Cách tổ chức các thành phần cốt truyện theo kiểu truyền thống

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 88)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

3.2.1. Cách tổ chức các thành phần cốt truyện theo kiểu truyền thống

Tổ chức các thành phần cốt truyện cũng là một phƣơng diện quan trọng trong cấu trúc cốt truyện. Tổ chức cốt truyện theo lối truyền thống nghĩa là gồm có ba phần theo trình tự: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Có nghĩa các thành phần cốt truyện sẽ đƣợc cấu trúc bởi năm phần: trình bày - thắt nút - phát triển - cao trào - mở nút. Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 thì lối cấu trúc cốt truyện này không nhiều. Tiêu biểu cho kiểu này có Sắm vai, Một lần đối chứng, Chiếc thuyền ngoài xa…

Trong Sắm vai, phần trình bày mở đầu chính là những dòng giới thiệu của nhân vật tôi về chính mình và về nhà văn T. Sự kiện đƣợc coi là thắt nút của truyện chính là khi “tôi” thấy anh T thay đổi mọi thời gian biểu của mình và những thói quen thành giống nhƣ mọi ngƣời trong khu nhà. Sự kiện thắt nút đƣợc tiếp tục triển khai trong phần phát triển với hàng loạt các sự kiện nhỏ đƣợc khai thác ở moi khía cạnh. Sự lột xác của nhân vật từ việc thay đổi thói quen, ngoại hình bên ngoài, cả nếp sống cũng đƣợc thay đổi. Cao trào lên tới đỉnh điểm chính là cái màn diễn của trò chơi “vợ chồng dỗi nhau” mà trong đó anh phải nói cƣời nhƣ một cái máy. Mở nút chính là khi anh nhận ra vết trƣợt đánh mất đi bản ngã của mình và về với con ngƣời bình thƣờng trong bộ quần áo công nhân xanh, viết tiếp những trang bản thảo còn lại, tiếp tục sự nghiệp cầm bút của mình. Toàn bộ cốt truyện đƣợc kết cấu theo triết lí luận đề chặt chẽ. Các tình tiết, sự kiện, biến cố đƣợc sắp xếp theo trật tự lôgic của cốt truyện truyền thống làm nổi bật lên vấn đề tƣ tƣởng của cốt truyện.

Đến Một lần đối chứng, cốt truyện dần phát triển với những tình tiết, sự

kiện theo lôgic chung. Mở đầu phần trình bày là lời nhận xét của nhân vật nhà về con mèo hoang. Tiếp đó, sự kiện đƣợc coi là thắt nút chính là việc con mèo nhà vốn ngoan hiền bỏ đi theo con mèo hoang và phát triển theo hàng loạt những sự kiện diễn ra xung quanh câu chuyện về những con mèo. Con

85

mèo hoang đêm đêm gọi bạn tình là chú mèo nhà trên những mái nhà và những hành động, cử chỉ đầy âu yếm nhƣng cũng hoang dại đôi bạn tình dƣới đêm trăng rồi cái kết của cuộc tình ấy chính là sự ra đời của lũ mèo con và sự trở về với bản năng làm mẹ của con mèo nhà để bảo vệ những đứa con. Đỉnh điểm của truyện lên đến cao trào đó là bi kịch với cái chết của lũ mèo con và nỗi đau thất thần của cô con gái nhỏ. Cái mở nút cuối cùng đó là việc trở về với bản năng giống loài của những con mèo. Con mèo nhà sau một thời gian đau khổ trƣớc sự ra đi của đàn con rồi nó cũng lại nhanh chóng quên đi để trở về với bản năng loài vật của nó và ngƣời ta lại chứng kiến những cảnh tƣợng của cặp đôi bạn tình mèo nhà - mèo hoang. Với kiểu kết cấu các thành phần cốt truyện theo truyền thống, hình thành các lớp lang trực tiếp xoay quanh cốt truyện chính, nhà căn bày tỏ nỗi đau mất mát của ngƣời trong cuộc qua chủ thể trần thuật xƣng “tôi” những suy tƣ, chiêm nghiệm của bản thân về tình yêu thƣơng, sự trân trọng nâng niu tâm hồn con trẻ trƣớc sự vấy bẩn của tội ác giết chóc. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hai con mèo với sự luận bàn về thái độ ứng xử của con ngƣời đối với loài vật, nhà văn hƣớng đến cộng đồng để đối thoại, tranh luận và tìm nhận về một cách sống tích cực cần có ở mỗi ngƣời trong sự đối chứng đầy ý nghĩa. Khép lại trong sự trở về với bản năng hoang dại và man rợ của loài vật, câu chuyện là tiếng nói cảnh báo của tác giả đối với con ngƣời về ranh giới mong manh nhƣng cũng thật rạch ròi giữa cái xấu và cái ác; cái thánh thiện của phần thiên lƣơng đáng quý và sự độc ác giả trá ủ mầm trong bản năng của mỗi giống loài.

Nhìn chung với kiểu tổ chức các thành phần cốt truyện theo lối truyền thống, cốt truyện của Nguyễn Minh Châu đƣợc hình thành từ nhiều lớp có sự kế tiếp xoay quanh cuộc đời, số phận, tƣ tƣởng, tính cách của nhân vật để cùng tập trung phản ánh chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm cũng nhƣ những tâm tƣ, chiêm nghiệm mà nhà văn gửi gắm. Lối sắp xếp này giúp ngƣời đọc có đƣợc sự xâu chuỗi các sự kiện, biến cố và sắp xếp theo một mạch, giúp câu chuyện đƣợc kể lại một cách đơn giản hơn. Đây cũng chính là ƣu thế của lối

86

sắp xếp các thành phần cốt truyện theo truyền thống. Song với một nhà văn luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo với khát vọng mang tới cho nghệ thuật sự đổi mới, Nguyễn Minh Châu không dừng lại ở một khuôn mẫu nhất định. Vì vậy, ông luôn tìm cách đa dạng hóa trong hình thức nghệ thuật và lối sắp xếp các thành phần cốt truyện cũng là yếu tố nhà văn luôn chú ý. Trên thực tế, càng về sau ông càng sử dụng những cách sắp xếp thành phần cốt truyện mới mẻ đa dạng, khác nhau để tạo dấu ấn riêng cho phong cách nghệ thuật của mình.

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)