1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

125 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Nguyễn Văn Long với bài Vẻ đẹp mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Thanh Hùng với bài Cái đẹp và cái hay của mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Thanh Tú với Nghệ thuật kể chuyện Mảnh trăng cuối rừng,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

Người hướng dẫn khoa học: TS Diêu Thị Lan Phương

Hà Nội-2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.LÍ DO CHọN Đề TÀI 1

2.LịCH Sử VấN Đề 2

3.MụC ĐÍCH, ĐốI TƯợNG, PHạM VI NGHIÊN CứU 8

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 8

5.CấU TRÚC LUậN VĂN 9

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 VÀ VAI TRÒ CỦA CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN 9

1.1 Hành trình đổi mới truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 9

1.1.1 Bước chuyển biến mới về quan niệm nghệ thuật và quan niệm về con người của Nguyễn Minh Châu 9

1.1.2 Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: từ truyện ngắn sử thi hóa sang truyện ngắn mang khuynh hướng tiểu thuyết hóa 19

1.2 Cốt truyện và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn 26

1.2.1 Cốt truyện trong truyện ngắn 26

1.2.2 Vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn 28

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975 33

2.1 Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 33

2.1.1 Truyện không có cốt truyện 34

2.1.2 Phức hợp nhiều kiểu cốt truyện 40

2.2 Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 47

2.2.1 Cốt truyện kết cấu theo sự kiện 47

2.2.2 Cốt truyện kết cấu theo tâm lý 51

Trang 4

2.2.3 Cốt truyện kết cấu theo triết lí luận đề 63

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 71

3.1 Cách tổ chức sự kiện và hành động trong cốt truyện 71

3.1.1 Tổ chức cốt truyện trên một sự kiện - hành động duy nhất 71

3.1.2 Tổ chức cốt truyện dựa trên sự mở rộng của sự kiện - hành động trong các mối tương quan 75

3.2 Cách tổ chức các thành phần cốt truyện 84

3.2.1 Cách tổ chức các thành phần cốt truyện theo kiểu truyền thống 84

3.2.2 Cách tổ chức các thành phần cốt truyện phi truyền thống 86

3.3 Cách xây dựng tình huống trong cốt truyện 89

3.3.1 Tình huống nhận thức 90

3.3.2 Tình huống nghịch lí 93

3.3.3 Tình huống bi kịch 95

3.3.4 Tình huống ngẫu nhiên 97

3.4 Thời gian - không gian và tiêu điểm trần thuật trong cốt truyện 99

3.4.1 Thời gian nghệ thuật và sự co duỗi của cốt truyện 99

3.4.2 Không gian nghệ thuật và sự vận động của cốt truyện 104

3.4.3 Sự lựa chọn tiêu điểm trần thuật trong cấu trúc cốt truyện 108

KẾT LUẬN 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

Trang 5

Cả cuộc đời là một hành trình không ngừng nghỉ để tìm kiếm “hạt

ngọc” ẩn chứa trong mỗi con người, Nguyễn Minh Châu đã yêu thương và tin

tưởng, lặng lẽ và sẻ chia, thấu hiểu và dâng tặng đời bao tặng phẩm quý giá Những trang viết của ông vừa giàu chất văn, chất thơ ở tình người cao đẹp vừa nồng mặn xót xa ở những dòng cảm nhận về cuộc sống đời thường nhiều bộn bề trăn trở

Trước 1975, người đọc đã biết đến Nguyễn Minh Châu qua Những

vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng, Cửa sông, Dấu chân người lính…các tác phẩm đã tái hiện một cách sinh động bức tranh về hiện thực

cuộc sống và chiến đấu của quân dân Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước hào hùng

Sau 1975, nhất là sau công cuộc đổi mới đất nước với Bức tranh, Cỏ

lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên chợ Giát…, Nguyễn Minh

Châu và các sáng tác của ông một lần nữa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bạn đọc Ông được xem là “nhà văn sớm nhất có sự trăn trở, khát khao đổi mới văn học” [33;tr 5], là một trong “những người mở đường tinh anh và tài năng

đã đi được xa nhất.” [36; tr 256]

Có thể nói mảng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được các nhà nghiên cứu chú ý muộn hơn Khi xét ở phương diện nghệ thuật cấu trúc cốt truyện trong tác phẩm, thì những sáng tác thuộc thể loại truyện ngắn của nhà

Trang 6

2

văn có những đặc trưng riêng rất đáng được khảo sát và tìm hiểu Đây chính

là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên cái riêng, cái độc đađáo trong phong cách nghệ thuật của tác giả

Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, đặc biệt là những năm cuối thập niên 80, luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình Mỗi bài viết, mỗi công trình nghiên cứu là một cách nhìn, một tiếng nói, một suy nghĩ, một cảm nhận riêng của người viết xoay quanh vấn đề con người và tác phẩm của nhà văn Trong những bài viết đó, ít

nhiều các vấn đề về điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống,

nghệ thuật xây dựng nhân vật, những đặc điểm về thi pháp trong sáng tác Nguyễn Minh Châu đã được đề cập và lý giải Vấn đề về một số đặc điểm cốt truyện của ông cũng đã được đề cập tới nhưng thật sự chưa có công trình khoa học nào lấy việc tìm hiểu về vấn đề cốt truyện truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong chỉnh thể của cấu trúc nghệ thuật làm đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc

Với tất cả những lý do đó, trên cơ sở kế thừa thành tựu của người đi

trước, chúng tôi chọn đề tài “Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh

Châu sau năm 1975 ” cho luận văn của mình Đây sẽ là cơ hội để người viết

tiến hành tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật làm nên cấu trúc cốt truyện của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong những sáng tác sau 1975 trên tinh thần khoa học một cách toàn diện Từ đó luận văn hướng đến một cách hiểu, cách

lý giải thuyết phục về cái hay, cái độc đáo và hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là dưới góc độ thi pháp cốt truyện

2 Lịch sử vấn đề

Là một trong những tác giả có vị trí quan trọng trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới, Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông đã được các nhà nghiên cứu chú ý tìm hiểu trên nhiều phương diện Tính cho đến nay, đã có hàng trăm bài viết đăng trên các báo và tạp chí

Trang 7

3

cùng rất nhiều những chuyên luận, công trình nghiên cứu về cuộc đời và tác

phẩm của ông Theo cuốn sách Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm,

thư mục tài liệu nghiên cứu tác gia, tác phẩm Nguyễn Minh Châu ghi nhận có đến 150 bài viết và công trình nghiên cứu lớn nhỏ

Trên cơ sở khảo sát những tài liệu hiện có trong tay, chúng tôi nhận thấy các bài viết về Nguyễn Minh Châu đã tiếp cận khá kĩ lưỡng cả hai phương diện con người và tác phẩm của nhà văn Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, sau đây, chủ yếu người viết sẽ chỉ điểm qua những ý kiến và công trình nghiên cứu có liên quan đến truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

Xoay quanh vấn đề về Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông nói chung cũng như mảng truyện ngắn nói riêng, đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình khoa học gắn liền với nhiều tên tuổi lớn như: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Long, Huỳnh Như Phương, Trịnh Thu Tuyết, Tôn Phương Lan… Mỗi bài viết là một cách nhìn, một quan điểm, một suy nghĩ và một cảm nhận riêng

Trước năm 1975, với sức hút đặc biệt, sáng tác của Nguyễn Minh

Châu đã được giới phê bình rất chú trọng Nguyễn Kiên trong bài Đọc những

vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu đăng trên tạp chí Văn nghệ quân

đội năm 1970 đã đánh giá cao những truyện ngắn của ông thời kì này Đặc

biệt trong giai đoạn này tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả Nguyễn Văn Long với bài Vẻ đẹp mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Thanh Hùng với bài Cái đẹp và cái hay của mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Thanh Tú với Nghệ thuật kể chuyện Mảnh trăng cuối rừng, hay Nguyễn Văn Bính với Vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt và nghệ thuật xây dựng

nhân vật của Nguyễn Minh Châu…

Sau 1975, tiếp tục tự khẳng định mình qua loạt tác phẩm ra đời sau đó, Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn

đã không ngừng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng

như bạn đọc Điển hình nhất phải kể đến Hội thảo “Trao đổi về truyện ngắn

Trang 8

4

của Nguyễn Minh Châu những năm gần đây” do Tuần báo Văn nghệ tổ chức

vào tháng 6 năm 1985 Trong đó có thể kể đến các bài viết như: Sáng tác

truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu (Lại Nguyên Ân), Khát vọng và tài năng Nguyễn Minh Châu qua truyện vừa: “Mùa trái cóc ở Miền Nam

(Xuân Thiều) , Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Huỳnh Như Phương), Nguyễn Minh Châu sự trăn trở của cây bút đầy trách nhiệm (Đinh Trí Dũng), Ấn tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu (Nguyễn Thị

Minh Thái) Ngoài ra còn có rất nhiều ý kiến khác như của Vũ Tú Nam, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguyễn Kiên, Trần Đình Sử, Lã Nguyên…

Sau cuộc hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu tiếp tục bàn luận về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, dần dần đi tới những thống nhất trong đó có sự khẳng định quá trình đổi mới tích cực và đầy hiệu quả của ông

Về những tập truyện ra đời trong giai đoạn sau này, có thể kể đến những ý kiến của Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân,Tôn Phương Lan, Trịnh Thu Tuyết

Hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê

nhận đã nhận được rất nhiều kiến giải mới mẻ Trần Đình Sử trong bài viết

Bến quê - Một phong cách trần thuật giàu chất triết lý đã nhận xét rằng: “Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh, rồi tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành

và nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới… Đặc sắc của tập Bến quê chủ yếu là sự thể nghiệm một hướng trần thuật có chiều sâu…, phát hiện các hiện tượng đời sống trong chiều sâu triết học và lịch sử, thể hiện nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với chính mình và với ý thức của mình.” [55, tr.505-508] Lại Nguyên Ân trong tiểu luận Sáng tác truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu trên tạp chí Văn học số 3/1993

khi nhận xét về xu hướng triết lí nhận thức trong những truyện ngắn gần đây của ông đã chỉ ra sự đổi mới, tìm tòi của Nguyễn Minh Châu trong vấn đề chuyển tải những vấn đề đạo đức, triết lí từ trong cuộc sống thường ngày

Ngô Thảo trong bài “Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn Minh Châu” đã

Trang 9

5

có nhiều nhận định, đánh giá cao về tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành Tác giả Huỳnh Như Phương qua bài Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã có nhiều đánh giá khá sắc sảo, hấp dẫn về một số tác phẩm cụ

thể trong tập truyện ở cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật

Cỏ lau – tập truyện cuối cùng của ông cũng nhận được sự quan tâm đặc

biệt của giới phê bình.Có thể kể đến các bài viết của: Những đổi mới về thi

pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975(Nguyễn Tri Nguyên), Đường tới Cỏ lau” – Nghĩ về ngòi bút Nguyễn Minh Châu (Chu Văn Sơn), Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người

(Nguyễn Văn Hạnh), Một hình tượng nông dân điển hình trong sáng tác của

Nguyễn Minh Châu (Lê Quang Hưng) …

Những năm sau khi Nguyễn Minh Châu mất, trong số những bài viết tiếp tục nghiên cứu về truyện ngắn của ông, có nhiều bài viết đi theo một lối

tiếp cận mới Đặc biệt với tác phẩm Phiên chợ Giát của ông được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao Đỗ Đức Hiểu với bài Phiên chợ Giát mà theo đánh giá của Đỗ Lai Thúy (trong Phê bình thi pháp học như là sự thay đổi hệ hình ) thì “bài viết về Phiên chợ Giát của Đỗ Đức Hiểu có ý nghĩa mở đường” Đỗ

Đức Hiểu đánh giá rất cao về truyện ngắn cuối cùng của Nguyễn Minh Châu

khi cho rằng: “ Phiên chợ Giát có một tầm cỡ lớn”;…“một truyện mở; từ cái

logic của ngôn ngữ trên bề mặt, truyện đi tới ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ biểu tượng xiêu vẹo, những ảo giác, với những cơn sốc, những nghịch lí, tức

là một thế giới quyện nhòe giữa hư và thực… Sự hóa thân người / bò của ông lão Khúng / Khoang Đen, sự phân đôi nhân cách ấy, sự kết hợp hai ý thức con người / con vật ấy, là bi kịch của nhân vật, của thời đại…” [27, tr.256]

Nguyễn Thanh Hùng với bài viết Một khía cạnh phê bình văn học, dẫn từ

Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu cũng có những nhận xét, đánh giá cao

về tác phẩm Hoàng Ngọc Hiến trong bài Đọc Nguyễn Minh Châu từ Bức

tranh cho đến Phiên chợ Giát thì cho rằng: “ Truyện này là một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân…” [25, tr.237]

Trang 10

6

Có nhiều bài viết đi vào khai thác về một khía cạnh nào đó trong thế

giới nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu như: Một hình tượng

người nông dân điển hình trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu(Lê Quang

Hiếu),Không gian bến quê và một sự nhận thức đau đớn sáng ngời của con

người (Lê Văn Tùng), Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu (Tôn Phương Lan), Vấn đề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Bùi Việt Thắng)…

Ngoài những bài viết đề cập trực tiếp đến truyện ngắn nêu trên, không

thể không nhắc đến hai chuyên luận nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu là

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (NXB KHXH, 2002) của tác giả

Tôn Phương Lan và Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt

Nam sau 1975 (NXB ĐHSP, H 2007) của các tác giả Nguyễn Văn Long –

Trịnh Thu Tuyết Những công trình này, dù có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, nhưng đều dành nhiều dung lượng cho phần nghiên cứu mảng truyện ngắn

Những đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng được đề cập khá nhiều trong luận án tiến sĩ, thạc sĩ và nghiên cứu của sinh

viên Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: luận án tiến sĩ Sáng tác

của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn xuôi đương đại của Trịnh

Thu Tuyết - ĐHSP Hà Nội, luận văn thạc sĩ Hệ thống hình ảnh biểu tượng

trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu của Dương Thị Thanh Hiên –

ĐHSP Hà Nội; luận văn thạc sĩ Thế giới truyện nghệ thuật truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu của Nguyễn Thị Phương Thảo – ĐHKHXH&NV Hà

Nội… Sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn tốt nghiệp bậc đại học Ngoài ra cũng còn có nhiều ý kiến nhắc đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong những bài nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 Những công trình nêu trên đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu đến sáng tác Nguyễn Minh Châu Sức

Trang 11

7

hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là mảng truyện ngắn chắc chắn sẽ còn cần thêm nhiều công trình nghiên cứu khác quan tâm làm rõ

Riêng về vấn đề cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng

đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đã đề cập tới Trịnh Thu Tuyết

trong bài viết Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã chỉ

ra sự vận động đổi mới trên phương diện kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Đó là từ cốt truyện có hành động bên ngoài chiếm ưu thế đến những cốt truyện chủ yếu dựa trên sự vận động tâm lí bên trong và chia cốt truyện của ông thành: cốt truyện luận đề, cốt truyện sinh

hoạt - thế sự, cốt truyện đời tư Từ đó, Trịnh Thu Tuyết đi đến kết luận: “

Các sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu đều thuộc kiểu cốt truyện không có biến cố, không có những xung đột khép kín dựa vào diễn biến sự kiện Cột truyện được nới lỏng chủ yếu dựa trên những xung đột tâm lý chồng chéo không mở đầu, không cao trào, không kết thúc, tựa dòng chảy “Tự nhiên, nhi nhiên” của một cuộc sống vốn luôn tồn tại cùng những mâu thuẫn, những xung đột vĩnh cửu” [66; 140]

Ngọc Trai khi nhận xét đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đã

cho rằng : “Phần lớn các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là loại truyện

luận đề - những luận đề về đạo đức, nhân văn, về tâm lí xã hội…” [46,

tr.325] Cũng nhìn dưới góc độ thể loại, Phạm Vĩnh Cư phát hiện ra “những

yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” [46, tr.346]

Những công trình nghiên cứu về cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trên đây chủ yếu đã nhận diện, phân chia các kiểu cốt truyện của ông dựa trên những đặc trưng về nội dung và đề tài của cốt truyện song chưa

có công trình nào thật chi tiết đi sâu vào các kiểu cốt truyện cũng như nghệ thuật tổ chức cốt truyện, cách tổ chức các sự kiện, các thành phần cốt truyện theo quan điểm của nghệ thuật kết cấu

Trang 12

8

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “ Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn

Minh Châu sau 1975”, luận văn muốn đi vào tìm hiểu truyện ngắn của ông

dưới góc độ đặc trưng của thể loại, thấy được những đặc điểm riêng về cốt truyện trong sáng tác của ông, đồng thời góp phần hiểu rõ hơn những phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Với định hướng như vậy, trong phạm vi của đề tài, luận văn sẽ tập trung vào việc xem xét đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975, từ đó làm rõ quá trình vận động chuyển đổi về quan niệm nghệ thuật và phương thức biểu hiện trong truyện ngắn của nhà văn giai đoạn sau 1975 cùng những đóng góp của ông cho văn học thời kì đổi mới

Trên cơ sở đào sâu những phát hiện của những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn cố gắng hệ thống hóa và phân tích kĩ một số đặc điểm của cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sáng tác sau 1975 để thấy được cùng với sự thay đổi về tư duy nghệ thuật là sự thay đổi từ loại hình truyện ngắn sử thi hóa sang loại hình truyện ngắn tiểu thuyết hóa, thấy được những đóng góp của nhà văn về phương diện nghệ thuật biểu hiện cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp xã hội học được dùng để làm rõ sự tác động cũng như ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đối với quá trình vận động đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

- Phương pháp loại hình được sử dụng nhằm khảo sát, phân loại và xác định đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm

1975

Trang 13

1975 so với giai đoạn trước đó

Ngoài ra luận văn còn ứng dụng lý thuyết thi pháp học, tự sự học và

các thao tác nghiên cứu hỗ trợ như thống kê, phân tích, tổng hợp

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 : Hành trình đổi mới truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau

1975 và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn

Chương 2: Đặc điểm và các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh

1.1 Hành trình đổi mới truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975

1.1.1 Bước chuyển biến mới về quan niệm nghệ thuật và quan niệm về con người của Nguyễn Minh Châu

Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù hết sức quan trọng

trong sáng tác của bất kì nhà văn nào “Quan niệm nghệ thuật về con người là

sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các

Trang 14

10

nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [55, tr.59] Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lõi tư

tưởng, là cách nhìn nhận, thể hiện con người bằng nghệ thuật của tác giả Tìm hiểu về sự thay đổi trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 không thể không xét đến những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật và quan niệm về con người của ông Sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về nội dung cũng như các yếu tố trong bút pháp thể hiện trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học của nhà văn đặc biệt là yếu tố cốt truyện

Với một loạt các bài phê bình, tiểu luận… cùng những tác phẩm không chỉ minh họa xuất sắc cho bước chuyển âm thầm mà quyết liệt trong quan niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho mình một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn phương thức biểu đạt Là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức hết sức sâu sắc về sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến Tâm niệm sáng tác trở thành cháy bỏng trong ông lúc này là hướng đến cuộc

“đấu tranh vì quyền sống của cả dân tộc”, do vậy nhà văn đã dành gần nửa cuộc đời để say sưa ngợi ca, mê mải khám phá vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống và tâm hồn con người trong chiến tranh vệ quốc Bằng tài năng và tâm huyết của một nhà văn luôn trăn trở với sự nghiệp văn học nước nhà, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những thay đổi trong tư duy nghệ thuật của

mình qua một loạt tác phẩm có nhiều tìm tòi, khám phá Đó là quá trình nhà

văn khước từ văn chương “minh họa” để đến với văn chương thực sự là cây đời; từ hứng thú với con người sử thi đơn phiến đến hứng thú với con người thường nhật phức tạp, bí ẩn chưa biết hết,…

Trang 15

trọng Lời kêu gọi “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa

” được coi như là một tuyên ngôn nghệ thuật của ông, có thể có tính cực đoan nhưng trên hết đó là sự khát khao thay đổi hết sức mạnh dạn và quyết liệt

Trước đây, trong những năm chiến tranh, với ý thức về trách nhiệm của

một nhà văn – chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm: “Lẽ nào có thể

làm ngơ được ? Lẽ nào chúng ta có thể viết những câu văn trái với điều nhiều người chung quanh hiện đang phải lo nghĩ để chiến thắng giặc ? Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, mỗi người viết văn đang tự chứng tỏ tư cách ngòi bút của mình trên mặt trận cứu nước Chưa lúc nào bằng lúc này, thái độ nhà văn trước vận mệnh chung của dân tộc lại đặt ra cấp bách và nghiêm khắc đến như thế” [13, tr.28] Trong nhận thức và tình cảm của nhà văn, viết để

góp phần chống giặc cứu nước là một lẽ sống hết sức tự nhiên Từ tâm niệm

ấy đã xuất hiện những trang viết chứa đầy nhiệt huyết của thời đại (Cửa sông,

Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau …), góp phần không nhỏ

vào thành tựu chung của nền văn học cách mạng

Được định hướng bởi quan điểm chỉ đạo về văn nghệ của Đảng, nội dung tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, trong đó có truyện ngắn, luôn bám sát những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước Nhà văn xây dựng các nhân vật chủ yếu nhằm khái quát vẻ đẹp của con người thời đại, biểu dương lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam Những Nguyệt, Lãm

(Mảnh trăng cuối rừng), Sơn, Lê (Những vùng trời khác nhau)… là những

hình tượng đẹp có tính chất điển hình mà nhà văn đã đóng góp cho văn học

Trang 16

12

thời chống Mĩ Có thể dễ dàng nhận ra ở trong họ những phẩm chất tiêu biểu nhất cho vẻ đẹp của con người thời đại bấy giờ như giàu lòng yêu nước, say

mê lí tưởng, gan dạ dũng cảm, sẵn sàng hi sinh tình cảm cá nhân, lợi ích riêng

tư cho lợi ích của cộng đồng, dân tộc

Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975, dù muốn hay không, ít nhiều cũng là những bức tranh minh họa cho những chủ trương, đường lối văn nghệ của Đảng Mỗi nhân vật của ông đều có đời sống riêng, đều được khắc họa trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, tuy nhiên, sự phong phú

ấy không nhằm nói lên sự đa dạng phức tạp trong tính cách, số phận con người mà chủ yếu là muốn cho thấy bộ mặt nhiều vẻ của dân tộc, nhân dân trong sự đồng lòng quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ cao cả chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho đất nước Chiến tranh là nền cảnh chủ yếu của đời sống cộng đồng, có vai trò như một không gian khung, một sân khấu để nhân vật hoạt động Qua nhân vật, nhà văn thể hiện sự quan sát, đánh giá, bày tỏ tình cảm thái độ về cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc

Đời sống cá nhân của con người chưa thực sự trở thành đối tượng chủ yếu để nhà văn phản ánh mà chỉ là một yếu tố trong bức tranh hiện thực lịch

sử xã hội của tác phẩm Có lẽ lúc bấy giờ, trong ông chưa xuất hiện khái niệm

“văn nghệ minh họa”, tuy nhiên cũng ngay trong những tháng ngày mơ mộng

và hào hùng ấy, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những bất cập: “Hình

như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men “trữ tình”hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng mảnh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực” [13, tr.33]

Những manh nha về một bước chuyển trong nhận thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã có từ sớm nhưng phải đến những năm sau 1975, xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, đặc biệt là trong không khí đổi mới từ Đại hội

VI thì mới được bộc lộ một cách triệt để Khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống dần trở lại với nhịp sống bình thường của nó thì cũng là lúc có nhiều vấn đề mới nảy sinh Con người không chỉ biết mỗi việc là cầm súng đánh giặc mà

Trang 17

13

còn phải biết làm kinh tế, phải biết tổ chức lại cuộc sống của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh của thời bình Cuộc sống thay đổi làm cho các nhu cầu của con người cũng thay đổi, những vấn đề cơm áo, gạo tiền, địa vị xã hội… trở thành những mối lo âu thường trực trong suy nghĩ của nhiều người

Đối mặt với hiện thực đời thường, ý thức cá nhân trong mỗi con người được thức tỉnh, đòi hỏi phải được đáp ứng, phải được quan tâm Quan hệ đời sống cũng trở nên phức tạp hơn, các ranh giới, khuôn mẫu trong thời chiến nay đã bị xóa nhòa hoặc biến dạng Bên cạnh cái tốt, cái thiện, bắt đầu xuất hiện những cái xấu, cái ác nấp trong những vỏ bọc không dễ phát hiện Lối sống bao cấp trong nhiều năm dài làm cho con người quen với những nếp nghĩ đơn giản, khiến cho họ không khỏi có những bỡ ngỡ, va vấp khi đối diện với thực tế hoàn toàn khác trước Trong hoàn cảnh ấy, văn học cũng cần phải

có sự điều chỉnh để nhìn lại mình và tìm tòi một hướng đi mới, một cách tiếp cận mới đối với hiện thực đời sống và con người Với mong muốn làm cho tác phẩm phải tiếp cận được với chân lí đời sống, Nguyễn Minh Châu tâm

niệm: “Cái ngày hôm nay với những khó khăn không cho phép chúng tôi,

những người đã nếm trải chiến tranh, đã biết như thế nào là cái nghiêm khắc của chiến tranh, cầm bút một cách điệu đàng, ca ngợi và vuốt ve đời sống một cách dễ dãi” [14, tr.110]

Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan niệm nghệ thuật phải được bắt rễ

từ cuộc sống hiện thực, người nghệ sĩ không được dễ dãi với những cách nhìn

đơn giản một chiều mà “phải đào bằng ngòi bút cho đến cùng đáy cái thật

chứa đầy bí ẩn ” để có thể hiểu và cảm thông với số phận vất vả của người

lao động Cái nhìn đa chiều giúp cho nhà văn có điều kiện đào sâu phát hiện những mạch ngầm bí ẩn trong thế giới tinh thần của con người, những khoảng

tối khuất lấp, “những gì đang được giấu kín và cũng đang giao tranh với

nhau ở bên trong: những lý tưởng và dục vọng,trí tuệ và bản năng, thiện và

ác, những phần con người ý thức được và những phần vô thức của con

Trang 18

những người xung quanh, với chính bản thân mình Trong Cỏ lau, Phiên chợ

Giát…, số phận con người cũng được đặt trong bối cảnh hiện thực rộng lớn

với nhiều biến cố, nhiều sự kiện lịch sử phức tạp chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi cá nhân Tuy nhiên, điều đáng nói là ở đây, nhà văn không có chủ ý nhằm vào việc tái hiện bộ mặt lịch sử Điều nhà văn quan tâm thể hiện

là những số phận cá nhân với những biến động, những cảm xúc bên trong thế giới tinh thần con người

Ở những truyện cuối đời như Cỏ lau, Sống mãi với cây xanh, Phiên

chợ Giát, từ số phận cá nhân, tác giả mở rộng suy ngẫm, chiêm nghiệm về

những vấn đề mang tính thời cuộc, mang ý nghĩa nhân sinh đối với đời người…Như lối dự cảm của người nông dân, đôi khi mơ hồ nhưng lại chính xác, Nguyễn Minh Châu đặt ra nhiều vần đề cho mai sau: vấn đề môi trường, cách ứng xử với thiên nhiên, việc quy hoạch và chính sách đối với nông thôn

và nông dân… Những vấn đề ấy cho đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự nóng hổi, vẫn là những vấn đề hết sức bức xúc mà xã hội cần quan tâm và giải quyết Từ lối văn chương minh họa của một thời để đến được với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống của cây đời, từ lối viết chủ yếu ngợi ca đến việc day dứt suy ngẫm về số phận con người, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã

đi được một chặng đường dài, ngày càng cận nhân tình hơn

Trang 19

15

Căn cứ vào thời gian ra đời và những chuyển đổi trên nhiều phương

diện nghệ thuật, có thể coi Bức tranh là tác phẩm đánh dấu bước ngoặt trong

sáng tác của Nguyễn Minh Châu qua hai giai đoạn trước và sau 1975 Thiên truyện này được viết từ 1976, ngay sau khi kết thúc chiến tranh nhưng mãi đến 1982 mới được in Dù không phải là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu nhưng truyện ngắn này đã cắm một cột mốc quan trọng trong hành trình sáng tạo văn học của nhà văn, dự báo cho sự ra đời những tác phẩm tiếp theo với một quan niệm, một mô hình, một bút pháp hoàn toàn mới Từ đây, cái nhìn của nhà văn đã thay đổi theo hướng tiến gần đến sự thực hơn, quan tâm nhiều hơn đến hiện thực đời thường với số phận của con người cá nhân

Xuất phát từ mối quan tâm lo lắng của nhà văn về những vấn đề phức tạp nảy sinh trong cuộc sống mới thời hậu chiến, mỗi truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kì này thường ngầm chứa một bức thông điệp nào đó

về đạo đức, lối sống, về quan niệm nhân sinh Cùng với Bức tranh, một loạt

truyện ngắn ra đời sau đó đã cho người đọc thấy được nhiều ưu tư trăn trở của ông về cuộc sống và con người, trong đó nổi bật lên vấn đề về sự thức tỉnh của lương tâm để hướng tới cái đẹp và sự hoàn thiện nhân cách Ông lưu ý

mọi người về sự độc ác hồn nhiên ngoài ý muốn ( Đứa ăn cắp), nhắc nhở về lối ứng xử của con cái đối với cha mẹ (Mẹ con chị Hằng), cảnh báo về hậu quả của lối sống gia trưởng (Giao thừa ), ông day dứt về hậu quả của sự đánh mất bản thân mình ( Sắm vai), mong muốn mỗi người hãy luôn tự đối chứng,

tự vấn lương tâm (Bức tranh, Hạng)…

Tiếp theo những thể nghiệm bước đầu trong tập Người đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành, các tập Bến quê, Cỏ lau ra đời sau đó càng được dư luận

đặc biệt chú ý, được xem “như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới” Lấy số phận con người làm tiêu điểm cho lăng kính nghệ thuật của mình, Nguyễn Minh Châu đi sâu khám phá những tầng sâu thẳm của thế giới bên trong con người Trong các truyện ngắn của ông, xu

Trang 20

16

hướng triết lí nhận thức ngày càng rõ nét hơn, con người trong tác phẩm luôn khao khát nhận thức, chiêm nghiệm đời sống, tự đối thoại và tự nhận thức mình trong mối tương quan với tự nhiên và xã hội Đằng sau những câu

chuyện đời thường trong Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài

xa, Một lần đối chứng… là những chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời, là những

suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống

Các truyện như Khách ở quê ra, Sống mãi với cây xanh, Cỏ lau, Phiên

chợ Giát … còn như muốn bao quát thêm nhiều vấn đề có tính lịch sử vào

trong cái nhỏ bé của một đời người Về nội dung phản ánh, ở các truyện này

vấn đề không chỉ là “một lát cắt của đời sống” mà đã có tham vọng muốn tái

hiện diễn tiến của một cuộc đời, một số phận với nhiều mối quan hệ đan xen phức tạp Nhà văn dường như muốn thông qua câu chuyện về một cuộc đời

mà gợi lên những vấn đề có tầm vóc dân tộc, thời đại

Cái nhìn đa chiều giúp nhà văn phát hiện ở con người thường nhật những khía cạnh nhiều khi đối lập nhau Trong mỗi con người luôn có cả

“rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” Cái tốt và cái xấu đặt cạnh

nhau, trộn lẫn vào nhau Con người, trong những mối quan hệ khác nhau, có sáng suốt và sai lầm, thực dụng nhưng cũng đầy mơ mộng, có niềm tin và có

cả những phút giây yếu đuối, luôn tỉnh táo nhưng cũng có những khoảng mờ

ảo của tâm linh Nhưng chính nhờ vậy mà con người hiện lên thật chân thực

và gần gũi Những giấc mơ hãi hùng của lão Khúng, những cơn mộng du của

cô Quỳ, những mơ mộng của nhân vật trong Sân cỏ Tây Ban Nha … cho thấy

bên trong con người luôn tồn tại những điều bí ẩn mà nếu nhìn đơn giản, phiến diện thì không thể nào hiểu hết được

Quan niệm nghệ thuật về con người thường nhật bí ẩn, phức tạp dẫn dắt ngòi bút nhà văn tìm đến những mẫu hình nhân vật mới mà trước đó không có Xuất hiện với tư cách là những cá thể phức tạp, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 xuất hiện những con người có nét dị biệt, khác

thường Đó là những trường hợp như Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến

Trang 21

17

tàu tốc hành, lão Khúng trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát … Xa rời

nguyên tắc điển hình hóa vốn quen thuộc trong các sáng tác văn học giai đoạn

45 – 75, nhà văn xây dựng nhân vật không phải để khẳng định cho một hình mẫu cố định với những phẩm chất đã định hình từ trước nên có thể gây ra cảm nhận “khác thường, dị biệt” trong tâm lí tiếp nhận của người đọc trước đây

Trong truyện ngắn sau 1975, Nguyễn Minh Châu chú ý nhiều đến quá trình thức tỉnh, tự ý thức trong mỗi con người Sự xuất hiện kiểu con người

tự ý thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 vừa phù hợp với nhu cầu của cuộc sống vừa giúp cho ý đồ nghệ thuật muốn khám phá thế giới bên trong con người của ông có một hướng đi đắc địa Quá trình tự ý thức của con người được biểu hiện dưới các hình thức tự vấn, sám hối hoặc suy tư, chiêm nghiệm Đó có thể là quá trình con người tự đấu tranh với chính mình

trong bi kịch đánh mất bản thân như trường hợp của các nhân vật trong :

Hạng, Sắm vai, Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Dấu vết nghề nghiệp, Cỏ lau , sự tự vấn đến như là một nhu cầu tự thân, xuất phát từ

sự thức tỉnh của lương tâm, bắt nguồn từ một lỗi lầm nào đó trong quá khứ

Sự phán xét của tòa án lương tâm cũng đồng thời giúp soi rọi rõ hơn những xung đột khó thấy bên trong tâm hồn con người

Có một điều dễ nhận thấy, con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường hay suy tư ngẫm ngợi, ưa triết lí Gắn với quá trình tự ý thức, con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 dường như càng lúc càng được tô đậm bởi chất suy tư triết lí, giúp đem lại một vẻ đẹp mới cho tác phẩm của ông

Muôn mặt đời thường đã đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, đem lại cho tác phẩm của ông sự đóng góp quan trọng trong việc nỗ lực lấp đầy một khoảng trống của văn chương trước đó bằng cái hằng ngày, bằng những

số phận cá nhân trong đời sống cộng đồng Ông quan niệm: “Con người vừa

dễ hiểu vừa đầy bí ẩn Chúng ta đào bằng ngòi bút cho đến cùng đáy cái thật

Trang 22

18

chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm nguồn cơn của con người đất nước mình thì sẽ gặp con người nhân loại, sẽ gặp cái nhân bản của nhân loại, con người Việt Nam sẽ giao hòa với nhân loại ” [13,tr.144] Việc tìm tòi, khám phá, đào sâu

vào bản chất con người cũng là con đường để tác phẩm của ông vươn đến tiếp cận với những giá trị vĩnh hằng của cuộc đời

Song song với việc mở rộng diện phản ánh dưới một góc nhìn mới, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng có nhiều thay đổi về bút pháp

thể hiện Quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi tất yếu kéo theo nhiều

sự thay đổi về nghệ thuật biểu đạt : từ nhân vật đến cốt truyện, tình huống, giọng điệu, ngôn ngữ …

Các bài tiểu luận, phê bình của ông đã đề cập đến nhiều phương diện trong quá trình văn học: từ tác dụng của văn học đến mối quan hệ giữa văn học và đời sống chiến tranh cách mạng, mối quan hệ giữa nhà văn – nhân vật – bạn đọc, vai trò và trách nhiệm của người cầm bút, chân dung nhà văn, kinh nghiệm sáng tác… Những bài viết của ông cũng đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một không khí sôi nổi trong đời sống văn học những năm cuối thế kỉ XX, đồng thời giúp cho người đọc hôm nay hiểu thêm về con người và sáng tác của ông - một trong những nhà văn đi đầu công cuộc đổi mới văn học Các bài phê bình, tiểu luận cùng với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao ra đời trong thập kỉ 80 là minh chứng rõ nét cho bước chuyển âm thầm mà quyết liệt của hành trình đổi mới ở Nguyễn Minh Châu, đem đến cho ông một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn Văn học Việt Nam sau

1975

Đời văn của Nguyễn Minh Châu được khép lại với thiên truyện ngắn

nổi tiếng Phiên chợ Giát được viết trên giường bệnh trong những ngày cuối

đời, thiên truyện đặt dấu chấm hết cho một đời văn đầy nhọc nhằn nhưng cũng rất đáng tự hào của ông Với những đóng góp sau ba mươi năm miệt mài cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã vinh dự được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (đợt II, năm 2000)

Trang 23

Cũng như nhiều sáng tác của giai đoạn 1945 – 1975, một giai đoạn mà

văn học “có đặc điểm gần gũi và mang “tính tương đồng” về chất liệu và nội

dung phản ánh hiện thực” [19, tr.314], truyện ngắn Nguyễn Minh Châu mang

đậm tính chất sử thi trên nhiều phương diện Nói đến truyện ngắn sử thi hóa ở đây không phải là muốn đề cập đến quy mô sử thi của tác phẩm mà chủ yếu muốn nói đến tính chất sử thi trong tư duy nghệ thuật, trong cách nhìn nhận con người và đời sống hiện thực Biểu hiện của truyện ngắn sử thi hóa là ở sự chiếm lĩnh và bao quát những vấn đề hiện thực lớn lao của dân tộc, của đất nước; giọng điệu chủ yếu trong tác phẩm là ngợi ca, khẳng định; nhân vật được khai thác chủ yếu ở những nét đẹp tiêu biểu cho phẩm chất và ý chí của cộng đồng; trong truyện luôn tồn tại một “khoảng cách sử thi” giữa nhân vật

và chủ thể trần thuật…

Đối mặt với hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và chống Mĩ, vấn

đề được quan tâm hàng đầu là sự sống còn của cả dân tộc Yêu cầu đặt ra cho tất cả mọi người lúc này là phải lấy trách nhiệm công dân, nghĩa vụ đối với đất nước làm phương châm hành động, là thước đo cao nhất để định giá mọi giá trị Văn học giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lấy việc phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng làm nhiệm vụ hàng đầu Ý thức công dân cùng với nhiệt tình của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng đã thúc giục các nhà văn hòa mình vào cuộc sống chiến đấu lao động của nhân dân, kịp thời phản ánh và biểu dương những việc làm tốt, những tấm gương anh hùng Những vấn đề khác trong cuộc sống của con người tạm thời được gạt sang một bên, hoặc có được đề cập đến thì cũng chỉ là để thêm chút “gia vị” làm

Trang 24

20

cho hình ảnh “con người mới” thêm sinh động Những vấn đề của cuộc sống đời thường được nâng lên tầm sử thi, được soi chiếu theo góc nhìn của các quan hệ chính trị

Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975 cho thấy nhà văn đề cập chủ yếu đến hai mảng hiện thực lớn là cuộc sống chiến đấu chống giặc ngoại xâm, công cuộc xây dựng chế độ mới và những khoảnh khắc đời thường của con người trong bối cảnh của cuộc sống thời chiến Không khí chiến trường không chỉ có ở nơi tiền tuyến mà còn hiện diện ở cả hậu phương, trong thao trường huấn luyện và cả trong những giây phút riêng tư của cuộc sống gia đình Có thể nói đây cũng là những không gian mang màu sắc sử thi của thời đại

Bám sát hiện thực đời sống chiến tranh, Nguyễn Minh Châu kịp thời có nhiều truyện ngắn viết về đủ loại quân binh chủng, từ những người lính

phòng không ( Những vùng trời khác nhau, Câu chuyện trên trận địa …), những chiến sĩ hải quân ( Lá thư vui), bộ đội giao thông, thanh niên xung phong (Mảnh trăng cuối rừng)… Bên cạnh những truyện ngắn viết về cuộc

chiến chống Mĩ cứu nước, nhà văn cũng còn mở rộng sang những mảng đề tài khác như câu chuyện về cuộc nổi dậy của những người dân quê năm đói Ất

Dậu (Những hạt thóc lép), một người phụ nữ với cuộc đời mới ở một nông trường khai hoang (Đất rừng)… Dù viết về đề tài gì thì chung quy lại vẫn

không nằm ngoài những vấn đề được quan tâm hàng đầu của cả đất nước lúc bấy giờ

Qua những câu chuyện dù bình thường hay bất ngờ, đầy kịch tính, cái đích cuối cùng vẫn là biểu dương vẻ đẹp của con người sống hết mình cho lí

tưởng độc lập dân tộc và CNXH Các nhân vật như Nguyệt, Lãm (Mảnh

trăng cuối rừng), Sơn, Lê (Những vùng trời khác nhau), Ngạn (Nguồn suối),…được xây dựng như là những biểu tượng cho vẻ đẹp của con người

thời đại Họ đều là những con người giàu lòng yêu nước, yêu lí tưởng cách mạng Cuộc đời riêng của họ hòa vào cuộc đời chung của dân tộc Những suy

Trang 25

21

nghĩ riêng tư của họ nếu có thì cũng hướng về cái chung, vì lợi ích của tập thể, của số đông Những câu chuyện của họ cũng là của nhiều người, bên cạnh họ luôn có sự hiện diện của tổ chức, của đồng đội, của nhân dân sẵn sàng ủng hộ, giúp đỡ Tính cách của nhân vật vì vậy có tính nhất quán, được khai thác chủ yếu ở các khía cạnh tích cực Nhà văn dùng những lời lẽ hết sức trân trọng để ca ngợi vẻ đẹp của họ Giọng điệu chính trong tác phẩm là giọng ngợi ca, tự hào, khẳng định

Trong những truyện ngắn sử thi này, chiều hướng vận động của cốt truyện nhìn chung đều phát triển theo mô hình đơn nhất Số phận của nhân vật thường trải qua những biến cố bất lợi ban đầu nhưng cuối cùng đều kết thúc trong thắng lợi hoặc tạo ra một niềm tin lạc quan về sự chiến thắng Chính điều này cũng góp phần tạo nên âm hưởng lãng mạn hào hùng cho hầu hết các tác phẩm

Một điều đáng lưu ý là bên cạnh những truyện ngắn đậm chất sử thi

được đánh giá cao như Mảnh trăng cuối rừng, ở một số truyện ngắn Nguyễn

Minh Châu giai đoạn này còn xuất hiện màu sắc đời tư rõ nét Ở các truyện

như Chuyện đại đội, Lá thư vui, Đất rừng, chất đời tư thể hiện qua những chi

tiết gần gũi ấm áp tình người, những cảm xúc cùng sự quan tâm mà con người dành cho nhau Đấy là những chi tiết xoay quanh sự ra đời của chú nghé con trong doanh trại của một đại đội, chi tiết về những giây phút hồi hộp đầy thương yêu của cô trò lớp mẫu giáo khi nhận được những bức thư từ tiền tuyến, chi tiết về cảnh ngộ éo le trước khi lên công trường khai hoang của cô

Ngàn trong Đất rừng Chất đời tư trong những tác phẩm này một mặt có tác

dụng điểm xuyết để câu chuyện thêm sinh động, mặt khác làm cho chất sử thi trong truyện mang một nét mới không còn giống với đặc điểm sử thi truyền

thống Riêng trong truyện Đất quê ta, cách nhìn cùng vấn đề mà tác giả đặt ra

hoàn toàn khác các tác phẩm vừa nêu Qua câu chuyện về cô diễn viên điện ảnh tên Hương mải mê chạy theo những ảo ảnh phù hoa để rồi gia đình tan

vỡ, tác giả muốn đặt ra vấn đề về sự tha hóa trong nhân cách con người, sự

Trang 26

22

lựa chọn của mỗi người để đem lại hạnh phúc cho mình và người thân Dĩ nhiên truyện ngắn này trở thành tiếng đàn lạc điệu trong dàn đồng ca sử thi thời ấy, nhưng đã hé lộ một hướng đi sẽ được nhà văn triệt để khai thác sau này

Khác với tư duy sử thi, tư duy tiểu thuyết “là một cách nhìn, cách tiếp

cận với thế giới và con người hết sức tỉnh táo, phi huyễn hoặc, phi thành kính, xóa bỏ mọi khoảng cách, đó là sự cảm thụ sống động tính phức tạp vô tận, tính mâu thuẫn nội tại và sự biến động liên tục của sinh tồn, đó là sự phát hiện ra con người nhiều chiều, con người không đồng nhất với chính mình, không thể hóa thân đến cùng vào cái thân xác xã hội – lịch sử hiện hữu của mình, với những mối quan hệ biện chứng chằng chịt giữa tính cách và hoàn cảnh của nó” [46, tr.348].

Trong giai đoạn sau 1975, đặc biệt từ những năm 80, truyện ngắn của

Nguyễn Minh Châu chuyển dần sang xu hướng tiểu thuyết hóa Biểu hiện chủ

yếu cho khuynh hướng ấy là sự quan tâm đến những vấn đề của đời thường, của số phận con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức hợp của đời sống; cảm hứng ngợi ca, khẳng định được thay bằng cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm; nhân vật được khám phá ở chiều sâu tâm lí cùng với những mâu thuẫn giằng xé phức tạp; khoảng cách trần thuật giữa nhân vật và chủ thể trần thuật dần thu hẹp; tính thống nhất sử thi đã bị phá vỡ, thay vào đó là sự đa giọng điệu với nhiều tiếng nói khác nhau…

Lấy thể tài đời tư, đời thường làm trung tâm cho cảm quan nghệ thuật, nhà văn hướng cái nhìn của mình vào hiện thực bề sâu trong số phận con người Những vấn đề lớn lao của cuộc sống sau chiến tranh được xu hướng tiểu thuyết hóa kéo xuống mặt bằng đời thường Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975, đề tài chiến tranh vẫn tiếp tục được khai thác

nhưng bắt đầu được nhìn với những góc độ khác trước Trong Bên đường

chiến tranh, dù vẫn tiếp tục sử dụng bút pháp trữ tình quen thuộc trước đó

nhưng câu chuyện tình của An và Hạnh đã mang một sắc thái khác

Trang 27

23

Chiến tranh đã để lại một dấu ấn buồn lên cuộc tình đẹp của họ trong

sự chờ đợi mỏi mòn đến tận cuối đời của nhân vật Đến Cơn giông, Cỏ lau …

bộ mặt chiến tranh còn hiện ra ở cả mặt trái khốc liệt của nó với những mất mát, đau thương không gì bù đắp nổi, con người hiện ra không chỉ với lòng dũng cảm cao thượng mà còn ở những ích kỉ nhỏ nhen, cả ở sự phản bội Những vấn đề đời tư tạm gác lại trong giai đoạn trước, bây giờ lại được đặt ra

cụ thể với sự thôi thúc quyết liệt hơn Đó là các vấn đề hạnh phúc cá nhân, những cô đơn, nỗi buồn của con người, những nguyên tắc ứng xử giữa con người trong mối quan hệ phức tạp của đời thường…Nhà văn quan tâm đến

mọi chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày như trong các truyện Mẹ

con chị Hằng, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K…Nhà văn nhập thân vào nhân

vật, nói lên tiếng nói bên trong của nhân vật với nhiều suy tư ngẫm ngợi về bản thân và cuộc đời Nhân vật không còn là những mô hình trùng lặp mà trở nên sinh động hơn trong tính toàn vẹn chỉnh thể của nó và cũng chính vì vậy

mà không hề đơn giản dễ hiểu Các nhân vật như Quỳ ( Người đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành), lão Khúng (Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát) sẽ còn

tiếp tục làm nhiều thế hệ người đọc phải tranh luận mà không dễ đi đến ý kiến thống nhất Trong cái nhìn không còn bị ngăn cách bởi quan niệm, định kiến

cũ kĩ, nhà văn nhìn thấy trong mỗi con người là một thế giới riêng với biết bao điều vừa giản dị vừa phức tạp, vừa tầm thường vừa hết sức cao thượng, đẹp đẽ

Bên cạnh sự chuyển đổi từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn có xu hướng tổng hợp vào bản thân mình đặc điểm của các thể loại khác Có thể gọi đây là xu hướng phức thể hóa, tức là ngoài những yếu tố thuộc về bản chất của thể loại, truyện ngắn còn pha trộn thêm các yếu tố của tiểu thuyết, trữ tình, kịch… Rõ nét nhất là sự pha trộn với chất tiểu thuyết mà biểu hiện trước hết là sự nới rộng về kích thước và phạm vi phản ánh Phạm vi cuộc sống được phản ánh không còn bó hẹp trong một không gian, thời gian giới hạn Dung lượng truyện nở rộng cho

Trang 28

24

phép tái hiện không chỉ là một khoảnh khắc của đời sống mà còn là câu chuyện về một đời người, một thế hệ, một dòng họ…

Trong Phiên chợ Giát ta dễ dàng nhận thấy nó không đơn giản chỉ là

một “lát cắt” của cuộc đời, mà là một cuộc đời thật sự, vắt mình qua nhiều giai đoạn của lịch sử đất nước Nhiều vấn đề có ý nghĩa tầm cỡ đã được gợi lên từ câu chuyện của một gia đình nông dân, không chỉ là chuyện một đời, một người mà còn là chuyện của một thời, một đất nước Tuy nhiên, tác phẩm này không là tiểu thuyết mà vẫn là một truyện ngắn nhờ vào cách tổ chức có tính dụng ý của tác giả Nội dung câu chuyện có thể mở ra nhiều chiều kích

đa dạng nhưng vẫn được khéo léo khuôn vào trong một tình huống cụ thể – cái tình huống của hành trình giải thoát cho con Khoang đen chợt nảy lên trong suy nghĩ bất chợt của lão Khúng có được từ những giấc mơ đầy ám ảnh

Và khi gấp sách lại, người đọc vẫn không thể nào dứt bỏ khỏi tâm trí mình hình ảnh cái giây phút trớ trêu khi người chủ và con bò nhìn nhau ảo não, phiền muộn Chính tình huống truyện và cái ấn tượng mạnh mẽ mà nó đem lại đã đảm bảo cái chất “ngắn” cho thiên truyện Nói cách khác, truyện mang trong mình cái tham vọng của tiểu thuyết muốn khái quát cuộc đời ở một tầm vóc lớn lao hơn nhưng về cấu trúc vẫn có tính chặt chẽ của một truyện ngắn

Tầm khái quát được nâng lên một mặt đòi hỏi truyện ngắn phải tăng cường độ nén để có thể ôm chứa được nhiều đề tài, chủ đề, đặt ra nhiều vấn

đề về các phạm trù đạo đức, lí tưởng, thân phận con người… Chính vì thế mà trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau này có sự tăng vọt về số trang Khảo sát sơ bộ truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (dựa vào bản

in trong Nguyễn Minh Châu toàn tập ), người viết nhận thấy ở giai đoạn trước

1975, truyện có số trang ít nhất là 8 trang ( Con đường đến trường học), truyện có số trang nhiều nhất là 30 trang (Đất rừng), đa số còn lại dao động

từ khoảng 20 trang đến dưới 30 trang Sau 1975, tình hình đổi khác rất nhiều Trong số 23 truyện, có đến 11 truyện có độ dài từ 30 trang trở lên Trong đó

có một số truyện có tầm vóc của một truyện vừa, nếu căn cứ vào độ dài, gồm

Trang 29

25

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (103 trang), Khách ở quê ra ( 49

trang), Sống mãi với cây xanh ( 83 trang), Cỏ lau ( 90 trang), Mùa trái cóc ở

miền Nam (74 trang), Phiên chợ Giát ( 68 trang)

Bên cạnh việc học tập tiểu thuyết, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau

1975 còn nhìn sang các thể loại khác như trữ tình, kịch để tạo nên sự đa dạng hóa trong cách thức diễn đạt Cốt truyện co giãn linh hoạt, có lúc chứa đựng

những tình huống giàu kịch tính như trong Bức tranh, Cơn giông, Chiếc

thuyền ngoài xa, Mùa trái cóc ở miền Nam …, có lúc thiên về những tình

huống giàu tâm trạng như trong Bến quê, Cỏ lau, Phiên chợ Giát Việc tăng

cường những cốt truyện tâm lí, đi sâu vào thế giới nội tâm, xen lẫn vào mạch truyện những đoạn bình luận ngoại đề giúp tạo nên chất trữ tình triết luận cho tác phẩm

Như vậy, trong sự tương tác với các thể loại khác, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ngày càng có xu hướng hiện đại hơn so với trước Chất hiện đại trong truyện Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn là ở chỗ nhà văn không cố khuôn vào một kiểu loại cụ thể Tùy vấn đề mà có cách tổ chức khác nhau, không cứ ngắn hay dài, chặt chẽ hay lỏng lẻo, quan trọng là hình thức đó phải chuyển tải được những nghiền ngẫm của nhà văn, tùy thuộc vào

độ lớn của cái điều ông muốn nói ra thông qua những câu chuyện hết sức gần gũi

Nguyễn Minh Châu thuộc vào số những nhà văn mà trong hành trình sáng tác của mình, gắn với sự đổi thay của đất nước qua từng giai đoạn, đều

có những tác phẩm xuất sắc nói lên được những vấn đề của thời cuộc Sự chuyển đổi từ loại hình truyện ngắn sử thi hóa sang loại hình truyện ngắn tiểu thuyết hóa, phức thể hóa trong sự nghiệp sáng tác của ông dường như là một

sự vận động tất yếu để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống Vấn đề đáng nói là ở Nguyễn Minh Châu, sự vận động chuyển đổi đó diễn ra quyết liệt và đúng vào thời điểm mà văn học rất cần một tiếng nói tiên phong để cất lên giọng

Trang 30

26

điệu đổi mới, thay đổi cái giọng đồng ca mà một thời rất cần thiết nhưng nay

đã đến lúc không thể giữ nguyên như cũ

1.2 Cốt truyện và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn

1.2.1 Cốt truyện trong truyện ngắn

Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm văn học

mà chỉ tồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, truyện thơ ), kí và các tác phẩm kịch Trong một số tác phẩm thuộc loại kí, không có yêu cầu xây dựng cốt truyện một cách chặt chẽ Loại tác phẩm trữ tình không có yếu tố cốt truyện vì tác phẩm trữ tình chủ yếu thể hiện trực tiếp tâm trạng, tình cảm, ý nghĩ cảm xúc của tác giả, nó không đòi hỏi nhà văn phải xây dựng những sự kiện, biến cố, hành động thành một hệ thống liên tục làm cơ sở cho sự triển khai các tính cách

Vấn đề cốt truyện trong truyện kể từ lâu đã được ngành Tự sự học coi

là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự Đã có

nhiều công trình nghiên cứu triển khai khá công phu như: Cốt truyện (Những

yếu tố của lối viết hư cấu) của A Dibell, Sự giải thích về cốt truyện: cách sắp xếp và mục đích của hình thức kể chuyện của P.Brooks, Cách thức xây dựng tiểu thuyết của J.Sauders hay trong một số công trình về Tự sự học như: Tự

sự học (Narrative) của P.Cobley, NXB Routledge, 2001; Thi pháp cấu trúc (Structuralist Poetics) của J Culler (NXB Routledge, xuất bản lần đầu

1975)…cốt truyện luôn là một yếu tố cần khảo sát

Các nhà nghiên cứu từ cổ điển đến hiện đại thuộc những trường phái khác nhau trên thế giới đã đề xuất nhiều cách tiếp cận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ qua hệ thống cốt truyện, nhằm tìm ra mô hình tự sự mang phong cách riêng của nhà văn Ở Việt Nam, Từ điển thuật ngữ văn học cũng đã khẳng định: “Cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố: Ngôn từ và

Trang 31

Cơ sở của cốt truyện trước hết đó là xung đột xã hội Trong quá trình xây dựng tác phẩm, nhà văn bao giờ cũng thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp những xung đột xã hội của thời đại vào tác phẩm của mình Vì vậy, cốt truyện mang tính lịch sử cụ thể, được qui định bởi những điều kiện lịch sử, xã hội

mà nhà văn đang sống Chính những điều kiện lịch sử, xã hội khác nhau đã tạo nên sự khác nhau giữa các cốt truyện Nhưng xung đột xã hội mới chỉ là

cơ sở khách quan của cốt truyện vì vậy không thể đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện

Khi nói đến cốt truyện, cần chú ý rằng, đó luôn luôn là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái quát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giá chủ quan của

họ đối với cuộc sống Vì vậy, không thể bê nguyên xi những chuyện có thật ngoài cuộc đời vào tác phẩm Những xung đột xã hội phải được đồng hóa một cách có nghệ thuật nhằm loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên, thứ yếu để xây dựng cốt truyện theo hướng điển hình hóa Vì vậy, cùng xuất phát từ một

Trang 32

28

xung đột xã hội giống nhau, những nhà văn khác nhau lại xây dựng những cốt truyện khác nhau nhằm thể hiện quan điểm, thái độ, ý đồ tư tưởng, phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn đối với cuộc sống Những xung đột xã hội giữa nông dân, địa chủ, quan lại được thể hiện qua nhiều cốt truyện khác nhau trong các tác phẩm của các nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng là những ví dụ cụ thể

Quá trình xây dựng cốt truyện là một quá trình lao động phức tạp và gian khổ Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn luôn cố gắng xây dựng những cốt truyện chân thực và hấp dẫn đồng thời thể hiện được chiều sâu tâm lí của tính cách nhân vật Cùng xuất phát từ một xung đột xã hội giống nhau, những nhà văn khác nhau lại xây dựng những cốt truyện khác nhau nhằm thể hiện quan điểm, thái độ, ý đồ tư tưởng, phong cách nghệ thuật,

cá tính sáng tạo của nhà văn đối với cuộc sống

1.2.2 Vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn

Mỗi tác phẩm có thể được coi là một cấu trúc langue (ngôn ngữ ) riêng, một cấu trúc tự điều chỉnh, và ở một mức độ nào đó, cấu trúc ấy tạo ra những điều kiện cho ý nghĩa riêng của nó và giúp cho việc xác định ngôn ngữ được thể hiện trong tác phẩm Có rất nhiều loại cốt truyện khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau Xét theo tiêu chí sự kiện : Cốt truyện phân đoạn (chương hồi); Cốt truyện liền mạch; Cốt truyện huyền ảo; Cốt truyện ghép mảnh Theo tiêu chí thời gian: Cốt truyện tuyến tính ; Cốt truyện khung; Cốt truyện gấp khúc Tiêu chí nhân vật : Cốt truyện đơn tuyến; Cốt truyện đa tuyến; Cốt truyện hành động; Cốt truyện tâm lí; Cốt truyện dòng ý thức…

Truyện ngắn được xem là nơi phô diễn những cách tân về cốt truyện một cách hiệu quả nhất Về cơ bản, truyện ngắn có 2 kiểu cấu trúc: cấu trúc tuyến tính (linear) và cấu trúc phân mảng (modular)

Cấu trúc tuyến tính đặc biệt quan tâm tới cốt truyện Ở kiểu cấu trúc tuyến tính, cốt truyện được coi là sự vận động “cái này tiếp theo cái kia, rồi

Trang 33

29

đến một cái khác nữa” Cốt truyện bao gồm 5 bước: trình bày - thắt nút - phát triển - cao trào - mở nút Ở các truyện hiện đại, nếu đi theo cấu trúc này, thường đến giai đoạn cao trào của cốt truyện, tác giả đặt vào đó một ẩn dụ sâu lắng Điều dễ nhận thấy là: điểm nhìn (point of view) của người kể chuyện trong loại cấu trúc tuyến tính thường là đứng ở một nơi nào đó quan sát, miêu tả, và điểm nhìn không hề thay đổi từ đầu đến cuối

Với cấu trúc phân mảng (modular), văn bản truyện được lắp ghép bởi những mảng trần thuật khác nhau mà nhìn bề ngoài có thể thấy là những khối rời nhau, ít hoặc không có liên hệ, nhưng thực ra là có mối liên hệ ngầm do chủ đề gắn kết lại Như vậy, nếu ở cấu trúc tuyến tính, nhà văn miêu tả sự việc theo trật tự thời gian diễn biến thông thường như trong thực tại, thì ở cấu trúc phân mảng, cho phép nhà văn di chuyển ngược xuôi, đảo ngược về thời gian Đặc biệt, nếu trong cấu trúc tuyến tính, điểm nhìn là tĩnh và chỉ có một điểm nhìn duy nhất từ đầu đến cuối, thì ở cấu trúc phân mảng, người kể chuyện có thể thay đổi điểm nhìn Do có sự ghép các mảng trần thuật khác nhau lại với nhau, cho nên giữa chúng có nhiều khoảng trống Nhờ vậy, có những phần của câu chuyện diễn ra trong tưởng tượng của độc giả, chứ không hiển lộ trên trang sách

Tuy nhiên, ngoài 2 kiểu cấu trúc ấy ra, còn có một số cấu trúc khác nữa Ví dụ như cấu trúc xoáy ốc; cấu trúc vòng tròn Tìm kiếm cấu trúc là một vấn đề quan trọng bậc nhất của truyện ngắn hiện đại Xác định được cấu trúc của cốt truyện chính là yếu tố đầu tiên giúp nhà văn định hướng được những vấn đề nội dung sẽ triển khai và thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình

Cốt truyện trong văn học thường được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau Ở đây, chúng tôi xem cốt truyện như một cấu trúc đa dạng, phức tạp được tạo dựng bởi nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau và luôn đạt đến sự hài hòa lí tưởng, toàn thiện, toàn mĩ Ở đó, mọi yếu tố tham gia vào việc tạo dựng cốt truyện đều phải trải qua quá trình chọn lọc, nghiền ngẫm để thực sự trở thành những phương tiện thẩm mĩ và phương thức thẩm

Trang 34

tính nghệ thuật (tính văn) cho một tác phẩm văn học, làm lộ diện dụng ý của

nhà văn Đó phải là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm

Cơ sở sâu xa của cốt truyện là một xung đột đang vận động Vì vậy, quá trình phát triển của một cốt truyện cũng giống như quá trình vận động của xung đột, bao gồm các bước hình thành, phát triển và kết thúc Nhìn chung, một cốt truyện thường có 5 thành phần chính: trình bày - thắt nút - phát triển - cao trào - mở nút Các thành phần này được tác giả tổ chức theo một lôgíc nghệ thuật nhất định để tạo nên những hiêu ứng nghệ thuật, góp phần tạo nên

sự thành công, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc đồng thời thể hiện tài năng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn

Phần trình bày giới thiệu khái quát về bối cảnh xã hội, các điều kiện, nguyên nhân làm nảy sinh xung đột và tình hình ban đầu của nhân vật Hoàn cảnh ở đây thường nằm trong trạng thái tĩnh, mâu thuẫn chưa vận động và phát triển, nhân vật chưa đứng trước những thử thách nên chưa phát huy tính

năng động của mình Trong Truyện Kiều, phần trình bày là phần giới thiệu tài

sắc của chị em Thúy Kiều và gia cảnh của họ Cảnh Lí trưởng sai Trương tuần đóng cổng làng để thu thuế, cảnh thu thuế ở đình làng, cảnh nghèo đói

túng thiếu của gia đình chị Dậu là phần giới thiệu của Tắt đèn

Phần thắt nút đánh dấu sự kiện mà từ đó phát sinh mâu thuẫn, xung đột Ðây chính là biến cố đầu tiên của cả hệ thống biến cố tạo thành xung đột của cốt truyện Phần thắt nút có nhiệm vụ bộc lộ trực tiếp những mâu thuẫn đựơc tích tụ một cách âm ỉ từ trước, các nhân vật sẽ đứng trước những thử

Trang 35

31

thách, đòi hỏi phải bày tỏ những thái độ, chọn lựa cách xử sự, hành động, phản ứng, từ đó bộc lộ rõ tính cách Cảnh gia biến và việc Kiều phải bán mình chuộc cha là phần thắt nút của Truyện Kiều Thắt nút của Tắt đèn là cảnh tuần đinh, lính lệ đến đánh đập anh Dậu để đòi sưu thuế (chương IV)

Phần phát triển là phần quan trọng và dài nhất của cốt truyện bao gồm nhiều cảnh ngộ, sự kiện và biến cố khác nhau Tính cách nhân vật chủ yếu được xác định trong phần này Nó có thể được thay đổi thông qua các bước

ngoặt, môi trường khác nhau Phần phát triển của Truyện Kiều là cuộc đời 15

năm lưu lạc, từ "chữ trinh đáng giá nghìn vàng" đến "tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa", là những chuỗi dài bi kịch "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần",

là sự tiếp xúc với đủ các hạng người trong xã hội, là nỗi đau khổ này đến nỗi

đau khổ khác của Kiều Trong Tắt đèn, phần phát triển bao gồm những sự

kiện: đàn con bị đói, chồng bị bắt, chị Dậu một mình tất tả ngược xuôi cho đến lúc người nhà lí trưởng ném cái xác lạnh ngắt, mê man bất tỉnh của anh Dậu vào nhà (từ chương V - XVII)

Phần cao trào là phần bộc lộ cao nhất của xung đột Lúc này, xung đột

đã phát triển đến độ gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết theo một chiều hướng nhất định Ðỉnh điểm thường là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn nhưng có tác dụng quyết định đối với nhân vật trung tâm Ðỉnh điểm

của Truyện Kiều là khoảnh khắc đau xót nhất của đời Kiều: Từ Hải chết, Kiều

phải đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến, bị ép gả cho thổ quan và cuối cùng nhảy

xuống sông Tiền Ðường tự vẫn Ðỉnh điểm của Tắt đèn là lúc chị Dậu bị dồn

vào đường cùng đã xô tên Cai Lệ và túm tên người nhà của Lí trưởng "lẳng một cái, ngã nhào ra thềm" (chương XVIII)

Phần kết thúc còn gọi là phần mở nút Đây là phần giải quyết xung đột của tác phẩm một cách cụ thể Ở đây, tác giả trình bày những kết quả của toàn

bộ xung đột của cốt truyện Một cốt truyện tốt, bao giờ phần kết thúc cũng được giải quyết một cách tự nhiên, phù hợp với qui luật của cuộc sống Tuy nhiên trong văn học cổ thường có phần kết thúc phù hợp với ước muốn chủ

Trang 36

32

quan của con người Phần kết thúc của Truyện Kiều là Kiều được cứu sống,

là đoạn đoàn viên của Kiều với Kim Trọng và gia đình sau 15 năm luân lạc

Trong Tắt đèn, chị Dậu từ lúc bị bắt lên hầu quan phủ, sau đó phải xa chồng,

xa con để đi làm vú hầu cụ cố nhà quan Tỉnh, đến lúc chị choàng dậy mở cửa chạy té ra sân "Trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị" là phần kết thúc của tác phẩm (chương XIX- XXVI)

Những thành phần chính trên đây tạo thành một cốt truyện đầy đủ Tuy nhiên, trong thực tế văn học, không phải lúc nào cốt truyện cũng đầy đủ cả 5 thành phần đồng thời cũng không phải được trình bày theo thứ tự như trên Ở một số cốt truyện, có thể thiếu mất một vài thành phần Một số khác, có thể không có phần mở đầu hoặc nhiều khi lại bắt đầu bằng phần kết thúc hoặc một biến cố gần với đỉnh điểm Vì vậy, khi tìm hiểu và xác định các thành phần của cốt truyện, không nên gò ép những biến cố hay sự kiện vào thành phần này hay thành phần khác với những lí do có tính chất hình thức Cần tìm hiểu và phân tích sự xây dựng cốt truyện có thể hiện được những xung đột xã hội, sự phát triển của nó có phù hợp với qui luật cuộc sống và có thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả hay không

Khi nhà văn cầm bút viết cũng có nghĩa anh ta đang thực hiện một dụng ý nào đó Xét cho cùng, thi pháp cốt truyện chính là việc phân tích, tìm hiểu các thành phần trong cấu trúc cốt truyện được nhà văn gia công, sắp xếp như thế nào trong tác phẩm Cốt truyện nghệ thuật sẽ giúp chúng ta tiếp cận với mô hình tự sự mang phong cách và tài năng của nhà văn Vì thế chúng tôi xin được đi vào một hiện tượng văn học cụ thể là tìm hiểu về cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 để thấy được những đặc trưng phong cách nghệ thuật và tài năng của nhà văn cũng như những đóng góp của ông về phương diện kĩ thuật thể loại cho truyện ngắn đương đại Việt Nam

Trang 37

33

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975

2.1 Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Sau 1975, những thể nghiệm tiếp tục được nhà văn sử dụng và phát

triển trong một “phong cách trần thuật có chiều sâu ” Xu hướng tiểu thuyết

hóa tạo điều kiện cho Nguyễn Minh Châu có dịp để thể nghiệm những cách tân của mình về kĩ thuật truyện ngắn Ông dũng cảm mở ra một mặt trận đấu tranh mới đó là cuộc đấu tranh bên trong của mỗi con người Với tư tưởng nghệ thuật mới mẻ, ông đã hướng ngòi bút của mình vào cuộc giao tranh giữa cái tốt với cái xấu bên trong con người Mỗi truyện ngắn của ông, ta thường thấy xen kẽ trong cách kể là những quan niệm sống hay sự báo động về một hiện tượng cụ thể nào đó Dường như không bằng lòng với những cốt truyện

có bố cục chặt chẽ gợi cảm giác về một thế giới được định hình trong khuôn mẫu cố định, nhà văn tìm đến với những cốt truyện linh hoạt hơn nhằm có thể tái hiện được những gì mong manh, bí ẩn, khó lí giải trong đời sống tâm lí phức tạp của con người trước cuộc đời “đa sự” Mặc khác, những vấn đề bức xúc của cuộc sống thời hậu chiến dường như vượt quá giới hạn phản ánh của khuôn khổ thể loại Cấu trúc nòng cốt của truyện ngắn vì vậy phải được phá

Trang 38

34

vỡ để nhà văn có thể chuyển tải được nhiều hơn những thông điệp muốn gửi đến bạn đọc

2.1.1 Truyện không có cốt truyện

Sau 1975, truyện ngắn Việt Nam có xu hướng đi vào khám phá những con người trong cuộc sống đời thường đã tạo nên những cốt truyện lỏng, chất chuyện mờ nhạt với những trạng thái, tâm trạng không dễ cho việc kể lại Cốt truyện ít có những tình huống căng thẳng, những xung đột phức tạp mà thường chỉ xoay quanh những sự việc bình thường (đôi khi rất vun vặt) hàng ngày ở những truyện này, các yếu tố sự kiện, tình tiết, được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật là chủ yếu Có thể kể

đến Người không đi cùng chuyến tàu (Nguyễn Quang Thân) và Những bông

bần li (Dương Thu Hương) giống nhau ở chỗ: cốt truyện được triển khai theo

mạch cảm xúc của nhân vật chính ở Người không đi cùng chuyến tàu là câu chuyện về Thảo và Đính trong một chuyến tầu trở về nơi họ đã từng công tác Các nhân vật hiện dần lên qua hồi ức của người phụ nữ duy nhất là Minh Đó

là một cuộc đối sánh về tính cách giữa Thảo và Đính Thảo là người năng động, tháo vát biết tranh thủ mọi điều kiện để thực hiện những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời Còn Đính thâm trầm, nghiêm túc thích mò mẫm trong những khoảng rừng gai để tìm ra con đường ngắn nhất chưa ai biết Nếu Thảo ngày càng tiến xa hơn trên con đường danh vọng thì Đính lặng lẽ sửa chữa, hoàn thiện những công việc dang dở Cốt truyện dường như chẳng có gì

to tát nhưng vẫn bộ lộ rõ chủ đề tư tưởng: cuộc sống rất cần những người không bao hững hờ với vẻ đẹp cũng như cái xấu nó Người ta thường chỉ muốn làm những cái tốt mà ít ai dũng cảm sửa chữa những cái xấu để nó

ngày một hoàn thiện hơn Cốt truyện Những bông bần li lại chỉ men theo

những vui buồn trong tâm hồn của một người phụ nữ đầy nhậy cảm trong tình yêu, hạnh phúc Qua đó bộc lộ khao khát một hạnh phúc trọn vẹn, một cuộc sống có ích Nếu chiến tranh là môi trường thử thách phẩm giá con người

Trang 39

35

trong những tình huống phức tạp gay cấn thì cuộc sống hòa bình cũng có những phức tạp riêng của nó Đó cũng là môi trường rèn luyện phẩm chất con người thầm lặng mà dai dẳng, không kém phần gay gắt dữ dội Việc đối diện với lương tâm mình để từ đó để khẳng định một cách sống xứng đáng với con người mới xã hội chủ nghĩa trong cuộc sống đời thường ở đó cốt truyện tâm

lý, cốt truyện lỏng, ít chất truyện dễ đi vào những vấn đề tưởng như nhỏ bé nhưng lại có ý nghiã xã hội sâu sắc

Cùng với xu hướng đó, khai thác mảng đề tài thế sự - đời tư, Nguyễn Minh Châu được đánh giá là người “ nhìn đâu cũng ra truyện ngắn” cũng bởi trong truyện ngắn của ông, những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống được khai thác với những chiêm nghiệm thấm thía bằng tấm lòng của nhà văn lắm duyên nhiều nợ với cuộc đời, với con người Qua đó cũng thấy rõ được những đóng góp của nhà văn trong dòng chảy của văn học thời kì đổi mới

Truyện ngắn của ông sau 1975 đã có nhiều chuyển biến linh hoạt về kết cấu cốt truyện Một số truyện có thể coi là không có cốt truyện Đó là những truyện kể về những sự việc bình thường, đơn giản trong cuộc sống, những truyện thường không có mở đầu hay kết thúc, thiếu vắng những thắt nút, mở nút đầy hồi hộp kịch tính mà đơn giản nó cứ như một dòng chảy miên man giữa đời thường Từ những câu chuyện vụn vặt trong đời sống của những con người bình thường được ông góp nhặt vào những trang viết sâu lắng, độc giả được chiêm nghiệm thấm thía với những vấn đề được khái quát không hề nhỏ, những triết lí nhân sinh, những cảnh báo về lẽ sống của mỗi con người trước cuộc sống vô vàn những biến động Mỗi truyện ngắn của ông với một dung lượng không phải đồ sộ nhưng lại chứa đựng những thông điệp không kém các thể loại văn học khác Nó mang đến cho người đọc những liên tưởng độc đáo, những tư tưởng cao sâu trong từng câu chuyện dung dị của đời sống hàng ngày Chính quan điểm ấy và nỗ lực đưa văn học đến gần với cuộc sống hơn, sau 1975 sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói chung và truyện ngắn của

Trang 40

36

ông nói riêng luôn lấy chất liệu và xây dựng cốt truyện từ những sự việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống Mỗi tác phẩm lại mang đến cho người đọc những liên tưởng như những sự kiện biến cố đang diễn ra ở đâu đó xung quanh cuộc sống hàng ngày Những truyện ngắn dường như không có cốt truyện chiếm một phần đáng kể trong hệ thống truyện ngắn sau chiến tranh của nhà văn Điều đó cũng góp phần định hình cho một phong cách truyện ngắn độc đáo

và tạo thành một hệ thống truyện mang vóc dáng riêng của Nguyễn Minh Châu

Càng hướng ngòi bút về với cuộc sống đời thường, càng gắn bó, từng trải và chiêm nghiệm về nó ông càng thấu hiểu cuộc sống và bản chất của con người với đủ các mặt tốt xấu diễn ra trong quá trình đấu tranh từ những điều rất vụn vặt Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình vào những câu chuyện thường nhật tưởng chừng không có gì to tát nhưng lại hàm chứa trong

đó biết bao lo âu, khắc khoải lớn lao của nhà văn về con người, về cuộc sống

Có thể kể tới rất nhiều truyện ngắn mà từ những câu chuyện vụn vặt người đọc lại nhìn ra trong đó những ngang trái, nhức nhối của xã hội cần phải suy ngẫm một cách nghiêm khắc Có những truyện ngắn chỉ gói gọn lại trong

một tình thế suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời như Bến quê, Một lần đối

chứng…, có truyện chỉ đơn giản là tái hiện lại một mảnh đời vụn vặt như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K,…

Ở đây, cấu trúc cốt truyện được nới lỏng đến mức nhiều lúc dường như không còn truyện, chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những cảnh sinh hoạt bình

dị của đời thường Trong các truyện “không có cốt truyện” này, hầu như khó tìm thấy những điểm nút đóng vai trò tạo xung đột hoặc giải quyết xung đột Truyện được triển khai bằng những chi tiết miêu tả hoặc những lời trần thuật,

kể lại những sự việc bình thường trong cuộc sống, những nhân vật thì mặc nhiên cư xử, hành động theo những nếp nghĩ, thói quen trong cuộc sống của

họ Tác giả chỉ đóng vai trò nhận thức và suy nghĩ về những vấn đề nảy sinh

từ cách ứng xử, lối sống của nhân vật và tác giả sắp xếp nó trong những mối

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w