Đối với Nguyễn Minh Châu, văn học “không có tiếng động và âm thanh, không có phục trang và ánh sáng, chỉ có những con chữ được lựa chọn và lắp ghép” [2, Tr299]. Do đó, câu, chữ, vẻ đẹp ngôn từ chính là “cái bình thông nhau giữa người viết và người đọc”. Nhà văn quan niệm người nghệ sỹ cũng giống như người thợ thủ công bằng cách thức riêng biệt của mình “phải đập từng chữ ra để tìm cho được cái nghĩa nguyên thuỷ của nó rồi lại bằng một cách thức riêng biệt không giống ai và không thể bắt chước được, đem ghép những con chữ ấy lại với nhau thành câu, thành đoạn, thành chương rồi cuối cùng trở thành một thứ có cả thể xác và tâm hồn: một tác phẩm văn học” [2, Tr33]. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Minh Châu đặc biệt coi trọng vai trò của ngôn từ đối với tác phẩm tự sự.
Khảo sát tập truyện, chúng tôi thấy lời văn nghệ thuật thể hiện ở hai dạng:
2.2.3.1. Lời văn gián tiếp
Lời văn gián tiếp là lời của tác giả, lời của chủ thể kể chuyện. ở đây, chúng tôi thấy có sự khác biệt về giọng điệu so với những sáng tác trước đó của chính tác giả. Trước 1975, với cảm hứng chủ đạo là sự ngợi ca hân hoan con người và cuộc đấu tranh thần thánh của dân tộc, âm hưởng bao trùm các trang viết ở Cửa sông, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau là chất trữ tình với sắc màu thi vị, lãng mạn. Mỗi tác phẩm như một khúc tráng ca, một dàn hợp xướng của những thanh âm khoẻ và cao, dạt dào cảm xúc. Từ sau năm 1975, giọng văn trữ tình vẫn còn nhưng không giữ vai trò chủ đạo nữa. Một Nguyễn Minh Châu mới đang bước vào độ chín về tài năng và tư tưởng với một giọng văn khách quan có phần thâm trầm, suy tưởng đang hình thành. Với tập truyện ngắn này, lời văn gián tiếp xuất hiện dưới hai hình thức: lời tác giả và lời nhân vật “tôi” kể chuyện.
Lời gián tiếp của tác giả
Có thể thấy trong các sáng tác trước năm 1975 của Nguyễn Minh Châu, lời tác giả chiếm tỷ lệ khá lớn. Nhà văn thường sử dụng những câu đơn trần thuật với
lớp từ toàn dân và cách diễn đạt ngắn gọn rõ ràng. Chẳng hạn: Bộ đội đi tập đêm
xong đã trở về... Cái nhà chứa xe ầm ỹ một lúc rồi đâu đấy lại yên lặng. Chỉ trong phút chốc, những dãy màn trắng buông kín các giường. Một cậu nào đó đã cất tiếng ngáy. [3, Chuyện đại đội. Tr160- 161]...
ở tập truyện này, lời tác giả được thể hiện chủ yếu bằng câu văn tả và kể. Qua đó, những hành động, việc làm, ngoại hình của nhân vật được bộc lộ, các tình tiết, sự kiện được liên kết và phát triển. Nhà văn đã cố gắng tạo ra tính chất tự nhiên
, gần gũi trong lời kể của mình. Ngay cả những truyện ngắn có tính chất luận đề, Nguyễn Minh Châu cũng không hề “lên gân” cứng nhắc. Nếu như Nguyễn Công Hoan: “từ đầu chí cuối một truyện chỉ viết những câu ngắn mà câu nào câu nấy cứ rắn như một nhát búa, nhát sau đập chồng vào nhát trước, cứ thế, đến nhát cuối cùng mới là lời tuyên án” thì trái lại, Nguyễn Minh Châu cứ nhẩn nha kể lại câu chuyện của mình với một giọng văn khách quan, bình thản. Truyện Mẹ con chị Hằng bàn về vấn đề đạo đức nhưng tác giả không chỉ trích lên án mà nhẹ nhàng như một lời tâm tình. Giao thừa bàn về xung đột quan niệm lối sống hai thế hệ được kể bằng một giọng tỉnh táo, thâm trầm... Tính chất không dồn nén, câu thúc, không vội vàng gấp gáp của lời văn, câu văn đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người tiếp nhận. Đồng thời, chính với giọng văn ấy, Nguyễn Minh Châu lại buộc người đọc phải suy ngẫm, tìm hiểu cái điều còn được bao bọc, ẩn giấu bên trong lớp ngôn từ.
Với khuôn khổ dung lượng và yêu cầu của một truyện ngắn, tác giả cố gắng
dồn nén nhiều thông tin trong một câu văn. Chẳng hạn: Chị ao ước một đứa con gái.
Chị chợt nghĩ đến bà mẹ ở trong Thanh sắp ra với mình, bà mẹ hiền lành và cũ kỹ của chị [ 3, Mẹ con chị Hằng. Tr237]. Chỉ với hai câu văn ngắn gọn, tác giả đã cho
người đọc thấy sự mong mỏi thầm kín của chị Hằng (ao ước một đứa con gái); cung cấp những thông tin về bà cụ Huân: quê quán (trong Thanh), tính cách (hiền lành,
cũ kỹ); đồng thời báo hiệu sự kiện sắp xảy ra trong truyện (bà mẹ sắp ra). Hoặc câu: Bằng một vẻ thản nhiên và thoải mái, thậm chí hơi phóng khoáng, người đàn bà rất mến khách và nhiệt tình với bộ đội đang đi từ ngoài vườn vào nhà [3, Bên đường
chiến tranh. Tr99]. Trong câu văn này, Nguyễn Minh Châu vừa miêu tả hành động
nhân vật (đi từ ngoài vườn vào nhà), vừa nhận xét về cách làm động tác ấy (thản
nhiên, thoải mái, phóng khoáng), vừa hé mở tính cách nhân vật (mến khách, nhiệt tình). Như vậy, tác giả không chỉ dùng những câu văn trần thuật, miêu tả đơn thuần
mà còn khéo léo kết hợp vào đó sự đánh giá, nhận xét rất tự nhiên. Nhờ những câu văn như thế, cốt truyện sẽ ngắn gọn, súc tích hơn.
Lời gián tiếp của nhân vật kể chuyện “tôi" trong tập truyện này khá chân thực, cụ thể sinh động. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn tự nhiên giữa lời kể và tả với những nhận định triết lí. Chúng tôi tạm chia nó vào hai dạng:
Lời kể khách quan kết hợp với sự bình phẩm, nhận định
ở Đứa ăn cắp, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,“tôi"đều là người chứng kiến và kể lại cho bạn đọc nghe. Do đó, lời văn chủ yếu là những lời kể, lời trần thuật chi tiết, cụ thể. Đồng thời,“tôi"có thể đan cài vào đó sự nhận xét, bình phẩm hay những suy nghĩ, cảm nhận riêng trước những câu chuyện ấy. Chẳng hạn nhân vật “tôi" trong Đứa ăn cắp đều đưa ra lời nhận định của mình ở đầu và cuối
truyện: Một trong những đặc tính của người đàn bà trong khu tập thể tôi là hay kêu [3, Tr205] và Quả thật, lòng dạ họ hồn nhiên như thế, những người đàn bà trong khu
tập thể ấy bao giờ cũng hồn nhiên và dễ xúc động [3, Tr256].
Lời kể có giọng hài hước kết hợp với chất triết lí sâu xa
Đó là giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Sắm vai. Bi kịch đánh mất mình của văn sỹ T được “tôi" cảm nhận và kể lại bằng những câu tả ngắn gọn, cụ thể với tính chất liệt kê liên tiếp. Nó cho thấy sự biến đổi nhanh chóng của người nghệ sỹ
trên sân khấu cuộc đời. ở nhiều câu văn, chất giọng hài hước thể hiện khá rõ: Trông
thấy anh T vào năm giờ sáng… cũng mặc quần đùi, áo may ô, đang nắm tay gừng lại đấm túi bụi vào không khí, trên đầu một người đàn bà rất béo mặc áo lụa viền đăng ten và trong khi đó trên đầu cái nhà ông hói đầu đang chu miệng lại thở phùn phụt như một khẩu súng hơi…[3, Tr290]. Sự phối hợp đan xen những câu văn dài,
ngắn, giữa câu tả và kể, giữa tính chất triết lí và giọng điêụ hài hước tạo cho giọng kể của “tôi" sinh động trong một cốt truyện giản dị mà hấp dẫn.
Như vậy, có thể thấy, ở các sáng tác giai đoạn trước của Nguyễn Minh Châu, âm hưởng bao trùm trong các trang văn là chất thơ lãng mạn, trữ tình thì ở tập truỵện này, lời văn đa sắc điệu và giàu tính biểu cảm hơn (khi ngợi ca, khi thương xót, khi buộc tội, khi hóm hỉnh giễu cợt…)
2.2.3.1. Lời văn trực tiếp
Lời văn trực tiếp là lời của nhân vật tồn tại dưới dạng đối thoại hoặc độc thoại. Tuỳ từng loại nhân vật mà chúng được sử dụng với mức độ khác nhau, có khi riêng lẻ, có khi phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn.
Với những truyện ngắn viết về đề tài thế sự như: Mẹ con chị Hằng, Sắm vai, Giao thừa, Đứa ăn cắp, lời nhân vật chủ yếu là lời đối thoại mang tính chất khẩu ngữ để trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ cảm xúc… Đó thường là những câu tỉnh lược ngắn gọn được gắn với những ngữ điệu thích hợp trong hoàn cảnh cụ thể. Nhân vật sử dụng tất cả các kiểu câu: trần thuật, cảm thán, hỏi… tạo ra tính chất đa dạng phong phú cho lời văn.
Với những truyện ngắn viết về con người trong và sau chiến tranh, lời nhân vật là sự phức hợp, đan xen cả đối thoại và độc thoại với mầu sắc chiêm nghiệm, suy tư. Nguyễn Minh Châu đã đưa vào đó “cái đa giọng điêụ, cái đa thanh” của cuộc đời. Lời nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) là sự phối hợp giữa lời kể (có khi dài dòng như một câu chuyện) với lời thanh minh, lời tâm tình, lời thú tội… Nó cho thấy trạng thái đầy suy tư, bất ổn trong tâm hồn chị; đồng thời có tác dụng kết nối các mảng không gian và thời gian khác xa nhau, tạo nên bức tranh về cuộc đời nhân vật. ở truyện ngắn Bức tranh, có thể coi lời người hoạ sỹ là một sự tổng hợp nhiều giọng điêụ: vừa buộc tội đanh thép, vừa bào chữa thuyết phục, vừa mỉa mai giễu cợt, vừa chân thành tự thú… Lời văn nghệ thuật theo đó luôn mang tính chất hai giọng: phủ nhận và bác bỏ, tranh luận và thì thầm.
Như vậy, có thể thấy trong tập truyện ngắn này lời nhân vật chiếm ưu thế hơn so với lời tác giả. So sánh với giai đoạn trước, lời nhân vật chủ yếu là lời đối thoại ngắn gọn có tính chất thông tin, trao đổi thì ở đây, nhân vật sử dụng cả lời đối thoại, độc thoại và tâm tình. Lời nhân vật có thể ngắn gọn (lời bà cụ Huân, chị Hằng, ông Thừa…) có thể dài dòng, miên man (lời Quỳ, lời Hạnh…). Đáng lưu ý là tác giả đã
tạo ra những lời thoại có tính chất đa giọng nhiều sắc thái biểu cảm. ở đó, người đọc khó có thể nhận ra đâu là lời tác giả và đâu là lời nhân vật, đâu là độc thoại và đâu là đối thoại, đâu là lời kể và đâu là lời tâm tình… Nó tạo ra những “điểm nhoè” nghệ thuật độc đáo mà trước đó chưa từng xuất hiện trong các sáng tác của ông. Đến các sáng tác sau này như Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra…, nhà văn tiếp tục sử dụng và đạt đến trình độ cao hơn với thủ pháp này.
Tóm lại, trong lời văn nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã kết hợp tất cả các kiểu câu, và phối hợp các biện pháp tả, kể, tâm tình, độc thoại… làm cho lời văn nghệ thuật đa dạng và sinh động. Nó là yếu tố quan trọng hỗ trợ mạnh mẽ cho cốt truyện, bởi một cốt truyện hay sẽ không thể trở thành một câu chuyện hay nếu không tìm được cho nó một vỏ bọc ngôn từ hợp lí. ở tập truyện này, Nguyễn Minh Châu đã vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn ngôn từ của đời sống thường nhật- những ngôn từ bình thường, giản dị mà trở nên góc cạnh và có sức mạnh nghệ thuật cao.
2.3. Cốt truyện với nhân vật
Có thể dễ dàng nhận ra ở tập truyện này, thế giới nhân vật được miêu tả khác biệt so với giai đoạn trước. Nếu trước 1975, nhà văn miêu tả nhân vật ở chất sử thi, dân tộc và lịch sử thì ở đây tác giả đã tìm tòi khám phá tâm hồn, tính cách, len lỏi vào thế giới tình cảm trong từng nhân vật. Con người đơn giản, sơ lược một chiều trước kia cũng được thay bằng con người trong cuộc sống hôm nay ở sự phức tạp, đa dạng, nhiều chiều của nó. Đó là một sự thay đổi khó khăn nhưng hợp lí. .
Chúng tôi tạm chia nhân vật trong tập truyện này thành hai kiểu:
2.3.1. Nhân vật là con người trong và sau chiến tranh
Vẫn là con người và chiến tranh nhưng ở đây nhân vật không phải là số đông có chung một tâm hồn, một tính cách, một gương mặt. Trước 1975, nhân vật của Nguyễn Minh Châu thường có tính chất hướng ngoại với phẩm chất nổi bật là vẻ đẹp của lòng dũng cảm, đức hy sinh và tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Đó
là Ngạn (Nguồn suối); Lường, Phận (Nhành Mai); Lãm, Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng); Kinh, Lữ, Lượng, Xiêm (Dấu chân người lính )… Họ là những viên ngọc toả ánh sáng đẹp một cách rực rỡ, không tỳ vết. Khó có thể tìm thấy một khuyết điểm nào trong những con người ấy.
Còn trong tập truyện này, khi khắc hoạ những con người chiến tranh, Nguyễn Minh Châu có xu hướng đi vào chiều sâu, hướng vào thế giới nội tâm nhân vật. Họ đã tự mình bước ra khỏi tập thể là một cá nhân có số phận, có cá tính, có đời sống nội tâm riêng. ở đó, nhân vật được đặt vào hai môi trường, được theo dõi trong khoảng thời gian tương đối dài, được bật nổi bởi một tình huống có vấn đề nào đó, nên đã tạo ra được số phận và chiều hướng con đường đời riêng. Quá trình tìm hiểu, khám phá tính cách các nhân vật chính, nhân vật trung tâm là qúa trình hình thành và dẫn dắt cốt truyện. Các nhân vật phụ có tác dụng soi chiếu làm sắc nét hơn bức tranh chân dung của nhân vật chính ở một mặt, khía cạnh nào đó. Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Hạng, người đọc đều không thể tìm đựơc những đỉnh điểm cao trào trong hành động nhân vật hay những câu trả lời thoả mãn về số phận của họ. Nguyễn Minh Châu không có ý định giới hạn nhân vật của mình trong những khung nhỏ hẹp, những điều đã định trước.
Một nhà văn không thể có diện mạo nào khá hơn, tốt hơn, đầy đủ hơn, đích thực hơn, ngoài những nhân vật do chính mình tạo nên diện mạo và tính cách văn học. Một Chí Phèo của Nam Cao, một chị Dậu của Ngô Tất Tố, một Huấn Cao của Nguyễn Tuân, một Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng, một AQ của Lỗ Tấn … và giờ đây người đọc biết thêm một Quỳ, một hoạ sỹ của Nguyễn MinhChâu. Đó là những nhân vật đã vượt ra khỏi cái ý nghĩa bình thường của nó, trở thành nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng với đời sống tâm hồn phong phú, sâu sắc.
Nhân vật Quỳ và người hoạ sỹ không còn đơn thuần là sự cá thể hoá những phẩm chất chính trị của một thành phần xã hội nào đó mà thực sự là con người với số phận và những nét tính cách riêng biệt, độc đáo; đồng thời còn mang một ý nghĩa khái quát lớn. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành không chỉ nói về tâm hồn
về lí tưởng của Quỳ nữa mà đề cập đến một vấn đề chung hơn, đó là tâm hồn là tính cách người phụ nữ tiểu tư sản trí thức Việt Nam trong giai đoạn cách mạng giải phóng. Và Bức tranh cũng không đơn thuần là bức chân dung tự hoạ gương mặt người hoạ sỹ mà là bức chân dung ở “nửa kia”, ở “góc khuất” trong mỗi con người, đặc biệt là con người XHCN của ngày hôm nay.
2.3.2. Nhân vật là con người trong cuộc sống đời thường
Nếu như Nguyễn Khải với bản tính nhút nhát, dè dặt (theo nhận xét của chính nhà văn) có khuynh hướng tôn sùng những tính cách mạnh mẽ, những con người kiên nghị dâng hiến trọn đời cho một niềm tin, một lẽ sống và không dao động trước bất cứ trở lực nào (người chiến sỹ bị lạc đơn vị trong tiểu thuyết Chiến sỹ, ông linh mục trẻ trong Cha và con và…, nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Thời gian của người…) thì Nguyễn Minh Châu lại muốn tái hiện “con người trong muôn mặt đời sống”. Thế giới nhân vật ấy khá đa dạng với nhiều nghề nghiệp, lứa tuổi: người già (ông Thừa, cụ Huân…), phụ nữ (Hằng, Thoan, những người đàn bà khu tập thể…), thanh niên (văn sỹ T, Khánh, Sinh…), trẻ nhỏ ( Hùng…). Họ gắn với môi trường và không gian làm việc cụ thể. Tính cách của các nhân vật được thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ, hành động và trong mối quan hệ gia đình, làng xóm, tập thể gần gũi. Mối quan hệ giữa các nhân vật vừa là tương phản, vừa là bổ sung hỗ trợ cho nhau. Trong đó, các nhân vật không được miêu tả, theo dõi trong thời gian dài mà chỉ được khắc