Cốt truyện với các biện pháp thể hiện nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tròn tập truyện ngắn người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nguyễn minh châu (Trang 39)

2.2.2.1. Biện pháp kể

Chủ thể kể chuyện

Người kể chuyện đóng vai trò đặc biệt quan trọng với cốt truyện vì đó là chính là người tổ chức, sắp xếp, xâu chuỗi, gắn kết tất cả các chi tiết, biến cố, các nhân vật theo một cách nào đó trong toàn truyện như một thủ pháp để “thuyết phục và thu hút” độc giả.

Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy chủ thể trần thuật xuất hiện dư- ới hai hình thức sau:

Hình thức tác giả là người kể chuyện

Đây là hình thức chủ yếu xuất hiện ở 5 trong số 9 truyện. ở đây, tác giả chính là người dẫn dắt, kết nối toàn bộ câu chuyện trong một sợi dây thống nhất. Truyện chỉ có một điểm nhìn - điểm nhìn của tác giả, nhưng đó là điểm nhìn toàn diện, khách quan, bao quát được nhiều mặt, nhiều vấn đề của đời sống. Theo đó, Nguyễn Minh Châu có thể kể lại một cách sinh động, tự nhiên và đan lồng được nhiều câu chuyện khác. Chẳng hạn, ở Bên đường chiến tranh, ngoài việc kể lại câu chuyện chính về mối quan hệ tay ba Hạnh - Thụy - Phác, nhà văn còn khéo léo kể lại chuyện của Hường - con gái Hạnh với các chàng trai vây quanh cô. Hay ở truyện ngắn Mùa hè năm ấy, câu chuyện về cô bé Phi tháo vát, đảm đang được đặt bên cạnh câu chuyện về những người lính pháo thủ dũng cảm mà gần gũi... Những câu chuyện được kể không bị đơn điệu, nhàm chán mà gắn kết, bổ sung hài hoà cho nhau bằng giọng kể khách quan, bình thản. Người đọc có cảm giác như tất cả đều gần gũi, tự nhiên như là cuộc sống, như mọi cái đang diễn ra trước mắt vậy. Tính

chất tự nhiên, thoải mái làm cho cốt truyện “trật” ra khỏi khuôn khổ truyền thống, được nới lỏng tới mức tối đa.

Hình thức nhân vật “tôi” kể chuyện

Đây là hình thức mà nhân vật trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm và kể lại cho bạn đọc nghe. Theo thống kê, chúng tôi thấy hình thức này xuất hiện ở 4 truyện, tuy nhiên nhân vật “tôi” không hoàn toàn giữ vai trò trùng khít.

ở ba truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Sắm vai, Đứa ăn cắp, nhân vật “tôi” đều là người đượcchứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Theo đó, các chi tiết, sự kiện đều trở nên chân thực, sinh động và hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, do sống cùng một khu tập thể mà nhân vật xưng “tôi” trong Đứa ăn cắp mới có thể kể lại một cách chi tiết, cụ thể, chính xác những tiếng kêu thét, thái độ bịn rịn xót thương của những người đàn bà. Đồng thời còn đan cài vào lời kể những nhận định khách quan mà không kém phần sâu sắc. Còn nhân vật “tôi” trong Sắm vai nhờ sống đối diện với khu tập thể của văn sỹ T và có một mối quan hệ khá thân thiết với người nghệ sỹ ấy mà “tôi” có thể kể lại vô cùng chân thực những đổi thay của anh,

dù đó là những đổi thay nhỏ nhất: Anh hì hục tháo chiếc xe ra lau chùi sạch bóng,

rồi tra dầu mỡ. Hàm răng của anh đều tăm tắp mà trắng. Mái tóc anh trở nên đen như mun [3, Tr261]. Đặc biệt, người kể chuyện xưng “tôi” còn có vai trò trong việc

thúc đẩy diễn biến, tiến trình sự kiện. Những câu hỏi của “tôi” trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành có ý nghĩa giúp nhân vật Quỳ bộc bạch tâm sự.

Chẳng hạn:

- Trong những lúc chị đi lang thang một mình - chị hay nghĩ những điều gì? - Chị đã yêu ai và những ai yêu chị, hồi trong Trường Sơn?

Qua những câu hỏi ấy, Quỳ đã kể lại toàn bộ cuộc đời sóng gió của mình. Các mảng sự kiện, biến cố theo đó mà được liên kết và phát triển.

Riêng Bức tranh là một trường hợp đặc biệt. Nhân vật “tôi” ở đây không chỉ đóng vai trò là người kể chuyện mà còn là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của toàn bộ câu chuyện. Vì thế, lời kể mà giống như một lời tự thuật, một lời tự thú. Với cách kể này, Nguyễn Minh Châu giúp người đọc từng bước đi sâu hơn vào thế giới nội tâm, vào tâm hồn của người hoạ sỹ. Dường như, anh ta đang làm một cuộc mổ xẻ tất cả những gì sâu kín nhất, ngóc ngách nhất trong con người mình trước bạn đọc. Câu chuyện vì thế mà mang đậm tính triết lí, chiêm nghiệm.

Với sự thay đổi hai hình thức kể chuyện, với sự chuyển đổi linh hoạt, hợp lí các điểm nhìn, Nguyễn Minh Châu đã khéo léo tái hiện được sự đa dạng, bộn bề, nhiều chiều của cuộc sống trong cả giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đổi mới. Nó khác hẳn với cách kể mang tính tập trung và khái quát như giai đoạn trước. ở đó, mỗi truyện thường đi sâu vào một vấn đề, một sự kiện và bị chi phối mạnh mẽ bởi điểm nhìn của lịch sử và thời đại. Còn ở đây, đối tượng, vấn đề được kể rộng hơn, cách kể thoái mái, giản dị hơn. Đồng thời, hình thức kể chuyện cũng có sự thay đổi. Trong Cửa sông, Dấu chân người lính và phần lớn các truyện của tập Những vùng trời khác nhau đều sử dụng hình thức tác giả kể chuyện. Còn ở tập truyện này, hai hình thức kể chuyện được sử dụng với tỷ lệ tương đương. Nó cho thấy sự chuyển hướng quan niệm tư duy của nhà văn: từ khách quan chuyển dần vào chủ quan, từ cái chung chuyển dần vào cái riêng, vào mỗi cá nhân cụ thể. Cốt truyện vì thế mà được nới lỏng, ngắn gọn, tự nhiên không nặng nề, công thức.

Thời gian kể chuyện

Thống kê trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, chúng tôi thấy có hai kiểu thời gian sau:

Thời gian tuyến tính là thời gian thực tế, thời gian sự kiện diễn ra tuần tự như quy luật vốn có của cuộc sống: cái gì trước nói trước, cái gì sau nói sau.

Gắn với kiểu thời gian này là những truyện về đề tài thế sự. Cốt truyện diễn biến theo một trục thẳng với các tình tiết, sự kiện chảy trôi theo trật tự trước sau như nhịp độ vốn có của nó. Tính chất không câu thúc cũng như không trì hoãn thời gian khiến người đọc càng lúc càng thâm nhập sâu hơn vào cuộc sống của nhân vật. Dường như, Nguyễn Minh Châu không hề gia công, nhào nặn nó. Chính tính chất tự nhiên, dung dị như dòng chảy cuộc sống làm nên sức hấp dẫn trong từng trang truyện. Tuy nhiên, kiểu thời gian này xuất hiện không nhiều (2 trong 9 truyện) và với khuôn khổ thể loại thì khoảng thời gian cũng không dài. Mỗi truyện chỉ tái hiện một giai đoạn cụ thể nào đấy của nhân vật.

Trong truyện ngắn Mẹ con chị Hằng, thời gian tuyến tính chỉ là hơn một tháng. Truyện bắt đầu bằng sự kiện chị Hằng tiễn chồng lên đơn vị, tiếp theo là kể chuyện bà mẹ ở quê ra giúp trong những ngày chị sinh nở, chuyện ứng xử, xích mích giữa hai mẹ con... Các từ chỉ thời gian xuất hiện nhưng không cụ thể như :

mươi hôm, chưa đầy một tháng...

Còn trong Sắm vai, thời gian được đánh dấu bằng các cụm từ: rồi một hôm,

một hôm khác, mấy hôm sau, rồi một buổi tối, một buổi trưa hôm đó, gần tuần lễ...

Nhìn chung, đó là khoảng thời gian không rõ ràng, ngắn và ít. ở truyện ngắn này, người đọc cảm nhận thời gian chủ yếu dựa vào các chi tiết được liệt kê liên tiếp thể hiện sự thay đổi của nhà văn T. Ban đầu là sự thay đổi về thói quen sinh hoạt: anh cũng dậy đúng giờ, tập thể dục, ăn sáng, chải tóc, mặc quần áo giống thời khoá biểu của mọi người. Tiếp theo là những thay đổi về lối sống: mua xe, lắp răng giả, may quần áo, nhuộm tóc, học nhảy, học cười, học bắt tay... Rồi cuối cùng, anh lại trở về là người nghệ sỹ theo đúng nghĩa đích thực của nó. Như vậy, thời gian tuyến tính làm các sự kiện phát triển liền mạch, chặt chẽ, thống nhất với nhau.

Thời gian trần thuật là thời gian được tạo ra trên cơ sở của thời gian thực tế dưới sự nhào nặn công phu của tác giả. Nó được mở ra ở ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Kiểu thời gian này được sử dụng rất phổ biến trong văn học, đặc biệt là trong văn xuôi hiện đại như ở các sáng tác của Nam Cao (Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn...), Lê Lựu (Thời xa vắng, Gia đình...), Nguyễn Khải (Gặp gỡ cuối năm, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười…)…

Tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu sử dụng chủ yếu là thời gian trần thuật (7/9 truyện) với hai mảng thời gian chính là hiện tại - quá khứ và hoàn toàn không có thời gian tương lai. Những đoạn nhìn lại quá khứ được đặt xen kẽ với những sự kiện ở hiện tại ở những tình huống rất lô gíc khiến cốt truyện vừa diến biến liền mạch, vừa giải quyết được một dung lượng thông tin vượt hơn nhiều giới hạn thời gian thực tế cho phép. Đồng thời với việc đan cài quá khứ- hiện tại, Nguyễn Minh Châu cũng sử dụng thủ pháp kéo căng hoặc dồn nén thời gian để phục vụ cho ý đồ nghệ thuật của mình.

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là truyện ngắn tiêu biểu về nghệ thuật sử dụng thời gian trần thuật. Thời gian thực tế chỉ là mấy ngày cuối năm nhưng thời gian quá khứ là cả một đời người. ở đây, Nguyễn Minh Châu đã khéo léo để cho nhân vật Quỳ tự kể về mình với một người khác nên quá khứ - hiện tại được đan cài tự nhiên không chút ngượng ép. Có khi, Quỳ đang kể về quá khứ thì lại bị chen ngang bởi một sự việc nào đó của hiện tại; có khi đang ở hiện tại, nhờ một câu hỏi của “tôi” mà Quỳ trở về quá khứ, sống với quá khứ. Thời gian như những nếp gấp đan cài, so le vào nhau. Theo đó, cùng một lúc chúng ta được nhìn ngắm, soi chiếu Quỳ ở những khoảng thời gian khác xa nhau: một thiếu nữ duyên dáng, năng nổ nơi chiến trường ác liệt và một phụ nữ được quý trọng, nâng niu tại bệnh viện quân y; một cô gái thông minh, nhanh nhẹn và một người đàn bà mộng du, lang thang... Biết bao thăng trầm số phận, biết bao u uẩn buồn vui tâm hồn, biết bao chiêm nghiệm đau đớn của cả một đời người được tái hiện đầy đủ, sinh động trong sự dồn nén thời gian của mấy ngày cuối năm ấy.Truyện có xu hướng của một tiểu thuyết.

ở một số truyện, Nguyễn Minh Châu sử dụng thời gian trần thuật với kết cấu đặc biệt: kết cấu vòng tròn. Truyện mở đầu và kết thúc là thời gian hiện tại, riêng phần phát triển là thời gian quá khứ. Kiểu thời gian rất phù hợp với mạch suy nghĩ, liên tưởng của nhân vật, đồng thời tạo cho cốt truyện sự lô gíc và chặt chẽ.

Đọc Bức tranh, chúng tôi thấy mở đầu là hình ảnh người hoạ sỹ ngồi trước bức tranh tự khắc hoạ khuôn mặt của chính mình. Sau đó, người hoạ sỹ nhớ lại, hồi tưởng lại các sự kiện như một lời chú giải cho sự ra đời của nó. Toàn bộ cốt truyện lại được triển khai trên mạch hồi cố của người hoạ sỹ: từ việc gặp gỡ người lính thồ tranh cách đây 8 năm, việc vẽ bức chân dung trong nửa giờ, việc ông thất hứa vì sự nổi tiếng đến việc gặp lại người lính cách đây mấy tháng. Thời gian hiện thực như - được kéo căng tối đa để dồn vào đó những sự kiện liên tục thuộc về quá khứ. Đến cuối tác phẩm, người hoạ sỹ lại đối mặt với bức chân dung chính mình ở thời gian

hiện tại. Người đọc có cảm giác như nhân vật hoạ sỹ đã ngồi đó hàng năm, như nửa

thế kỷ chứ không phải một vài giờ nữa. Thời gian như đông đặc, như quánh lại bao

trùm lên toàn bộ tâm trí nhân vật. ở đây, “thời gian chủ quan đã làm tính khách quan của thời gian bị phủ nhận ”(Khrapchenco). Qua đó, chúng ta thấy rõ hơn cảm giác ăn năn, hối hận, quá trình đấu tranh giằng xé quyết liệt trong tâm hồn người hoạ sỹ.

ở các truyện ngắn Bên đường chiến tranh, Giao thừa, Hạng, Mùa hè năm ấy, chúng tôi cũng hiểu thời gian trần thuật với kết cấu vòng như thế.

Vận dụng thời gian với thao tác giản đơn, dễ thực hiện nhưng mặt khác lại mang đến cho thời gian trong truyện một điều kiện tồn tại nào đó. Nếu với Sêkhốp - nhà văn Nga - thời gian trở thành một đối tượng, một nhân vật chi phối rất nhiều sáng tác của ông thì ở đây, Nguyễn Minh Châu sử dụng thời gian như một chất liệu thực sự hỗ trợ cho nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Thời gian hoặc được tái hiện sự kiện như nhịp độ vốn có ở hiện thực hoặc xếp gọn đời người vào khoảng khắc nhỏ bé của cuộc sống, dù với cách nào, nó cũng có ý nghĩa riêng.

Tập truyện đã chứng tỏ được “cái duyên” trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Minh Châu. Nghệ thuật kể ấy đã có những nét riêng, màu sắc riêng về lời văn, giọng văn,

cách kể. Nó không còn chung chung, lẫn lộn với các trang văn của các tác giả khác như ở giai đoạn trước.

2.2.2.2. Biện pháp tả

Đối với tác phẩm tự sự, tả và kể là hai biện pháp luôn đi liền với nhau. Nếu kể tạo thời gian thì tả tạo không gian cho tác phẩm. Tả giúp “cái được miêu tả” hiện ra cụ thể, rõ nét trước sự hình dung của bạn đọc.

Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy một số điểm đáng lưu ý trong cách tả của Nguyễn Minh Châu như sau:

Tả các chi tiết, sự kiện

L.Tônxtôi cho rằng tác động của nghệ thuật chỉ đạt được khi người nghệ sỹtìm được “vô vàn các yếu tố nhỏ bé tạo thành tác phẩm ”. Trong nghệ thuật tả của Nguyễn Minh Châu, nhà văn phát hiện ra một trong những yếu tố nhỏ bé ấy chính là các chi tiết, sự kiện. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin đưa ra một số điểm đáng lưu ý trong nghệ thuật tả về chi tiết sự kiện của nhà văn.

Nghệ thuật tả với thủ pháp lặp đi lặp lại các chi tiết

Thủ pháp này được Nguyễn Minh Châu sử dụng như một “hình thức khắc hoạ” buộc người đọc phải chú tâm nhiều hơn vào hình tượng và tìm cách lí giải những gì còn chưa xuất hiện trên bề mặt của chúng.

Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, chúng tôi thấy có rất nhiều chi tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên sự ám ảnh với người đọc như chi tiết về nụ cười bí hiểm, chi tiết về đoàn tàu tốc hành và đặc biệt là chi tiết về đôi bàn tay. Trong tác phẩm, đôi bàn tay của người trung đoàn trưởng xuất hiện 8 lần giống như một biểu tượng. Đôi

bàn tay đánh giặc và xây dựng đất nước là biểu tượng cho người anh hùng, có nhiều đóng góp lớn lao cho tổ quốc. Còn đôi bàn tay dập nát là biểu tượng cho biết bao đau thương,

mất mát mà chiến tranh đã gây ra. Hơn hết, chi tiết đôi bàn tay lúc nào cũng dấp dính là

biểu tượng cho những gì còn khiếm khuyết ở mỗi con người. Người trung đoàn trưởng tài ba, trác việt tuyệt vời ấy cũng chỉ là một con người bình thường, cũng có những thói hư, tật xấu như bao người lính khác. Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn nói với chúng ta rằng sẽ là

vô vọng khi kiếm tìm chân trời của cái tuyệt đối hoàn mỹ, những con người tuyệt đối hoàn

mỹ giữa cuộc đời này. Hãy sống và chấp nhận cuộc đời thực, con người thực với tất cả

những méo mó, sứt sẹo mà nó có. Đó là chiều sâu triết học nhân bản mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm qua chi tiết nhỏ bé ấy.

ở Bức tranh, chi tiết về khuôn mặt người hoạ sỹ được lặp lại hai lần ở đầu và cuối

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tròn tập truyện ngắn người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nguyễn minh châu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)