5. CấU TRÚC LUậN VĂN
3.2.2. Cách tổ chức các thành phần cốt truyện phi truyền thống
Đây là kiểu cấu trúc cốt truyện phổ biến trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. Đây cũng là kiểu sắp xếp chiếm phần lớn trong sự nghiệp sáng tác sau này của ông, tạo đƣợc những dấu ấn riêng trong dòng chảy của văn học đƣơng đại. Đặc biệt là ở mỗi tác phẩm sự sắp xếp này lại đƣợc biến hóa một cách linh hoạt theo các lôgic khác nhau. Khảo sát một cách hệ thống, chúng ta có thể chỉ ra đƣợc một số đặc điểm trong lối sắp xếp này.
Trƣớc hết, kiểu sắp xếp cốt truyện phi truyền thống thƣờng là các tác phẩm đƣợc xây dựng dựa trên dòng ý thức, tâm trạng nhân vật hoặc những tác phẩm ghi lại những câu chuyện nhân tình thế thái cứ trải dài theo dòng đời qua sự chiêm nghiệm của nhân vật, của nhà văn. Thƣờng thì ở những tác phẩm này sự kiện thƣờng đƣợc dàn trải, không có xung đột, biến cố mà chỉ là quá trình nhận thức của nhân vật trong các truyện thuộc kiểu dòng ý thức, tâm trạng nhƣ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Phiên chợ
Giát,… hay những chiêm nghiệm triết lí nhân sinh ở những truyện thuộc đề
tài thế sự - đời tƣ nhƣ Sống mãi với cây xanh, Chiếc thuyền ngoài xa, Mùa trái cóc ở miền Nam, …
Kế đến là các tác phẩm này thƣờng không có đầy đủ các thành phần của cốt truyện truyền thống. Có những cốt truyện không có phần trình bày
87
(Bến quê, Phiên chợ Giát) hoặc phần trình bày đan xen vào các thành phần
khác của cốt truyện (Bức tranh, Khách ở quê ra). Cốt truyện đƣợc mở đầu từ giữa khi sự việc đã xảy ra hoặc thậm chí là đã kết thúc, bắt đầu từ một hoàn cảnh, một tâm trạng hoặc kết thúc của một số phận, một xung đột nào đó. Từ đó cốt truyện tạo ra một kết cấu đan xen giữa các mảng thời gian quá khứ - hiện tại - tƣơng lai đảo lộn. Đứa ăn cắp bắt đầu từ cái chết của cô Thoan gây xáo động trong suy nghĩ tâm trạng của những con ngƣời trong khu nhà tập thể rồi mới quay ngƣợc về câu chuyện đứa ăn cắp, về sự vô tâm trƣớc danh dự và nhân phẩm của một con ngƣời của những ngƣời đàn bà trong khu nhà. Bến quê bắt đầu từ tâm trạng của Nhĩ khi bị bệnh, từ tâm trạng mở ra khát vọng trải lòng với bến sông quê trƣớc cửa để khi sức lực cùng kiệt anh vẫn thu hết sức lực để nhô ngƣời ra ngoài cửa sổ. Hay Bức tranh đƣợc bắt đầu khi bức chân dung của ngƣời họa sĩ đã hoàn thành. Có nghĩa truyện mở đầu từ kết thúc để từ đó nhân vật kể về câu chuyện dẫn tới bức tranh tự họa ấy.
Trong các truyện có lối sắp xếp cốt truyện này, có một số truyện không có phần mở nút. Truyện dừng lại ở những trạng thái suy ngẫm khi mà những nghịch lí vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Nhà văn trao cho ngƣời đọc quyền kết luận rút ra từ những chiêm nghiệm của mình. Đó là những truyện có kết thúc mở kiểu nhƣ Chiếc thuyền ngoài xa, Mùa trái cóc ở miền Nam, Phiên chợ
Giát… Kết thúc truyện Chiếc thuyền ngoài xa, các nhân vật đều thấy đƣợc
những nghịch lí nhƣng lại không có cách giải quyết nào phù hợp. Có nghĩa rằng mâu thuẫn, nghịch lí ở đây chƣa đƣợc giải quyết triệt để, phần mở nút đƣợc thay bằng cách kết thúc là sự ám ảnh của bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa và hình ảnh ngƣời đàn bà hàng chài đối với nhân vật Phùng. Trong Mùa trái
cóc ở miền Nam kết thúc dừng lại ở cái chết đầy nghịch lí của Phác và sự kiện
sƣ bà Thiện Linh trở thành ngƣời ăn mày ngửa tay ăn xin tình thƣơng của thiên hạ cũng chƣa giải quyết đƣợc vấn đề mâu thuẫn, xung đột của tác phẩm.
Đến Phiên chợ Giát sự kiện giải thoát cho con bò tƣởng chừng nhƣ có thể mở
88
mở nút cho truyện, mở ra cho truyện một tình thế của sự phát triển mới. Với những tác phẩm nhƣ vậy, phần mở nút đƣợc bỏ ngỏ nhƣ một dụng ý của nhà văn khi để lại cho mỗi ngƣời đọc một khoảng trắng để tự suy nghĩ về lẽ đời, về con ngƣời giữa những bộn bề của hiện thực. Nhờ vậy truyện tạo nên những âm vang, những dƣ âm riêng và đây cũng là nét độc đáo trong quá trình đổi mới tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trên con đƣờng đổi mới.
Độc đáo hơn có thể thấy trong cách sắp xếp các thành phần cốt truyện không theo truyền thống của Nguyễn Minh Châu chính là lối đảo trật tự các thành phần cốt truyện một cách linh hoạt. Khách ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ
Giát… là những tác phẩm tiêu biểu. Các thành phần cốt truyện đƣợc hoán đổi
cho nhau cùng với sự đan xen giữa các sự kiện quá khứ - hiện tại - tƣơng lai, đôi khi chỉ là sự ngƣợc dòng từ hiện tại - quá khứ, các thành phần cốt truyện đều góp phần tạo nên chiều sâu kịch tính trong tính cách của nhân vật và những lôgíc riêng lí giải về cuộc đời, về con ngƣời mang lại cho cốt truyện nét độc đáo riêng. Nhƣ ở Phiên chợ Giát mở đầu bằng giai đoạn phát triển với hành trình lão Khúng dắt con bò Khoang từ nhà xuống chợ Cầu Giát để bán. Sau đó mới quay ngƣợc về lí giải quyết định bán con bò của lão (thời điểm thắt nút) và tiếp tục với sự phát triển đến cao trào trong hiện tại là việc lão trả tự do cho con bò (đỉnh điểm) và quay về giai đoạn ban đầu con bò lại trở về với lão một cách trung thành vô điều kiện nhƣng ở một trạng thái hoàn toàn mới. Chính lối sắp xếp ấy đã tạo cơ hội để tác giả và ngƣời đọc chiêm nghiệm sâu sắc hơn về trạng thái tồn tại của con ngƣời cũng nhƣ những thói quen trở thành bản chất của con ngƣời.
Kiểu sắp xếp cốt truyện phi truyền thống chính là sự đổi mới của nhà văn từ quan niệm, ý thức về cuộc sống, về dòng đời luôn diễn biến với tất cả sự phức tạp, rắc rối, không có sự mở đầu và cũng không có kết thúc nào là hoàn hảo hoàn toàn. Mỗi tác phẩm nghệ thuật vì thế khi kết thúc không hẳn lúc nào cũng cần phải giải quyết thấu đáo những xung đột, mâu thuẫn bởi
89
cuộc đời luôn là sự trôi chảy đầy biến hóa và bất ngờ và luôn chứa trong đó những mâu thuẫn tiềm ẩn. Đây cũng là tƣ duy nghệ thuật mới, hiện đại hơn so với tƣ duy văn học của thời kì trƣớc, nó càng khẳng định quá trình đổi mới quyết liệt ở nhà văn đƣợc mệnh danh là “tinh anh” với vai trò “mở đƣờng”.