5. CấU TRÚC LUậN VĂN
3.3.1. Tình huống nhận thức
Một trong những loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm đổi mới là tình huống nhận thức. Đó là những tác phẩm có cấu trúc cốt truyện dựa trên các sự kiện tâm lí và cốt truyện triết lí luận đề. Ở dạng cốt truyện này từ một khoảnh khắc của tâm trạng nhà văn tổ chức thành công cốt truyện tâm lí hấp dẫn, chân thực, đƣa nhân vật vào
91
những sám hối, day dứt hay những nếm trải chiêm nghiệm, tự nhìn nhận và đánh giá lại quan niệm, cách sống và hành động của mình nhƣ các tác phẩm
Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…Điều
dễ thấy là ở kiểu tình huống này đƣợc tác giả xây dựng và tổ chức thành một số dạng cơ bản.
Đầu tiên phải kể đến dạng tình huống tự nhận thức thông cuộc đấu tranh tinh thần, đấu tranh tâm trạng gay gắt. Tiêu biểu là truyện ngắn Bức
tranh, Hạng. Có thể thấy tình huống trong Bức tranh, tác phẩm đánh dấu
bƣớc ngoặt trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu cũng đƣợc đánh giá là dấu hiệu đổi mới đầu tiên của văn học sau kháng chiến. Đó là tình huống tự nhận thức thông qua cuộc đấu tranh tâm trạng để nhân vật tự nhìn nhận đánh giá lại mình và một quá trình lột xác tƣơng ứng. Tình huống ngƣời họa sĩ bất ngờ gặp lại ngƣời chiến sĩ thồ tranh năm xƣa và ngƣời mẹ mù lòa của anh làm cho cuộc sống của ngƣời họa sĩ vốn thành danh bị đảo lộn hoàn toàn bởi sự thất hứa năm xƣa và sự bất an, mâu thuẫn trong tâm trạng. Cuộc cật vấn lƣơng tâm ráo riết rƣợt đuổi lấy ngƣời họa sĩ, đẩy anh ta vào một quá khứ không xa và tiến hành một cuộc đối chứng giữa những gì mình đã hứa và đã làm, tiếng nói của lƣơng tâm, trách nhiệm cùng lúc hiện về, cứ thế “ánh sáng hàng ngàn nến” của quá khứ đã lần lƣợt hiện về soi rọi con ngƣời thật từ trong bản chất của anh ta. Tòa án lƣơng tâm luôn hiện diện nhƣ một vị quan tòa tối cao và công minh nhất, gạt bỏ tất cả những lời ngụy biện giả dối, buộc ngƣời họa sĩ phải đối diện với quá khứ, nhìn thẳng vào thực tại để truy đuổi tận cùng nguồn lạch và góc khuất của con ngƣời thật bản thân. Nhƣ vậy, từ tình huống tự nhận thức cốt truyện đã chuyển tải một một cách sinh động ý đồ tƣ tƣởng của tác giả. Con ngƣời cần phải đƣợc thức tỉnh lƣơng tâm, nhân cách để nhìn thấu rõ những lỗi lầm, thói đạo đức giả đƣợc ngụy biện bằng danh nghĩa lợi ích cộng đồng mà thực chất là chà đạp lên số phận cá nhân, điều đã từng xảy ra trong quá khứ. Nhà văn vừa muốn cảnh báo, vừa muốn kêu gọi con ngƣời
92
hãy tự ý thức, tự soi xét việc làm và bản chất bằng chính ánh sáng của lƣơng tri để hƣớng thiện.
Dạng tình huống nhận thức thứ hai đƣợc xây dựng dựa trên sự chiêm nghiệm và những trải nghiệm của nhân vật, của nhà văn nhƣ kiểu Bến quê,
Dấu vết nghề nghiệp, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…Tình huống
đặt ra trong Dấu vết nghề nghiệp là một thủ môn xuất sắc đối diện với cái chết. Từ đó nhân vật đối diện với quá khứ của tình yêu, đam mê, vinh quang, sự hoàn hảo và cả thất bại. Những trạng thái tâm lí đƣợc xoáy sâu tập trung vào một sự cố đó là trái bóng thất bại mà chỉ ông và ngƣời trọng tài biết. Từ sự trải nghiệm ông đã suy ngẫm và trung thực đối diện với chính mình, thừa nhận thất bại , nhận thức về sự không hoàn hảo, về sự yếu ớt, ngu ngốc của mình và lòng bao dung của vị trọng tài cũng từng là tình địch trong tình yêu của ông thủa trƣớc. Ở Người đàn bà trên chuyến trên tàu tốc hành, tình huống đƣợc đặt ra là một ngƣời bị bệnh mộng du kể về tính cách và quá khứ của mình. Trong trạng thái của một bênh nhân nhận tự của Quỳ nhiều khi là một sự thái quá không cho phép những chính điểm đó từ những điều tƣởng chừng nhƣ bất cập nhƣng lại mang đến một cái nhìn chân thức, một nhận thức sâu sắc về ranh giới giữa con ngƣời và thánh nhân. Với tất cả tình yêu thƣơng, lòng tôn thờ và cả niềm đau mất mát khôn nguôi, Quỳ trôi theo những dòng suy tƣ chìm ngập nỗi băn khoăn trăn trở của bản thân về những con ngƣời cô đã từng vì lầm lỡ mà xúc phạm. Cốt truyện nhờ thế trải dài theo mạch suy tƣởng của Quỳ, những cuộc trò chuyện trong vô thức giữa Quỳ với vong linh của những ngƣời đã chết (trung đội trưởng Hòa, anh nuôi Hậu và
những người lính đã im lặng vĩnh viễn trong tình yêu với cô). Chính trong
những cuộc đối thoại này mà chân dung “con người bên trong” của Quỳ đƣợc tác giả khắc họa chi tiết, sinh động và cũng thật ấn tƣợng. Suốt cuộc đời với những biến động giúp chị nhận ra rằng cuộc đời này không thể có thánh nhân, chỉ có những việc làm của con ngƣời để khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đó cũng là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm tới ngƣời đọc.
93
Một dạng nữa của tình huống nhận thức là những tình huống đƣợc xây dựng trên những cuộc đối chứng. Tiêu biểu nhất là tác phẩm Một lần đối
chứng, nhân vật đƣợc đặt trong tình huống là ngƣời chứng kiến câu chuyện
yêu đƣơng, thù hận và lòng bao dung tha thứ của loài vật qua câu chuyện mèo nhà và mèo hoang. Từ đó nhân vật tiến hành cuộc đối chứng với con ngƣời để lí giải những bí ẩn đằng sau tình cảm của con vật đầy bản năng hoang dã mang bóng dáng của cả những điều chúng ta thƣờng bắt gặp ở xã hội loài ngƣời. Tác giả cảnh báo và kêu gọi con ngƣời cần đối chứng để nhìn thấy những khoảng tối, bản năng rơi rớt của phần con và ngăn ngừa sự lan tràn, phát triển những tội ác, thú tính hoang dại, nâng cao những phần tốt đẹp của phần ngƣời.
Nhƣ vậy, đặt ra kiểu tình huống này trong cốt truyện, Nguyễn Minh Châu đã tạo nên đƣợc cái cớ để trở đi trở lại, đào xới những vấn đề vẫn thao thức trong ông từ bấy lâu nay. Kiểu tình huống nhận thức giúp cho cốt truyện của ông tạo ra đƣợc những khoảng trống cần thiết để ngƣời đọc nhìn nhận lại những vấn đề về cuộc sống và con ngƣời.Từ đó, con ngƣời tự nhìn nhận lại chính mình, soi vào quá khứ và nhìn nhận một cách nghiêm khắc hiện thực cuộc sống để bƣớc tiếp trong quá trình vận động, hƣớng tới sự hoàn thiện nhân cách cũng nhƣ hƣớng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.