật thi pháp học, Nxb Giáo dục.

[89] Bùi Việt Sĩ (1992), “Lê Minh Khuê, một bản lĩnh truyện ngắn”, Báo Lao

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)