Phức hợp nhiều kiểu cốt truyện

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 44)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

2.1.2.Phức hợp nhiều kiểu cốt truyện

Theo quan niệm truyền thống, một cốt truyện chuẩn phải có đầy đủ năm thành phần: trình bày – khai đoạn (thắt nút) – phát triển – đỉnh điểm

(cao trào) và kết thúc (mở nút) [23,tr.101]. Tuy nhiên trên thực tế, đặc biệt là đối với các nhà văn hiện đại, quan niệm về cốt truyện trở nên linh hoạt hơn, không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần đã nêu.

41

Nói đến truyện ngắn, về nguyên tắc, là nói đến một câu chuyện đƣợc thuật lại một cách ngắn gọn, có bố cục chặt chẽ, có mở đầu, có kết thúc. Trong xu thế chung của truyện ngắn hiện đại, ở truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, cốt truyện không còn có tính chặt chẽ, đầy đủ các thành phần nhƣ yêu cầu của cốt truyện truyền thống. Trong sáng tác của ông không phải tất cả các truyện đều có thể phân định rạch ròi theo một kiểu kết cấu cốt truyện nào đó. Việc phân định rạch ròi kiểu kết cấu của tác phẩm ở đây cũng chỉ là sự xem xét ở mức độ tƣơng đối, chủ yếu dựa vào những nội dung cơ bản của nó. Khi khảo sát truyện ngắn của ông ta có thể thấy đƣợc có nhiều tác phẩm đƣợc tổ chức cốt truyện theo cách phối hợp nhiều kiểu cốt truyện nhằm bộc lộ những dụng ý nghệ thuật của nhà văn và tạo nên những đặc trƣng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Đồng thời đặc điểm này trong truyện ngắn của ông những năm sau 1975 cho thấy sự tác động từ những quan niệm nghệ thuật cũng nhƣ quan niệm về con ngƣời, về cuộc sống.

Ở một số truyện trƣớc 1975, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã có sự linh hoạt, đa dạng về tổ chức cốt truyện. Những câu chuyện đƣợc kể với hình thức phức tạp trong mạch trần thuật, đã có sự đan xen, đảo ngƣợc về thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Tuy có sự co giãn gấp khúc về thời gian nhƣng về cơ bản, kết cấu của chúng là đơn tuyến. Thành công hơn cả là những thể nghiệm trong thiên truyện nổi tiếng Mảnh trăng cuối rừng. Kiểu kết cấu trùng phức với “ngƣời kể chuyện kép” giúp cho câu chuyện đƣợc nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, vừa có tính khách quan của một câu chuyện thời chiến vừa đƣợc soi sáng từ điểm nhìn của ngƣời trong cuộc. Trong câu chuyện của ngƣời kể khách quan giấu mình, ta thấy có đến ba mạch truyện cùng tồn tại. Ngoài câu chuyện của Lãm kể về chuyến hành trình với Nguyệt, câu chuyện của chị Tính và Nguyệt lão, còn có một mạch truyện ẩn kể về những cảm nhận, những chuyển biến nhận thức của Tôi về Nguyệt. Từ những hồi ức đứt nối của nhiều ngƣời kể, câu chuyện trở nên hết sức hấp dẫn bởi sự mơ màng, huyền ảo của cái đẹp trong một hành trình khám phá chƣa kết thúc.

42

Sự chuyển biến rõ nét hơn cả về kĩ thuật thể loại của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 là nằm ở các tác phẩm có sự phức hợp các kiểu kết cấu cốt truyện. Cùng với việc kết cấu dựa vào sự vận động nội tâm của nhân vật, kiểu kết cấu phức hợp đƣợc gia tăng làm cho truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 vừa có điều kiện đi sâu khám phá thế giới nội tâm con ngƣời, vừa thông qua những chuyển biến của số phận cá nhân mà nêu lên đƣợc những vấn đề mang tầm vóc thời đại . Các truyện nhƣ Cỏ lau, Phiên

chợ Giát, Sống mãi với cây xanh… có xu hƣớng muốn ôm trùm cả một hiện

thực bao quát với không gian và thời gian rộng lớn. Ở các truyện này, câu chuyện không còn chỉ là những lát cắt của đời sống mà trải dài theo lịch sử của một số phận, một cuộc đời với những xung đột tâm lí phức tạp. Ý đồ khái quát số phận con ngƣời trong sự phức tạp của đời sống dẫn đến sự đan xen, chồng lấn của các tuyến sự kiện, từ đó xuất hiện kiểu cốt truyện phức hợp theo xu hƣớng tiểu thuyết hóa.

Trong những truyện ngắn loại này, bên cạnh tuyến chính gắn với cuộc đời của nhân vật trung tâm là những tuyến phụ mà nếu tách riêng ra cũng có thể tạo nên một truyện ngắn thu nhỏ. Quá trình “đa tuyến hóa” nói trên làm nảy sinh các vấn đề về mặt kĩ thuật buộc nhà văn phải xử lí để những truyện trên vẫn giữ đƣợc cốt cách của một truyện ngắn (tức chỉ tập trung nói một ý, một chủ đề, thể hiện một tƣ tƣởng, gây một ấn tƣợng duy nhất…). Đó chính là việc sử dụng kĩ thuật nối kết của tiểu thuyết để xâu chuỗi các mảng, các phần trong truyện thành một khối thống nhất thông qua việc tổ chức điểm nhìn trần thuật, dùng các thủ pháp lắp ghép, lồng truyện, phân rã cốt truyện…Các tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hƣớng này là: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,Phiên chợ Giát, Sống mãi với cây xanh…

Đồng thời, bên cạnh tuyến chính gắn với cuộc đời của nhân vật trung tâm là những tuyến phụ mà nếu tách riêng ra cũng có thể tạo nên một truyện ngắn thu nhỏ. Tuyến chính trong Cỏ lau là câu chuyện về cuộc đời của Lực, trải dài qua mấy chục năm chiến tranh cho đến ngày chiến thắng, nút thắt cuối

43

cùng của đời ngƣời lính là một hoàn cảnh trớ trêu khi anh trở về gặp lại những ngƣời thân trong gia đình mình. Xen vào câu chuyện của Lực là cuộc đời của ông Quảng, và mối quan hệ của ông ta với hai ngƣời vợ, là cuộc đời sớm nhiều trắc trở của cô gái trẻ tên Huệ cùng với câu chuyện đi tìm hài cốt ngƣời yêu của cô. Ngay trong cuộc đời của Lực cũng chia nhiều chặng, trong đó có những nhánh rẽ hàm chứa một tình thế có vấn đề nhƣ câu chuyện của anh và cái chết oan uổng của ngƣời lính trinh sát tên Phi.

Sống mãi với cây xanh, câu chuyện về cuộc đời bác Thông, về bà

Ngan, về cặp vợ chồng Loan – Huân, bố của Huân (thế hệ quá khứ), thằng bé Tham (thế hệ tƣơng lai)… đan xen vào nhau trong những quan hệ phức tạp, diễn ra trên nền của một hiện thực lịch sử rộng lớn kéo dài trong nhiều năm tháng, vắt qua nhiều thế hệ. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, lồng trong câu chuyện của nhân vật Tôi là câu chuyện đầy biến cố của cô y sĩ Quỳ với nhiều mối quan hệ phức tạp. Lấy Quỳ làm tâm điểm, mối quan hệ giữa Quỳ và Hòa, Quỳ và Hậu, Quỳ và Ph. cũng có thể tạo nên những câu chuyện độc lập… Quá trình “đa tuyến hóa” nói trên làm nảy sinh các vấn đề về mặt kĩ thuật buộc nhà văn phải xử lí để những truyện trên vẫn giữ đƣợc cốt cách của một truyện ngắn, chỉ tập trung nói một ý, một chủ đề, thể hiện một tƣ tƣởng, gây một ấn tƣợng duy nhất… Đó chính là việc sử dụng kĩ thuật nối kết của tiểu thuyết để xâu chuỗi các mảng, các phần trong cốt truyện thành một khối thống nhất thông qua việc tổ chức điểm nhìn trần thuật, dùng các thủ pháp lắp ghép, lồng truyện, phân rã cốt truyện…Trong Cỏ lau, song song với mảng sự kiện kể về công việc tìm kiếm và quy tập hài cốt những chiến sĩ đã hi sinh tại vùng núi Tử sĩ là mảng sự kiện liên quan đến hành trình đi tìm cuộc đời đã mất của Lực. Lồng vào đó là những câu chuyện về ông Quảng, về Huệ, về ngƣời lính tên Phi… Những mảng sự kiện đan xen tƣởng nhƣ rời rạc đã đƣợc xâu chuỗi lại trong mạch trần thuật của ngƣời kể chuyện, cũng là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Những đoạn hồi ức của Lực giúp kéo gần lại những khoảng thời gian vốn cách xa trong quá khứ, đồng thời đảm bảo

44

cho mạch truyện đƣợc thông suốt. Có những chi tiết đƣợc khéo léo gài vào đoạn đầu để rồi phục hiện ở phần cuối. Hình ảnh đoạn thành cổ trống hoác Lực trông thấy khi ở hiệu ảnh đã xuất hiện lại khi anh hồi tƣởng về Phi. Chi tiết về bức ảnh chụp vợ chồng ngƣời vệ quốc đoàn chính là đầu mối để dẫn đến cuộc trò chuyện sau đó giữa Lực và ông Quảng, đến cuối truyện hình ảnh lứa đôi ấy còn trở lại một lần nữa trong tấm hình chụp chung của Huệ và Phi tạo nên mối liên kết bóng gió xa xôi. Sự nối kết các biến cố của số phận (kể cả biến cố lịch sử dƣới góc nhìn số phận) thông qua điểm nhìn từ nội tâm của nhân vật Lực đã giúp tái hiện cả một mảng lịch sử chiến tranh từ những năm cuối kháng chiến chống Pháp cho đến những ngày sau 1975. Những chấn thƣơng nội tâm của ngƣời lính đƣợc khám phá từ nhiều mối quan hệ, vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật nhờ vậy đƣợc bộc lộ toàn diện, sâu sắc hơn. Trong

Khách ở quê ra, truyện mở đầu và kết thúc ở thì hiện tại, xen vào mạch

chuyện về mấy ngày lão Khúng ở Hà Nội là những quãng đời đầy biến động trong quá khứ của lão, tất cả đƣợc xâu kết lại qua những đoạn hồi ức của Định. Điều này cho phép nhà văn thu gọn lịch sử một đời ngƣời vào một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn, giúp cho câu chuyện có một độ căng nhất định của một truyện ngắn.

Khác với các trƣờng hợp trên, kết cấu cốt truyện trong Sống mãi với

cây xanh dƣờng nhƣ lỏng lẻo hơn với việc tổ chức thành các phần tƣơng đối

độc lập: Phần I - Một ông lão biết nói chuyện với cây cối; Phần II - Một cô gái ngại xê dịch và một thanh niên lang thang đi tìm cha; Phần III - Ngƣời đàn bà đứng tuổi dƣới gốc cây sầu đông. Nhƣ lời giới thiệu của tác giả, đây là một “thiên hồi kí đầy cảm động của cây sấu và cây cột điện”. Cây sấu và cây cột điện đóng vai trò nhƣ những nhân chứng lịch sử chứng kiến bao đổi thay của cuộc đời qua nhiều giai đoạn. Ngoài tình thế giả định nêu trong lời đề tựa, mạch truyện đƣợc nối kết bởi sự có mặt của các nhân vật chính trong từng phần. Nhân vật bác Thông xuất hiện ở cả ba phần, trừ khoảng thời gian hai mƣơi năm cuối. Sự xuất hiện của Huân trong phần hai thực ra đã đƣợc tác giả

45

chuẩn bị bằng câu chuyện về ngƣời chiến sĩ tự vệ - bố của anh, trong bức tranh ở phần một. Thằng bé Tham là sự tiếp nối hình ảnh của Huân ở phần cuối. Các nhân vật bà Ngan, cô Loan xuất hiện từ phần hai cho đến cuối truyện, vào thời điểm mà hình ảnh cây sấu và ông lão năm xƣa chỉ còn trong kí ức của họ. Sự kết hợp các nhân vật và các sự kiện vốn rời rạc, không mấy quan hệ với nhau thật ra là ý đồ của tác giả. Ứng xử với thiên nhiên, với môi trƣờng, với quá khứ, với cộng đồng nhƣ thế nào ? Tất thảy các vấn đề trên đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, không còn riêng của một cá nhân mà động chạm đến cả mọi ngƣời. Tự mỗi ngƣời đọc có thể rút ra cho mình những suy ngẫm riêng từ nhiều vấn đề trong truyện.

Cùng với xu hƣớng kết cấu tâm lí, chuỗi sự kiện mạch lạc và chặt chẽ trong một cái khung cố định của kiểu cốt truyện đơn tuyến đã bị phá vỡ, từ đây xuất hiện hiện tƣợng “phân rã cốt truyện ” theo những dòng chảy của tâm trạng. Tiêu biểu nhất là trƣờng hợp của Phiên chợ Giát. Câu chuyện bán bò của lão Khúng chỉ diễn ra trong khoảng mấy tiếng đồng hồ. Con đƣờng từ nhà lão về chợ Giát cũng không dài lắm. Thế nhƣng trên cái nền của thời gian, không gian hạn hẹp ấy, bao nhiêu biến cố ghê gớm của lịch sử và số phận, cùng với đó là những chấn động dữ dội trong tâm hồn nhân vật đã ào ạt ùa về, tràn vào mạch trần thuật. Theo mạch phát triển của dòng tâm tƣ, thời gian tuyến tính theo sự sắp xếp tuần tự các sự kiện nhƣờng chỗ cho thời gian vận động bên trong tâm hồn nhân vật. Theo dòng tâm tƣ của nhân vật, xuất hiện những mảng hồi ức đan xen với diễn biến ở hiện tại, một chi tiết nhỏ nhặt cũng có thể gợi liên tƣởng cho những suy ngẫm xa xôi, có cả những khoảng lặng ngƣng đọng bên trong tâm hồn.

Có đến bốn mạch truyện xuất hiện trong Phiên chợ Giát. Mạch truyện thứ nhất kể về cuộc sống nhọc nhằn của gia đình lão Khúng khi từ miền biển lên khai hoang lập nghiệp tại vùng đất mới, mạch truyện thứ hai chủ yếu dùng để kể về cái chết của đứa con trai tên Dũng, mạch truyện thứ ba là những hồi ức về công cuộc làm ăn tập thể dƣới bàn tay lãnh đạo của ông bí thƣ huyện ủy

46

vốn xuất thân là dân buôn bò, mạch truyện cuối cùng là cuộc giải thoát cho con bò Khoang nhƣng bất thành của lão. Đan xen, chia cắt trong mỗi mạch truyện là những giấc mơ, những hồi tƣởng, những cuộc đối thoại với bản thân của nhân vật…

Tiếp nối những tìm tòi từ giai đoạn trƣớc, sau 1975, Nguyễn Minh Châu sử dụng thƣờng xuyên hơn các kĩ thuật nối kết, lắp ghép, lồng truyện, phân rã cốt truyện… Những tuyến sự kiện thƣờng đƣợc xâu chuỗi thông qua mạch vận động tâm lí của nhân vật trung tâm, những mảng thời gian, không gian bị phân cắt đƣợc nối kết thông qua những đoạn hồi ức của nhân vật, nhờ vậy truyện vẫn đảm bảo có một sự thống nhất chặt chẽ. Nhà văn đã khéo tổ chức, sắp xếp, lựa chọn các sự kiện, biến cố, tình huống, hành động của nhân vật để cuối cùng đọng lại trong ngƣời đọc một vài ấn tƣợng có sức ám ảnh nhất. Gạt ra những bề bộn của hiện thực cuộc đời và số phận con ngƣời, điều đọng lại cuối cùng trong Phiên chợ Giát là hành trình đầy khó nhọc của lão Khúng và bò Khoang trên con đƣờng tìm kiếm tự do và sự thất bại não nề của lão. Trong Cỏ lau, đó là những tình thế gặp gỡ đầy đau đớn cùng nỗi cô đơn ghê gớm mà ngƣời lính phải gánh chịu sau cái kết không hề có hậu ở cuối truyện. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, đó là những chuyến tàu trong tâm tƣởng của “ngƣời đàn bà mộng du” suốt đời đi tìm những giá trị hoàn mĩ của cuộc đời…Những điều trên đã góp phần làm cho những truyện ngắn tiểu thuyết hóa của Nguyễn Minh Châu, một mặt có sức khái quát cao độ, mặt khác vẫn giữ đƣợc cho mình đặc trƣng của một thể loại tự sự ngắn.

Bên cạnh việc vận dụng những yếu tố của tiểu thuyết vào truyện ngắn, đem lại cho truyện ngắn của mình những đặc điểm hình thức mới, nhà văn cũng nhìn sang các thể loại khác, vận dụng các yếu tố của kịch, của tự truyện… để tạo nên tính chất phức thể hóa cho truyện ngắn của mình. Khái niệm “phức thể hóa” chỉ sự tƣơng tác với nhiều thể, loại trong đó bao hàm cả sự tƣơng tác với tiểu thuyết.

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những đặc điểm của cấu trúc cốt truyện trong truyện ngắn trên đây của Nguyễn Minh Châu cũng đã cho thấy rõ nét tính chất tổng hợp thể loại trong truyện ngắn của ông sau 1975. Xuất phát từ những trăn trở và ý thức đổi mới quan niệm nghệ thuật, quan niệm về cuộc sống và con ngƣời đã dẫn tới sự thay đổi trong quá trình sáng tác của nhà văn. Cốt truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu vì thế đã có sự thay đổi mạnh mẽ và đa dạng hơn, điều này đã giúp cho truyện ngắn của ông có khả năng phản ánh đời sống một cách phong phú, linh hoạt và sâu sắc hơn. Trong quá trình tổng hợp thể loại nêu trên, truyện ngắn của ông ngày càng có xu hƣớng tiểu thuyết hóa đồng thời chính yếu tố đó lại có vai trò chi phối các mối quan hệ tƣơng tác còn lại, mở rộng phạm vi và bao trùm một cách tổng quát hơn về hiện thực đời sống của con ngƣời.

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 44)