5. CấU TRÚC LUậN VĂN
3.3. Cách xây dựng tình huống trong cốt truyện
Tình huống đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc xây dựng, tổ chức cốt truyện. Theo quan niệm truyền thống, một truyện ngắn chỉ có một tình huống duy nhất. Tình huống hay tình thế là “ những thời khắc tiêu biểu có ý nghĩa cực kì quan trọng trong cuộc sống con người. Tại thời khắc đó các nhân vật có cơ hội châu tuần lại, gắn kết với nhau. Tại thời khắc đó đã bộc lộ cái bản chất trong quan hệ giữa các tính cách nhân vật, giữa
nhân vật và hoàn cảnh ” [60, tr.44]. Ngƣời viết truyện ngắn cần xây dựng câu
chuyện của mình xoay quanh một thời điểm giàu ý nghĩa nào đó, qua đó làm nổi lên một số phận, một tính cách, bộc bạch một nỗi lòng, gửi gắm một tƣ tƣởng. Với quan niệm lựa chọn đƣợc “cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay” nhƣ một sự thành công một nửa đối với tác phẩm văn học, Nguyễn Minh Châu đã luôn chú ý đặc biệt tới việc xây dựng tình huống trong tác phẩm của mình. Sau 1975, từ đổi mới trong thế giới nghệ thuật ông luôn chú trọng việc tạo ra những tình huống dựa trên cách xử lí chất liệu cuộc sống mới phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của mình. Trong thực tế sáng tác, những sự tìm tòi thể nghiệm của ông đã đƣa đến nhiều dạng thức khác nhau liên quan đến việc xây dựng tình huống truyện. Nhiều lúc, trong truyện của ông, ta không thấy có một tình huống nổi bật rõ ràng. Ví dụ nhƣ
trƣờng hợp của Mẹ con chị Hằng, Lũ trẻ ở dãy K, Sân cỏ Tây Ban Nha… Nói cách khác, tình huống ở đây ít xung đột, bị mờ nhạt đi trong câu chuyện đơn giản kể về những điều vụn vặt đời thƣờng hoặc về những xúc cảm nội tâm của nhân vật.
Ở một hƣớng khác, không theo quan niệm cứng nhắc là mỗi truyện chỉ có một tình huống duy nhất, trong truyện của ông có khi có nhiều tình huống
90
đan xen, nhất là những truyện ngắn có cốt truyện phức hợp. Bên cạnh một tình huống chính còn có các tình huống phụ. Trong Cỏ lau, bên cạnh tình huống mở đầu là cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh hết sức éo le của Lực với ông bố trong hiệu ảnh, còn có thể kể ra nhiều tình huống khác nhƣ tình huống đối thoại giữa ông Quảng và Lực, tình huống nhận lầm chồng đã hi sinh của Thai, tình huống Lực đối mặt với lƣơng tâm khi đứng trƣớc ngôi mộ của Phi nhớ về cái chết của anh ta… Chiếc thuyền ngoài xa cũng có hai tình huống: một liên quan đến bức ảnh nghệ thuật chụp cảnh chiếc thuyền chài trong sƣơng sớm và một xảy ra ở tòa án khi ngƣời ngƣời đàn bà hàng chài gặp chánh án Đẩu. Trong Khách ở quê ra, tình huống làm nền cho câu chuyện là chuyến đi ra Hà Nội của nhân vật chính, thế nhƣng gây ấn tƣợng mạnh mẽ nhất đối với ngƣời đọc lại là hai tình huống: một là cuộc gặp gỡ giàu cảm xúc giữa Khúng và Huệ trong tình cảnh ngƣời đàn bà chuyển dạ sắp sinh giữa một miền rừng hoang vắng, hai là tình huống hết sức bi kịch đối với Khúng ở cuối truyện khi bắt gặp Dũng trong nhà bố nó. Có thể thấy điều tƣơng tự ở Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, Sống mãi với cây xanh, Phiên chợ Giát…Vì vậy khi xét
đến vấn đề xây dựng tình huống nghệ thuật luận văn không có tham vọng phân định rạch ròi tới tận cùng bản chất của các kiểu tình huống. Chúng tôi chỉ xin bàn tới nghệ thuật tổ chức một số kiểu tình huống nổi bật trong mối quan hệ với nghệ thuật tổ chức cốt truyện để thấy đƣợc vai trò của yếu tố này đối với cốt truyện trong tƣ cách là một hình thức nghệ thuật tạo nên phong cách của Nguyễn Minh Châu.