Những vấn đề của thời chiến

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 26)

6. Đóng góp của luận văn

2.1.1. Những vấn đề của thời chiến

Chiến tranh là một trong những đề tài phổ biến nhất của văn học Việt Nam - một dân tộc có lịch sử bốn ngàn năm dựng và giữ nƣớc.

Văn học thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, đƣợc sáng tác dựa trên quan điểm: “Văn hóa nghệ thuật

cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [65]. Văn học

thời kỳ này tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, đƣợc sáng tác theo khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Lê Minh Khuê tham gia thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nƣớc từ rất sớm, ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Là phóng viên mặt trận, Lê Minh Khuê có mặt ở hầu khắp những điểm nóng bỏng nhất của cuộc chiến, chứng kiến tất cả những gì khốc liệt nhất và đau xót nhất của chiến tranh. Hiện thực chiến tranh ngồn ngộn trong những trang viết của Lê Minh Khuê. Nhà văn đã phản ánh một cách đầy đủ và trung thực không khí sôi sục, nóng bỏng của cuộc chiến đấu và hình ảnh những con ngƣời anh dũng, quên

mình xả thân cho Tổ quốc.

Hàng loạt truyện ngắn lấy bối cảnh chiến tranh (Những ngôi sao xa xôi,

tập truyện Cao điểm mùa hạ…) đã tái hiện cuộc chiến tranh ác liệt, đầy hi sinh

gian khổ. Dƣới sức nóng của ngọn lửa chiến tranh vệ quốc, mọi toan tính, ƣơn hèn, ích kỷ… đều tan biến đi nhƣờng chỗ cho những “người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao

trên mũ” (Những ngôi sao xa xôi). Họ là những cô gái thanh niên xung phong

không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm

cách nào để châm mìn lần thứ hai?” (Những ngôi sao xa xôi).

Họ là một thế hệ của những ngƣời trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên tự nguyện rời ghế nhà trƣờng bƣớc thẳng vào cuộc chiến đấu và trở thành “những người lái xe gan lì, dũng cảm, những người công binh đội mũ sắt,

những người pháo thủ da cháy đen…” (Bạn bè tôi). Họ ra mặt đƣờng, lên cao

điểm, băng rừng, vƣợt suối, đội bom đạn mà đi với khao khát cao đẹp là cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc mà sức trẻ vẫn nở tung ra, say sƣa, tràn đầy. Trong truyện Con sáo nhỏ của tôi, Sim, Mua, Huy “trẻ trung, vô tư như ba cậu học trò đầy những trò chơi bất ngờ ta thường gặp ở những phố huyện nào đấy”. Sim mới mƣời bảy tuổi, cái tuổi “ham chơi, ham ngủ” với nhiều nét trẻ trung, hồn nhiên, thậm chí hơi trẻ con. Cô có bƣớc chân “nhanh thoăn thoắt”,

thích đi tìm những điều bí mật thú vị trong rừng, hoặc cầm súng, lội ngược

khe, bắn cá. Lại thêm, đi đâu cô cũng mang theo một con sáo”, “Giường Sim mắc màn hẳn hoi, nhưng bỏ không. Một bó hoa đã héo nằm trên cái khăn xanh. Mấy cái thuyền gấp dở. Một hộp sắt tây đựng đầy những hòn sỏi nhiều

màu nhặt dưới suối”. Nhƣng chính cô gái có vẻ “trẻ con” ấy đã xung phong

làm một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đối mặt với cái chết, đó là mang theo sắt để hút từ trƣờng về mình, chạy qua một bãi bom dài một cây số, trọng điểm đánh phá của địch với “hàng ngàn trận bom của bọn Mỹ tưới lên rừng cây sự

hoang tàn, chết chóc”, tự biến mình thành “cục nam châm biết đi”, để phá nốt

những quả bom chƣa nổ. Hình ảnh một cô gái trẻ trung, đáng yêu nhƣ thế chạy thung thăng giữa bãi bom để làm nhiệm vụ nhƣ đang giỡn mặt thần chết khiến trái tim ngƣời đọc nhƣ bị bóp thắt lại vì đau đớn và cảm phục sự dũng cảm phi thƣờng của cô.

Họ dũng cảm chiến đấu và hy sinh quên mình với niềm mơ ƣớc thật bình dị: “Miên có mơ ước gì cao xa? Mọi thứ đều giản dị gần gũi đến nỗi

Miên mở to mắt, thấy nó ngay đây này. Con sông Cầu, ngôi đình cổ phù sa ngập tới mái, mẹ và những việc làm yên tĩnh như cuộc sống đằng kia, sau

chiến tranh” (Cao điểm mùa hạ). Họ có một niềm tin mãnh liệt rằng: “Sau

chiến tranh, khi con đường chúng tôi bảo vệ đây sẽ rải nhựa phẳng lì, điện sẽ giăng dây vào rừng sâu và những nhà máy gỗ sẽ đêm ngày không ngủ… Ba

chúng tôi đều hiểu như vậy. Hiểu và tin với một niềm tin mãnh liệt” (Những

ngôi sao xa xôi). Tuổi trẻ trong chiến tranh hiện diện dƣới ngòi bút Lê Minh

Khuê giản dị, hồn nhiên đến trong suốt. Dù nhân vật có thể mang đôi nét tính cách riêng nhƣng điều mà nhà văn muốn khắc sâu là gƣơng mặt tinh thần chung, nét giống nhau làm nên vẻ đẹp phẩm chất của cộng đồng. Những con ngƣời ấy đã tạc nên dáng vóc của một thế hệ “xoay trần đánh giặc”. Đọc những truyện ngắn nhƣ vậy, độc giả thêm yêu quý những con ngƣời trẻ tuổi đã sống, đã cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, thêm tự hào về một thế hệ từng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và để lại một lần nữa hiểu hơn về sức mạnh làm nên chiến thắng của toàn dân tộc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)