Cốt truyện với kết cấu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tròn tập truyện ngắn người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nguyễn minh châu (Trang 29)

2.2.1.1. Kết cấu thể hiện ở việc trong tác phẩm của mình, người nghệ sỹ gắn nhân vật này với nhân vật kia tạo ra quan hệ qua lại giữa chúng. Từ đó, các nhân vật bộ lộ bản chất xã hội - thẩm mỹ của mình

Để thể hiện, bộc lộ tính cách của nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhà văn phải đặt nhân vật đó trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong sự nhìn ngắm và soi chiếu từ nhiều phía. Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy Nguyễn Minh Châu tỏ ra rất thận trọng trong việc lựa chọn và gắn kết các nhân vật.

ở một số truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu dụng công xây dựng nhân vật trong khá nhiều mối quan hệ. Chẳng hạn, Quỳ- nhân vật trung tâm trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành được soi ngắm từ nhiều phía bởi các nhân vật khác.

Thời chiến, trong mối quan hệ với mọi người, chị bộc lộ là một người tận tâm hết

lòng nên ai cũng yêu quý, coi chị là một nàng công chúa ở trong rừng.. Đối với công

việc, Quỳ thể hiện là người năng động, nhiệt tình không nề hà bất cứ việc gì: diễn viên văn công, đánh máy, cấp dưỡng, in ly tô, giao liên dẫn đường, y tá, chụp ảnh, viết báo, săn lùng biệt kích, gác nghĩa trang liệt sỹ, lái xe... Thời bình trong mối quan hệ với các thương binh chị là một y tá tận tụy, chu đáo, được kính trọng. Với người trung đoàn trưởng Hoà, chị có một tình yêu mãnh liệt nhưng lại có quá nhiều tham vọng và đòi hỏi. Còn với kỹ sư Ph, bác sỹ Thương, Hậu thì Quỳ thể hiện là một con người đầy trách nhiệm và yêu thương. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có tác dụng soi chiếu làm rõ hơn một nét nào đấy về người phụ nữ duyên dáng, thông minh mà bí hiểm này. Có thể nói, Quỳ là một nhân vật có bản lĩnh, có cá tính mạnh và khá phức tạp, có ý thức rõ rệt về mình, có khả năng gây ảnh hưởng tới mọi người và có thể tự sắp xếp cuộc đời theo ý muốn riêng. Trước Nguyễn Minh Châu, trong văn xuôi hiện đại Việt Nam và kể cả trong những tác phẩm của chính nhà văn, chúng ta hầu như chưa gặp một nhân vật phụ nữ nào có cá tính mạnh và rõ đến thế.

Trong các truyện ngắn Bên đường chiến tranh, Hạng, Mẹ con chị Hằng, Giao thừa, Mùa hè năm ấy, các nhân vật cũng được đặt trong trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Đó chủ yếu là mối quan hệ giữa những người trong gia đình (vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em…), giữa những người cùng sống trong tập thể, người làng xóm với nhau... Tất cả cho thấy cái nhìn phong phú, nhiều chiều về nhân vật.

Tuy nhiên, ở một số truyện như Bức tranh, Sắm vai Nguyễn Minh Châu lại tập trung đi vào một mối quan hệ nhưng quan hệ ấy đủ khả năng thể hiện tính cách nhân vật. ở Bức tranh, đó là mối quan hệ giữa người hoạ sỹ và anh lính tranh. Theo sự chảy trôi của thời gian, sự biến đổi của thời cuộc thỉ bản chất xã hội của nhân vật cũng thay đổi. Người hoạ sỹ từ một anh thợ vô danh, không có tiếng tăm nhờ bức chân dung “Chiến sỹ giải phóng” mà trở nên nổi tiếng, được cả xã hội trọng nể, trong và ngoài nước đều biết tới. Còn người lính thồ tranh năm xưa nay thành người thợ cắt tóc bình thường phải lăn lộn mưu sinh trong cuộc sống. Tuy vậy, phẩm chất

thẩm mỹ của nhân vật lại không thay đổi. Anh thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề ngày hôm nay vẫn từ tốn, điềm đạm, cao thượng và vị tha như anh lính 8 năm về

trước. Đối với anh, cái luật sống công bằng, cái quan niệm Sống ở đời, cho thế nào

thì nhận thế ấy của người hoạ sỹ thật xa lạ và ích kỷ. Còn người hoạ sỹ vẫn mang

bản chất nhỏ nhen và vụ lợi. Trước kia, vì “máu tự ái nghề nghiệp” mà ông đã từ

chối vẽ chân dung khi người lính tha thiết thỉnh cầu bởi lý do: Tôi là một hoạ sỹ chứ

đâu phải một anh vẽ truyền thần [3, Tr119].Rồi vì sự quyến rũ của địa vị, tiếng tăm

mà ngày hôm nay, ônglại lờ đi, quên đi lời hứa đinh ninh dạo ấy... Nếu trước kia, họ

đều là người cùng lí tưởng và đem hết tài năng, sức lực của mình cống hiến, phục vụ cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc thì cuộc sống hoà bình hôm nay, họ lại trở thành những người “xa lạ” như “chưa hề quen biết”. Có thể nói, với việc tập trung khắc hoạ mối quan hệ này, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một cách sâu sắc chân dung người hoạ sỹ trong ý thức đối diện và thức tỉnh của lương tri.

ở Sắm vai, Nguyễn Minh Châu lại tập trung đi vào mối quan hệ giữa văn sỹ T và vợ. Trong mối quan hệ này, nhà văn T đã thể hiện bi kịch tự đánh mất mình. Từ một người nghệ sỹ thực thụ, say mê sáng tạo, anh đã phải “sắm vai” là một con rối ngoan ngoãn, lố bịch để cô vợ trẻ giật dây, điều khiển từ lời ăn, tiếng nói, nụ cười,

cái bắt tay... Để chiều lòng chị, nhà văn T luôn làm ra vẻ trẻ trung, giả vờ hốt hoảng, vội vã cười ngặt nghẽo như một cái máy. Anh đã phải tự đóng kịch cho chính mình.

Theo dõi những tiểu thuyết trước 1975, có thể thấy Nguyễn Minh Châu thường đặt nhân vật của mình vào hai mối quan hệ: quan hệ hỗ trợ, bổ sung với những người cùng đơn vị, tổ chức và quan hệ đối kháng giữa bên mình - bên địch, chúng ta - chúng nó. Tới những sáng tác trước 1980 ( Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà), tác giả đã thu hẹp hơn quan hệ giữa các nhân vật nhưng nó còn khá cồng kềnh, rối rắm, phức tạp. Đến Người bà trên chuyến tàu tốc hành, các quan hệ ít hơn, được xây dựng cụ thể hơn, rõ ràng hơn, tập trung hơn. Thông qua các mối quan hệ ấy, Nguyễn Minh Châu đều cố gắng thể hiện và làm nổi bật lên được cái bản chất xã hội- thẩm mỹ vốn có trong từng nhân vật giúp người đọc tiếp cận gần hơn vào tác phẩm .

2.2.1.2. Kết cấu là việc nhà văn gắn nhân vật với hoàn cảnh, môi trường cụ thể đặc biệt là trong những tình huống kịch tính có vấn đề, qua đó nhân vật bộc lộ phẩm chất tính cách riêng

Gắn nhân vật với môi trường, hoàn cảnh

Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật của mình vào hai môi trường chủ yếu:

Môi trường chiến tranh với bối cảnh lịch sử là cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc

Với môi trường này, Nguyễn Minh Châu không có ý định khắc hoạ cả một bức tranh hoành tráng, rộng lớn với các bãi chiến trường nóng bỏng, các trận đánh hào hùng in dấu lịch sử như trong các tiểu thuyết trước đó. Trong tập truyện này, Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật của mình trong những khung cảnh nhỏ hơn, hẹp hơn. Đó có thể là nóc cầu Long Biên, là khu phố cổ (Mùa hè năm ấy); là những con đường như đường số một qua Lạng Sơn, đường Cao Bằng đi Đông Khê, Thất Khê; là đèo Be le, đèo Gió (Bên đường chiến tranh). Gắn với khung cảnh, môi trường ấy, nhân vật hiện lên với phẩm chất thẩm mỹ chủ yếu là cái đẹp (Thịnh, Phi, Hạnh, An, Phác...) Họ đều là những con người sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh, được chiến tranh tôi luyện thành những con người cứng cỏi và giàu nghị lực.

Môi trường hoà bình của thời kỳ đổi mới

Đó là bối cảnh sau 1975, đất nước thống nhất và đi lên xây dựng CNXH với biết bao khó khăn trở ngại và cả những sai lầm, lệch lạc. Chính thời điểm này được Nguyễn Minh Châu chọn làm môi trường sống cho phần lớn các truyện ngắn như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Sắm vai, Giao thừa. ở đó, các nhân vật cứ tự nhiên

sống, hoạt động trong dòng chảy bộn bề ngổn ngang của nó. Những mâu thuẫn, xích mích nảy sinh khi các nhân vật va chạm với nhau trong sinh hoạt, trong quan niệm. Thông qua lối ứng xử, ngôn ngữ, hành động, việc làm (có khi rất nhỏ nhặt như cắt tóc, mua xe, may quần áo, phao tin...) tính cách nhân vật lại thể hiện thật rõ nét. Nguyễn Minh Châu đã có lần nói rằng: “Có bao giờ mảnh đất dưới chân những người vừa thắng giặc lại nở sẵn đầy hoa”. Và quả thực, qua những truyện ngắn này, người đọc nhận ra rằng môi trường hoà bình thời kỳ đầu đổi mới chẳng khác gì một “cuộc trở dạ” với biết bao thách đố, biết bao những cái lưới vô hình ...

ở các truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Hạng, Bức tranh, Nguyễn Minh Châu lại đặt nhân vật của mình vào cả hai môi trường. Người hoạ sỹ, Quỳ, Kinh, Hạng... đều trải qua những năm tháng chiến tranh và giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới. Gắn với hai môi trường cụ thể ấy, số phận, chiều hướng con đường đời của nhân vật hiện lên cụ thể hơn, sắc nét hơn. Từ đó, người đọc được nhìn ngắm, soi chiếu nhân vật từ nhiều phía: cả quá khứ và hiện tại, cả bản chất xã hội và phẩm chất thẩm mỹ đa dạng. Nó tạo nên bức tranh khá hoàn chỉnh về tính cách nhân vật. Đặc biệt, vì được đặt vào hai môi trường, được theo dõi trong một khoảng thời gian tương đối dài nên các nhân vật đều có tính cách khá phức tạp và chiều sâu nội tâm phong phú.

Gắn nhân vật với tính huống có vấn đề

Kết cấu không chỉ là việc nhà văn gắn nhân vật với môi trường cụ thể mà còn ở chỗ nhà văn tạo ra được những tình huống có vấn đề, qua đó thể hiện tính cách nhân vật và bộc lộ chủ đề t tưởng: “Điều quan trọng nhất đối với truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đó. Từ tình huống, bật nổi một tính cách nhân vật, bộc lộ một tâm trạng” [18, Tr439].

Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy một số tình huống đáng chú ý sau:

Đó là tính huống mà cái bên trong và cái bên ngoài, cái hiện tượng và cái bản chất, cái giả và cái thật hay “lật mặt” nhau. Xuất phát từ quan niệm “Con người không bao giờ trùng khít với bản thân nó”, Nguyễn Minh Châu luôn lật đi lật lại vấn đề, hiện tượng để tìm ra cái hạt nhân cốt lõi, cái bản chất đích thực của nó. Do đó, khi kết thúc tác phẩm cho ta cảm giác thú vị tránh được lối cảm, lối nghĩ đời sống giản đơn một chiều.

Tình huống này được thể hiện rõ nét trong hai truyện ngắn Hạng, Bức tranh. Với Hạng, từ đầu đến cuối truyện, người đọc nhận ra nhân vật trung tâm không bao giờ được là chính mình. Với luật sống khoảng cách của một con dím, lối sống giả tạo của một con lươn, Hạng luôn ngụy trang, bao biện cho chính mình. Nếu như bên ngoài, Hạng say sưa, vui vẻ kể chuyện về mọi người, về đơn vị thì bên

trong, với Hạng, những chuyện ấy như xảy ra đâu từ kiếp trước. Nếu như bên ngoài,

Hạng nhiệt tình đưa Kinh đi thăm gia đình người bạn cũ thì trong lòng Hạng lại là một sự phấp phỏng không yên vì đứa con mới bỏ nhà đi, vì nghĩ tới sự đối mặt với vợ con Toàn sắp tới... Còn ở Bức tranh, sự tương phản ở cả người hoạ sỹ và anh thợ cắt tóc. ẩn sau cái vẻ ngoài bình dị, cái công việc bình thường của người thợ cắt tóc là một tâm hồn vô cùng cao thượng, vị tha, nhân hậu. Trong chiến tranh, anh đã đem hết sức mình đóng góp cho kháng chiến và ngày hôm nay anh vẫn là một công dân bình thường, không một chút yêu cầu, đòi hỏi, không một lời trách cứ, lên án. Anh cứ bình dị sống trong cái dòng chảy bộn bề, trong sự đua chen của phố phường. Đó là một sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ mà cao quý, đáng trân trọng. Còn người hoạ sỹ, bên trong cái vỏ bọc điềm đạm, sang trọng là một tâm hồn đầy bất ổn với những dằn vặt, lo lắng và xấu hổ.

Trong hai truyện ngắn này, tình huống tương phản không chỉ xảy ra trong bản thân một cá nhân mà nó còn tương phản giữa các nhân vật: lối sống giả tạo, lươn lẹo, toan tính của Hạng được đặt bên cạnh tâm hồn trong sáng, nhiệt tình, chân thành của thủ trưởng Kinh; tấm lòng cao thượng, vị tha của người thợ cắt tóc chính là tấm gương soi cho người hoạ sỹ. Sự tương phản, đối lập làm chân dung tinh thần các nhân vật hiện lên thật rõ nét.

ở một số truyện ngắn khác, tình huống này cũng được Nguyễn Minh Châu sử dụng thật hiệu quả. Trong Sắm vai, sự tương phản diễn ra ngay trong con người văn sỹ T: một bên là phong thái, thói quen của người nghệ sỹ chân chính ; một bên là sự

lố bịch, gượng gạo của một con rối được giật dây khiến anh giống như một người

đang còn hoá trang dang dở chưa xong [3,Tr264]. Trong truyện ngắn Giao thừa, sự

tương phản lại diễn ra ở hai thế hệ: thế hệ ông Thừa với những nguyên tắc cổ xa, cứng nhắc và thế hệ các con ông với lối sống thoái mái, mềm dẻo hơn. Còn trong Đứa ăn cắp, người đọc cũng nhận ra sự tương phản giữa tâm hồn và biểu hiện bên ngoài của những người đàn bà trong khu tập thể nọ.

Như vậy, có thể thấy phần lớn các truyện trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đều tồn tại những tình huống tương phản. Sự tương phản có thể ở một nhân vật, giữa các nhân vật hoặc các thế hệ... Đây là sự tiếp nối truyền thống mà Nguyễn Minh Châu tiếp thu được trong các sáng tác của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945, đặc biệt là từ Nguyễn Công Hoan - nhà văn xuất sắc trong trào lưu đó. Song nếu như Nguyễn Công Hoan với quan niệm tình huống là sự “lật mặt trái đời”, là sự đối chọi gay gắt quyết liệt giữa người giàu và kẻ nghèo, cái no và cái đói thì đây, Nguyễn Minh Châu cố gắng tạo ra tính chất tự nhiên cho tình huống. Nhà văn luôn cố gắng để sự tương phản đó trong sự chiêm nghiệm và suy ngẫm của độc giả.

Tình huống thắt nút

Đó là tính huống mà tình thế ban đầu có vẻ như tĩnh tại, thông qua một quá trình phức tạp, tình thế càng gay cấn rồi đạt tới đỉnh điểm.

Tình huống này thể hiện rõ nét trong truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Khi mới xuất hiện, Quỳ là một y tá với chứng mộng du hay đi lang thang. Đi sâu vào cốt truyện cũng là quá trình tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh này của chị. Rồi qua lời kể của chính Quỳ, chị hiện lên là một phụ nữ có số phận “không bình thường” với quá nhiều trắc trở trong tình duyên, quá nhiều vất vả

trong đường đời. Kết thúc câu chuyện, người đọc càng bị day dứt ám ảnh với rất nhiều câu hỏi xoay quanh người phụ nữ thông minh và bí hiểm này. Liệu Quỳ đã tìm được sự yên ổn cho tâm hồn, tìm được bến đỗ cho con tàu tốc hành của chị hay vẫn lang thang đi tìm kiếm nó? Chị sẽ sống cho hiện tại, cho hạnh phúc đang có hay vẫn sống cho quá khứ, cho những gì đã mất? Tất cả vẫn là ẩn số với người đọc.

ở truyện ngắn Bức tranh, tình huống thắt nút thể hiện ở chỗ càng về cuối cảm giác ăn năn, day dứt của người hoạ sỹ càng trở nên mãnh liệt, dai dẳng. Nếu như người thợ cắt tóc cứ vạch tội và trừng phạt thì hoạ sỹ lại không bị dằn vặt và xấu hổ đến thế. Chính sự nhân hậu, độ lượng của anh làm cho bi kịch tinh thần của người hoạ sỹ càng ngày càng bị đẩy cao hơn và đạt tới đỉnh điểm ở cuối truyện. Chắc chắn trong suốt quãng đời còn lại của mình, người hoạ sỹ sẽ không bao giờ tìm được cảm giác thanh thản tuyệt đối trong tâm hồn như trước. Nếu như Nguyễn Huy

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tròn tập truyện ngắn người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của nguyễn minh châu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)