Truyện không có cốt truyện

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 38)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

2.1.1.Truyện không có cốt truyện

Sau 1975, truyện ngắn Việt Nam có xu hƣớng đi vào khám phá những con ngƣời trong cuộc sống đời thƣờng đã tạo nên những cốt truyện lỏng, chất chuyện mờ nhạt với những trạng thái, tâm trạng không dễ cho việc kể lại. Cốt truyện ít có những tình huống căng thẳng, những xung đột phức tạp mà thƣờng chỉ xoay quanh những sự việc bình thƣờng (đôi khi rất vun vặt) hàng ngày. ở những truyện này, các yếu tố sự kiện, tình tiết, đƣợc triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật là chủ yếu. Có thể kể

đến Người không đi cùng chuyến tàu (Nguyễn Quang Thân) và Những bông

bần li (Dƣơng Thu Hƣơng) giống nhau ở chỗ: cốt truyện đƣợc triển khai theo

mạch cảm xúc của nhân vật chính. ở Ngƣời không đi cùng chuyến tàu là câu chuyện về Thảo và Đính trong một chuyến tầu trở về nơi họ đã từng công tác. Các nhân vật hiện dần lên qua hồi ức của ngƣời phụ nữ duy nhất là Minh. Đó là một cuộc đối sánh về tính cách giữa Thảo và Đính. Thảo là ngƣời năng động, tháo vát biết tranh thủ mọi điều kiện để thực hiện những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời. Còn Đính thâm trầm, nghiêm túc thích mò mẫm trong những khoảng rừng gai để tìm ra con đƣờng ngắn nhất chƣa ai biết. Nếu Thảo ngày càng tiến xa hơn trên con đƣờng danh vọng thì Đính lặng lẽ sửa chữa, hoàn thiện những công việc dang dở. Cốt truyện dƣờng nhƣ chẳng có gì to tát nhƣng vẫn bộ lộ rõ chủ đề tƣ tƣởng: cuộc sống rất cần những ngƣời không bao hững hờ với vẻ đẹp cũng nhƣ cái xấu nó. Ngƣời ta thƣờng chỉ muốn làm những cái tốt mà ít ai dũng cảm sửa chữa những cái xấu để nó ngày một hoàn thiện hơn. Cốt truyện Những bông bần li lại chỉ men theo những vui buồn trong tâm hồn của một ngƣời phụ nữ đầy nhậy cảm trong tình yêu, hạnh phúc. Qua đó bộc lộ khao khát một hạnh phúc trọn vẹn, một cuộc sống có ích. Nếu chiến tranh là môi trƣờng thử thách phẩm giá con ngƣời

35

trong những tình huống phức tạp gay cấn thì cuộc sống hòa bình cũng có những phức tạp riêng của nó. Đó cũng là môi trƣờng rèn luyện phẩm chất con ngƣời thầm lặng mà dai dẳng, không kém phần gay gắt dữ dội. Việc đối diện với lƣơng tâm mình để từ đó để khẳng định một cách sống xứng đáng với con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa trong cuộc sống đời thƣờng. ở đó cốt truyện tâm lý, cốt truyện lỏng, ít chất truyện dễ đi vào những vấn đề tƣởng nhƣ nhỏ bé nhƣng lại có ý nghiã xã hội sâu sắc

Cùng với xu hƣớng đó, khai thác mảng đề tài thế sự - đời tƣ, Nguyễn Minh Châu đƣợc đánh giá là ngƣời “ nhìn đâu cũng ra truyện ngắn” cũng bởi trong truyện ngắn của ông, những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống đƣợc khai thác với những chiêm nghiệm thấm thía bằng tấm lòng của nhà văn lắm duyên nhiều nợ với cuộc đời, với con ngƣời. Qua đó cũng thấy rõ đƣợc những đóng góp của nhà văn trong dòng chảy của văn học thời kì đổi mới.

Truyện ngắn của ông sau 1975 đã có nhiều chuyển biến linh hoạt về kết cấu cốt truyện. Một số truyện có thể coi là không có cốt truyện. Đó là những truyện kể về những sự việc bình thƣờng, đơn giản trong cuộc sống, những truyện thƣờng không có mở đầu hay kết thúc, thiếu vắng những thắt nút, mở nút đầy hồi hộp kịch tính mà đơn giản nó cứ nhƣ một dòng chảy miên man giữa đời thƣờng. Từ những câu chuyện vụn vặt trong đời sống của những con ngƣời bình thƣờng đƣợc ông góp nhặt vào những trang viết sâu lắng, độc giả đƣợc chiêm nghiệm thấm thía với những vấn đề đƣợc khái quát không hề nhỏ, những triết lí nhân sinh, những cảnh báo về lẽ sống của mỗi con ngƣời trƣớc cuộc sống vô vàn những biến động. Mỗi truyện ngắn của ông với một dung lƣợng không phải đồ sộ nhƣng lại chứa đựng những thông điệp không kém các thể loại văn học khác. Nó mang đến cho ngƣời đọc những liên tƣởng độc đáo, những tƣ tƣởng cao sâu trong từng câu chuyện dung dị của đời sống hàng ngày. Chính quan điểm ấy và nỗ lực đƣa văn học đến gần với cuộc sống hơn, sau 1975 sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói chung và truyện ngắn của

36

ông nói riêng luôn lấy chất liệu và xây dựng cốt truyện từ những sự việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống. Mỗi tác phẩm lại mang đến cho ngƣời đọc những liên tƣởng nhƣ những sự kiện biến cố đang diễn ra ở đâu đó xung quanh cuộc sống hàng ngày. Những truyện ngắn dƣờng nhƣ không có cốt truyện chiếm một phần đáng kể trong hệ thống truyện ngắn sau chiến tranh của nhà văn. Điều đó cũng góp phần định hình cho một phong cách truyện ngắn độc đáo và tạo thành một hệ thống truyện mang vóc dáng riêng của Nguyễn Minh Châu.

Càng hƣớng ngòi bút về với cuộc sống đời thƣờng, càng gắn bó, từng trải và chiêm nghiệm về nó ông càng thấu hiểu cuộc sống và bản chất của con ngƣời với đủ các mặt tốt xấu diễn ra trong quá trình đấu tranh từ những điều rất vụn vặt. Nguyễn Minh Châu đã hƣớng ngòi bút của mình vào những câu chuyện thƣờng nhật tƣởng chừng không có gì to tát nhƣng lại hàm chứa trong đó biết bao lo âu, khắc khoải lớn lao của nhà văn về con ngƣời, về cuộc sống. Có thể kể tới rất nhiều truyện ngắn mà từ những câu chuyện vụn vặt ngƣời đọc lại nhìn ra trong đó những ngang trái, nhức nhối của xã hội cần phải suy ngẫm một cách nghiêm khắc. Có những truyện ngắn chỉ gói gọn lại trong một tình thế suy tƣ, chiêm nghiệm về cuộc đời nhƣ Bến quê, Một lần đối

chứng…, có truyện chỉ đơn giản là tái hiện lại một mảnh đời vụn vặt nhƣ Mẹ

con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K,

Ở đây, cấu trúc cốt truyện đƣợc nới lỏng đến mức nhiều lúc dƣờng nhƣ không còn truyện, chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những cảnh sinh hoạt bình dị của đời thƣờng. Trong các truyện “không có cốt truyện” này, hầu nhƣ khó tìm thấy những điểm nút đóng vai trò tạo xung đột hoặc giải quyết xung đột. Truyện đƣợc triển khai bằng những chi tiết miêu tả hoặc những lời trần thuật, kể lại những sự việc bình thƣờng trong cuộc sống, những nhân vật thì mặc nhiên cƣ xử, hành động theo những nếp nghĩ, thói quen trong cuộc sống của họ. Tác giả chỉ đóng vai trò nhận thức và suy nghĩ về những vấn đề nảy sinh từ cách ứng xử, lối sống của nhân vật và tác giả sắp xếp nó trong những mối

37

quan hệ nhân quả để ngƣời đọc nhận ra bản chất, quy luật của cuộc sống từ những sự việc bình dị, nhỏ nhặt nhất trong đời sống. Chuyện về cách đối xử của cô con gái với bà mẹ, những lời đàm tiếu về ngƣời khác của những ngƣời phụ nữ bên vòi nƣớc tập thể, trò mai mối tƣởng nhƣ đùa của hai đứa trẻ cho anh chị chúng bỗng trở thành sự thật, những chuyện đại loại nhƣ vậy diễn ra hàng ngày xung quanh ta….

Cùng với sự chuyển hƣớng về quan niệm nghệ thuật, kết cấu cốt truyện của truyện ngắn đƣơng đại cũng bắt đầu thay đổi. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có sự chuyển đổi theo mạch vận động đó của thể loại trong một bối cảnh xã hội mới. Trong những cốt truyện với đặc điểm nới lỏng dƣờng nhƣ không còn cốt truyện thì sự kiện thƣờng đóng vai trò là nguyên nhân của hành động, suy nghĩ, cảm xúc, không có vai trò nhiều trong việc thay đổi cuộc sống hiện tại của nhân vật. Nhà văn nhƣờng lại cho ngƣời đọc cái quyền suy ngẫm, phân tích, lí giải để rút ra ý nghĩa vấn đề đƣợc nhƣờng lại cho ngƣời kể chuyện và bạn đọc. Chính vì vậy, so với trƣớc, những truyện trên có tính gợi mở nhiều hơn.

Mẹ con chị Hằng, mở đầu cốt truyện là sự kiện anh Ca (chồng Hằng)

sắp đi B và Hằng nghĩ đến việc phải đón mẹ lên trong những ngày cô sinh nở sắp tới. Sau đó cốt truyện nhƣ chậm lại ở quãng thời gian bà cụ Huân trực tiếp lên chăm sóc cho Hằng. Gói gọn trong quãng thời gian một tháng, tính cách không biết chiều mẹ của Hằng cũng mỗi lúc một tăng lên và đẩy lên đến đỉnh điểm khi Hằng không còn kiềm nén hay che giấu đƣợc nữa thái độ cáu gắt, hay to tiếng, hay bực bội của mình đối với bà cụ. Khi mâu thuẫn còn chƣa đƣợc giải quyết thì tác giả đã cố ý để một sự kiện khác bất ngờ xuất hiện chen ngang (cái Quyền đánh điện nhờ bà cụ ra gấp với mình) làm cho khối xung đột này tạm chùng xuống trong nỗi lo toan chung của hai ngƣời. Bà cụ Huân lại phải tất tả chuẩn bị rời Hằng mà đến chăm lo cho một đứa con khác. Câu chuyện đƣợc khép lại nhƣng cốt truyện vẫn còn để ngỏ để ngƣời đọc không khỏi hoài nghi và băn khoăn trƣớc một giả định liệu chuyện Mẹ con

38

chị Hằng có phải là phổ biến trong xã hội hiện tại? Nếu đã là phổ biến thì vấn

đề đạo đức và nhân cách trong quan hệ ứng xử giữa những ngƣời thân trong gia đình rốt cuộc sẽ nhƣ thế nào trong sự vận động không ngừng của cuộc sống sắp tới? Ở đây, tính mở của cốt truyện kết hợp với tinh thần hoài nghi, lo âu thấp thoáng phía sau của tác giả đã góp phần gia tăng tính đối thoại cho câu chuyện kể. Nhà văn chỉ trình bày hoàn cảnh có vấn đề, lý giải, gợi mở, dự đoán và trao cho bạn đọc câu hỏi của mình, quyền kết thúc và tự rút ra vấn đề của chuyện lại thuộc về phần ngƣời đọc. Cốt truyện đã tạo cơ hội cho quan niệm “nhà văn không phải là người áp đặt chân lý” của Nguyễn Minh Châu có thể đƣợc xem là một biểu hiện tiêu biểu cho bƣớc tiến của văn học Việt Nam những năm đầu của cuộc đổi mới.

Hương và Phai là sự tái hiện những chuyện vụn vặt, tầm phào ở hiệu

sách, nơi vòi nƣớc công cộng hay bên chảo ô mai. Những chuyện vừa vui vừa buồn trong một đám cƣới và số phận con ngƣời cũng nhƣ những nghịch lí trong đời sống đƣợc nhìn qua con mắt của hai con nhóc. Cốt truyện bắt nguồn từ một trò đùa của hai đứa trẻ để tạo nên một nghịch lí rằng những việc tƣởng chừng nhƣ rất quan trọng của đời ngƣời nhƣ việc ngƣời ta thành vợ thành chồng lại đƣợc diễn ra dƣới bàn tay xếp đặt hết sức vô tƣ của hai “con nhóc”. Và cũng thật trớ trêu, “phép tính hoán vị” của hai đứa trẻ lại có kết cục đầy thiên vị: bên nhà khá giả thì đƣợc thêm ngƣời coi sóc, bên nhà túng bấn thì lại bớt ngƣời lo toan, khó khăn lại càng khó khăn. Từ tình thế nghịch lí trong truyện, ngƣời đọc không thể không cảm thấy ngậm ngùi trƣớc sự trớ trêu của số phận. Con ngƣời tƣởng chừng nhƣ có thể xếp đặt đƣợc số phận nhƣng có khi lại phải phó thác cho những đƣa đẩy ngẫu nhiên của cuộc đời.

Đọc truyện Đứa ăn cắp, ta bắt gặp cốt truyện là sự tái hiện bức tranh đời sống quen thuộc trong khu tập thể. Nhà văn chỉ làm công việc thuật lại những chi tiết đời thƣờng đang hàng ngày diễn ra ở đó. Những câu chuyện tƣởng chừng nhƣ nhàm chán vô vị, vô trách nhiệm của những ngƣời đàn bà, những trạng thái của con ngƣời khi thì phẫn nộ hay sợ hãi, lúc thì hả hê sung

39

sƣớng, rồi lúc lại căm giận, bịn rịn, xót thƣơng….Cốt truyện không hề có biến có nào nổi bật kể cả khi xuất hiện cái chết của một con ngƣời thì trong truyện nó cũng chỉ trở thành đề tài bàn luận của những ngƣời đàn bà hay thóc mách. Nhƣng đằng sau bức tranh thế sự nhàm chán ấy lại là một thái độ nghiêm khắc của nhà văn với những lời nói, hành động vô trách nhiệm, thờ ơ dửng dƣng với số phận và danh dự con ngƣời.

Cũng vấn kết cấu cốt truyện đó, vẫn là những mảnh đời vụn vặt, những bức tranh đời sống đƣợc nhà văn thuật lại trong tƣ thế của ngƣời kể chuyện một cách khách quan. Trong Dấu vết nghề nghiệp, cốt truyện đƣợc xây dựng xoay quanh việc ngƣời thủ môn nổi tiếng bắt hụt quả banh đơn giản cùng với sự châm chƣớc của trọng tài thực ra không có ảnh hƣởng gì đến sự nghiệp của cả hai. Câu chuyện về một lần thất bại và sự nhân nhƣợng của vị trọng tài vốn có tiếng là công minh mà chỉ riêng mình biết nhƣng nó lại gây ra một vết thƣơng nhức nhối trong lòng ông lão thủ thành già cho đến tận những ngày cuối đời. Quan trọng hơn câu chuyện về trái bóng ấy chính là điều chiêm nghiệm về sự nghiệt ngã và tình ngƣời trong nghề nghiệp của mình. Từ cốt truyện tƣởng chừng nhƣ đơn giản ấy lại gửi gắm những trăn trở của nhà văn về những chuyện thế thái nhân tình sâu sắc.

Lũ trẻ ở dãy K cũng là một câu chuyện mang tính thời sự diễn ra trong

khu nhà tập thể với một cốt truyện vô cùng đơn giản tƣởng chừng nhƣ chỉ là những sự kiện, chi tiết vụn vặt của đời sống thƣờng nhật đang diễn ra hàng ngày đƣợc tác giả thuật lại một cách chân thực trên trang giấy. Đó là chuyện về một ngƣời ngƣời đàn bà tốt bụng với tất cả mọi ngƣời trong khu tập thể và nhiều khi phải lao đao về vì sự sốt sắng hồn nhiên của mình. Vấn đề trở nên nghiêm trọng, giật gân là khi cô Hoằng thông báo cái tin chú cún nhà mình bị bệnh dại và yêu cầu mọi ngƣời từng chơi với chú nên đi khám bệnh thì mới vỡ lẽ ra từ các cô, các chị đến ông đại tá lúc nào cũng nghiêm nghị đều thích chơi với chú cún nhƣng âm thầm, giấu diếm. Nhƣng đặt bên cạnh sự vô tƣ của những đứa trẻ khu tập thể thì đôi khi sự chín chắn và suy nghĩ quá nhiều

40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của ngƣời lớn đôi khi không phải là tốt. Nếu họ bớt đi cái tính của “ngƣời lớn” một chút thì có lẽ không đến nỗi phải tá hỏa lên để tra hỏi con cái khi biết con chó bị bệnh dại. Ngƣợc lại những ngƣời lớn nhƣ cô Hoằng lại mang nhiều nét tính cách của trẻ con, vô tƣ hồn nhiên quá đôi khi lại là sự vô tâm khiến cho ngƣời khác phải thấy lo lắng, bất ổn. Tƣơng tự, những hành vi của hai con mèo trong Một lần đối chứng đã đem lại cho nhân vật “Tôi” những cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống con ngƣời. Những biến động xảy ra chủ yếu bên trong tâm hồn, thƣờng có sự độc lập tƣơng đối với sự kiện bên ngoài. … Ngƣời đọc không hề bắt gặp những tình tiết li kỳ rắc rối căng thẳng, những xung đột gay gắt hay những kết thúc bất ngờ nào nhƣng từ chính những câu chuyện đời thƣờng ấy với tài năng của mình Nguyễn Minh Châu giúp cho ngƣời đọc nhận ra và khái quát lên những triết lí nhân sinh, chiêm nghiệm những lẽ đời và cảnh tỉnh con ngƣời trƣớc những tình trạng đạo đức trong xã hội.

Biết bao câu chuyện vụn vặt, cỏn con trong đời sống thƣờng nhật cứ nhƣ thế đã đi vào truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu với lối kết cấu đơn giản tƣởng chừng nhƣ không có chuyện. Nhƣng đó lại là những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra, để cuộc sống tốt đẹp hơn thì con ngƣời cần phải lƣu tâm từ những điều giản đơn, nhỏ bé quanh mình. Chính các cốt truyện với lối kết cấu giản đơn ấy lại mang đến cho truyện của Nguyễn Minh Châu một âm hƣởng riêng, đậm chất triết lí và cũng khẳng định sâu sắc hơn tài năng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 38)