1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc mường ở tỉnh hòa bình hiện nay

73 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 783,33 KB

Nội dung

Cần xác định nhiệm vụ gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường nói riêng, đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Người hướng dẫn khoa học

ThS LÊ THỊ MINH THẢO

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô khoa Giáo dục chính trị đã giảng dạy, luôn động viên giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận này

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo, Thạc sĩ Lê Thị Minh Thảo - người đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua từ khi lựa chọn đề tài cho tới khi hoàn thành khóa luận

Và em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên em động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này

Mặc dù đã cố gắng nhưng trong quá trình làm khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm Kính mong thầy, cô giáo và bạn đọc chỉ bảo, góp ý để em rút kinh nghiệm và nâng cao nhận thức hơn nữa trong quá trình học tập và nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ

Lê Thị Minh Thảo Tôi xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 5

Đối với dân tộc Mường thì họ coi cồng chiêng như là vật báu trong gia đình mình

Những năm gần đây, trong xu thế hội nhập toàn cầu, dưới sự ảnh hưởng của nhiều trào lưu văn hóa mới và tác động của cơ chế thị trường, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thiết chế xã hội của dân tộc có những biến đổi nhanh chóng kéo theo sự biến đổi của hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đang có nguy cơ bị lấn át, mai một, biến dạng, thay thế vào đó là lối sống và các trào lưu văn hóa hiện đại, đòi hỏi các cấp, các ngành

và mỗi cộng đồng dân tộc phải quan tâm Cần xác định nhiệm vụ gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường nói riêng, đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và đậm đà bản sắc dân tộc

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng đã chỉ rõ: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi

Trang 6

trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học

và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể Đây được coi là một chủ trương đúng đắn trong giai đoạn hiện nay

Là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hòa Bình, được sống trong không gian hùng vĩ của núi rừng, một mảnh đất giàu truyền

thống lịch sử với huyền thoại Đẻ đất đẻ nước bất hủ Mảnh đất có nền văn

hóa đa sắc màu, phong phú độc đáo đáng để tự hào Tôi cho rằng di sản văn hóa cồng chiêng, nghệ thuật cồng chiêng Mường của chúng ta hoàn toàn xứng đáng có một vị trí trang trọng trong nền văn hóa Việt Nam và thế giới Mong ước có một ngày không xa nguyện vọng chính đáng của chúng ta sẽ trở thành hiện thực Với lý do như vậy, tôi đã chọn đề tài “Gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình cũng với mong muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, giữ nguyên được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Văn hóa của đồng bào dân tộc Mường là đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như về nhà ở, trang phục, lễ hội,… và cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường cũng vậy Cồng chiêng Mường là một đề tài không mới nhưng để so với cồng chiêng Tây Nguyên thì chưa được nghiên cứu đúng mức Số lượng bài viết, bài nghiên cứu về cồng chiêng của dân tộc Mường thì không nhiều, cụ thể có một số bài nghiên cứu như:

- Cuốn “Cồng chiêng Mường” của Kiều Trung Sơn xuất bản năm 2012, Nxb Lao động Trong cuốn sách tác giả đã giới thiệu các thuật ngữ, khái niệm cồng chiêng và tình hình nghiên cứu cồng chiêng Mường Người Mường và các nét nghệ thuật cơ bản trong văn hóa cồng chiêng Mường

Trang 7

- Cuốn “Văn hóa dân gian Mường - một góc nhìn” của Cao Sơn Hải xuất bản năm 2006, Nxb Văn hóa dân tộc Nội dung của cuốn sách đã đề cập tới nghi lễ, tập tục, xắc bùa, dấu ấn văn hóa dân gian của người Mường nói chung và của người Mường ở Thanh Hóa

- Cuốn “Văn hóa dân gian Mường” của tác giả Bùi Thiện xuất bản năm

2010, Nxb Văn hóa dân tộc Tác giả đã giới thiệu về vùng đất, con người, điều kiện về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của dân tộc Mường Cụ thể cuốn sách gồm có 5 phần:

+ Phần 1: Thiên nhiên, đất nước, con người

+ Phần 2: Huyền thoại - vũ trụ quan - thế giới quan truyền thống dân tộc + Phần 3: Vài nét về văn hóa vật chất

+ Phần 4: Một số phong tục và lễ hội của dân tộc Mường

+ Phần 5: Nghệ thuật dân gian Mường

Thông qua cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng như văn hóa của đồng bào dân tộc Mường

- Luận án tiến sĩ văn hóa học của Kiều Trung Sơn với đề tài “Cồng chiêng Mường” Trong luận án, tác giả nghiên cứu sâu thêm về nghệ thuật cồng chiêng Mường, khảo sát sự biến đổi và đề xuất ý kiến về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng Mường

- Tác giả Bùi Chí Thanh và Bùi Ngọc Tú đang đi vào nghiên cứu không gian văn hóa cồng chiêng Mường, các công trình nghiên cứu này các tác giả

đã đi sâu vào giới thiệu chung về đời sống văn hóa, đời sống vật chất, phong tục tập quán và giới thiệu, đánh giá về mặt văn học, nghi lễ của người Mường, nghệ thuật cồng chiêng Mường, âm nhạc cồng chiêng Mường…; ảnh hưởng của sự lan toả không gian văn hóa cồng chiêng người Mường Hòa Bình trong đời sống, học tập, lao động sản xuất và chiến đấu của con người, của từng gia

Trang 8

đình và của cộng đồng Mường bản thông qua phong tục, tập quán, lễ hội tâm linh tín ngưỡng, lễ hội văn hóa dân gian dân tộc Mường…

Và nhiều bài viết, bài báo đăng trên báo Hòa Bình của các tác giả: Bùi Chí Thanh, Bùi Chỉ, Bùi Thiện, Ngô Quang, Quách Thế Hùng, Vương Anh, Đinh Công Bảo

Trong các cuốn sách, các bài viết, các bài báo trên thì tác giả đã đề cập đến văn hóa cồng chiêng, giá trị của cồng chiêng Mường, những nét đẹp, đặc sắc của văn hóa cồng chiêng Mường và vấn đề cần phải gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp trong di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

* Mục đích

Mục đích nghiên cứu để tài là cơ sở phân tích tình hình thực trạng để từ

đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

* Đối tượng nghiên cứu đề tài:

Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lý luận về văn hóa cồng chiêng, giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng Đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng và giải pháp việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình

Trang 9

* Phạm vi nghiên cứu đề tài

Khóa luận chỉ đề cập đến một số nét đặc sắc của di sản văn hóa cồng chiêng, mà cụ thể là di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường

ở tỉnh Hòa Bình, thực trạng, phương hướng và giải nhằm gìn giữ và phát huy

di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2000 cho đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

* Cơ sở lý luận:

Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề văn hóa

* Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp của khoa học lịch sử như: phương pháp logic, phương pháp phân tích - tổng hợp Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: quan sát, phỏng vấn, ghi chép lại những tư liệu qua truyền miệng trong nhân dân

6 Ý nghĩa của khóa luận

Trang 10

* Ý nghĩa thực tiễn

Khóa luận có thể dùng làm tư liệu cho những người quan tâm đến văn hóa Mường nói chung và cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình nói riêng từ đó giúp thế hệ trẻ đọc và biết phần nào về văn hóa của dân tộc mình Ngoài ra, góp phần tìm hiểu khái quát về các mặt, các lĩnh vực trong tỉnh Hòa Bình

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì khóa luận gồm có 2 chương, 4 tiết

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA - XÃ HỘI

CỦA TỈNH HÒA BÌNH

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về di sản văn hóa cồng chiêng và khái quát chung về tỉnh Hòa Bình

1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về di sản văn hóa cồng chiêng

* Khái niệm văn hóa, di sản văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc

- Khái niệm văn hóa:

Văn hóa là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội và

cả trong khoa học Trên thế giới hiện nay có tới hàng trăm cách định nghĩa về văn hóa Song, về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa là những gì mà con người sáng tạo để hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn Các giá trị chuẩn mực đó tác động, chi phối, điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiện diện của con người

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa” [6, tr 431]

Nghiên cứu về văn hóa các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo phó giáo sư Phan Ngọc: Không có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hóa Văn hóa là một quan hệ Nó

là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu

Trang 12

hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác [22, tr 22] Theo phó giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [17, tr 25]

Định nghĩa văn hóa của UNESCO: trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân [22, tr 23 - 24]

Qua đó có thể thấy văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển

Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người Có thể nói, văn hóa là

sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần Từ đó, văn hóa được chia làm

Trang 13

hai lĩnh vực cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán…

Ở Việt Nam, khi luận bàn về văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: Ở phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một tộc người, là một chi tiết của văn hóa nói chung; Ở phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của cả cộng đồng tộc người sống trong cùng một quốc gia Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, cũng như những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tồn của một tộc người, phản ánh những nhận thức, tâm

lý, tình cảm, tập quán riêng biệt được hình thành trong lịch sử của tộc người

đó Ở các quốc gia đa dân tộc, văn hóa của các tộc người đan xen, hấp thụ lẫn nhau tạo nên nét chung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng của nó

Qua đó có thể nói rằng văn hóa là một khái niệm mở, là một phạm trù rộng lớn, phong phú và đa dạng, các định nghĩa khác nhau về văn hóa đã đưa

ra không nhằm bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho khái niệm văn hóa ngày càng trở nên đầy đủ, toàn diện

- Di sản văn hóa:

Theo Điều 1 trong Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: Di sản văn hóa quy định tại luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại Điều 4 của Luật di sản văn hóa quy định:

Trang 14

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, bảo vật, cổ vật quốc gia

- Bản sắc văn hóa dân tộc:

Bản sắc văn hóa dân tộc, nếu nói theo triết tự thì “bản” là gốc, “sắc” là màu có nghĩa là màu sắc ban đầu chưa bị pha trộn gọi là bản sắc Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp trong lịch sử đấu tranh hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc nhất, đẹp nhất, độc đáo nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, biểu hiện các giá trị đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xóm, tổ quốc, đức tính cần cù trong lao động,

sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn

* Khái niệm cồng chiêng

- Thuật ngữ “cồng chiêng” trong dân gian

Dân gian không có từ “cồng chiêng” Mỗi tộc người có cách gọi riêng mình về loại nhạc khí này Đây là loại nhạc khí có hình thù thô phác, cấu tạo

Trang 15

đơn giản (dạng phiến mỏng, hình tròn, chất liệu đồng, có thành ở vành ngoài,

có núm hoặc không có núm ở giữa), với nhiều kích cỡ khác nhau khi không

sử dụng tồn tại ở dạng đơn lẻ

Người Kinh và người Mường dùng cả hai tên “cồng” và “chiêng” gọi loại nhạc khí nêu trên Đó là hai tên gọi dành cho một dạng hình thù: có núm (núm chiêng người Mường gọi là “ngôi”), dạng không núm gọi là “thanh la” (người Mường gọi là “lệnh” hoặc “phèng la”) Người Mường dùng tên

“chiêng” làm cách gọi phổ biến nhất, tên “cồng” đôi khi cũng được dùng Người Khơ - me Nam Bộ gọi loại nhạc khí trên như sau: “nếu không có núm gọi là Khmuôs, và nếu có núm gọi là Kôông Môôn hoặc Kôôn Skô” [11,tr 232 - 237]

Người Gia rai gọi là “chỉnh, chêng, trong đó chêng là loại có núm Nếu tròn 1 bộ gồm 16 cái thì gọi là Ching chêng” [2, tr 134]

Người Giẻ Triêng gọi “loại có núm là chinh honh hoặc goong, gọi loại không núm là chinh hlong” [23, tr.154]

Người Ê đê “không phân biệt có núm hay không có núm họ đều gọi là chinh” [10, tr 201]

Người M’nông gọi “loại có núm là goong, loại không núm là chêng [20, tr 227] Theo đó cách gọi “chêng” của người M’nông, căn cứ hình thù, ngược lại với người Gia Rai (đối với người Gia Rai, “chênh” có núm)

Ngoài ra, các tộc người Tây Nguyên tương đối phổ biến cách gọi mỗi chiếc “cồng” (hoặc chiêng) theo tên riêng hoặc theo thứ bậc trong gia đình như chiêng chồng, chiêng vợ (bộ chiêng Tha của người Brâu), chiêng mẹ, chiêng chị, chiêng em…

Như vậy, trong dân gian rất ít tộc người sư dụng từ ghép để gọi tên loại nhạc khí trên, đa số họ chỉ dùng từ đơn Có tộc, theo tên gọi, người ta phân biệt hình thù có núm hay không có núm; có tộc người chỉ dùng một tên, không phân biệt hình thù và có tộc thì dùng tới 2 cái tên cho một dạng hình thù

Trang 16

Một định nghĩa khá dài nhưng không cho biết cụ thể hình thù chiếc chiêng, không cho biết phương thức trình diễn đặc trưng của chiêng Ở đây sử dụng tên “chiêng” chung cho cả hai dạng có núm và không có núm Cần lưu ý rằng, định nghĩa này cũng không sử dụng thuật ngữ “cồng chiêng”

Từ điển Văn hóa dân gian của tác giả Vũ Ngọc Khánh - Phạm Minh Thảo - Nguyên Vũ có đến ba định nghĩa liên quan đến cồng chiêng:

1) CHINH CHIÊNG - “Tên gọi bộ chiêng, cồng nhạc cụ của người Ba

Na (Tây Nguyên) Một bộ chinh chiêng hoàn chỉnh thường gồm 5 chiếc cồng

có núm và 8 chiếc chiêng bằng không có núm

Chinh chiêng chỉ được phép dùng trong các nghi lễ lớn, trọng thể của làng như lễ đâm trâu, bỏ mả, cúng bến nước, lên nhà mới, cưới” [5, tr 82] 2) CỒNG (cũng gọi: chiêng) - “Nhạc cụ thuộc bộ gõ, nguồn gốc phương Đông, làm bằng đồng, kích thước lớn hình long chảo, treo trên một cái giá gỗ, dùng dùi của trống lớn để gõ” [5, tr 96]

3) CỒNG CHIÊNG - Loại nhạc khí gõ của đồng bào dân tộc ít người trong cả nước Nhiều buôn làng, bản mường có số lượng cồng chiêng rất lớn (hàng ngàn bộ) Cồng chiêng được sử dụng trong các hội lễ lớn, nhỏ như: cầu mưa, đâm trâu, đám tang, bỏ mả Cồng chiêng quy tụ quanh mình nhiều loại hình nghệ thuật dân gian: nhảy múa, ca hát, tạo hình Cồng chiêng không gì riêng ở Việt Nam mà có địa bàn công bố rất rộng trong cả vùng Đông Nam Á

Trang 17

“Cồng chiêng không chỉ có riêng ở miền núi Những câu thành ngữ cổ cho thấy cồng chiêng đã xuất hiện trong đời sống nhân dân từ những ngày lịch sử xa xôi: bà Triệu cưỡi voi đánh cồng Những lễ hội ở sân đình, ở đám rước có chiêng đi đôi với trống” [5, tr 96 - 97]

Vì có đến ba định nghĩa, định nghĩa nào cũng có “ cồng” hoặc “chiêng” nên mỗi định nghĩa giới thiệu một kiểu

Định nghĩa thứ nhất (1) giới thiệu cách gọi “ chinh chiêng” - bộ cồng chiêng, nhạc cụ của người Ba Na, trong đó phân biệt rõ cồng có núm còn chiêng không có núm

Định nghĩa thứ hai (2), “cồng - cũng gọi là chiêng” là “nhạc cụ thuộc

bộ gõ”, được mô tả giống với định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam nhưng khác với định nghĩa thứ nhất, ở đây giải thích “cồng” hay “chiêng” cùng để chỉ một nhạc khí

Định nghĩa thứ ba (3) về “cồng chiêng” cho biết đó là loại nhạc khí gõ

của ai và sử dụng trong các dịp nào Ngoài việc chủ yếu là giới thiệu chủ thể của loại nhạc khí trên, định nghĩa thứ ba cho thấy rõ các tác giả nhận thức

“cồng chiêng” là một thuật ngữ chung

Trong cuốn Nhạc khí dân tộc Việt, xuất bản năm 2001, định nghĩa: Cồng, chiêng là nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có Cồng, chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỷ lệ các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có gờ gọi là thành Cồng luôn có núm ở giữa, chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là chiêng núm và chiêng không có núm gọi là chiêng bằng [21, tr 373]

Nếu Từ điển Bách khoa Việt Nam coi “cồng” là tên chung và Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam coi “chiêng” là tên chung cho hai dạng có núm

và không có núm, thì cuốn Nhạc khí dân tộc Việt đã cố gắng tách biệt rạch ròi

Trang 18

hai dạng đó với việc định danh cụ thể, cồng luôn luôn có núm ở giữa, chiêng

có hai loại: chiêng có núm ở giữa gọi là chiêng núm và chiêng không có núm gọi lag chiêng bằng Cách mô tả đó không có gì để đảm bảo cho người đọc khỏi nhầm lẫn giữa cồng với chiêng có núm Theo đó người ta hoàn toàn có thể gọi cồng là “chiêng núm” và ngược lại, gọi chiêng núm là “cồng”

Trong khuôn khổ khóa luận này tôi dùng chung cụm từ “cồng chiêng”

để chỉ chung một đối tượng

* Một số thuật ngữ: Cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng, nghệ thuật cồng chiêng, âm nhạc cồng chiêng và cồng chiêng Mường

- Cồng chiêng là tên gọi chung cho các loại nhạc khí thân vang gõ, có nhiều tên gọi khác nhau (theo vùng hoặc theo tộc người) với các đặc điểm: + Chất liệu hợp kim đồng

+ Dạng phiến mỏng, bề mặt hình tròn

+ Có núm hoạc không có núm

+ Có thành ở vành ngoài

+ Đơn âm, đơn chiếc hoặc kết cấu thành dàn, nhiều kích cỡ

- Văn hóa cồng chiêng là tổng thể những mối liên hệ của con người với cồng chiêng thông qua việc sử dụng cồng chiêng đa dạng với nhiều mục đích

và chức năng khác nhau, gắn bó thường xuyên, lâu dài với đời sống thường ngày cũng như đời sống tín ngưỡng của con người

- Nghệ thuật cồng chiêng là tổng thể những phương thức, hình thức, thủ pháp, kĩ thuật diễn tấu cồng chiêng tạo nên loại hình nghệ thuật

- Âm nhạc cồng chiêng gồm tổng thể những bài bản nhạc bao chứa các nguyên lý, nguyên tắc âm nhạc riêng và là kết quả của nghệ thuật cồng chiêng

- Cồng chiêng Mường là hiện tượng cồng chiêng được giới hạn trong phạm vi tộc người, mang bản sắc riêng của văn hóa tộc người, cụ thể là người Mường

Trang 19

Cồng chiêng Mường phần lớn là chiêng có núm, họ không dùng loại không núm cho dàn chiêng Mặc dù đôi khi và đôi nơi có dùng tên “cồng” nhưng tên gọi phổ biến và chủ yếu vẫn là “chiêng”

Người Mường diễn tấu cồng chiêng theo phương thức cộng đồng, phổ biến mỗi người một chiêng theo những nguyên tắc của riêng họ tạo nên một loại hình nghệ thuật Nghệ thuật đó được người Mường gọi đơn giản là xắc bùa

1.1.2 Khái quát chung về tỉnh Hòa Bình

Tỉnh Hòa bình được thành lập từ ngày 22/6/1886 khi chính quyền thực dân Pháp kí nghị định cắt các vùng đất có nhiều người Mường cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình để thành lập tỉnh Hòa Bình

* Đặc điểm tự nhiên, xã hội

- Đặc điểm tự nhiên

+ Vị trí:

Hòa Bình là một tỉnh miền núi đa dân tộc nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên là 4662,53km2 Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình và Hà Nam

+ Địa hình:

Hòa Bình chủ yếu là đồi núi Cấu trúc địa lý tự nhiên của Hòa Bình là những dãy, những vòng cung đồi núi và sông suối chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo nên những thung lũng hẹp được phân chia từ vùng thấp đến vùng cao

+ Khí hậu:

Hòa Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 độ C Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình từ 27 - 29 độ C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16 độ C

Trang 20

Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 - 2200 mm Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra Tần suất sương muối xảy ra là 0,9 ngày/ năm

+ Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh được phân bố tương đối đồng đều

Hòa Bình nằm trên lưu vực của 2 hệ thống sông chính là sông Đà và sông Bôi và các hồ đầm lớn: Hồ Sông Đà, hồ Đầm bài, hồ Đồng Chanh, hồ

Re với tổng diện tích lên đến 8.144 ha Với khoảng 400 sông suối nhỏ chảy qua địa bàn Hòa Bình

+ Tài nguyên:

 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.662 km2, đất có rừng trên 173 ngàn ha, chiếm 37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65 ngàn ha, chiếm 14% diện tích Đất chưa sử dụng trên 170 ngàn ha Với những tiềm năng đó, trong tương lai, Hoà Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp

và công nghiệp chế biến nông lâm sản Hoà Bình có các loại khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn và vừa, có thể khai thác để phát triển công nghiệp và xây dựng như đá granit, đá vôi, than đá, sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng

 Tài nguyên rừng

Năm 2003, độ che phủ rừng của tỉnh đạt 41%, tương đương 194.308 ha, trong đó: rừng tự nhiên 146.477 ha, rừng trồng 47.831 ha Sản lượng gỗ cây đứng là 3,3 triệu m3, bao gồm rừng tự nhiên 2,1 triệu m3, rừng trồng 1,2 triệu m3 Có 129 triệu cây tre nứa

 Tài nguyên khoáng sản

Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó một số loại đã được khai thác như: amiăng, than, nước khoáng, đá vôi… Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn

Trang 21

Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3; đá granít trữ lượng 8,1 triệu m3; đặc biệt đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn, đang được sản xuất phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản… Ngoài ra, than đá có 6 mỏ nhỏ và 2 điểm khai thác than ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lượng cấp C1 là 982.000 tấn

Đôllômit, barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó có một số mỏ còn chưa được xác định rõ về trữ lượng Sét phân bố ở vùng thấp, có rải rác trong tỉnh, trữ lượng ước tính 8 - 10 triệu m3

Tài nguyên quý của tỉnh Hoà Bình là nước khoáng, chủ yếu phân bố ở

2 huyện Kim Bôi, Lạc Sơn

Ngoài ra, kho tài nguyên khoáng sản của tỉnh còn rất nhiều mỏ đá kim như: vàng, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, phốtphorit…

- Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến nông - lâm sản: Hoà Bình có đất đai phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp (mía, sắn, chè, măng…), cây ăn quả (cam, quýt,

Trang 22

dứa, vải, nhãn…), từ đó có thể phát triển công nghiệp chế biến nông sản như: đường, tinh bột, chè khô, hoa quả đóng hộp Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 55%, diện tích rừng đã phủ xanh 41% với nhiều vạt rừng kinh tế được phép trồng và khai thác phục vụ công nghiệp chế biến lâm sản Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: với trữ lượng sét và đá vôi lớn, hiện nay sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, cung cấp vật liệu xây dựng cho vùng và các tỉnh lân cận Ngoài ra, tỉnh còn có 3 nhà máy sản xuất xi măng công suất mỗi nhà máy 8,8 vạn tấn/năm tại các huyện Lương Sơn, Yên Thuỷ và thị xã Hoà Bình; ngoài ra còn 2 nhà máy đang hoàn chỉnh thủ tục để đầu tư xây dựng với công suất 1,2 triệu tấn và 8,8 vạn tấn/năm ở Lương Sơn và các cơ sở sản xuất đá, vôi, gạch

ở hầu hết các huyện, thị

Công nghiệp cơ khí, điện tử, may mặc, giày da: dựa trên địa thế tiếp giáp với các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, Hà Tây và tiềm năng lao động dồi dào, cộng thêm số lao động ở nông thôn chiếm 84%, trong khi thời gian sử dụng chỉ đạt 74%, do đó Hoà Bình có thể phát triển công nghiệp cơ khí điện tử, may mặc, giày da Hiện nay, trên địa bàn đã có một số cơ sở sản xuất như: Công ty May sông Đà, Công ty May 3/2, Công ty Ban Đai (sản xuất linh kiện điện tử), Công ty R Việt Nam (sản xuất thấu kính), Công ty Điện tử SANKOR

Thủy điện: Hòa Bình cũng là nơi đặt Nhà máy thủy điện Hòa Bình công suất thiết kế đạt 1.920 megawatt Đây là công trình do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam Công trình khởi công ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994 Ngoài tác dụng phát điện, nhà máy này còn có chức năng ngăn lũ cho sông Hồng, cung cấp nước tưới tiêu và cải thiện giao thông đường thuỷ

 Tiềm năng du lịch

Hoà Bình có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá lịch sử phong phú

có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức Cụ thể, 6 dân tộc anh em:

Trang 23

Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với những nét văn hoá, phong tục tập quán đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá và hiện nay nổi tiếng là khu du lịch Bản Lác - Mai Châu Bên cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Hoà Bình cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển với đập thủy điện Hòa Bình, hồ sông Đà hùng vĩ, rừng nguyên sinh Thượng Tiến (Kim Bôi), rừng Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu), rừng Phu Canh (Đà Bắc), Suối Ngọc - Vua Bà (Lương Sơn)… Ngoài ra, tỉnh Hoà Bình còn nổi tiếng với suối nước khoáng Kim Bôi, Lạc Sơn, có núi cao, hồ lớn, khí hậu điều hoà tạo điều kiện cho du lịch nghỉ dưỡng phát triển Trên địa bàn tỉnh có nhiều đền chùa nổi tiếng như chùa Tiên (Lạc Thuỷ), đền Bờ (trên hồ sông Đà)… là nơi thuận lợi cho phát triển du lịch

Với vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng, Hoà Bình còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như tổ chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần… là nơi kết nối các tua, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và miền Bắc

+ Về xã hội

 Hoà Bình có 10 huyện và 01 thành phố, cụ thể: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Mai Châu, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Tân Lạc, Yên Thuỷ và thành phố Hoà Bình Toàn tỉnh có 210 xã, phường, thị trấn Trung tâm tỉnh lỵ của Hòa Bình được đặt tại thành phố Hoà Bình, cách trung tâm thủ

Trang 24

* Khái quát về dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

Dân tộc Mường là một trong số những dân tộc có dân số đông nhất trong số 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam là dân tộc Tày, dân tộc Thái và dân tộc Mường

“Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, dân tộc Mường cả nước

có 1.137.515 người, chiếm 1,5% dân số cả nước Người ở tỉnh Hòa Bình có 479.197 người, chiếm 63,36% dân số toàn tỉnh” [16, tr 16]

- Kinh tế:

Người Mường cư trú, sinh sống lâu đời trong vùng núi cao và các thung lũng hẹp, địa hình chia cắt phức tạp và có độ dốc lớn Hòa bình có nhiều sông, suối và hồ đầm lớn, đất đai thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp Đời sống chủ yếu dựa vào rừng núi và những thung lũng đất bằng hẹp

để sản xuất lúa nước, lúa nương, hoa màu như ngô, sắn, các loại đậu, các loại rau quả và phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc như trâu bò, gà lợn, nhiều gia đình còn chăn nuôi dê, bò lai, bò sữa, ong, đào ao nuôi cá…

Bên cạnh nghề nông, người Mường còn những nghề khác chiếm một vị trí kinh tế nhất định trong gia đình Nghề thủ công dệt vải, đan lát, ép dầu thảo mộc Những năm gần đây, người Mường đã phát triển mạnh nghề mộc, nghề nề,… phục vụ cho đời sống của mình và tạo ra hàng hóa mua bán, trao đổi, phương thức hái lượm lâm thổ sản như rau, măng, củ quả rừng Đánh bắt cua,

cá, ốc, tôm… để cải thiện bữa ăn hàng ngày

Người Mường quần cư sinh sống trong các đơn vị là xóm, làng, mường, chiềng

- Văn hóa:

Người Mường có truyền thống cần cù, thông minh đã sáng tạo nên văn hóa Hòa Bình đặc sắc, nổi tiếng Trong nền văn hóa Hòa Bình lâu đời, phong phú, mang sắc thái riêng, không gian văn hóa cồng chiêng từ nhiều thế kỉ qua

Trang 25

nhân dân Mường đã quý trọng, gìn giữ, phát huy và coi là vật báu, vật linh thiêng, là tài sản quý giá của dân tộc Nhân dân cả nước cũng biết đến đó là một trong những giá trị văn hóa nghệ thuật đồ sộ, đắc sắc và có giá trị nhất của dân tộc Mường

Từ xa xưa nhân dân vẫn quan niệm vạn vật hữu linh, quan niệm đó biểu hiện trong việc tôn thờ, cúng bái trời đất, gió, mưa, sông, suối, ngọn núi, tảng

đá, cây rừng và những con vật… bất kể cái gì có ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm

lý, tâm linh và cuộc sống hàng ngày của họ Đây là sự tôn trọng mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên Theo quan niệm của người Mường con người

có linh hồn, vạn vật cũng có linh hồn Linh hồn cũng có nhu cầu ăn, ở, đi lại, sinh hoạt như con người

Hệ thống tín ngưỡng của nhân dân Mường là vô cùng phong phú dẫn đến các nghi lễ thờ phụng cũng vô cùng phong phú, rất nhiều các lễ hội như:

lễ khai xuân, lễ khuống mùa (xuống đồng), lễ cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới, lễ tang… Mỗi lễ hội lại kèm theo các hình thức văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc cồng chiêng Văn hóa cồng chiêng được trình tấu, diễn tấu ở hầu hết các nội dung, hàng động, không gian, tiến trình lễ hội Tiếng chiêng được sử dụng thay lời nói, ước nguyện của con người để giao tiếp với các đấng thần linh Từ đó cồng chiêng trở thành vũ khí tinh thần có sức mạnh xua đuổi ma tà, đánh đuổi giặc giã bảo vệ bản Mường Văn hóa cồng chiêng đi suốt vòng đời mỗi người

1.2 Một số nét nổi bật về di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân

Trang 26

- Sự hình thành văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình Những chiếc chiêng Hơ (xa) bằng đồng của người Mường được đúc không muộn hơn những chiếc trống đồng của người Hòa Bình

Ở khu vực cư trú của người Mường Hòa Bình có nhiều hang động, mái

đá kiến tạo với rất nhiều cột, vách thạch nhũ, khi gõ vào âm thanh phát ra như tiếng chiêng, tiếng cồng Theo cổ tích Mường những chiếc trống đồng, những chiếc cồng chiêng được chế tác và sử dụng có nguồn gốc từ âm thanh đá ấy Trống đồng và cồng chiêng đã được chế tác và sử dụng làm nhạc cụ từ thời Hùng Vương Đến khi người Việt Mường tách thành 2 dân tộc là dân tộc Kinh và dân tộc Mường thì người Mường đã nhanh chóng phát triển kho báu những chiếc chiêng, dàn chiêng lớn hàng nghìn chiếc Đến đầu thế kỉ XIX số lượng cồng chiêng của người Mường đã tăng lên trên một vạn chiếc

- Sự phát triển văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình Trống đồng và cồng chiêng là hai nhạc cụ - vật thiêng - là sản phẩm văn hóa của các cư dân Đông Nam Á Hầu hết các dân tộc ở nước ta đều sử dụng cồng chiêng như một trong những nhạc cụ chủ chốt nhất trong đời sống Cồng chiêng có vị trí không thể thiếu ở các nghi lễ, lễ hội văn hóa dân gian, dân tộc

Trống đồng và cồng chiêng được xác định là một nhạc cụ sử dụng trong

lễ nghi tế thần, cầu mưa, trong tang lễ của nhà Lang, trong các dịp hội hè, trống đồng vang cồng chiêng cũng là dụng cụ thông tin liên lạc, báo hiệu, phát lệnh khi bản Mường bị cướp bóc, giặc giã, phải tụ tập dân Mường chiến đấu bảo vệ sự bình yên của bản Mường Trống đồng và cồng chiêng cũng là biểu tượng của quyền uy, đại diện cho sự giàu sang và thế lực, mang trong mình những giá trị tôn giáo, xã hội, nghệ thuật

Trong khi trống đồng là loại vật linh được coi là thuộc quyền sở hữu của tầng lớp lang đạo lớn có thế lực, phương thức cất giữ mang đậm tính tâm

Trang 27

linh, tín ngưỡng thì cồng chiêng chiếm lĩnh - lan tỏa trong không gian rộng lớn, mang tính toàn dân được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt, phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc Âm nhạc cồng chiêng thuộc dòng âm nhạc dân gian

Văn hóa trống đồng đã được nghiên cứu từ thế kỉ V sau công nguyên đến cuối thế kỉ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu về trống đồng có giá trị mang tầm quốc gia và quốc tế Trong khi đó, văn hóa cồng chiêng của người Mường chỉ mới xuất hiện trong một vài công trình nghiên cứu đơn lẻ, từng mặt, còn lại chưa được quan tâm và hầu như bị lãng quên

Từ một số cồng chiêng ít ỏi ban đầu sử dụng trong việc đánh để gọi nhau, báo lệnh, săn đuổi thú rừng, bọn cướp bóc, giặc giã và lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo… Khi nhu cầu thưởng thức âm nhạc và nghệ thuật âm nhạc không ngừng được nâng cao về chất lượng, cung bậc, âm thanh, giai điệu, hòa thanh Những chiếc chiêng to nhỏ đảm nhiệm chức năng cung bậc, âm thanh cao, trung, trầm trong hòa tấu, diễn tấu Từ đó, hình thành và định hình những dàn chiêng Nhân dân, các gia đình có điều kiện đều mua về sở hữu từ 1 đến 2,3 bộ chiêng Đến thế kỉ XIX, số lượng cồng chiêng đó tăng lên rất nhanh Nếu thống kê số lượng cồng chiêng của người Mường ở tất cả các tỉnh chắc chắn số lượng cồng chiêng sẽ là rất lớn

- Một số cách đặt tên cồng chiêng của người Mường

Trong dân gian Mường, người ta gọi loại nhạc cụ hình tròn được làm bằng đồng có hình dạng cái lập là, bề mặt có gờ sóng nông, trung tâm có núm khi gõ vào phát ra âm thanh là chiêng Rất ít khi người Mường gọi là cồng, chỉ khi giao tiếp với người Kinh hoặc có sử dụng các từ Việt - Mường mới dùng từ cồng

Có nhiều khái niệm khác nhau về tên đặt cho các loại cồng chiêng Mường:

Trang 28

+ Có ý kiến cho rằng người Mường sử dụng thuật ngữ cồng đặt tên cho loại nhạc cụ bằng đồng không có núm thuộc họ nhạc cụ tự vang

Các tác giả Bùi Văn Kín, Mai Văn Trí, Nguyễn Phụng cũng căn cứ vào những tài liệu, cứ liệu từ xưa của người Mường để lại và sử dụng thuật ngữ

“cồng” để gọi tên các loại nhạc khí bằng đồng đúc, mặt khum có núm và mặt bằng không có núm là “cồng” và là “chiêng” Khi có cấu trúc thành dàn để diễn tấu thì gọi là “cồng”, khi đánh riêng lẻ từng chiếc thì gọi là “chiêng” + Có ý kiến cho rằng người Mường chỉ sử dụng thuật ngữ “chiêng”, tiêu biểu là hai tác giả Bùi Thiện và Bùi Chỉ

Nhà nghiên cứu Bùi Thiện cho rằng: Trước nhất nói về “cồng”, đó là một từ mới do sau này cán bộ gọi bởi tiếng cồng Kinh của chiêng mà ra như các bạn Tây Nguyên

Nhà nghiên cứu Bùi Chỉ, đã cho in trong tạp chí Thông tin nghiệp vụ -

Sở văn hóa thông tin Hòa Bình năm 2002 Bài viết có tên đặt là “Đôi nét về văn hóa cồng chiêng Mường” Bùi Chỉ viết: “Văn hóa cồng chiêng không phải là văn hóa cồng chiêng Mường”

+ Có ý kiến cho rằng người Mường đã sử dụng “thuật ngữ cồng chiêng”

Các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng: Người Mường Hòa Bình có loại nhạc khí bằng đồng mặt phẳng không có núm là “cồng” Cũng nhận ra và khẳng định thuật ngữ “cồng chiêng” được xác định đặt tên âm nhạc cồng chiêng - không gian văn hóa cồng chiêng Mường đã hình thành từ ngày xưa -

từ khi loại nhạc khí này được tổ chức, cấu trúc vào dàn và bộ để trình tấu và trình diễn Từ giữa thế kỉ thứ XX đầu thế kỉ XXI (2011) Người Mường đã sử dụng phổ biến thuật ngữ “cồng chiêng” để gọi tên cho nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng - không gian văn hóa cồng chiêng Chưa thấy người nào sử dụng cụm từ “âm nhạc cồng”, “không gian văn hóa chiêng”

Trang 29

Tóm lại có thể tổng hợp thành 3 loại ý kiến khác nhau:

 Người Mường có cồng

 Người Mường Hòa Bình chỉ có chiêng không có cồng

 Người Mường sử dụng thuật ngữ “cồng chiêng” để gọi tên cồng chiêng của mình

Có sự không thống nhất trong nghiên cứu văn hóa cồng chiêng Mường

là do những nguyên nhân:

Thứ nhất, “Dụng cụ, nhạc cụ” cồng chiêng

Nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng - không gian văn hóa cồng chiêng hình thành và phát triển có cội nguồn từ thời Việt Cổ; giai đoạn “Việt Mường” chung khoảng thế kỉ VIII - IX trước công nguyên đã chế tác được loại dụng cụ “nhạc cụ” bằng đồng hình tròn, có thành, mặt phẳng không có núm xách tay để đánh và sử dụng hữu hiệu trong đời sống được gọi là “cồng”

là “lệnh” Khi tộc người Việt Mường tách ra làm hai, người Mường và tộc người Việt (Kinh) nhiều người dự đoán được bắt đầu vào khoảng từ thế kỷ VIII - IX Người Mường cũng đã kế thừa và khẳng định quyền sử hữu loại dụng cụ “nhạc cụ”cồng chiêng Mường của tổ tiên mình để lại

Thứ hai, về vị trí địa lý và phân quyền sở hữu “lãnh địa” nhà Lang Hòa Bình là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, dân cư phân tán không thuận lợi cho giao thông đi lại Chế độ phân quyền chiếm hữu đất đai, dân cư làm “lãnh địa” của nhà Lang mang tính phổ biến kéo dài Nề nếp ăn ở, nghi thức, lễ thức, suy nghĩ và cả ngôn ngữ có những biến cải mang tính “biệt lập” khó tránh khỏi Người Mường có câu: “Mol Lang No Thiểng Mường đí” (người làng nào nói tiếng làng đấy) hay “Chiêng làng No theo thiểng làng đí” (Chiêng làng nào theo tiếng làng đấy)

Thứ ba, nghệ thuật, văn hóa cồng chiêng là văn hóa phi vật thể truyền khẩu Tự thân phương pháp truyền khẩu văn hóa - nghệ thuật đã tạo ra sự xê dịch dị bản, dị điệu

Trang 30

Thứ tư, người Mường không có chữ, công việc nghiên cứu nghệ thuật cồng chiêng lại chỉ mới bắt đầu từ đầu thế kỉ XX Một số học giả, nhà nghiên cứu lại chưa đủ điều kiện đi điền dã nghiên cứu rộng rãi nghiên cứu các vùng Mường, chưa có nhiều công trình sách, bài viết về âm nhạc cồng chiêng - không gian văn hóa cồng chiêng để tham khảo, so sánh

Mo “Đẻ đất đẻ nước” và các truyền thuyết Hùng Vương cũng ra đời trong một bối cảnh lịch sử, một thời kì lịch sử - thời kì Việt - Mường chung, lúc mà hai dân tộc người này cùng một lịch sử, một nền văn hóa, một ngôn ngữ Về sau do hoàn cảnh lịch sử đất nước bị ngoại bang xâm lược, bị chia tách làm hai tộc người Lúc đó người Mường vẫn giữ được kết cấu trọn vẹn

sở hữu, sử dụng những chiếc cồng mà người Việt Mường xưa để lại Những nhà nghiên cứu đã cho rằng người Mường đã và còn sử dụng thuật ngữ cồng

và cồng chiêng của mình để đạt tên cho những chiếc cồng mặt bằng không có núm và trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng

* Giá trị di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình

Theo quan niệm của người Mường nói chung cũng như người Mường ở Hòa Bình nói riêng thì di sản văn hoá cồng chiêng vừa là giá trị văn hoá vật chất vừa là giá trị văn hoá tinh thần

Hàng trăm dàn chiêng, hàng ngàn chiếc chiêng quý giá, những bản nhạc và những phương thức trình tấu, trình diễn, diễn tấu hay, quyến rũ đó song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người Cồng chiêng trở thành một giá trị văn hóa, một biểu tượng của dân tộc, là huyết thống văn hóa, một báu vật một tài sản đồ sộ, một kiệt tác văn hóa của dân tộc Mường

Cồng chiêng là một nhạc cụ với phương thức trình tấu trình diễn truyền thống đặc sắc không thể thiếu được trong đời mỗi người

Trước đây giá mỗi chiếc chiêng phải đổi từ 2 đến 3 con trâu mộng, những năm đầu thế kỷ XXI đã có bộ chiêng Hơ bán với giá trên 100.000.000

Trang 31

đồng Di sản văn hóa cồng chiêng còn biểu hiện sự giàu sang, sức mạnh quyền uy của người sở hữu nó, là hiện thực, trí tuệ ước mơ huyền thoại, là niền tự hào, niềm tin, là một trong những biểu tượng, một giá trị văn hóa lớn nhất của nền văn hóa dân tộc Mường lan tỏa, bao trùm trên một không gian rộng lớn, một thời gian lịch sử lâu dài

Văn hóa cồng chiêng đó trở thành sức mạnh tiềm ẩn trong tâm hồn, tâm thức, là ngôn ngữ giao tiếp xã hội, giao tiếp với thần linh ma quỷ, giao tiếp với chính mình Được cả cộng đồng dân tộc yêu quý, trân trọng giữ gìn, phát huy Hàng trăm dàn chiêng, hàng ngàn chiếc chiêng quý giá, những bản nhạc và những phương thức trình tấu diễn tấu chiêng hay, quyến rũ đã trở thành một giá trị văn hoá, một vật báu, một tài sàn đồ sộ của người Mường

Âm nhạc và dàn chiêng có vị trí và giá trị quan trọng góp sức tạo nên nền văn hoá Hoà Bình rực rỡ và nổi tiếng

Văn hoá cồng chiêng hình thành, phát triển và là một hiện tượng đặc sắc, quý giá trong nền văn hoá Hoà Bình và cả nước Nó có giá trị cao nâng

đỡ sự cộng cảm, bồi dưỡng tinh thần cộng đồng và lòng tự hào dân tộc

Cồng chiêng dân tộc Mường có mặt và hằn sâu trong tâm trí mỗi con người, dân tộc từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi khuất núi qua các lễ hội đều có tiếng chiêng, tiếng cồng Qua thực tế tìm hiểu chúng ta thấy cồng chiêng được sử dụng trong các lễ hội điển hình như: lễ hội khai hạ, lễ hội đu tre, lễ thành hôn, lễ mừng nhà mới, lễ hội khai xuân, lễ hội đình cổi, lễ hội đình vai, lễ đổ cờ, lễ cầu mưa, lễ ăn thề, lễ hội pồn pôông (bôl bôông), lễ hội chùa Tiên và lễ tang

1.2.2 Phân loại, kết cấu dàn chiêng và phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng

* Phân loại, kết cấu dàn chiêng

- Phân loại:

Trang 32

Theo nhà nghiên, cứu nghệ sĩ ưu tú Bùi Chí Thanh thì cách phân loại truyền thống của người Mường cồng chiêng được phân làm hai loại: Chiêng

là loại có núm; Cồng là loại mặt bằng, không có núm Một số vùng, người Mường gọi gộp cả hai loại là chiêng, không có cụm từ “cồng chiêng”

+ Chiêng: chiêng được chia ra làm hai loại là chiêng Hơ và chiêng Nay

 Chiêng Hơ (chiêng xưa, chiêng cổ): những chiếc chiêng Hơ có lẽ đã được đúc từ 700 năm trước và đến thế kỉ XIX - XX đã hạn chế dần việc đúc chiêng Hơ

Loại chiêng Hơ được chế tác theo 2 kỹ thuật khác nhau:

Loại 1: Được đúc bằng đồng nấu chảy đổ vào khuôn Đó là những chiếc chiêng được đúc một khuôn đều có kích thước, hình dáng giống nhau loại chiêng này mỏng, nhẹ cân, mặt mịn, màu sắc hơi đậm có nhiều chấm nhỏ

và đường chỉ nhỏ lấp lánh ánh vàng

Loại 2: Được gõ bằng tay Miếng đồng đặt vào khuôn cứng, nghệ nhân dùng búa sắt hoặc vồ, chầy bằng gỗ cứng đập vào miếng đồng tạo nên chiếc chiêng như ý Do gõ bằng búa, vồ hoặc chầy nên những chiếc chiêng được tạo thường có hình dáng khác nhau Loại chiêng này dầy gấp rưỡi những chiếc chiêng đúc Mặt chiêng không nhẵn, có nhiều vảy gờ Hình dáng khum khum nhìn hơi thô

Cả hai loại chiêng gõ và chiêng đúc đều có âm chuẩn như nhau

Hình dáng của chiêng: từ tâm núm chiêng khum khum xuống hết vành thứ nhất, cuối vành thứ 2 (ngoài cùng) có gờ vểnh cong lên một chút, thành chiêng hơi khum vào tạo ra một vòm tập trung âm thanh vang về phía trước Chiêng Hơ ngoài đồng còn được pha một tỉ lệ nhất định các kim loại quý Thợ đúc phải có tay nghề cao kĩ thuật đúc khó, phải tốn nhiều công phu mới được Chiêng Hơ có tuổi thọ cao, có tiếng hay, vang vọng xa, trong trẻo, ngân nga, mượt mà, trầm ấm Âm thanh của chiêng Hơ ổn định dài lâu và chuẩn Loại chiêng Hơ được đánh giá cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần

Trang 33

 Chiêng Nay (chiêng mới): được chế tác muộn hơn, được đúc phần lớn vào thế kỉ thứ XVIII - XIX và đầu thế kỉ XXI Những chiếc chiêng được đúc vào thời kì này âm thanh khá to, độ rung trầm ấm, độ vang lanh lảnh, bồi

âm tốt Chiêng Nay xuất hiện ở vùng người Mường Hoà Bình với số lượng càng ngày càng nhiều Chiêng Nay được đúc bằng đồng đỏ, có màu đỏ nhạt mặt không nhẵn bóng như chiêng Hơ Nhiều chiếc nổi vảy, mụn và gờ li ti theo chiều dọc từ vành ngoài vào núm chiêng Chiêng được chế tác chủ yếu là nguyên liệu đồng đỏ không pha những loại kim loại quý hiếm như: vàng, bạc, đồng đen Âm thanh, độ rung, độ vang, độ ấm đều kém chiêng Hơ Giá trị kinh tế cũng được định giá mua bán đổi trác thấp hơn chiêng Hơ

Số lượng chiêng Nay nhiều gấp bội số lượng chiêng Hơ Chiêng Hơ còn đủ bộ không nhiều

+ Cồng:

Hiện nay số lượng cồng còn được bảo lưu rất ít và cũng không được sử dụng nữa, chủ yếu được cất giữ và trưng bày ở bảo tàng

Cồng có đường kính trung bình: loại nhỏ nhất có đường kính rộng 0,149

m Loại lớn nhất có đường kính rộng 0,37 m Thành mở rộng ra ngoài không thu vào như thành chiêng Mặt cồng bằng, không có núm ở giữa Cồng cũng được chế tác bằng đồng đỏ không pha vàng, bạc, đồng đen như chiêng Hơ Cồng có màu đồng nhạt, âm thanh lan tỏa, phát tán rộng nhưng độ dài của bồi

âm lại ngắn, tiếng bẹt và độ rung của âm thanh thưa hơn, thô hơn, nông hơn, thiếu độ ấm Người nghe có cảm giác tiếng cồng rè hơn, không trong trẻo như tiếng chiêng có núm, tiếng cồng không quyến rũ nhưng phát tán to hơn, có uy lực lớn Trước đây cồng được sử dụng đơn lẻ từng chiếc một, không kết cấu vào dàn vào bộ như chiêng bằng của các dân tộc ở Tây Nguyên

Từ cuối thế kỷ XIX đến nay người Mường rất ít sử dụng cồng Có lẽ vì vậy mà gần một thế kỷ qua người Mường ở một số vùng gọi tất cả các loại

Trang 34

chiêng, cồng là chiêng, không còn khái niệm chiêng cồng hoặc cồng chiêng Một số vùng vẫn sử dụng cụm từ “cồng chiêng” để gọi các nhạc cụ và âm nhạc cồng chiêng Ở nhiều văn bản khoa học, văn hóa nghệ thuật và văn bản hành chính đã sử dụng cụm từ “cồng chiêng” do đó lâu nay cụm từ “cồng chiêng” đã được sử dụng phổ biến và công nhận là tiếng gọi chính thức cho loại nhạc cụ và âm nhạc cồng chiêng

- Kết cấu dàn chiêng

Trải qua hàng ngàn năm phát triển và định hình một dàn chiêng (gọi là chiêng xắc bùa), phải có từ 4, 5, 7, 9 chiếc; hoàn chỉnh bộ phải đủ 12 chiếc với 12 cô gái xinh đẹp đánh chiêng Ngoài ý nghĩa âm nhạc, dàn chiêng 12 chiếc còn được quan niệm của sự biểu hiện cho 12 tháng trong một năm Dàn chiêng được chia đều ra làm ba bộ:

+ Bộ chiêng dàm còn gọi là chiêng khằm có kích thước lớn thuộc âm khu trầm nhất trong dàn

+ Bộ chiêng bồng còn gọi là chiêng đục bồng, chiêng bòng beng, thuộc

âm khu trung trong dàn

+ Bộ chiêng tlé còn gọi là chiêng chót, chiêng poóng, chiêng đón, chiêng lắc, thuộc âm khu cao nhất trong dàn

Dàn chiêng đông nhất, lớn nhất với 12 chiếc chiêng và 12 cô gái đánh chiêng được phân ra làm ba bộ nhỏ: 4 chiêng dàm, 4 chiêng bồng, 4 chiêng tlé

Những chiếc chiêng, bộ chiêng thuộc quyền sở hữu của từng gia đình

Ít nhất mỗi gia đình cũng sở hữu từ 3 chiếc chiêng trở lên, nhiều gia đình có

từ 12 đến 24 chiếc chiêng Nhà Lang còn sở hữu rất nhiều chiêng Cồng chiêng là tài sản, nhạc cụ thuộc gia đình nhưng khi sử dụng trình tấu âm nhạc

ở không gian văn hoá cộng đồng, mặc nhiên lại thuộc không gian âm nhạc cồng chiêng cộng đồng

Trang 35

* Phương thức trình tấu và trình diễn âm nhạc cồng chiêng

Khi trình tấu thường bắt đầu bằng chiêng bồng với những nốt nhạc mở đầu được gọi là lên chiêng, dậy chiêng, chiêng gọi

Phương thức trình tấu các bản nhạc cồng chiêng theo kết cấu 4 âm Theo giáo sư tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh thì âm nhạc cồng trong sắc bùa Mường, ta thấy tất cả các bài cồng đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản 4 âm (bính - bang - bính - rầm) và các biến thể của nó: bang - bính - bang

- rầm” hay “ bính - bính - bang - bính bính - rầm” Cấu trúc biến âm này được nhân dân gọi là một “đom” Những nốt đầu, câu đầu bản nhạc được vang lên từng chiếc một ở âm cao và âm trung Những nốt cuối, câu cuối đoạn nhạc, bản nhạc và hoà thanh thuộc những âm trầm trong dàn chiêng Chiêng bồng đảm nhiệm chính phần giai điệu, chiêng chót là chiêng “màu sắc” đánh điểm xuyết (chen vào) phần giai điệu, chiêng dàm đệm giữ nhịp Ở những dàn chiêng lớn, những bản nhạc khó, phức tạp có thủ pháp phức - điệu thì chiêng dàm cũng được sử dụng đánh giai điệu

Nhân dân đã sáng tạo ra những phương thức đánh chiêng: tay trái là tay xách chiêng Khi cần âm lượng lớn, độ rung vang xa thì buông lỏng dây, cổ tay xách chiêng cũng thả lỏng, mềm mại Khi cần âm lượng nhỏ lại, độ vang

và bồi âm hãm lại, nhỏ đi thì dây chiêng túm nhỏ lại, căng ra, cổ tay cũng căng và nắm chặt dây chiêng

Dùi chiêng được làm bằng gỗ ổi, gỗ sến hay gỗ cây vụng, đầu chiếc dùi chiêng phình to ra được bọc vải hoặc da thì mềm Da bọc dùi thường được lấy

từ da của bộ phận sinh dục của loài trâu, bò, hươu, nai Khi đánh vào chiêng tiếng chiêng vang ấm có độ rung, bồi âm chiêng đều hơn

Người đánh chiêng do cảm xúc, tình cảm lắng sâu vào lòng đã không đánh chiêng bằng dùi mà dùng nắm tay đấm hoặc xoa bàn tay vào núm chiêng Trước khi xoa bàn tay phải sạch không dính chất nhờn Tay trái cầm

Trang 36

dây, thân chiêng dựng thẳng đứng, không được chao đảo chiêng Lòng bàn tay phải xoa mạnh vào núm chiêng Xoa bàn tay theo chiều ngang thân chiêng, không xoa vòng tròn hoặc từ trên xuống

Tiếng chiêng ngân từ nhỏ rồi lên rất to, vang xa Khi cường độ âm thanh lên đến đỉnh điểm thì bàn tay xoa nhẹ cho âm thanh nhỏ xuống dần, không vội vàng buông bàn tay ra khỏi núm chiêng Khi cần tiếng chiêng ngắt lại, hãm lại thì tay cầm dùi đánh chiêng miết vào núm chiêng, hất ngược lên hoặc miết xuống

Dần dần từng bước những âm thanh giai điệu âm nhạc, tác phẩm, bài chiêng hình thành ổn định cả giai điệu, hoà âm thúc đẩy những dàn chiêng nhỏ và vừa, với những chiếc chiêng to, nhỏ khác nhau phù hợp với rung động của tự nhiên và tình cảm mạnh mẽ, sâu lắng có được từ thế giới xung quanh của con người

Cùng với việc đúc được cồng chiêng, sáng tác được các bản nhạc cồng chiêng, tổ chức được các dàn chiêng xắc bùa, một phương thức đánh chiêng, trình tấu âm nhạc cồng chiêng phù hợp với tâm lý, tính cách đặc trưng Mường

là rất quan trọng Từ đánh đơn lẻ đến hòa tấu theo các dàn chiêng sắc bùa 4,

5, 7, 9 chiếc và đủ bộ là 12 chiếc chiêng với 12 cô gái trang phục đẹp Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI người Mường đã sử dụng tới trên một nghìn cô gái với phương thức hòa tấu, diễn tấu trên một nghìn chiếc chiêng Âm nhạc nền nếp, sôi động, giai điệu, hòa thanh chuẩn mực Động tác, đội hình chuyển động thướt tha giàu mĩ cảm Phương thức hòa tấu, trình tấu âm nhạc cồng chiêng theo dàn (mỗi nhạc công cầm 1 chiếc chiêng vừa mang tính gia đình vừa mang tính cộng đồng dân tộc)

Bất cứ ở đâu: Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn tây, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nghệ An và cả cộng đồng người Mường đã chuyển định cư vào miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ định cư sinh sống đều sử dụng thống

Ngày đăng: 16/11/2015, 11:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w