5. CấU TRÚC LUậN VĂN
3.3.3. Tình huống bi kịch
Tình huống bi kịch thƣờng xuất hiện trong kiểu cốt truyện tâm lí, luận đề. Các tình huống bi kịch đƣợc Nguyễn Minh Châu đƣa vào tác phẩm của mình để khai thác chiều sâu tính cách, tâm hồn con ngƣời trƣớc bất hạnh của số phận. Ở đó là những xung đột để thấy đƣợc sự bất lực của con ngƣời trƣớc hoàn cảnh. Tình huống này khiến cho cốt truyện đƣợc căng ra với cuộc xung đột giữa khát vọng và hoàn cảnh, giữa thiện và ác, giữa khát vọng chân chính của con ngƣời và sự nghiệt ngã của hoàn cảnh. Xây dựng kiểu tình huống này trong cốt truyện của nhà văn sau 1975 đều bắt nguồn từ cái nhìn đa chiều của tác giả về con ngƣời và cuộc sống. Đó là kiểu tình huống trong các tác phẩm
nhƣ Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam, Phiên chợ Giát…
Các nhân vật trong Cỏ lau đƣợc đặt vào một tình huống bi kịch hết sức éo le. Lực trở về sau chiến tranh nhƣng vợ anh - Thai đã có gia đình khác vì tƣởng rằng anh đã hi sinh. Lực - Thai - Quảng đều không thể thay đổi đƣợc hoàn cảnh để có đƣợc cuộc sống hạnh phúc. Lực không thể gắn bó cũng không nỡ tách rời quá khứ, anh không thể đoàn tụ với gia đình dù đó là nguyện vọng của cả anh và Thai. Còn vợ anh cũng rơi vào bế tắc, Thai không thể trở về bên ngƣời chồng mình yêu thƣơng bởi điều đó sẽ làm tổn thƣơng đến những ngƣời trong gia đình. Mặt khác Thai cũng không thể sống bình yên bên chồng con mà không nghĩ đến Lực. Quảng - chồng mới của Thai càng lo lắng và tuyệt vọng hơn trƣớc sự trở về của Lực bởi anh thấy đƣợc
96
mình không thể níu kéo và cũng không thể có đƣợc sự bình yên và tình yêu bên Thai đƣợc nữa. Tình huống bi kịch ấy cho thấy sự bất lực của con ngƣời trƣớc hoàn cảnh, sự khốc liệt còn dai dẳng của chiến tranh để lại. Vì vậy cốt truyện cũng đặt ra cách nhìn nhận mới về chiến tranh của những con ngƣời từng bƣớc ra từ cuộc chiến.
Cũng vẫn bi kịch đối diện với nỗi đau đoàn tụ sau chiến tranh, tình huống trong Mùa trái cóc ở miền Nam là một tấn bi kịch xót xa về tình mẫu tử, tình đồng chí, đồng đội, tình ngƣời đã bị hủy hoại. Tình mẫu tử sâu nặng, đau đáu suốt hơn hai mƣơi năm của ngƣời mẹ đƣợc đáp lại bởi thái độ thờ ơ, nhạt nhẽo, lạnh lùng vô cảm của đứa con tạo nên bi kịch. Ngƣời mẹ sau bao năm tìm con nay gặp lại lại trở thành tội nhân ngửa tay cầu xin sự tha thứ và tình cảm của đứa con bất hiếu, chai sạn tới lạnh lùng. Cuộc gặp gỡ tƣởng rằng phải là cuộc hội ngộ đầy cảm động nay trở thành “phiên tòa đại hình” quan tòa là đứa con và tội nhân là ngƣời mẹ đáng thƣơng. Cũng chính ở đây tình đồng chí, đồng đội, tình ngƣời sâu nặng trong cuộc kháng chiến giữa những ngƣời lính nay đƣợc thay bằng sự hằn học, vô cảm trƣớc cái chết của đồng đội. Đứa con trai của bà mẹ tội nghiệp ấy còn gây bao nghịch lí cho đồng đội mình với những thứ quân lệnh quái gở thậm chí cả việc làm vô nhân tính, gài đặt mìn với chính đồng đội và nhân dâ cuối cùng dẫn tới cái chết của Phác, một ngƣời lính chân chính. Qua tình huống bi kịch ấy nhà văn thể hiện sự đồng cảm, thƣơng xót đối với ngƣời mẹ, sự ghê tởm trƣớc nhân cách tha hóa của đứa con trai. Kết thúc câu chuyện là cái chết của Phác và ngƣời mẹ đi ăn mày ngửa tay ăn xin tình thƣơng của thiên hạ giữa dòng đời mang theo bao nỗi xót xa và sự lo âu, khắc khoải của tác giả trƣớc sự tha hóa nhân cách và tình ngƣời của con ngƣời sau chiến tranh.
Trong Phiên chợ Giát, tình huống bi kịch lại xảy ra ngay trong quyết định phải bán đi con bò đã từng gắn bó cả đời mình với sự nghiệp của gia đình với sự nối tiếc đau đớn của cả gia đình lão Khúng. Khát vọng giải phóng thoát khỏi kiếp cực nhọc, giải phóng cho con bò Khoang nhƣng rồi cũng thất
97
bại khi nó trở về bên cạnh lão Khúng một cách vô điều kiện nhƣ một bi kịch luẩn quẩn của kiếp “nửa ngƣời nửa vật” cứ bám lấy cuộc đời lão Khúng.
Cuộc sống bình thƣờng vốn đã chứa đựng ở đó những bi kịch, nghịch lí khắc nghiệt nhƣng một hiện thực bƣớc ra từ chiến tranh thì sự khốc liệt của nó còn mang đến cho cuộc đời biết bao tấn bi kịch nữa. Bắt nguồn từ góc nhìn đa diện về cuộc sống, về con ngƣời và sự nhạy cảm đặc biệt của một tấm lòng trắc ẩn, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng cốt truyện dựa trên những tình huống bi kịch nhƣ muốn khẳng định rằng: nếu chiến tranh là một thử thách lớn đối với con ngƣời thì khi đứng trƣớc bi kịch con ngƣời ta cũng cần phải khẳng định bản lĩnh, nhân cách và tinh thần để vƣợt qua số phận. Đồng thời trƣớc mỗi bi kịch cũng là cơ hội để con ngƣời chiêm nghiệm lại những giới hạn không thể vƣợt qua trong cuộc đời cũng nhờ thế mà truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ngày càng trở nên sâu sắc với những trăn trở khôn nguôi của một tấm lòng trắc ẩn đối với cuộc đời.