Cốt truyện kết cấu theo sự kiện

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 51)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

2.2.1. Cốt truyện kết cấu theo sự kiện

Đây là kiểu cốt truyện phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kì trƣớc 1975 và tiếp tục đƣợc tiếp nối trong các sáng tác của ông ở những năm đầu mới giải phóng. Tác giả đã dựa trên những sự kiện để khai thác miêu tả diễn biến tâm lí, tình cảm của nhân vật xoay quanh những sự kiện đó nhƣ trong tác phẩm Bên đường chiến tranh, Cơn giông, Sắm vai, Đứa

ăn cắp…

Trong sáng tác từ những ngày đầu cho tới những năm đầu của thập kỉ 80 - thế kỉ XX, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thiên về xây dựng cốt truyện dựa trên sự sắp xếp các sự kiện có tính kịch tính, cốt truyện diễn biến theo trình tự của sự kiện. Tác giả dựa trên những sự kiện để khai thác, miêu tả tính cách cũng nhƣ diễn biến tâm lí, tình cảm của nhân vật. Từ đó nhà văn tổ chức, sắp xếp các thành phần cốt truyện diễn biến theo lôgíc xoay quanh những sự kiện chính tạo nên quá trình vận động và phát triển của tác phẩm. Ở đây cốt truyện gắn chặt với những sự kiện, biến cố một cách linh động. Với

48

kiểu kết cấu này, cốt truyện trở thành cái khung để qua đó nhân vật đƣợc bộc lộ tính cách một cách rõ nét hơn.

Sự kiện ở đây đƣợc coi là toàn bộ phần xƣơng sống của truyện. Trong chiến tranh, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu phổ biến đƣợc xây dựng dựa trên kiểu kết cấu cốt truyện này. Từ truyện ngắn Sau một buổi tập đƣợc triển khai từ một sự kiện nhân vật “tôi” về làm tiểu đoàn trƣởng mới và những chuyển biến trong tình cảm, nhận thức của nhân vật trƣớc những con ngƣời, sự kiện trong cuộc sống mới. Hoặc trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng với cốt truyện xoay quanh câu chuyện của Lãm về cô thanh niên xung phong tên Nguyệt và những diễn biến tâm trạng, tình cảm, tƣ tƣởng của anh xoay quanh những sự kiện liên quan đến cô gái. Đặc biệt là sự kiện sự gặp gỡ tình cờ giữa hai nhân vật trên chuyến xe, rồi sự kiện mai mối của Nguyệt Lão và sự kiện khi xe qua ngầm Đá Xanh bị địch bắn pháo sáng và ném bom, Nguyệt đã dũng cảm xông xáo để cứu xe và Lãm…Qua hàng loạt các sự kiện, cốt truyện đƣợc triển khai một cách hấp dẫn, phù hợp với hiện thực chiến tranh và cách kết thúc mở đã để ngƣời đọc tin vào một kết thúc có hậu về mối tình trong sáng và đầy lí tƣởng cách mạng giữa Nguyệt và Lãm.

Sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu vẫn tiếp tục lối kết cấu cốt truyện này trong một số tác phẩm ở giai đoạn đầu giải phóng. Trong tác phẩm Bên

đường chiến tranh, sự kiện An (Thụy) trở lại nghỉ trọ tại một quán ở Bắc Cạn

trong chuyến đi trinh sát chiến trƣờng đã khiến anh gặp lại Hạnh là sự kiện đƣợc nhà văn sử dụng để từ đó triển khai cốt truyện. Từ đây là những tình cảm dồn nén suốt 30 năm đƣợc nhớ lại. Đó là sự kiện Hạnh đã hắt thẳng gàu nƣớc vào mặt cô gái đã tán tỉnh An - sự kiện đánh dấu tình yêu của hai ngƣời. Rồi sự kiện cha qua đời trong chiến tranh loạn lạc đã buộc cô phải rời xa ngƣời yêu để gánh vác cho cuộc sống gia đình trên con đƣờng tản cƣ. Đó cũng là sự kiện bắt đầu cho hàng loạt sự kiếm tìm, nhớ mong trong vô vọng, day dứt của cả An và Hạnh. Đỉnh điểm của câu chuyện đó là lần gặp lại sau khi đất nƣớc hòa bình tƣởng nhƣ một sự kết thúc có hậu nhƣng đó cũng chỉ là

49

lần hàn huyên cuối cùng để mỗi ngƣời lại trở về với cuộc sống hiện tại. Cốt truyện ở đây đã đƣợc tổ chức với việc tạo dựng những sự kiện tạo ra bƣớc biến đổi trong cuộc đời nhân vật cùng với sự thay đổi trong thế giới nội tâm nhân vật, sự kiện đƣợc thể hiện dƣới góc nhìn tâm trạng đã khiến cho truyện càng thêm sức ám ảnh về những số phận con ngƣời, đặc biệt là những con ngƣời bƣớc ra và chịu tác động của chiến tranh.

Sự kiện chi phối toàn bộ cốt truyện trong Cơn giông chính là cuộc gặp mặt giữa các nhân vật trong chuyến tàu. Ban đầu là cuộc gặp gỡ giữa Quang và cô gái khiến anh giật mình tƣởng đó là Hân thủa trƣớc. Sau đó là sự chạm chán giữa Quang và Thăng những con ngƣời từng là đồng chí, đồng đội, là kẻ thù giữa hai chiến tuyến giờ gặp lại ở hai cƣơng vị khác nhau. Từ sự kiện ấy nhà văn ngƣợc trở về quá khứ với những câu chuyện của ngƣời lính. Sự phản bội đớn hèn của Quang khi phản bội đồng đội về với địch chỉ để thỏa mãn những ham muốn vật chất của mình, tinh thần vƣợt qua khó khăn, vƣợt qua cái chết, nhân cách anh hùng và cả sự cao thƣợng của Thăng trong cuộc chiến cũng nhƣ trong lần gặp mặt…Chân dung tính cách của các nhân vật cũng dần đƣợc bộc lộ rõ qua sự kiện giúp nhà văn có đƣợc cái nhìn trọn vẹn hơn về chiến tranh, về bản chất của con ngƣời.

Trong Sắm vai cốt truyện đƣợc triển khai bắt nguồn từ sự kiện ngƣời vợ đi nƣớc ngoài trở về khiến nhà văn T hoàn toàn thay đổi mọi hành động, thói quen trong cuộc sống. Nhân vật đã sắm vai một anh chồng “xứng đáng” bên cạnh ngƣời vợ bên Tây mới về. Kéo theo đó là những màn kịch dở khóc dở cƣời và cuối cùng nhân vật nhận ra sự đánh mất bản ngã của chính mình để trở lại với con ngƣời thực. Từ đó nhà văn gửi gắm tới độc giả những chiêm nghiệm đầy triết lí về cuộc đời, cuộc sống vốn dĩ giống nhƣ một cái sân khấu mà đôi khi con ngƣời phải ép mình vào những vai diễn bất đắc dĩ và bất giác trong khoảnh khắc nào đó nếu không đủ bản lĩnh con ngƣời ta dễ dàng đánh mất đi chính bản ngã của mình.

50

Thậm chí đến cả những tác phẩm về sau này Nguyễn Minh Châu vẫn đan cài lối kết cấu cốt truyện theo sự kiện trong sự phức hợp với kiểu kết cấu cốt truyện khác. Chính vì vậy mà việc phân định tác phẩm của ông vào một kiểu kết cấu cốt truyện nhất định dƣờng nhƣ là việc không dễ dàng. Ở mỗi tiêu chí tác phẩm lại thuộc vào một kiểu kết cấu. Trong Người đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành, cốt truyện đƣợc xây dựng theo những sự kiện dàn trải

suốt một thời gian dài tạo nên sự hấp dẫn của kiểu cốt truyện phiêu lƣu. Đó là những hồi ức của nhân vật Quỳ với những cuộc phiêu lƣu ái tình 12 năm ở chiến trƣờng B và trở về hậu phƣơng. Mỗi một hồi ức về những ngƣời đàn ông đi qua đời chị chính là những sự kiện đánh dấu trong kí ức của Quỳ đồng thời cũng là yếu tố làm nên cấu trúc cốt truyện. Những câu chuyện về Hòa, về Hậu, về Ph…gắn liền với những tình huống rắc rối, li kì đầy căng thẳng trải dài theo những cơn mộng du lang thang của nhân vật. Chính những sự kiện ấy đã giúp nhà văn đi sâu vào tâm lí phức tạp của nhân vật để thể nghiệm những chiêm nghiệm, suy nghĩ, nhận thức của Quỳ sau mỗi biến cố cuộc đời trong quá khứ. Từ đó nhân vật đƣợc bộc lộ đầy đủ tính cách của một con ngƣời có phần dị thƣờng, một nhân cách đẹp của con ngƣời luôn vƣơn tới sự tận thiện tận mĩ, khát vọng vƣợt lên trên những thứ dung tục tầm thƣờng của cuộc sống.

Cùng với hàng loạt những sự kiện, biến cố, Cỏ lau cũng mang một kết cấu truyện li kì có thể triển khai thành một tiểu thuyết độc đáo viết về chiến tranh. Truyện xoay quanh bi kịch của bộ ba nhân vật Lực - Thai - Quảng. Đan xen giữa bi kịch bộ ba ấy là hàng loạt các sự kiện, các chi tiết và các tình huống đầy xung đột. Đồng thời những câu chuyện, những mảnh đời đan xen chồng chéo trong mối quan hệ với các nhân vật chính đƣợc đặt trong những khoảng thời gian khác nhau của hiện tại, quá khứ, tƣơng lai và trong tâm tƣởng. Có thể nói rằng chính kết cấu đƣợc xâu chuỗi từ những sự kiện chồng chéo giữa những con ngƣời với hàng loạt xung đột ấy chính là yếu tố giúp nhà văn bộc lộ một cách sâu sắc hơn nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm. Đó

51

chính là vấn đề số phận con ngƣời sau chiến tranh và những bi kịch mà cuộc chiến đã đi qua nhƣng vẫn còn để lại đó những vết cứa còn in sâu thẳm trong tiềm thức của con ngƣời.

Cùng với xu hƣớng của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại, giai đoạn sáng tác của Nguyễn Minh Châu càng về sau càng có sự chuyển biến rõ rệt trong cấu trúc cốt truyện. Điều đó cũng xuất phát từ những chuyển biến trong quan niệm của ông. Nguyễn Minh Châu là một trong những ngƣời tiên phong đầu tiên trên con đƣờng đổi mới khi xây dựng cấu trúc cốt truyện theo sự vận động của chiều sâu tâm lí và sự phức hợp các kiểu cốt truyện cùng với sự mở rộng dần bao trùm, tƣơng tác giữa các thể loại văn học.

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)