5. CấU TRÚC LUậN VĂN
1.2.1. Cốt truyện trong truyện ngắn
Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm văn học mà chỉ tồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, truyện thơ...), kí và các tác phẩm kịch. Trong một số tác phẩm thuộc loại kí, không có yêu cầu xây dựng cốt truyện một cách chặt chẽ. Loại tác phẩm trữ tình không có yếu tố cốt truyện vì tác phẩm trữ tình chủ yếu thể hiện trực tiếp tâm trạng, tình cảm, ý nghĩ cảm xúc...của tác giả, nó không đòi hỏi nhà văn phải xây dựng những sự kiện, biến cố, hành động thành một hệ thống liên tục làm cơ sở cho sự triển khai các tính cách.
Vấn đề cốt truyện trong truyện kể từ lâu đã đƣợc ngành Tự sự học coi là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự. Đã có nhiều công trình nghiên cứu triển khai khá công phu nhƣ: Cốt truyện (Những
yếu tố của lối viết hư cấu) của A. Dibell, Sự giải thích về cốt truyện: cách sắp
xếp và mục đích của hình thức kể chuyện của P.Brooks, Cách thức xây dựng
tiểu thuyết của J.Sauders hay trong một số công trình về Tự sự học nhƣ: Tự
sự học (Narrative) của P.Cobley, NXB Routledge, 2001; Thi pháp cấu trúc
(Structuralist Poetics) của J. Culler (NXB Routledge, xuất bản lần đầu
1975)…cốt truyện luôn là một yếu tố cần khảo sát.
Các nhà nghiên cứu từ cổ điển đến hiện đại thuộc những trƣờng phái khác nhau trên thế giới đã đề xuất nhiều cách tiếp cận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ qua hệ thống cốt truyện, nhằm tìm ra mô hình tự sự mang phong cách riêng của nhà văn. Ở Việt Nam, Từ điển thuật ngữ văn học cũng đã khẳng định: “Cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố: Ngôn từ và
27
cốt truyện” , tuy nhiên, vấn đề cốt truyện nhìn chung chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và cách hiểu còn khá cứng nhắc.
Có thể xem rằng cốt truyện (plot) là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm. Trong cốt truyện cần phân biệt khái niệm: cốt truyện và sƣờn truyện. Nếu sƣờn truyện chỉ là cái khung thì cốt truyện đã là một hệ thống biến cố, sự kiện cụ thể để diễn đạt cái khung ấy. Cốt truyện là sƣờn truyện đã đƣợc chi tiết hóa, hình tƣợng hóa một cách cụ thể, sinh động qua một chủ thể sáng tạo. Có thể nói cốt truyện là một cái gì độc đáo, không lặp lại, gắn bó trực tiếp với những yếu tố khác làm cho tác phẩm văn học trở thành một chỉnh thể nghệ thuật. Có thể kể lại sƣờn truyện một cách dễ dàng nhƣng khó có thể kể lại đầy đủ cốt truyện của một tác phẩm, nhất là một tác phẩm lớn.
Cơ sở của cốt truyện trƣớc hết đó là xung đột xã hội. Trong quá trình xây dựng tác phẩm, nhà văn bao giờ cũng thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp những xung đột xã hội của thời đại vào tác phẩm của mình. Vì vậy, cốt truyện mang tính lịch sử cụ thể, đƣợc qui định bởi những điều kiện lịch sử, xã hội mà nhà văn đang sống. Chính những điều kiện lịch sử, xã hội khác nhau đã tạo nên sự khác nhau giữa các cốt truyện. Nhƣng xung đột xã hội mới chỉ là cơ sở khách quan của cốt truyện vì vậy không thể đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện.
Khi nói đến cốt truyện, cần chú ý rằng, đó luôn luôn là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái quát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giá chủ quan của họ đối với cuộc sống. Vì vậy, không thể bê nguyên xi những chuyện có thật ngoài cuộc đời vào tác phẩm. Những xung đột xã hội phải đƣợc đồng hóa một cách có nghệ thuật nhằm loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên, thứ yếu để xây dựng cốt truyện theo hƣớng điển hình hóa. Vì vậy, cùng xuất phát từ một
28
xung đột xã hội giống nhau, những nhà văn khác nhau lại xây dựng những cốt truyện khác nhau nhằm thể hiện quan điểm, thái độ, ý đồ tƣ tƣởng, phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn đối với cuộc sống. Những xung đột xã hội giữa nông dân, địa chủ, quan lại đƣợc thể hiện qua nhiều cốt truyện khác nhau trong các tác phẩm của các nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng ...là những ví dụ cụ thể.
Quá trình xây dựng cốt truyện là một quá trình lao động phức tạp và gian khổ. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn luôn cố gắng xây dựng những cốt truyện chân thực và hấp dẫn đồng thời thể hiện đƣợc chiều sâu tâm lí của tính cách nhân vật. Cùng xuất phát từ một xung đột xã hội giống nhau, những nhà văn khác nhau lại xây dựng những cốt truyện khác nhau nhằm thể hiện quan điểm, thái độ, ý đồ tƣ tƣởng, phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn đối với cuộc sống