Cốt truyện với tư tưởng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tròn tập truyện ngắn người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nguyễn minh châu (Trang 25)

Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy hai nguồn cảm hứng chính của nhà văn.

Có thể dễ dàng nhận ra nguồn cảm hứng thứ nhất là “ca ngợi vẻ đẹp của con người như xa nay tôi vẫn biết” [2. Tr90]. Nguồn cảm hứng này chính là sự tiếp nối cảm xúc với các sáng tác trước của Nguyễn Minh Châu. Với anh, cảm hứng sáng tác trước hết là cố gắng “tìm được các hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn con người”. Nhà văn luôn tin tưởng một điều “Mỗi con người đều chứa đựng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó” [16, Tr287].

Ngay ở sáng tác đầu tay- tiểu thuyết Cửa sông, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca của mình với những người thanh niên, những người lính phục viên tái ngũ đã xông xáo, hăng hái ra trận chống lại chiến tranh không quân của Mỹ. Cả cụ Lâm đã 80 tuổi cũng thấy tiếc là mình không thể cầm súng như đứa cháu. Thay thế những người đàn ông ra trận, những người đàn bà lại đảm đang chăm lo đồng áng, gia đình. Rồi tới tiểu thuyết Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu lại xây dựng được cả một tập thể những con người anh hùng dũng cảm sống có lí tưởng, có trách nhiệm như Kinh, Lượng, Lữ, Nết, Xiêm... Đây là cảm hứng chủ đạo chi phối hầu hết các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước năm 1975.

Thống kê tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, chúng tôi thấy cảm hứng ngợi ca trân trọng của tác giả thể hiện rõ nét nhất trong hai truyện ngắn Mùa hè năm ấy và Bên đường chiến tranh.

Trong Mùa hè năm ấy, tâm hồn những người lính hiện ra vừa bình dị như khoai lúa, vừa lấp lánh ánh sáng rực rỡ lí tưởng cách mạng. Họ không chỉ làm tốt nhiệm vụ cảnh giới hay vác băng đạn chạy quanh chân pháo mà còn biết quan tâm tới tất cả những gì cuộc sống xung quanh đang được họ bảo vệ. Đó là một cô bé hàng ngày mang cơm đến xưởng máy cho mẹ, là chuyến xe bò đưa mấy đứa trẻ đi sơ tán, là ánh đèn ở các khu phố cổ... Họ được các gia đình khu phố giao chìa khoá nhà như một minh chứng cho lòng tin tưởng tuyệt đối của người dân vào những người chiến sỹ. Mối quan hệ quân - dân thật chân thành và ấm áp biết bao. Truyện còn xây dựng vẻ đẹp hồn hậu của cô bé Phi. Tuy mới mời lăm tuổi nhưng Phi tỏ ra vô cùng đảm đang, tháo vát. Em có thể lo lắng, quán xuyến mọi việc trong nhà thay mẹ từ việc nấu nướng, đưa cơm, giặt giũ, đến việc chăm lo cả đàn em nghịch như quỷ sứ… Vất vả, khó khăn nhưng Phi vẫn làm tốt vai trò của mình, đồng thời còn

động viên u không phải lo lắng gì để mẹ yên tâm đi sơ tán. Em đã buồn biết bao khi

phải tiếp tục đi học ở nước ngoài, không được xung phong ra ngoài mặt trận đánh

giặc như mọi người: Lại còn đi học mãi, lại còn ra nước ngoài nữa cơ à? Sao không

cho tôi ra ngoài mặt trận như mọi người? [1,Tr8]. Có thể nói, truyện ngắn này đã

Với Bên đường chiến tranh , tác giả đã làm cho người đọc thực sự khâm phục trước sức sống và khả năng vươn lên của nhân vật Hạnh. Chiến tranh với sự tàn phá ghê gớm của nó cũng không thể khuất phục được cô. Từ một cô gái mười bốn, mười lăm tuổi lang thang theo mẹ buôn bán, trải qua bao đau thương, mất mát Hạnh vẫn kiên cương vươn lên trở thành người phụ nữ giỏi giang, tháo vát. Khi bố hy sinh, mẹ phát điên rồi ốm dai dẳng, Hạnh phải cáng đáng hết mọi việc trong gia đình. Cô vừa phải chăm sóc mẹ, vừa phải nuôi nấng, dạy dỗ một bày em trong hoàn cảnh phải kiếm sống từng ngày. Đáng quý hơn cả ở Hạnh là tấm lòng thuỷ chung son sắc với mối tình đầu đời. Mặc dù đã có gia đình, nhưng trong hơn ba mươi năm, ở tầng sâu tâm hồn người đàn bà âý vẫn là sự chờ đợi kiếm tìm, một nỗi day dứt không yên.

Còn lại, hầu hết các câu chuyện trong tập truyện ngắn này được Nguyễn Minh Châu viết ra y như là để đối chứng lại - một sự đối chứng đầy ý thức, với một quan niệm một cách nhìn cũ nào đấy. Các truyện đều mang tính chất luận đề về những quan niệm bảo thủ, phiến diện, lệch lạc về cuộc đời về con người, về lối sống, về đạo đức… Trong cái nhìn sắc sảo của Nguyễn Minh Châu rất nhiều lối sống, quan niệm đạo đức đã trở thành thói quen, thành chuẩn mực một thời nay hiện ra với những vết rạn nứt của sự giả dối, phi nhân cách. Truy tìm khám phá tới những ngóc ngách sâu kín của bề sâu hiện thực tâm linh, Nguyễn Minh Châu đã thức tỉnh người đọc bằng những truyện ngắn luận đề sâu sắc mà trong đó, nói như giáo sư Phong Lê: “Mọi cái đang vỡ ra, tạo nên những khoảng trống phải nghi ngờ, phải nghĩ” [14, Tr183]. Nó đòi hỏi một sự sắp xếp, điều chỉnh mới xuất phát từ một nền tảng giá trị nhân bản.

Có thể nhận ra đằng sau tất cả các câu chuyện sinh hoạt thế sự, Nguyễn Minh Châu đều hướng tới những chiêm nghiệm lẽ đời, hướng tới một sự cảnh tỉnh, răn đe nào đó: “Những cái tưởng như lặt vặt, bình thường trong cuộc sống hàng ngày dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu để trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lí''[14, Tr178].

Truyện Sắm vai dựa trên một triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là vấn đề lựa chọn cách sống- sống sao cho đúng cái bản ngã của mình dù phải chịu thua thiệt hay khổ sở. Cuộc sống chứ đâu phải cái sân khấu để nhà văn T“sắm vai’ suốt đời được. Câu chuyện bề ngoài nhuốm vẻ hài hước mà không dấu được sự xót xa ,cay đắng bên trong. Còn trong Đứa ăn cắp, thông qua biểu hiện của người đàn bà khu tập thể, Nguyễn Minh Châu thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc: “Tôi muốn người đọc lưu ý: con người có thể trở nên một cách hồn nhiên ngoài ý muốn”[2, Tr90]. Đằng sau truyện ngắn Mẹ con chị Hằng là sự răn đe về lối ứng xử của con cái với cha mẹ. Còn đằng sau Bức tranh, Hạng là sự nhắc nhở: con người cách mạng, con người XHCN phải thường xuyên soi rọi lại chính mình phải tạo dựng bộ mặt tinh thần của mình ngay trong cả điều kiện không có áp lực của xã hội, tác động của dư luận.

Cùng là những nhà văn sống trong giai đoạn chuyển mình của dân tộc, Nguyễn Khải cũng giống như Nguyễn Minh Châu đều sớm nhận ra những vết nứt, những kẽ hở trong lối sống, đạo đức của cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, tính chất luận đề cũng là nét chủ đạo trong các trang văn của Nguyễn Khải (Gặp gỡ cuối năm, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười …). Song với Nguyễn Khải, tính chất luận đề, chiêm nghiệm thể hiện khá rõ trong câu chữ, trong hình ảnh, trong giọng điêụ nhân vật… (Ngay cả những người nông dân, với nhà văn cũng trở thành những nhà bác học, nhà tri thức). Nhiều khi, tác giả tách ra khỏi nhân vật, tự mình phát biểu cho tư tưởng nào đó nên đôi lúc tạo ra cảm giác hơi nặng nề. Còn với Nguyễn Minh Châu, ông không trực tiếp phát biểu như một nhà hùng biện cho tất cả những luận đề triết lí đạo đức ấy mà khéo léo gửi gắm vào tác phẩm theo một cách riêng trong những cốt truyện riêng. Nhà văn quan niệm kỹ thuật viết truyện ngắn cũng như kỹ thuật làm pháo, có thể “dồn nén tư tưởngvào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, thật tự nhiên ” [2, Tr303]. Bởi thế, dù được viết với cảm hứng nào, các truyện đều có dung lượng ngắn gọn như một lát cắt của cuộc sống, tái hiện hiện thực trong dòng chảy tự nhiên với những buồn vui, bi hài lẫn lộn. Tính huống có vấn đề nằm bên ngoài tác phẩm trong sự nhận thức suy ngẫm của tác giả và người đọc, còn nhân vật cứ mặc nhiên cư xử, hành động theo thói quen, nếp sống của họ.

Tóm lại, tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành thể hiện những đổi mới trong tư duy, cách nhìn của Nguyễn Minh Châu về con người, đời sống. Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ mày mò tự đổi mới mình trước khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc. Trong những điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước, sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn… đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lí, báo trước khả năng đổi mới của văn học Việt Nam khi nó dám sòng phẳng với quá khứ, bất chấp trở lực cản ngăn. Tập truyện hướng tới nhiều đề tài và đặt ra những câu hỏi lớn – những vấn đề trung tâm mà “cuộc sống hôm nay” đòi hỏi. Theo đó, cốt truyện không đầy đủ 5 thành phần, không chú trọng đến tiến trình sự kiện. Có khi truyện được xây dựng chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lí cảm xúc… Có thể coi Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là nhát cuốc mở đầu, mở đường với những thể hiện mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Minh Châu đưa văn học về gần với đời sống, để truyện ngắn có thể khắc phục sự hạn hẹp trong khung thể loại mà vươn tới “một cái gì không cùng” (chữ dùng của V.Xaroyan – nhà văn Mỹ)

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tròn tập truyện ngắn người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nguyễn minh châu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)