Thời gian nghệ thuật và sự co duỗi của cốt truyện

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 103)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

3.4.1.Thời gian nghệ thuật và sự co duỗi của cốt truyện

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật là yếu tố thuộc bên trong của hình tƣợng nghệ thuật. “Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được dấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong

của hình tượng văn học”[23, tr 272]. Thời gian trong tác phẩm văn học là

một trong những yếu quan trọng, một phƣơng tiện hữu dụng để tổ chức nội dung nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật phản ánh thời gian khách quan, có độ dài - nhịp độ - tốc độ, có ba chiều quá khứ - hiện tại – tƣơng lai. Lại Nguyên

100

Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học cũng lí giải “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật, thể hiện sự cảm thụ độc đáo của

thời gian về phương thức tồn tại của con người trong thời gian” [1, tr 264].

Sự cảm thụ thời gian trong tác phẩm gắn liền với nhận thức về ý nghĩa cuộc đời, thể hiện quan niệm về thế giới, lịch sử và con ngƣời. Cách sắp xếp thời gian trong tác phẩm văn học thể hiện đƣợc sự sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Thời gian nghệ thuật có thể quay ngƣợc về quá khứ hoặc vƣợt qua hiện tại để đến tƣơng lai. Cũng có khi là một sự xáo trộn giữa ba chiều thời gian không theo một trật tự lôgíc tuyến tính. Thời gian có thể bị dồn nén với một khoảng dài chỉ trong khoảnh khắc hoặc chỉ một lát cắt, một chốc lát lại đƣợc kéo dài một cách vô tận. Sự sắp xếp thời gian nghệ thuật trong tác phẩm thể hiện sự sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ và phụ thuộc trực tiếp vào ý đồ nghệ thuật mà họ muốn gửi gắm trong tác phẩm. Truyện ngắn vốn là một thể loại chịu sự chi phối, gò bó của thời gian bởi truyện ngắn thƣờng chỉ đi vào một thời điểm trong cuộc đời con ngƣời. Vì thế cách tổ chức thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn là sự sáng tạo và thể hiện tài năng của ngƣời nghệ sĩ. Nó chịu sự chi phối trực tiếp bởi thế giới quan nghệ thuật và thể hiện quan điểm thẩm mĩ của nhà văn qua các thủ pháp sử dụng linh hoạt các hình thức thời gian. Đối với cốt truyện, yếu tố thời gian trong sự sắp xếp độc đáo của nhà văn sẽ góp phần tạo nên sự co duỗi trong quá trình vận động và phát triển của cốt truyện. Tổ chức các lớp thời gian thành công trong nghệ thuật cốt truyện là yếu tố quan trọng và cần thiết để tạo nên sự thành công và sức hút cho tác phẩm.

Các nhà văn hiện đại khi xây dựng cốt truyện luôn chú ý tới yếu tố thời gian và không gian trong tác phẩm của mình. Nếu nhƣ Nguyễn Huy Thiệp sử dụng yếu tố thời gian nghệ thuật nhƣ một đối tƣợng thẩm mỹ mang tính quyết định của cấu trúc truyện ngắn và yếu tố thời gian không quá phức tạp với một tuyến thời gian của nhân vật chính, sự kiện này nối tiếp các sự kiện khác theo sự vận động nhân quả, trên trục thời gian ấy, số phận con ngƣời đƣợc tái hiện

101

qua sự luân chuyển liên tục của các hình thức không gian thì Nguyễn Minh Châu lại có một ý đồ riêng của mình. Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu biểu hiện một cách sâu sắc quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con ngƣời. Khảo sát yếu tố thời gian trong truyện ngắn sau 1975 của ông thƣờng đƣợc sắp xếp theo hƣớng thu gọn thời gian hiện thực và mở ra chiều thời gian kí ức, hồi tƣởng. Một số kiểu thời gian trong sáng tác của ông tham gia trực tiếp vào cấu trúc cốt truyện: thời gian hiện thực, thời gian tâm lí, thời gian hồi tƣởng. Yếu tố thời gian góp phần tạo nên sự co duỗi của cốt truyện thực hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Thời gian hiện thực thƣờng là nền cho những sự kiện để triển khai cốt truyện. Có thể thấy rằng với những điều tâm niệm, trăn trở về con ngƣời trong mối tƣơng quan giữa quá khứ và hiện tại cũng nhƣ những dự báo ở tƣơng lai, Nguyễn Minh Châu đã hình thành một phong cách nghệ thuật truyện ngắn thƣờng bắt đầu cốt truyện từ thời gian hiện thực và sau đó ông đƣa nhân vật của mình về quá khứ với những hồi ức, những suy xét, chiêm nghiệm một cách nghiêm khắc. Thời gian hiện thực đặt nhân vật trong những nhận thực và hành động cụ thể nhƣng những nguyên nhân lí giải cho hiện thực và bản chất của con ngƣời lại thƣờng đƣợc lí giải khi nhân vật đƣợc đƣa về thời gian quá khứ với những diễn biến của hồi ức và sự phức tạp của tâm hồn. Thời gian hiện thực trong truyện ngắn của ông chỉ đóng một vai trò khiêm tốn để nhân vật trở về quá khứ, sống trong những trạng huống tâm lí dai dẳng. Các nhân vật hoặc xuất hiện, hoặc đƣợc nhắc tới cùng các sự kiện, sự việc hay trong những câu chuyện bắt nguồn từ hiện tại nhƣ sự kiện lão Khúng ra chơi nhà Định (Khách ở quê ra), lão Khúng thức dậy chuẩn bị dắt con Khoang đi bán (Phiên chợ Giát), Lực trở về và vào chụp ảnh ở hiệu ảnh của chồng Thai (Cỏ lau), ngƣời họa sĩ vừa hoàn thành bức tranh tự họa (Bức

tranh),…Những sự kiện đó nhƣ một tác nhân để gọi quá khứ trở về. Cốt

102

truyện thƣờng đƣợc đan xen giữa các khoảng thời gian trùng điệp giữa hiện tại và quá khứ theo mạch hồi tƣởng và các lớp thời gian của tâm lí.

Phần lớn cốt truyện của Nguyễn Minh Châu đƣợc xây dựng dựa trên thời gian hồi tƣởng. Từ hiện tại nhân vật trở về với những trạng huống tâm lí trong sự hồi tƣởng. Cốt truyện vì thế mà tạo đƣợc độ lùi để nhân vật đƣợc sống đúng với bản chất và con ngƣời mình trong quá khứ với những cảm nhận sâu sắc hơn. Trong truyện ngắn sau 1975 của ông, phần lớn thời gian hồi tƣởng đóng vai trò là mạch quan trọng để khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật và xây dựng cốt truyện. Thời gian hồi tƣởng gắn với sự nhớ lại quá khứ để tái hiện toàn bộ cuộc đời con ngƣời (Khúng trong Phiên chợ Giát), có lúc thời gian hồi tƣởng lại đƣợc đan xen giữa quá khứ và hiện tại nhằm cân bằng lại nhịp độ cho hồi ức, tránh để nhân vật quá lún sâu vào hồi ức lan man (Cơn

giông, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) nhiều khi hồi tƣởng để khơi

gợi lại quá khứ và làm nhiệm vụ kết thúc truyện (Cỏ lau). Đặt trong thời gian hồi tƣởng, cốt truyện lựa chọn cho nhân vật những cảnh huống, những dấu mốc trong cuộc đời đƣợc nhớ lại để làm rõ tình thế hiện tại và số phận, tính cách nhân vật đƣợc soi chiếu một cách sâu sắc hơn. Thời gian hồi tƣởng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu tạo nên một mạch xuyên suốt của cốt truyện. Chính sự trăn trở đến day dứt về vai trò của văn chƣơng và nhiệm vụ của ngƣời nghệ sĩ làm sao để làm cho cuộc sống và con ngƣời trở nên tốt đẹp hơn là lí do mà ông thƣờng xuyên để nhân vật có những khoảng ngoái lại. Với thời gian hồi tƣởng trong cốt truyện, ông đã để nhân vật của mình có điều kiện chiêm nghiệm, kiểm chứng về những lẽ sống, cách sống để vƣơn tới sự hƣớng thiện.

Thời gian tâm lí là một sự sắp xếp thời gian không theo trật tự biên niên hay sự vận động của sự vật, hiện tƣợng mà nó phụ thuộc vào tâm lí của nhân vật. Dòng thời gian tâm lí trực tiếp làm nên những khoảng ngƣng cần thiết cho cốt truyện, giữa các lớp thời gian đó cốt truyện cũng vì thế mà có sự co duỗi khác nhau, có khi đi nhanh để đi qua một đời ngƣời với một thời gian

103

dài nhƣng có lúc lại là sự đọng lại tại một khoảnh khắc thời gian nào đó. Trong sự co duỗi giữa các lớp thời gian nhƣ vậy, cốt truyện ngừng lại tạo điều kiện cho nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, hành động, cảm xúc, tâm trạng và diễn biến tâm lí của mình. Thời gian tâm lí thƣờng làm cho cốt truyện ngừng lại ở quá khứ khá lâu để nhân vật tự nhận thức lại mình hoặc để nhân vật nhớ lại quá khứ, tự đối chất, sám hối. Thời gian trong Bức tranh với những sự kiện trôi qua rất nhanh hay chậm chạp đến nặng nề, vài chục phút ngồi trên ghế cắt tóc mà tƣởng chừng nhƣ nửa thế kỉ với một cuộc phẫu thuật đầy đau đớn qua từng hành động cắt tóc của ngƣời thợ với hàng loạt diễn biến tâm lí khác nhau. Sự dồn nén thời gian tâm lí ở đây xoáy sâu vào hành trình thức tỉnh lƣơng tâm của nhân vật. Thời gian với những mạch cảm xúc thiên về những nỗi đau trong quá khứ hơn mƣời năm sống giữa chiến trƣờng qua sự cảm nhận của Quỳ trở nên dài hơn, đau hơn khiến ngƣời phụ nữ ấy trở nên già đi. Cốt truyện cứ chùng chình giữa những miền kí ức của nhân vật co duỗi một cách đau đớn cùng với quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật.

Không chỉ có sự tham gia của các kiểu thời gian hiện thực, thời gian hồi tƣởng và thời gian tâm lí trong cốt truyện mà ngay cách sắp xếp, tổ chức các lớp thời gian ở đây cũng đƣợc xem là một sáng tạo lớn tạo nên sự thành công của tác phẩm.

Nhiều tác phẩm có cốt truyện đƣợc tổ chức theo các lớp thời gian đồng hiện. Nhiều khi cùng một lúc trong tác phẩm có đồng thời nhiều lớp thời gian đan xen để tạo thành cơ sở cấu trúc nên mạch truyện, đóng góp vào sự phát triển của cốt truyện. Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời gian quá khứ và thời gian hiện tại đồng hiện có thể xem là phƣơng thức nhận thức của nhân vật về hiện tại khiến cho cốt truyện kéo dài nhƣ ở Bức tranh, Bến quê…

Nhiều khi cả ba chiều quá khứ - hiện tại - tƣơng lai cùng tồn tại xen kẽ nhau để thấy đƣợc một quá khứ đầy ám ảnh, day dứt đã đi qua đến hiện thực vẫn còn đầy xáo trộn, cay đắng nên chỉ còn cách nhìn vào tƣơng lai chính là giải pháp tất yếu để cốt truyện tiếp tục vận động nhƣ kiểu Người đàn bà trên

104

chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Khách ở quê ra., thậm chí giữa các lớp thời gian

đó còn đồng hiện thêm cả thời gian ảo mang màu sắc viễn tƣởng nhƣ trong

Sống mãi với cây xanh, Phiên chợ Giát.

Không chỉ xây dựng cốt truyện theo lối tổ chức thời gian đồng hiện mà một số truyện của Nguyễn Minh Châu còn đƣợc tổ chức trong các mối liên kết tồn tại của các lớp thời gian. Nhiều khi thời gian của ngƣời kể chuyện, thời gian của sự kiện và thời gian của nhân vật với nhiều dạng biểu hiện nhƣ tâm lí, tâm linh, hồi tƣởng lại cùng đƣợc xuất hiện. Đó là những trƣờng hợp của một số truyện có cấu trúc thời gian phức tạp, tạo nên sự phức hợp nhiều kiểu cốt truyện cùng tồn tại trong tác phẩm nhƣ Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ Giát. Nhờ vậy, Nguyễn Minh

Châu đã góp phần mang lại hình thức nghệ thuật mới cho cốt truyện ngắn hiện đại sau 1975, mở ra hƣớng phản ánh mới trong cách thể hiện con ngƣời và phản ánh hiện thực.

Nhƣ vậy, sự mở rộng nhiều lớp thời gian cùng với việc tổ chức các lớp thời gian theo lối đồng hiện hay kết hợp trong nhiều mối quan hệ, nhà văn đã đƣa đến cho cấu trúc cốt truyện nhiều sự đổi mới. Đó là sự co duỗi cần thiết để cốt truyện phát triển theo những lôgic riêng của tác phẩm, khiến cho cốt truyện phát triển một cách tự nhiên nhƣng phù hợp với ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Từ đó tác giả đƣa ra một cách nhìn khái quát hơn về số phận con ngƣời đồng thời mở rộng phạm vi phản ánh của hiện thực của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 103)