6. Đóng góp của luận văn
2.2.1. Khái niệm nhân vật và phân loại nhân vật
“Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là
con người” (Nguyễn Minh Châu). Vấn đề con ngƣời bao giờ cũng là vấn đề
trung tâm của một nền, một giai đoạn văn học. Mỗi thời đại văn học lại có một quan niệm riêng về con ngƣời. Vì thế, quan niệm con ngƣời sẽ là một trong những vấn đề cơ bản khi xét đến thế giới nghệ thuật của bất cứ nhà văn nào. Trong tác phẩm cụ thể, quan niệm ấy đƣợc nhà văn gửi gắm vào thế giới nhân vật.
Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” (đọc là persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng thuật ngữ này với tần số nhiều, thƣờng xuyên nhất để chỉ đối tƣợng mà văn học miêu tả và thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật là phƣơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tƣợng. M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả
con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu” [100, tr.6]. Nhƣ vậy,
nhân vật là phƣơng diện quan trọng thể hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới, lý tƣởng thẩm mỹ, tài năng nghệ thuật, cá tính sáng tạo và đánh dấu sự trƣởng thành của nhà văn trong quá trình sáng tác.
Hiểu theo nghĩa rộng, “nhân vật” là khái niệm không chỉ dùng trong văn chƣơng mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Theo bộ Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, nhân vật là đối tƣợng (thƣờng là con ngƣời) đƣợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Thứ hai, đó là ngƣời có một
vai trò nhất định trong xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hằng ngày… Nhƣng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chƣơng.
Trƣớc nay, văn học đã tồn tại nhiều cách định nghĩa về nhân vật. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ xin dẫn ra một số quan niệm về vấn đề này nhƣ sau:
Giáo trình Lí luận văn học do Phƣơng Lựu chủ biên cho rằng: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học… Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy Kiều, Kim Trọng… Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều… Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người… Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ
thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra” [84, tr.61- 62].
Giáo trình Lí luận văn học do Giáo sƣ Hà Minh Đức chủ biên nêu khái niệm nhƣ sau: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về
tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách, v.v…” [21, tr.159].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là “con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học” [25, tr.198]. “Thực ra, khái niệm nhân
vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng
vậy, dù miêu tả thần linh, ma quỷ miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các con vật, văn học đều thể hiện con ngƣời.
Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu lí luận bằng cách này hay cách khác, khi định nghĩa nhân vật văn học, vẫn căn bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, nó phải là đối tƣợng mà văn học miêu tả. Thứ hai, đó là những con ngƣời hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tƣợng manglinh hồn con ngƣời, là hình ảnh ẩn dụ về con ngƣời. Thứ ba, đó là đối tƣợng mang tính ƣớc lệ và có tính cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã đƣợc khúc xạ qua lăng kính chủ quan của ngƣời nghệ sĩ.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ƣớc lệ, không thể bị đồng nhất với con ngƣời có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngƣời mà chỉ là sự thể hiện con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…
Các loại hình nhân vật rất đa dạng. Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và tƣ tƣởng tác phẩm. Nhân vật phụ có thể chỉ xuất hiện thoáng qua, góp phần làm nổi bật nhân vật chính. Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lý tƣởng của nhà văn, nhân vật văn học đƣợc chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. Dựa vào cấu trúc hình tƣợng, ta có nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng…
2.2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
Mỗi nhà văn lại có một thế giới nhân vật riêng. Nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam thƣờng là những lớp ngƣời nghèo (tiểu tƣ sản, thị dân
nghèo, nông dân…), đời sống cơ cực, bế tắc, tƣơng lai mù mịt. Ông viết về họ với một niềm xót thƣơng sâu sắc và một nỗi buồn mênh mông. Những nhân vật của ông thƣờng đƣợc đặt, hoặc trong khung cảnh của một phố huyện tiêu điều, xơ xác ngày xƣa, hoặc trong môi trƣờng tối tăm, thê thảm của những xóm nghèo nơi ngoại ô Hà Nội. Nguyễn Công Hoan đã xây dựng thành công kiểu nhân vật loại hình, tức là nhân vật có cá tính nhƣng toàn bộ sự kiện, biến cố tác phẩm đều nhằm phản ánh tính cách, đạo đức của một loại ngƣời nhất định. Huyện Hinh trong Đồng hào có ma là tên quan “ăn bẩn” ghê tởm. Mọi chi tiết trong tác phẩm đều nói lên điều ấy. Nam Cao lại có sở trƣờng viết về những ngƣời trí thức tiểu tƣ sản và ngƣời nông dân. Họ rơi vào thảm cảnh sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thâm chí bị hủy hoại cả nhân tính. Từ đó, nhà văn đi sâu khám phá và khẳng định bản chất lƣơng thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Gần đây, đọc Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy nhân vật của ông thƣờng đau đớn vật vã với số phận, phải cố sức vƣơn lên trong hoàn cảnh không thuận lợi (Không có vua,
Những người thợ xẻ,…). Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
phần lớn là những ngƣời dị biệt (Lão Khúng trong Khách ở quê ra, Quỳ trong
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, vợ chồng ngƣời đàn bà trong Chiếc
thuyền ngoài xa…).
Thế giới nhân vật truyện ngắn Lê Minh Khuê rất phong phú và độc đáo. Qua mỗi chặng sáng tác, nhân vật của bà ngày càng đa dạng hơn. Ta khó găp kiểu nhân vật loại hình trong truyện Lê Minh Khuê. Mỗi nhân vật trong truyện Lê Minh Khuê tồn tại nhƣ một thế giới, có đời sống riêng, có sự vận động tính cách đầy bất ngờ. Con ngƣời hiện lên thật đa diện trong những hoàn cảnh khác nhau nhƣ một “tổng hòa các quan hệ xã hội”. Ở đó, con ngƣời không đơn thuần là xấu hoặc tốt, cũng không đại diện riêng cho môt kiểu ngƣời nào mà phức tạp, đa chiều nhƣ vốn có. Nó là sự đan xen giữa xấu - tốt,
sáng - tối, lý trí - bản năng… Khảo sát truyện ngắn Lê Minh Khuê dựa trên những đặc điểm nổi bật, luận văn phân chia nhân vật trong sáng tác của bà thành các loại sau:
2.2.2.1. Nhân vật lý tưởng
Kiểu nhân vật lý tƣởng ra đời gắn liền với sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học thế giới vào cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Kiểu nhân vật này đã làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn nhƣ: V.Huygô, A.Muytxê, G.Xang… Những nhà văn theo khuynh hƣớng này thƣờng tạo ra những con ngƣời cô đơn xung đột với môi trƣờng xung quanh, một khát vọng tự do cá nhân vô hạn tách biệt hoàn toàn với xã hội, dẫn tới sự thích thú với những tình cảm mạnh mẽ, những tƣơng phản gay gắt, những vận động bí ẩn tối tăm của tâm hồn… Ở Việt Nam, nhân vật lý tƣởng xuất hiện đầu tiên trong các sáng tác của Tự lực văn đoàn giai đoạn 1930-1945 với kiểu nhân vật chạy theo khát vọng tự do và những lý tƣởng mơ hồ. Văn học cách mạng Việt Nam 1945-1975 đã tạo đƣợc những nhân vật lý tƣởng mới. Họ cũng là những con ngƣời đƣợc đặt cao hơn hoàn cảnh song không phải là những cá nhân tách biệt với xung quanh. Mọi suy nghĩ, hành động ở họ đều tập trung thể hiện một lý tƣởng tích cực, duy nhất: lý tƣởng cách mạng, yêu nƣớc, yêu chủ nghiã xã hội. Họ đƣợc xây dựng bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn, thiên về khẳng định, ngợi ca, với giọng điệu hào hùng. Nhân vật đƣợc đặt trong những “vận hội lớn và thách thức lớn” mà trực tiếp nhất là hai cuộc chiến tranh ái quốc. Nhân vật lý tƣởng không còn là những con ngƣời với nỗi đau khổ tủi nhục, những kiếp ngƣời bé nhỏ vật vã trong cuộc đời cũ mà là những gƣơng mặt mới. Nói nhƣ nhà văn Nguyên Hồng: “Đọc truyện của anh em bây giờ tôi chú ý đến bộ mặt con người Việt Nam thì thấy nó giàu có một cách lạ lùng. Con người ấy khỏe khoắn, trẻ trung. Con người ấy trong văn học trước Cách mạng hầu như không có. Nhân vật trong truyện trước Cách mạng già khượt,
thiếu hơi thở. Còn nhân vật hiện nay rõ ràng là có da thịt, có tâm hồn, tầm vóc lớn” [70, tr.68].
Đây là kiểu nhân vật trung tâm của truyện ngắn Lê Minh Khuê giai đoạn trƣớc 1975. Những con ngƣời này luôn giữ đƣợc lý tƣởng và phẩm chất tốt đẹp của mình từ đầu đến cuối tác phẩm, hoàn toàn không bị thay đổi trong môi trƣờng, trái lại, họ đẹp hơn trong hoàn cảnh thử thách. Họ luôn mang trong mình niềm tin vững chắc, sự lạc quan và bản chất anh hùng cách mạng. Do yêu cầu lịch sử, con ngƣời giai đoạn này đƣợc ƣu tiên khám phá ở phƣơng diện lịch sử, cộng đồng, ở tƣ cách công dân, ở phƣơng diện con ngƣời chính trị, đƣợc đặt giữa dòng chảy lịch sử và những biến cố của đời sống xã hội nhƣ nhà thơ Xuân Diệu từng khái quát:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu, Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao
(Những đêm hành quân)
Họ là những nhân vật mang lý tƣởng cao cả, con ngƣời quên “cái tôi” riêng, hy sinh cho “cái chung” một cách thanh thản, nhẹ nhõm. Họ có nhiều khát vọng cống hiến, ít nhu cầu hƣởng thụ. Nếu diễn đạt theo M. Bakhtin thì đó là quan niệm con ngƣời kiểu sử thi, ở đó, con ngƣời luôn “khoác bộ áo xã hội”, luôn “trùng khít với địa vị xã hội của mình”, “nó là con người đơn trị, dễ hiểu, đẹp đến mức hoàn hảo, thánh thiện”.
Trƣớc tiên, nhân vật lý tƣởng luôn đƣợc đặt trong những hoàn cảnh
khắc nghiệt, đầy thử thách. Tạo ra hoàn cảnh ấy, nhà văn có thể xem xét
cách hành động, suy nghĩ của nhân vật, từ đó mà làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông thƣờng, trong những tình huống nhƣ thế, các nhân vật không mấy khó khăn khi lựa chọn cho mình một con đƣờng theo lý tƣởng cách mạng và
chân lý thời đại. Nhân vật Thi trong truyện Anh kỹ sư dạo trước là một cô gái
công binh trên tuyến đƣờng Trƣờng Sơn khói lửa vô cùng dũng cảm. Ở cái tuổi hai mƣơi phơi phới, cô và đồng đội phải sống, chiến đấu trong hoàn cảnh rất khắc nghiệt và nguy hiểm: “Rồi mùa đông. Cái giá buốt Trường Sơn làm bàn tay cứng như gỗ, vô tri giác. Cả đêm ở ngoài đường. Phải nắm tay lại, chạy, nhảy, đấm đá một hồi mới cầm nổi cái xẻng. Những đêm đó, thở thấy
hơi trắng bạc, hai mi mắt lạnh cứng lại”. Chiến đấu ở đèo “Sụm Lưng”, nơi
“không còn cây nữa. Chỉ có đất đỏ, đá nứt nẻ quăng từ đỉnh núi xuống, các
anh lái xe lên đèo, không bao giờ dám bật đèn ngay cả ngọn đèn gầm nhỏ như quả ớt. Các anh lên đấy, phải cúi rạp xuống, mắt mũi dán hết vào kính xe
nhìn xe nhìn đường, “đánh hơi” đường”; vậy mà những cô gái bé nhỏ “dầm
mình trong đất quánh như bùn, đội khăn trắng lên đầu, đứng làm cọc tiêu sống cho các anh thấy lối mà lái xe qua. Người lái xe cũng mỏi lưng, người đứng dưới đường cũng mỏi rã cả xương… Hôm thì chập tối. Hôm thì gần
sáng. Bom B.52 rầm rầm, muốn xé quả đất ra từng mảnh vụn”. Thi và đồng
đội vẫn đội mƣa bom bão đạn hằng ngày để bám trụ mặt đƣờng, sửa đƣờng cho những chuyến xe ra tiền tuyến. Trong lần đi cùng Nguyên, anh kỹ sƣ cầu đƣờng ngƣời Hà Nội vào chiến trƣờng công tác, bất ngờ máy bay Mỹ oanh tạc, đoàn xe bị cháy, mọi ngƣời phải xuống xe tìm chỗ nấp, Thi đẩy Nguyên vào trong cái lõm đất ở bờ ta luy, còn mình thì đứng ở ngoài để che bom. Hành động dũng cảm và cao thƣợng ấy không phải vì tình yêu chớm nở cô dành cho Nguyên mà cô nghĩ anh cần cho công việc “vẽ sơ đồ những con đường sắp mở”.
Nhân vật lý tƣởng còn là những con ngƣời luôn biết lựa chọn con đƣờng đúng, phù hợp với chân lý của thời đại. Họ sống cùng một nhịp với
cả dân tộc, với những tình cảm cộng đồng lớn và những biến cố của đời sống lịch sử, họ tìm thấy sức mạnh trong tập thể, trong sự thống nhất gắn bó muôn
ngƣời nhƣ một. Ở họ, lý tƣởng sống ấy mạnh mẽ, không gì lay chuyển. Hàng loạt tác phẩm của Lê Minh Khuê nhƣ: Cao điểm mùa hạ, Những ngôi sao xa
xôi, Con trai của những người chiến sĩ,… xuất hiện những con ngƣời trẻ
trung, hồn nhiên, có niềm tin bất diệt vào ngày mai tƣơi sáng, kiên định với con đƣờng đã chọn. Trong truyện Bạn bè tôi, suy tƣ của những cô gái lái xe hậu cần có lẽ là suy nghĩ chung của một thế hệ: “Chiến tranh. Bạn bè tôi đã đem tuổi thanh xuân đời mình, như trân trọng cầm trên tay một trái cây đang độ ngọt ngào, đặt vào nơi cần thiết nhất. Gian khổ không lường hết được. Nhưng bảo chúng tôi hãy thôi đi, quay về, ôm lấy một vài ngày nhàn nhã, đứa
nào, đứa nào trong chúng tôi chịu?”. Phƣơng Định (Những ngôi sao xa xôi)
cũng có những suy nghĩ tràn đầy ánh sáng lý tƣởng thời đại “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng
nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Không chỉ miêu tả
lý tƣởng sống của con ngƣời trong thời chiến, nhà văn còn tập trung nói về lý tƣởng và nhiệt huyết của họ trong thời bình. Chiến tranh kết thúc, những con ngƣời ấy buông súng trở lại với công cuộc dựng xây với bao khó khăn, bề bộn