Đối thoại

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 59)

6. Đóng góp của luận văn

3.1.2.1. Đối thoại

“Lời đối thoại gắn liền với việc những người nói hướng và nhau và tác

động vào nhau” [76]. Trong tác phẩm tự sự, đối thoại là yếu tố quan trọng để

thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật. Nó giúp nhân vật “trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó tham gia dàn đối thoại của cuộc sống con

quá trình tƣơng tác bằng ngôn ngữ giữa hai chủ thể, qua đó, nhà văn phát hiện, khám phá nhân cách và các quan hệ của nó.

Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê trƣớc năm 1975, đối thoại không nhiều và thƣờng đơn giản. Tính cách nhân vật chủ yếu hiện lên qua hành động chứ ít qua đối thoại. Sau năm 1975, bà đã có nhiều tìm tòi, đổi mới trong việc xây dựng đối thoại. Đối thoại đã góp phần đắc lực trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Về điều này, Hồ Anh Thái nhận xét: “Lê Minh Khuê khéo viết đối thoại. Gọn gàng, chắc chắn, hiếm khi thừa lời và có ấn tượng. Những đối

thoại chính xác, chứa đầy thông tin và ngổn ngang tâm lý” [90].

Lê Minh Khuê sử dụng đối thoại nhƣ một cách thức khắc họa tính

cách và bộc lộ nội tâm nhân vật, chỉ bằng vài ba câu nói và sự vận dụng hợp

lý ngôn ngữ, nhân vật hiện dần lên trong mƣờng tƣợng của độc giả. Trong

Anh kỹ sư dạo trước, Lê Minh Khuê đã dựng đƣợc những đối thoại rất hay để

thể hiện tâm trạng và tính cách nhân vật Thi và Nguyên. Thi vừa ở chiến trƣờng ra Hà Nội thăm Nguyên, ngƣời mà cô đã gặp và có cảm tình từ trong những ngày bom đạn. Nhƣng giờ đây, sống giữa cuộc sống an nhàn tại Hà Nội, Nguyên bắt đầu trở nên xa lạ, sợ những thử thách hy sinh mà anh đã từng giáp mặt. Nếu ngày trƣớc trên xe anh thoải mái hút thuốc và truyện trò với Thi thì nay anh lại hỏi một câu quá ƣ lịch sự: “Xin lỗi Thi nhé. Anh hút thuốc

lá nhiều phải không?”. Câu hỏi của Nguyên lịch sự nhƣng thật xa lạ và không

hợp lúc khi hỏi một ngƣời đã rất hiểu mình, từng vào sinh ra tử nơi đạn bom ác liệt. Khi Thi nhắc lại kỷ niệm họ thoát chết sau đợt bom B.52, Nguyên lại hỏi một câu làm Thi thêm thất vọng: “Có, anh nhớ. Sao lúc đó anh lại chịu

được? Nghĩ lại, anh ớn lạnh cả người. Bọn B.52 phải không em?”. Ngay cả

sự kiện liên quan đến sống chết của chính mình, anh ta còn phải hỏi lại thì làm sao anh nhớ nổi bao chuyện bình thƣờng khác? Nhìn một cô gái vừa từ chiến trƣờng ra, Nguyên nói: “Khi nào ra khỏi bộ đội, em uốn tóc đi Thi nhé.

Khuôn mặt em không hợp với mái tóc dài tí nào cả. Đừng quăn lắm. Chỉ cần

lượn sóng, xõa ôm lấy vai. Mốt mới đấy…”. Câu nói này cho thấy Nguyên đã

hoàn toàn quên hẳn những ngày ở chiến trƣờng, anh đã quen với cuộc sống hƣởng thụ thời bình. Anh đã không đồng cảm đƣợc với sự hy sinh tuổi xuân, nhan sắc của bao cô gái nhƣ Thi cho Tổ quốc. Chỉ qua vài mẩu đối thoại, nhà văn đã dựng lên bức chân dung tâm hồn, nhân cách khá đầy đủ về nhân vật.

Nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê dùng đối thoại để che đậy

nội tâm của mình. Truyện Bến tàu mùa đông có đoạn đối thoại giữa mụ Tƣ Héo và đứa con:

Mẹ ạ, làm sao cho lão Luốc biết chuyện này?

- Thôi đừng dây vào…

- Lão ở đâu mẹ nhỉ?

- Mày câm mồm đi. Lão ngủ trong cái xe của trạm bảo dưỡng đường,

cái xe hỏng người ta vất nó chỗ rừng bạch đàn. Ban ngày lão đi vác thuê ở cảng.

- Sao mẹ biết?

- Câm cha cái mồm mày đi...!

Trong đoạn đối thoại này, ta thấy nỗi sợ hãi trong lòng của bà mẹ mà bà ta đang muốn giấu: “Mày câm mồm đi.”, “Câm cha cái mồm mày đi...!” là cách bà nổi cáu để che đi nội tâm thật sự của mình. Bà cũng rất hiểu và lo lắng trƣớc những nguy hiểm sẽ đến với lão Luốc. Nhƣng bà bất lực trƣớc cái ác. Vì thế, đó là cách bà lờ đi, vờ nhƣ không biết.

Lê Minh Khuê tỏ ra có biệt tài xây dựng đối thoại nhiều khi nhƣ là một sự độc thoại. Ở đó, nhân vật nhƣ nói với chính mình, nhƣ bộc lộ suy

nghĩ của mình, nói với ngƣời khác thật đấy nhƣng cũng lại là nói với chính mình đấy. Truyện Mong manh như là tia nắng có đoạn đối thoại giữa cô bác sĩ với ngƣời tù binh:

“- Anh hãy cố chịu đựng!

- Vâng, bác sĩ có biết người ta sẽ đưa chúng tôi đi đâu không? - Không, giá như tôi biết được…

- Tôi cũng là bác sĩ!

- Anh là bác sĩ à? Tại sao lại như thế?

- Tại sao? À, nhưng tôi biết làm gì được? Chiến tranh gõ cửa mọi nhà. Tôi đã cố tránh, nhưng không được...

- Tôi biết rồi!

- Bác sĩ có thể làm gì giúp tôi không?

- Không. Không ai làm gì được. Mong rằng khi hết đánh nhau...”

Trong đoạn đối thoại này, những lời nói trao đi đổi lại của hai nhân vật có vẻ nhƣ rời rạc bởi dƣờng nhƣ có dòng chảy tâm lý ngầm bên trong. Nhân vật không chỉ trả lời ngƣời kia mà nhƣ đang nói với chính mình. Những phát ngôn: “Giá như tôi biết được...”, “Tôi đã cố tránh nhưng không được...”,

Mong rằng khi hết đánh nhau...” cùng những khoảng lặng (đƣợc thể hiện

bằng dấu ba chấm) đã cho thấy tâm trạng ngổn ngang bên trong mỗi nhân vật, dù họ không nói ra.

Đoạn đối thoại giữa Khiêm và Lam trong Xứ lạ chất chứa đầy tâm trạng:

“- Không đến nỗi đâu. Chấp nhận được!- Khiêm lại đùa, nước mắt như

cứ làm nghẹn cả tiếng.

- Từ giờ trở đi chắc em chả ra gì nữa! Đời em xong rồi!

- Nói bậy nói bạ phỉ phui cái mồm. Đi làm dâu làm con dân da trắng là sướng chứ mấy ai được như em...

- Thế mới khổ, thôi đừng nói nữa! À mà em bảo này bao nhiêu lần ra đây em đi qua chỗ anh ở nhưng em không vào. Nghĩ cũng dại sao em lại sợ gặp anh...

- Sang bên ấy cố học tiếng cho thạo đi chợ đỡ bị hớ!

- Anh cứ làm như chợ Việt Nam không bằng. Anh có muốn em viết thư cho anh không?

- Cũng nên đấy. Đừng meo đừng phôn. Viết cho vài dòng sau tấm bưu thiếp, viết tay.

- Em cũng thích viết thư tay. Cũng thích nhận thư viết tay. - Ô kê!

Cuộc đối thoại diễn ra khi Lam cùng chồng (ngƣời Tây) chia tay Khiêm để Lam theo chồng về xứ lạ, dù hai ngƣời vẫn yêu nhau. Qua lời nói, Lam cho thấy tâm trạng đau khổ, tiếc nuối vì mất Khiêm: “Từ giờ trở đi chắc em chả

ra gì nữa”, “Nghĩ cũng dại sao em lại sợ gặp anh...”. Còn Khiêm cũng đau

khổ, nhƣng vì là đàn ông, lại trong hoàn cảnh bất khả kháng, anh cố che đậy nội tâm của mình qua những câu đùa mà nghẹn nƣớc mắt, qua cách đánh trống lảng (Lam nói chuyện sao lại sợ gặp anh thì anh lảng sang chuyện “học

tiếng cho thạo đi chợ” một cách đột ngột).

Bên cạnh những điều tốt đẹp, cuộc sống đời thƣờng còn là sự tồn tại của bao điều hỗn tạp, ngổn ngang, ô hợp, láo nháo, phi lý, thậm chí là tối tăm. Để phản ánh chân thực không khí ấy, Lê Minh Khuê đã dùng rất nhiều khẩu ngữ trong đối thoại. Đây là một đặc điểm của thi pháp văn xuôi hiện đại:

Không còn bị buộc chặt vào những đối tượng cao cả, thánh thiện để nhà văn

thành kính, chiêm ngưỡng, ngôn ngữ văn xuôi bớt đi vẻ sang trọng, ít du

dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường” [93, tr.353]. Đây cũng là những

thể nghiệm mới của nhà văn theo hƣớng rút ngắn triệt để khoảng cách giữa nghệ thuật và dòng chảy xô bồ, ào ạt của đời sống. Những nhân vật đẹp đẽ không hiếm, chỉ có điều họ không đẹp theo kiểu đƣợc nhà văn “tắm rửa sạch

đối thoại giữa mụ Hấn và thằng Lanh cho thấy sự băng hoại đạo đức, sự đảo lộn của tôn ti trật tự trong gia đình:

“- Dậy. Dậy đi!

- Mẹ làm trò gì thế, mệt bỏ cha, để người ta ngủ.

- Sư bố anh, tôi nắm được cổ con chuồn chuồn rồi nhé. Anh mất nết

quá.

- Ai làm gì mà mất nết. Mẹ có nết đâu mà cho tôi…”.

Ngôn ngữ suồng sã, thậm chí là dung tục nhƣ thế đã khắc họa chân thực khuôn mặt nhân vật thuộc lớp ngƣời bình dân, ít học trong một cuộc sống hỗn loạn, xô bồ. Đồng thời, nó cho thấy sự giao tranh giữa những mảng sáng - tối luôn diễn ra xung quanh chúng ta.

M.Gorki cho rằng: “Khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”. Với ngôn ngữ đối thoại giàu tính khẩu ngữ, nhân vật của Lê Minh Khuê hiện lên chân thực, sống động, đa dạng. Bà đã tạo đƣợc phong cách riêng chính là do cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, đặc biệt là những sáng tạo trong việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại để tạo nên những bức tranh cuộc sống thật nhƣ đời.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn lê minh khuê (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)