Cốt truyện kết cấu theo tâm lý

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 55)

5. CấU TRÚC LUậN VĂN

2.2.2.Cốt truyện kết cấu theo tâm lý

Có thể thấy xu hƣớng trong kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn sau 1975 là tăng cƣờng cốt truyện ở bên trong để bộc lộ trạng thái tâm tƣởng của nhân vật đồng giảm bớt cốt truyện miêu tả hành động bên ngoài. Điều này khác với dạng cốt truyện truyền thống, cốt truyện sự kiện. Giờ đây cốt truyện với một hệ thống sự kiện chặt chẽ không còn chiếm giữ vai trò căn bản, mà lùi sâu xuống hàng thứ yếu sau tính cách nhân vật. Cốt truyện cũng ngày càng bớt đi những yếu tố gay cấn, li kì để tƣ tƣởng của truyện chủ yếu đƣợc bật ra từ suy nghĩ, từ tâm trạng nhân vật. Nhà văn coi việc phân tích nội tâm nhân vật trở thành phƣơng tịên nghệ thuật chủ yếu trong cách dựng truyện hiện đại. Việc khai thác cốt truyện dựa trên những diễn biến tâm lí con ngƣời đã trở thành một nét của thi pháp cốt truyện trong truyện ngắn hiện đại. Hƣớng khai thác này ngƣời đọc còn có thể thấy đƣợc ở hang loạt các tác tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà văn nhƣ Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Dƣơng Thu Hƣơng, Lê Minh Khuê, Vũ Tú Nam…

Trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, yếu tố cốt truyện đƣợc tổ chức một cách sinh động, linh hoạt nhằm phát huy tối đa vai trò của nó trong việc bộc lộ tính cách, tái hiện các xung đột xã hội,

52

thể hiện sâu sắc tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn. Song hành cùng quá trình đổi mới truyện ngắn đƣơng đại, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cuốn hút đƣợc ngƣời đọc không phải bằng những cấu trúc cốt truyện li kì hấp dẫn mà bằng chính những cốt truyện hƣớng tới những điều tƣởng chừng vụn vặt trong đời sống nhƣng giàu ý nghĩa nhân sinh, khai thác chiều sâu trong tâm hồn con ngƣời để cố tìm cho ra “những hạt ngọc” còn ẩn sâu trong những lấm láp đời thƣờng.

Kiểu cấu trúc cốt truyện theo cấu trúc tâm lí không phải là mới mẻ và đến Nguyễn Minh Châu mới có. Cấu trúc cốt truyện theo diễn biến tâm lí vốn đã đƣợc các nhà văn thuộc giai đoạn 1930 - 1945 sử dụng một cách triệt để. Truyện dƣờng nhƣ không có cốt truyện gì đáng kể, sự kiện và biến cố cũng chỉ là cái cớ để nhà văn đi vào chiều sâu tâm hồn con ngƣời. Tiêu biểu nhƣ Thạch Lam với Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan; Nam Cao với Trăng sáng,

Đời thừa, Sống mòn…Các nhà văn đã đƣa ngòi bút của mình luồn sâu vào

mọi ngõ ngách tinh vi trong những diễn biến tâm lí của nhân vật để khắc họa một cách chân thực những day dứt, những ám ảnh.

Sau một thời gian dài của thời kì kháng chiến, các tác phẩm văn học thƣờng đƣợc tổ chức theo cấu trúc cốt truyện với hàng loạt những sự kiện, hành động. Việc xây dựng hình ảnh con ngƣời nhƣ những tấm gƣơng phản ánh không khí và hơi thở của thời đại chiếm ƣu thế nhằm phục vụ mục đích, nhiệm vụ cách mạng. Bƣớc ra từ kháng chiến, văn chƣơng trở lại với thiên chức nghệ thuật của mình trong cuộc sống đời thƣờng bộn bề, cách tổ chức cốt truyện theo sự kiện không còn giữ vai trò ƣu thế trong việc phản ánh hiện thực nữa. Nó nhƣờng chỗ lại cho kiểu kết cấu mới để ngƣời đọc có dịp nhìn nhận và đánh giá lại những vấn đề về cuộc sống và con ngƣời thời kì hậu chiến. Với vai trò là cây bút tiên phong, Nguyễn Minh Châu đã mở đầu cho hƣớng khai thác tâm lí nhân vật trong cách tổ chức kết cấu cốt truyện với một chiều sâu và tầm cao mới. Ông đặt nhân vật của mình vào cuộc sống phức tạp để họ tự nhìn nhận lại chính mình và một thời kì lịch sử đã đi qua.

53

Cốt truyện tâm lí đƣợc ông sử dụng một cách hiệu quả và có những sáng tạo mới giúp ông bộc lộ đƣợc quan điểm và nhận thức sâu sắc của mình về chiến tranh, về số phận của những con ngƣời đi ra từ cuộc chiến đó, về cái giá của sự chiến thắng.

Sau 1975, Nguyễn Minh Châu hƣớng ngòi bút của mình vào khai thác lĩnh vực bên trong con ngƣời của nhân vật. Cốt truyện tâm lí đƣợc ông xây dựng chủ yếu dựa trên diễn biến tâm lí. Hạt nhân cốt lõi của cách tổ chức cốt truyện này là quá trình diễn biến tâm lí, những vận động tinh thần và quá trình nhận thức của nhân vật. Đối với kiểu kết cấu tâm lí, cốt truyện đƣợc nới lỏng dƣờng nhƣ không có biến cố, đó là truyện của ý thức, của tâm trạng. Chất “chuyện” mờ nhạt, rất khó tóm tắt, kể lại một cách rõ ràng, những chuyển động về mặt hành động bên ngoài rất ít, nếu có thì cũng không có tác động nhiều đến cốt truyện. Dƣờng nhƣ rất khó để tìm thấy những xung đột phức tạp, những tình huống kịch tính hoặc lối kể truyện có trƣớc có sau theo lôgic tuyến tính. Ở kiểu cốt truyện này, các yếu tố sự kiện, tình tiết, nhân vật…đều đƣợc triển khai theo mạch cảm xúc, suy nghĩ là chính hoặc đƣợc triển khai từ một tình huống tâm lí. Kiểu cốt truyện này có ở hàng loạt các tác phẩm sau 1975: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát…

Hầu nhƣ các tác phẩm có cấu trúc cốt truyện theo diễn biến tâm lí thiếu vắng những hành động bên ngoài và toàn bộ câu chuyện diễn ra theo mạch vận động của tâm trạng nhằm mục đích thể hiện rõ chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm và khắc họa sâu sắc tính cách của nhân vật. Có thể nói rằng toàn bộ truyện ngắn Bức tranh là dòng độc thoại nội tâm của nhân vật, một cuộc tự vấn lƣơng tâm, một quá trình tự thú không hề dễ dàng và giản đơn của ngƣời họa sĩ. Bắt nguồn từ sự tình cờ gặp lại ngƣời chiến sĩ thồ tranh năm xƣa nay là ngƣời thợ cắt tóc đã khiến anh nhớ lại câu chuyện xảy ra từ hồi chiến tranh, sự rộng lƣợng của ngƣời lính từng cứu sống anh và cả những tác phẩm của anh, sự thất hứa vô tâm khiến cho ngƣời mẹ già của ngƣời lính năm đó khóc

54

con đến mù lòa. Và từ đây một cuộc tự vấn lƣơng tâm đƣợc bắt đầu, ngƣời họa sĩ rơi vào trạng thái dằn vặt với những diễn biến tâm trạng phức tạp, giằng xé giữa tiếng nói của lƣơng tâm và tiếng nói của sự ích kỉ cá nhân, những lời bao biện hèn nhát. Ngƣời thợ cắt tóc vẫn tỏ ra bình thản, coi nhƣ không quen biết và không oán hận gì ngƣời họa sĩ năm xƣa nay vốn là vị khách hàng thƣờng xuyên của mình. Chính điều đó càng làm cho ngƣời họa sĩ càng thêm day dứt và anh không thể cho phép mình chạy trốn, tìm đến cửa hiệu cắt tóc khác. Với môtip phiên tòa lƣơng tâm, trong Bức tranh, những trạng thái tinh thần của cuộc tự thú ở ngƣời họa sĩ đã đƣợc lột tả một cách tài tình qua những dòng tâm tƣ của nhân vật kết hợp với những đối thoại nội tâm vô cùng sinh động. Hàng loạt tự vấn liên tiếp đƣợc đặt ra, xoáy đi xoáy lại trong tâm trí ngƣời họa sĩ nhƣ những đối thoại ngầm: Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi không giữ lời hứa?...Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh!...Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỉ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi

đây?...Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù lòa?... Cuộc tra tấn tinh

thần không dừng lại mà đƣợc đẩy lên một cấp độ mới với hình thức của những đối thoại tƣởng tƣợng, một dạng “đối thoại trong độc thoại”, thực chất là tự đối thoại với bản thân mình. Nhân vật phân thân làm đôi, một bên là mình, một bên là là ngƣời thợ cắt tóc giả định. Những lời biện hộ yếu ớt về

mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ” hay quan niệm về “ luật công

bằng ở đời” của ngƣời họa sĩ trở nên thật thảm hại khi đặt cạnh thái độ cao

thƣợng của ngƣời lính vô danh. Sự thất bại trong cuộc tranh luận tƣởng tƣợng ấy chính là cơ sở để ngƣời họa sĩ có điều kiện quan sát kĩ lƣỡng bức chân dung, “khuôn mặt bên trong” của chính mình với bức chân dung tự họa “khuôn mặt xấu xí và lạ lùng” nhƣ một sự sám hối, tự giải thoát. Chính cuộc đấu tranh ấy của nhân vật đã góp phần gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con ngƣời về sự tha hóa nhân cách, con ngƣời cần phải biết ý thức, tự nhìn nhận và đánh giá bản thân mình. Nhà văn cũng muốn gửi gắm đến ngƣời đọc

55

rằng sự trốn tránh sự thật, che giấu sự thật và tự bao biện bằng hoàn cảnh càng cho thấy sự ti tiện, đớn hèn của con ngƣời, che giấu sự thật với ngƣời khác đã khó nhƣng che giấu chính mình thì quả là một bi kịch, lối suy nghĩ và cách sống ấy không bao giờ mang lại cho con ngƣời ta sự thanh thản.

Đến Bến quê, cốt truyện đƣợc kể lại theo diễn biến tâm trạng của nhân

vật Nhĩ khi bị ốm nằm trên giƣờng và dừng lại khá lâu ở hai chặng trƣớc và sau khi Nhĩ nhờ con trai sang sông. Trƣớc khi nhờ con trai sang sông thực hiện chút ƣớc nguyện cuối đời của mình, trong Nhĩ đã vỡ ra cái điều mà bao năm qua, mải nhịp bƣớc theo dòng đời trôi chảy, anh đã vô tình thờ ơ không nghĩ đến. Đó là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chƣa bao giờ anh đi đến, nơi mà bao năm anh đã bỏ quên - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trƣớc cửa sổ nhà mình. Điều đáng nghĩ hơn là cái điều tƣởng nhƣ rất bình thƣờng ấy giờ lại là điều vô cùng khó nhọc với Nhĩ – ngƣời đã không từng đặt chân đến mọi xó xỉnh của đất nƣớc. Vì vậy mà khi con trai đi rồi thì cùng với con trai, Nhĩ cũng thực hiện cái hành trình đầy khó nhọc của mình hành trình trong chiều sâu tâm tƣởng. Nhĩ thấy lại “quá khứ” của mình trong “hiện tại” của con. Trong sự chùng chình, trễ nãi của con, tâm hồn Nhĩ đã đến đƣợc cái bãi bồi bên kia sông với bao suy tƣ trăn trở xen lẫn niềm đau đớn, ân hận. Câu chuyện khép lại trong hình ảnh chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến quen thuộc khi nó vừa chạm vào cái lô đất lở dốc đứng bên này. Đây cũng là lúc Nhĩ dừng lại hành trình tâm tƣởng của mình, gắng chút tàn hơi, giành giật từng cơ hội cho một chuyến sang sông của con trai cũng là cơ hội của anh trong niềm “mê say đầy đau khổ”. Quá khứ và hiện tại đan xen quyện vào mạch suy tƣởng của nhân vật đã làm nên kết cấu của cốt truyện trong tác phẩm. Cốt truyện đơn giản nhƣ một mong ƣớc rất đời thƣờng nhƣng với kết cấu trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật, Nguyễn Minh Châu đã tạo đƣợc một lực hấp dẫn riêng cho câu chuyện kể. Sự đan xen và gần nhƣ làm chủ mạch truyện đã khiến câu chuyện đƣợc mở ra ở nhiều chiều kích khác nhau, có sức chứa bao quát cả những triết lý sâu sắc của đời ngƣời lẫn những trăn

56

trở với nỗi niềm, tình yêu và nỗi khát khao hạnh phúc của mỗi số phận cá nhân. Vì vậy mà Bến quê mãi đọng lại trong lòng ngƣời khoảnh khắc bừng ngộ về những điều bình dị nhƣng có giá trị vững bền nhƣ một chân lý nhân sinh, con ngƣời ta dù có trải qua bao nhiêu ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm cuối cùng nơi trở về, điểm tựa vững chắc của đời ngƣời lại chính là mái ấm gia đình, quê hƣơng thân thuộc nhƣng đôi khi con ngƣời ta lại bỏ quên nó mà không hay. Câu chuyện chính là sự chiêm nghiệm vô cùng thấm thía với cái triết lí nhân sinh “lá rụng về cội” đơn giản mà sâu sắc của ngƣời Việt.

Đến Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, cốt truyện không còn chỉ

là một lát cắt tại một thời điểm của những diễn biến tâm lí phức tạp nữa mà cốt truyện ở đây đƣợc dàn trải trong một thời gian dài hấp dẫn, li kì và không kém phần căng thẳng với những cuộc phiêu lƣu tình cảm của nhân vật Quỳ. Nhà văn vô cùng khéo léo khi sắp xếp các sự kiện tƣởng chừng nhƣ chồng chéo trong cốt truyện nhƣng lại tạo nên sức hấp dẫn, li kì khiến cho câu chuyện của nhân vật tạo đƣợc độ căng thẳng. Cái tài của Nguyễn Minh Châu là không phải ông làm điều đó để nhấn mạnh ngƣời đọc vào những sự kiện, biến cố trong cuộc đời Quỳ mà đó chỉ là chất nền để tác giả đi vào khai thác chiều sâu tâm lí nhân vật. Đó là tâm trạng với những diễn biến phức tạp, sinh động và rất chân thực của ngƣời phụ nữ - hành khách duy nhất của con tàu mộng du lang thang kiếm tìm cái đích của những giá trị tuyệt đối, cái hoàn mĩ mà trong cuộc đời chẳng bao giờ có đƣợc. Đó là tâm trạng của một ngƣời phụ nữ qua một chặng đƣờng hai mƣơi bảy năm mà dƣờng nhƣ đã sống trọn cả cuộc đời mình với quá khứ. Câu chuyện đƣợc bắt đầu với những dòng hồi tƣởng từ hiện tại cô đơn đầy day dứt của Quỳ. Với chị, hạnh phúc nhƣ một cái gì đó rất xa vời và cuộc kiếm tìm hạnh phúc cứ nhƣ một thứ trò chơi để chị đuổi bắt mà không bao giờ chị nắm giữ đƣợc. Một thời thiếu nữ với sức sống và nhiệt tình của tuổi trẻ trong công việc phục vụ chiến trƣờng, Quỳ luôn đƣợc mọi ngƣời tin yêu, mến mộ, nhiều ngƣời đã theo đuổi, ngƣỡng mộ, dành tình yêu chân thành cho chị. Quỳ luôn sống trong tâm trạng lâng lâng

57

nhƣ một nàng công chúa đỏng đảnh vốn quen đƣợc cƣng chiều mà không hiểu đƣợc hết giá trị của những ngƣời đàn ông trong cuộc sống lửa đạn dữ dội của cánh rừng Trƣờng Sơn. Chị luôn nhìn họ bằng con mắt soi xét, không chấp nhận ở họ dù chỉ là một vết xƣớc nhỏ, những điều vụn vặt đời thƣờng, chị luôn đi tìm kiếm cái tuyệt đối ở họ, tìm kiếm những con ngƣời thánh nhân. Điều đó đã khiến Quỳ day dứt suốt một thời gian dài mà lẽ ra với một ngƣời bình thƣờng sẽ thấy là hạnh phúc nhất. Càng gần gũi với nhau trong công việc và tình yêu Quỳ càng cảm thấy khó chịu với những hành động rất đời thƣờng của Hòa nhƣ hí hửng khi đƣợc thăng cấp, chăn một đàn gà riêng hay mặc quần xà lỏn đi phát rẫy…Đặc biệt là hình ảnh “đôi bàn tay dấp dính mồ hôi” của ngƣời trung đoàn trƣởng. Nó diễn tả thật tinh tế cái xúc cảm lạ lùng khó giải thích nhƣng có thật trong cảm giác của con ngƣời. Đối với ngƣời khác, cảm giác này có thể không quan trọng nhƣng với một ngƣời đàn bà hết sức nhạy cảm, luôn khát khao sự hoàn thiện tuyệt đối nhƣ Quỳ, nó trở thành một nỗi khó chịu ghê gớm, luôn dằn vặt tâm hồn chị. Trong mắt chị, đôi bàn tay ấy chính là biểu hiện của sự không hoàn thiện. Bi kịch tình yêu của chị cũng bắt đầu từ đây. Những đau đớn hối tiếc về sự sai lầm và ý nguyện sửa sai sau này của chị cũng từ đôi bàn tay ấy mà ra. Đôi bàn tay “dấp dính mồ hôi” không còn là chi tiết ngoại hình đơn thuần mà đã trở thành chi tiết tâm lí, gắn với hành trình nhận thức của nhân vật. Sau này, sự lựa chọn lấy Ph. để cứu vớt một tài năng chứ không phải là bác sĩ Thƣơng - ngƣời mà cô dành tình cảm chính là nguyên nhân gây nên cuộc sống hiện tại đầy bất ổn trong tâm hồn với căn bệnh mộng du của chị. Cốt truyện ở đây khá phức tạp với những sự kiện gắn liền với những diễn biến tâm trạng khắc sâu trạng thái

Một phần của tài liệu Cốt trông truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 (Trang 55)