1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn tốt NGHIỆP đời SỐNG TINH THẦN của ĐỒNG bào dân tộc STIÊNG ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

70 964 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 409 KB

Nội dung

Bình Phước là một tỉnh miền núi Đông Nam Bộ, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Stiêng chiếm đa số. Người Stiêng là một dân tộc ít người ở Việt Nam, sống tập trung ở tỉnh Bình Phước và có quan hệ lịch sử với nhiều tộc người bản địa ở Tây Nguyên. Trong quá trình hình thành và phát triển, người Stiêng đã tích lũy được những kinh nghiệm những truyền thống văn hóa của cha ông để lại tạo thành bản sắc riêng của dân tộc mình. Các giá trị văn hóa đó được bảo lưu và thể hiện trên nhiều phương diện như tín ngưỡng phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật, lễ hội và cách ứng xử trong đời sống xã hội, qua đó đã góp phần vào việc hình thành và tạo nên những quan hệ xã hội, và các mối quan hệ trong hoạt động sản xuất của người Stiêng làm cho đời sống của người Stiêng ngày càng phát triển.

Trang 1

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 2

Chương 1 ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO

DÂN TỘC S'TIÊNG Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN

1.1 Dân tộc S'tiêng và đời sống tinh thần của đồng

bào dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay 8

1.2 Thực trạng đời sống tinh thần của đồng bào dân

tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay và

Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI

SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC S'TIÊNG Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1 Yêu cầu của việc nâng cao đời sống tinh thần

cho đồng bào dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước

2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đời sống

tinh thần của đồng bào dân tộc S'tiêng ở Bình

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

Đời sống tinh thần là một bộ phận cấu thành đời sống xã hội, xã hộingày càng phát triển thì nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao và không bị giớihạn Nó trực tiếp phản ánh bản sắc văn hóa và tính ưu việt của một chế độ xã hội, làđộng lực to lớn tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến đời sống chính trị, đời sống kinhtế…Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Đảng ta xác định mục tiêu phát triển bềnvững của xã hội đó chính là “Nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng,chỉnh đốn Đảng là then chốt, không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thầncủa xã hội”[4; tr.12] Những giá trị văn hóa tinh thần chính là chuẩn mực để xâydựng con người mới, xã hội mới

Cách mạng XHCN ở nước ta đã làm cho bộ mặt tinh thần của xã hộithay đổi căn bản so với trước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng các lĩnhvực khác của đời sống xã hội và đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng cao củanhân dân Xét trên tất cả các khâu, các lĩnh vực của đời sống tinh thần, dễ nhậnthấy là chúng ta đã đạt được những thành quả to lớn Bên cạnh việc tập trungphát triển kinh tế, ổn định chính trị, Đảng ta không ngừng chăm lo đến ĐSTTcủa nhân dân nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng và là bộphận hữu cơ trong chủ trương, đường lối, chính sách chung của Đảng

Các vấn đề đặt ra trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế củanước ta rất đa dạng, phức tạp Trong đó, cần giải quyết các vấn đề nảy sinhgiữa việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với các giá trị văn hóahiện đại, giữa phát triển hài hòa đời sống vật chất và ĐSTT Hội nhập và mởcửa là thời cơ và cũng là thách thức của đất nước Một trong những vấn đềquan trọng có tính cấp bách, cơ bản, lâu dài cho sự phát triển đất nước làchăm xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tạo nền tảng vững chắc cho đấtnước đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vànhân dân ta đã lựa chọn

Trang 4

Bình Phước là một tỉnh miền núi Đông Nam Bộ, nơi có nhiều đồng bàodân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc S'tiêng chiếm đa số Người S'tiêng

là một dân tộc ít người ở Việt Nam, sống tập trung ở tỉnh Bình Phước và cóquan hệ lịch sử với nhiều tộc người bản địa ở Tây Nguyên Trong quá trìnhhình thành và phát triển, người S'tiêng đã tích lũy được những kinh nghiệmnhững truyền thống văn hóa của cha ông để lại tạo thành bản sắc riêng của dântộc mình Các giá trị văn hóa đó được bảo lưu và thể hiện trên nhiều phươngdiện như tín ngưỡng phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật, lễ hội và cách ứng

xử trong đời sống xã hội, qua đó đã góp phần vào việc hình thành và tạo nênnhững quan hệ xã hội, và các mối quan hệ trong hoạt động sản xuất của ngườiS'tiêng làm cho đời sống của người S'tiêng ngày càng phát triển

Trong những năm gần đây vùng đồng bào dân tộc S'tiêng ở Bình Phước

đã có nhiều thay đổi lớn Nhưng về mặt kinh tế xã hội còn chậm phát triển vàgặp không ít khó khăn Tình trạng du canh du cư của người S'tiêng mới tạmchấm dứt cách đây không lâu Kinh tế nương rẫy với kỹ thuật canh tác đơngiản, lạc hậu còn chiếm vị trí chủ yếu trong đời sống xã hội Những phongtục, tập quán, cấu trúc gia đình dòng họ và cư trú còn mang nhiều dấu vết củathời kì nguyên thủy đang chi phối không ít đến sinh hoạt, xã hội của ngườiS'tiêng ĐSTT của đồng bào dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay còntồn tại nhiều vấn vấn đề bất cập với nguy cơ một số giá trị văn hóa truyềnthống bị mai một, không ít những tàn dư tư tưởng lạc hậu, hủ tục có xu hướngtrỗi dậy trong cộng đồng, các trào lưu văn hóa xất độc đang lây lan ảnh hưởngmạnh mẽ đến ĐSTT của đồng bào Do đó, việc chăm lo xây dựng ĐSTT chođồng bào dân tộc S'tiêng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội,

ổn định an ninh trật tự và xây dựng đời sống mới ở các vùng đồng bào dân tộcthiểu số nói chung và dân tộc S'tiêng tỉnh Bình Phước nói riêng Vì vậy tác

giả lựa chọn đề tài “Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp.

Trang 5

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đời sống tinh thần của xã hội nói chung, đặc biệt là ĐSTT của các dântộc thiểu số nói riêng là một vấn đề lớn, phong phú và đa dạng được nhiều

nhà khoa học nghiên cứu quan tâm như: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội, H 1984; Xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Hà Quế Lâm, Nxb CTQG, H 2002; Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh niên, H 2004; Văn hóa

lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh, Nxb QĐND, H 2007; Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh, Võ Văn Cận, Phạm Minh Thảo, Nxb Văn hóa thông tin, H 2004; Đặc trưng văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Hoàng Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, H 2002; Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam, Lê Như Hoa, Nxb Văn hóa thông tin, H 2002; Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số, Nông

Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Hà Văn Thư, Mạc Phi, Hoàng Thao, Nxb Vănhọc, H 1962……

Các nghiên cứu về dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước bao gồm một số

vấn đề liên quan như: Hôn nhân và gia đình của người S'tiêng, Phan An, Tạp chí dân tộc học, số 03/2005; Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, Mạc Đường, Nxb Tổng hợp Sông Bé, 1985; Đám cưới người S’tiêng ở Bình Phước, Phạm Hiến, Phòng Văn hóa thông tin - Tổng liên hiệp các hội, Bình phước 2008; Luật tục S'tiêng Bù Đek ở xã Long Tân, Huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước, Nguyễn

Thị Tuyết Anh, Tiểu luận chuyên ngành, Khoa Lịch sử, Đại học Đà Lạt2009 vv Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào

nghiên cứu một cách cơ bản và cụ thể về “Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc S’tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay” Luận văn là công trình khoa

học độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố

Trang 6

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những đặc trưng ĐSTT của đồng bàodân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay, đề xuất một số giải pháp gópphần xây dựng ĐSTT của đồng bào dân tộc S'tiêng lành mạnh, giàu bản sắc

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu

ĐSTT của đồng bào dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước

Luận văn dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước về vấn đề văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần, dân tộc và chính sáchdân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số

* Cơ sở thực tiễn

Thực trạng ĐSTT của đồng bào dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước hiệnnay thông qua những nghiên cứu, báo cáo của ban dân tộc tỉnh Bình Phước,những công trình nghiên cứu về dân tộc S'tiêng của các nhà khoa học, báo cáocủa chính quyền địa phương các huyện, thị xã trong tỉnh về tình hình đời sống

Trang 7

của dân tộc S'tiêng trên địa bàn và tình hình công tác dân tộc của đội ngũ cán

bộ chuyên trách các cấp…

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin trong xem xét, giải quyết các vấn đề xã hội, phương pháp phântích, tổng hợp, phương phương pháp logic và lịch sử, kết hợp với điều tra xãhội học, điền dã tại một số khu dân cư đồng bào dân tộc S'tiêng sinh sốngtrên địa bàn tỉnh Bình Phước

6 Ý nghĩa của luận văn

Bước đầu thấy được bức tranh ĐSTT của đồng bào dân tộc S'tiêng ởBình Phước hiện nay khá phong phú, đa dạng

Góp phần cung cấp những luận cứ trong hoạch định và thực hiện chínhsách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở địa phương

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các

cơ quan nghiên cứu của tỉnh Bình Phước và chính quyền địa phương trongviệc tiến hành triển khai các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và các chính sách dân tộc tại địa bàn

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

Trang 8

CHƯƠNG 1 ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC S’TIÊNG

Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN 1.1 Dân tộc S’tiêng và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc S’tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay

* Tỉnh Bình Phước

Bình Phước là tỉnh mới thành lập(10/1997) trên cơ sở tách 5 huyệntrung du miền núi phía Bắc của tỉnh Sông Bé cũ Tỉnh thuộc trung du miềnĐông Nam Bộ, nằm ở tọa độ địa lý 11,32 vĩ độ Bắc 106,54 kinh độ Đông,cách thủ đô Hà Nội 1840 km; bao gồm 3 thị xã (Đồng Xoài, Bình Long,Phước Long), 7 huyện (Bù Đăng, Lộc Ninh, Hớn Quảng, Bù Đốp, ChơnThành, Đồng Phú, Bù Gia Mập) và 113 xã (phường, thị trấn) Tỉnh lỵ là thị xãĐồng Xoài Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương

và Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và Campuchia Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là

6586 km2, dân số 873.598 người với mật độ 127 người/ km2( năm 2009).Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1028 USD, tăng trưởng GDPbình quân hàng năm đạt 13.5%

Từ rất xa xưa, Bình Phước đã là một vùng đất có nhiều tộc người sinhsống như: S'tiêng, Khmer, M'nông, Tà mun, Mạ Ngoài ra trong vòng 30 nămgần đây, Bình Phước còn là điểm dừng chân cư trú sinh sống của một số tộcngười ở phía Bắc di cư vào như: người Tày, người Nùng, người Mường…Toàn tỉnh có 41 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc S'tiêng là dân tộc bản địa,

cư trú lâu đời, dân số 81.708 người ( 2009) chiếm 17,4% dân số toàn tỉnh vàtrên 95,6% dân số tộc người trong cả nước

1.1.1 Đồng bào dân tộc S’tiêng ở Bình Phước

* Lịch sử tộc người và tộc danh

Người S'tiêng sinh tụ lâu đời ở vùng Tây Nguyên và miền Đông Nam

Bộ Theo tài liệu khảo cổ học, từ những di tích, chỉ tìm được ở Đốc Chùa

Trang 9

(Tân Uyên), thành Cổ Tròn (Bình Long) thì khả năng xuất hiện của ngườiS'tiêng ước lượng cách đây khoảng từ 2.000 đến 5.500 năm Vào những thậpniên đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp chiếm đất của người S'tiêng để lập đồnđiền cao su, đẩy người S'tiêng ngày càng lùi sâu vào vùng rừng núi phía Bắc

Dân tộc S'tiêng thuộc nhóm ngữ hệ Môn - Khơ Me Đông Nam Á Trongcác dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khmer ở Tây Nguyên thì người S'tiêng lànhóm cư dân có dân số đông thứ ba sau dân tộc Ba Na và dân tộc H'Rê Tiếngnói của người S’tiêng rất gần gũi với người M’nông, Mạ, Chơ Ro…Chính vìvậy mà việc nói và hiểu được ngôn ngữ của người S’tiêng với các tộc ngườinày được thuận lợi và tạo nên sự ảnh hưởng giao lưu văn hóa sâu sắc NgườiS'tiêng có nhiều tên gọi khác nhau như: Xa Đu, Xa Điêng, Xa Chiêng, Bù Lơ,

Bù Đíp, Bù Dêh, Bà Rá, Đalmer, Rông Al, Bù Lê…Vào tháng ba năm 1979được thống nhất gọi tên chung là dân tộc S'tiêng và được chia thành bốn nhómchính: Bù Lơ, Bù Đek, Bù Biêk, Bù Lập, nhưng hiện nay chủ yếu còn tồn tạihai nhánh chính là Bù Lơ và Bù Đek Nam giới S'tiêng thường mang họ Điểu,

nữ giới mang họ Thị, một số ít khác có họ Đrâu

* Dân số và cư trú

Dân số người S'tiêng hiện nay khoảng 85.436 người (2009) sống trên

43 tỉnh, thành của cả nước Trong đó ở Bình Phước có 81.436 người (chiếm95,6%), Tây Ninh 1.654 người, Đồng Nai 1.269 người, Lâm Đồng 308 người,Bình Dương 153 người Họ tập trung cư trú về phía bắc thượng nguồn dòngsông Bé (người S'tiêng gọi dòng sông này là DakLung hay DakLay) Vàokhoảng thế kỉ XIX, vùng cư trú của người S'tiêng về phía Nam kéo dài từkhoảng sông Bé đổ vào sông Đồng Nai, khu vực Hớn Quảng, Nha Bích lànhững địa điểm cư trú cực Nam của người S'tiêng vào đầu thế kỉ XX Theotruyền thuyết và các ghi chép của Quốc Sử Quán của nhà Nguyễn thì ngườiS'tiêng có địa bàn cư trú kéo dài đến tận chân núi Bà Đen ở Tây Ninh

S'tiêng Bù Lơ là nhóm người S'tiêng sinh sống ở vùng núi cao, tập trung

cư trú ở một số xã: Đăk Ơ, Đăk Nhau, Thọ Sơn, Thống Nhất của các huyện Bù

Trang 10

Đăng, Đồng Phú và Thị xã Phước Long S'tiêng Bù Đek ở vùng đất thấp, sống ởnhà sàn, biết sử dụng trâu bò kéo cày làm ruộng nước Người S’tiêng phân bốtrên toàn tỉnh, tập trung dân cư chủ yếu ở một số địa phương như: các huyện BùĐăng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, các thị xã Phước Long, Bình Long

* Hoạt động kinh tế

Hoạt động kinh tế trước đây của người Stiêng chủ yếu là làm nươngrẫy, lúa nước cũng được trồng nhưng không nhiều lắm Khoảng tháng hai âmlịch, vào cuối mùa khô, các hộ gia đình nhỏ tự chọn tìm đất làm rẫy, phát cácbụi nhỏ sau đó mới chặt các cây to Những cây gỗ quí lớn thì để lại Khi rẫy

đã dọn sạch, họ bắt đầu trỉa lúa, nam giới đi trước chọc lỗ, phụ nữ đi sau bỏhạt giống vào lỗ và lấy chân vùi đất lấp hạt lại Bên cạnh trồng lúa, ngườiStiêng còn trồng xen canh một số loại cây lương thực, rau quả khác như ngô,đậu, đu đủ, ớt, bầu bí… góp phần không nhỏ trong việc phụ thêm nguồn thựcphẩm cho bữa ăn gia đình S'tiêng Do gắn bó với rừng, sống dựa vào rừng nêntrong canh tác sản xuất lúa rẫy, người S'tiêng có rất nhiều kinh nghiệm trongviệc chọn đất rẫy Thông thường họ chọn đất rẫy ở vùng rừng có đất dẻo,không có cây to, những bụi nhỏ đốt sẽ cho nhiều tro tốt cho cây lúa về saunày và họ gọi vùng đất rừng này là bbri cuông hoặc bbri kram (tiếng S'tiêng:cuông - lớn, rộng; kram - cứng; bbri - rừng) Sau đó họ sẽ đánh dấu lên khuđất này để khẳng định quyền sử dụng của người đến chọn trước bằng cây lồ ồ

đã chẻ làm đôi có bỏ ít lá tươi trên đấy

Ngoài những khu đất có đặc tính như vậy, người S'tiêng không baogiờ chọn đất canh tác nơi có rừng già nhiều cây cổ thụ lâu năm Họ gọi đó

là rừng bbri prá (prá: người già, tổ tiên), rừng của tổ tiên ông bà hay rừngthiêng Nếu ai vi phạm chặt gỗ, phá rẫy ở những khu rừng này sẽ bị luật tụccủa làng trừng phạt Trên một đám rẫy, người ta thường trồng cả 3 loại lúasớm, lúa lỡ, lúa mẹ Đối với mỗi loại lúa, người ta tỉa một hoặc vài ba loạigiống theo từng khoảng riêng biệt để tiện thu hoạch trước sau khác nhautuỳ theo thời gian sinh trưởng

Trang 11

Xưa kia người S'tiêng sống trong những vùng rừng già nhiệt đới cónhiều thú dữ nên họ rất thành thạo trong việc làm các loại bẫy để săn thú, bắt

cá ngoài suối, thu lượm lâm sản, hái rau rừng cũng được xem là một nguồnthực phẩm hàng ngày không thể thiếu trong đời sống của họ Người S'tiênglàm rẫy trên những vùng đất đỏ

Ngoài làm rẫy, chăn nuôi cũng được người S'tiêng chú ý Họ nuôi cáctiểu gia súc, gia cầm: heo, gà, vịt, chó…Đặc biệt mỗi gia đình người S'tiêngthường nuôi từ một đến hai con lợn đồng bào(một giống lợn lai với lợn rừng

có thịt rất ngon và thơm, thường được thả rông cho ăn như trâu, bò ), còn trâunuôi chỉ để dành hiến tế trong các dịp lễ, tết lúa mới hay trong gia đình, sóc

có việc lớn Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm hái lượm măng rừng, đọt mây,nấm… của những người phụ nữ và trẻ em Đến mùa giáp hạt, vào những khimùa khô, họ lại tranh thủ ra suối xúc cá để cải thiện bữa ăn

Các nghề thủ công không phát triển lắm ở vùng người S'tiêng, đây làhoạt động đơn thuần chỉ mang tính tự cung tự cấp phục vụ cho chính nhu cầuthấy cần thiết của họ chứ hoàn toàn không mang tính chất sản xuất hàng hóa.Đàn ông đảm nhận công việc vào rừng lấy tre để đan lát (gùi, nong, nia, nơmxúc cá…) phục vụ cho nhu cầu gia đình Nghề rèn cũng đã có từ lâu đời songhiện nay nghề này cũng đã mai một, chỉ một số người già là còn nhớ Nghềdệt vẫn phổ biến đối với đa số phụ nữ S'tiêng, tuy nghề này không phát triển,mới chỉ dừng lại ở mức tự cung tự cấp, quá trình sáng tạo chưa cao song cũng

đã khẳng định được quá trình sinh tồn bền bỉ của con người S'tiêng và đôi bàntay khéo léo, gắn bó với gia đình của người phụ nữ S'tiêng

* Ăn.

Người S'tiêng ăn cơm tẻ, cơm nếp 80% lúa gạo do rẫy cung cấp Thựcphẩm thường ngày của họ chủ yếu là những thứ kiếm được trong rừng vàsông suối (nay có mua ở chợ hoặc thương nhân) Buổi sáng sớm phụ nữS'tiêng giã thóc trong các cối gỗ để lấy gạo ăn trong ngày Cơm hoặc cháo làcách chế biến thức ăn phổ biến của người S'tiêng Người S'tiêng thường nấu

Trang 12

canh trong các ống tre, lồ ô lớn Thức ăn hàng ngày của người S'tiêng kháđạm bạc thường là rau rừng và vài con cá nhỏ bắt ở sông, suối hoặc một mẩuthịt rừng khô là đủ cho cả nhà Họ rất thích ăn rau “nhíp”, một loại cây rừng

lá mỏng rất ngấm mỡ thường được nấu canh và ăn với mì tôm Mỗi khi thịttrâu, bò hay đi săn về được con thú lớn, ăn không hết, đồng bào để dành một

ít treo trên gác bếp, khi cần tiếp khách hay khi thiếu đồ ăn thì mang ra chếbiến Món da lợn rừng hun khói, đem luộc kỹ, cạo sạch khói đen, rồi tháimỏng, ướp gia vị làm như món “nộm” của người Kinh ăn rất ngon Thứcuống truyền thống là nước lã và rượu cần, họ thích hút thuốc và hay hút bằngtẩu cuốn lá cây rừng phơi khô

* Ở

Người S'tiêng Bù Lơ do sống ở vùng cao, làm nhà dài nền đất, máitranh, vách bằng phên tre, có cửa ra vào ở hai phía đầu nhà Nhà dài củangười S'tiêng thường dài khoảng 25 - 30m, mái thấp gần chạm đất và có haicửa ra vào ở hai đầu nhà Một số nhà dài ở vùng Đắk Ơ có đặc điểm 4 gócnhà lượn tròn chứ không vuông như nhà bình thường

Người S'tiêng Bù đek cũng sống trong những ngôi nhà dài nhưng lànhà sàn dài Nhà sàn S'tiêng Bù Dek có hai dạng: loại nhà sàn dài và nhà sànngắn, bé cho từng hộ gia đình Ở Bình Long còn một số nhà sàn cổ theotruyền thống S'tiêng: cột lớn, vách nhà nghiêng loe ra ở phía trên Do quátrình cư trú gần người Khmer nên ngôi nhà sàn dài của nhóm này chịu ảnhhưởng ít nhiều về kiến trúc ngôi nhà của người Khmer như có sàn cao, có cầuthang lên xuống Không gian bên trong ngôi nhà dài - nơi cư trú của đại giađình được chia làm nhiều bếp (nak) Ranh giới giữa các nak được phân chiamột cách tương đối Đánh dấu bởi một bếp là nơi sinh hoạt của một gia đìnhnhỏ Phía trên bếp là kho chứa thóc của các gia đình và cạnh bếp là một sạptre để ngủ gọi là “mtut” Ngay sát vách nơi đầu nằm đặt các loại chiêng chéquý, một vài vật dụng sinh hoạt của các gia đình Đặc biệt ở nhóm Bù đek,kho chứa thóc (nâm bar) dựng ở bên ngoài nhà dài

Trang 13

Hiện nay, ở nhánh S'tiêng Bù Lơ, nhà nền đất, nhà trệt ngắn, nhỏ chotừng hộ gia đình đã xuất hiện nhiều xen lẫn với nhà dài Ở nhánh S'tiêng

Bù Dek, nhà nền đất cũng được xây dựng xen lẫn với nhà sàn Trong mộtbối cảnh hoạt động kinh tế - xã hội đã thay đổi, mô hình gia đình nhà dài đãkhông còn phù hợp Những gia đình nhỏ đã tự tách ra thành một hộ giađình có hoạt động kinh tế độc lập Mỗi làng chỉ còn lại một hoặc hai ngôinhà dài làm nơi sinh hoạt truyền thống và tiến hành các hoạt động của cộngđồng tộc người

* Trang phục

Trang phục của người S'tiêng khá đơn giản Thông thường đàn ôngđóng khố ở trần, đàn bà mặc áo hoặc ở trần quấn váy Ngày nay, nam giớimặc quần áo như người Kinh, nữ hay dùng áo cánh, sơ mi Một số ở gần vùngngười Khơ Me, phụ nữ S'tiêng thường quấn váy Khơ Me Dù vậy, khi đi vàovùng đồng bào dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay ta vẫn thấy nhữngphụ nữ cao tuổi ở trần, cổ đeo nhiều chuỗi vòng hạt cườm nhiều màu, dái taicăng rộng bởi đôi hoa tai ngà voi, họ cũng là lớp người cuối cùng có nhữngchiếc răng cửa hàm trên bị cắt cụt do tục cà răng Người S'tiêng để tóc dài búisau gáy, tai xâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi được chuộng nhất và xăm mặt,xăm mình với những hoa văn giản đơn Họ ưa đeo nhiều trang sức, mọi ngườinam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng, thường dùng các loại vòng kimloại, chuỗi cườm, thậm chí một cánh tay đeo tới trên 20 chiếc vòng nhôm haybạc Trẻ em còn nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân

* Quan hệ xã hội

Xã hội S'tiêng được tổ chức theo từng đơn vị làng độc lập với nhau.Mỗi cặp vợ chồng và con cái là một “Bếp” (Nak) Nhiều nak hợp thành mộtnhà (Yau) Mỗi làng xưa gồm một vài nhà, càng về sau số nhà càng tăng doviệc tách hộ ra ở riêng Mỗi người không chỉ thuộc về một “Bếp”, một nhà,một làng mà còn là thành viên của một dòng họ nhất định nằm trong các mối

Trang 14

quan hệ với các dòng họ khác nữa Làng là gọi theo người Việt, có nơi gọi làsóc theo người Khmer, có nơi gọi là buôn (hay bon) theo cách gọi của ngườiM'nông ngày xưa, một làng thường có 2 đến 5 nhà dài, làng thường được xâydựng ở những nơi hiểm trở, có hàng rào bao quanh, được phòng thủ chặt chẽ.

Đứng đầu mỗi bon làng S'tiêng và chịu trách nhiệm quản lý xã hộichung còn có: Tom bon (Tom pơt, Tom wang) là người đứng đầu bon làng,chuyên lo điều hành, giải quyết các công việc nội bộ của bon; Bu kuông(Mranh) là những người già có uy tín am hiểu phong tục, hiểu biết rộng, và loviệc cố vấn cho các tom bon để nhằm duy trì trật tự, bảo tồn các tập tụctruyền thống của làng; Prăk là thầy bói, thầy cúng Theo quan niệm của ngườiS'tiêng thì Prăk là người có khả năng giao tiếp được với thần linh, giúp ngườitrong bon chữa bệnh, cúng tế Hiện tại, vai trò của những người này đã giảm,đặc biệt là các thầy cúng (Prăk) bởi những tiến bộ của văn hóa xã hội đã giúpcho đồng bào có những nhận thức mới giảm đi các tệ nạn mê tín dị đoankhông có cơ sở như trước đây

Trong quan hệ gia đình, do đặc điểm riêng về hôn nhân nên cấu trúc giađình của hai nhóm cũng có những khác biệt nhất định như: Ở gia đình S'tiêng

Bù Lơ là gia đình lớn phụ hệ do người đàn ông nắm quyền quản lý các “nak”của mình và những người phụ nữ chỉ là nhân tố phụ chịu trách nhiệm việc dạy

dỗ con cái Còn trong đại gia đình người S'tiêng Bù đek lại tính theo huyếtthống về phía người đàn bà nên trong gia đình vai trò của người đàn bà rấtquan trọng, họ chịu trách nhiệm quản lý về dòng họ và sinh hoạt gia đình cònngười đàn ông giữ một vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất, kinh tế củagia đình Trong mỗi ngôi nhà dài người S'tiêng đều có một người đàn ông lớntuổi, hay đàn bà có uy tín trong họ hàng được các nak tín nhiệm làm Tom Yau(tương tự như tộc trưởng) chuyên lo việc xã giao, cúng tế và giải quyết nhữngmối quan hệ trong nhà dài của mình

Trang 15

1.1.2 Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước

* Đời sống tinh thần và cấu trúc của đời sống tinh thần

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm thì chỉ có tinh thần và ĐSTTmới tồn tại thật, còn thế giới vật chất chỉ là sản phẩm của ý thức, của cảmgiác, là biểu tượng của tinh thần và chịu sự quyết định của đời sống tinh thần.Chủ nghĩa duy vật trước Mác thì coi tinh thần và đời ĐSTT hoàn toàn phụthuộc vào đời sống vật chất, nhưng đánh giá sự phụ thuộc ấy một cách máymóc, không thấy rõ được vai trò sáng tạo, năng động cũng như tác động trởlại to lớn đến tồn tại xã hội của ĐSTT

Theo quan niệm Mác xít, tinh thần là sản phẩm của một dạng vật chất có

tổ chức cao là óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Tinh thầnchính là vật chất đã được chuyển hóa, trừu tượng hóa ở trong óc người Quan hệ,phương thức sản xuất vật chất quyết định quan hệ, phương thức sản xuất tinhthần Quan hệ tinh thần xã hội, xét cho cùng chỉ là chỉ là cái phản ánh nhữngquan hệ vật chất của xã hội, giai cấp nào thống trị những quan hệ vật chất thìcũng thống trị cả quan hệ tinh thần, hệ tư tưởng thống trị xã hội là hệ tư tưởngcủa giai cấp thống trị Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác đãkhẳng định: “Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minhrằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất”[14 ; tr 625]

Nói đến ĐSTT là nói đến hoạt động của con người trên lĩnh vực tinhthần Theo Các Mác thì : “cuộc sống là gì nếu không phải là hoạt động sống”

Vì vậy, tổng hòa các hoạt động, các quan hệ, các sản phẩm, các giá trị tinhthần tạo nên ĐSTT của mỗi con người, mỗi giai cấp, và cộng đồng xã hộitrong mỗi thời điểm lịch sử nhất định

Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể quan niệm: ĐSTT xã hội là tổng hòa những giá trị, những sản phẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người, phản ánh đời sống

Trang 16

vật chất xã hội và được thể hiện như một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

Đời sống tinh thần xã hội vừa phản ánh mặt hoạt động tinh thần của conngười, vừa phản ánh kết quả của hoạt động đó Vừa nói lên được mặt sốngđộng của quá trình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần, vừathể hiện các thiết chế xã hội để vận hành trên các lĩnh vực của ĐSTT Với tínhcách là một hệ thống, ĐSTT xã hội bao gồm đời sống tư tưởng, đạo đức, lốisống; đời sống khoa học - công nghệ; đời sống giáo dục - đào tạo; đời sốngvăn hóa nghệ thuật và sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của xã hội

Đời sống tư tưởng, đạo đức, lối sống: Là lĩnh vực quan trọng nhất của đời

sống tinh thần, chi phối đến các lĩnh vực khác và cũng chịu sự chi phối của các

lĩnh vực đó Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, biểu thị những lợi

ích ít nhiều có tính phổ biến của con người, của xã hội, trong đó hệ tư tưởngchính trị giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quy định tính chất, nội dung, phươnghướng phát triển của ĐSTT Trong xã hội có giai cấp, ĐSTT mang tính giai cấp.Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng thống trị ĐSTT xã hội Cách mạngViệt Nam, do giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo, nên chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng cộng sản giữ vai tròchủ đạo, quy định sự vận động, phát triển của ĐSTT xã hội

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm, thái độ và tình cảm…của con

người về quy tắc, các chuẩn mực điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xửtrong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với cộng đồng xã hộitheo các chuẩn mực thiện - ác, lương tâm - trách nhiệm, quyền lợi - nghĩa vụ,công bằng, danh dự, hạnh phúc Trong đời sống hiện thực, đạo đức được thiếtlập, thực hiện chủ yếu bằng phương thức tự điều chỉnh, thông qua sức mạnhcủa dư luận xã hội Đạo đức bị quy định, chế ước bởi tồn tại xã hội, bởi giaicấp và bởi truyền thống đạo đức dân tộc Đạo đức vừa có nội dung mang tínhnhân loại vừa có nội dung mang tính giai cấp Dưới CNXH, hai nội dung đóthống nhất với nhau

Trang 17

Lối sống là phương thức thể hiện cụ thể quan điểm, tư tưởng, quan

niệm đạo đức của con người trong quá trình tồn tại và trong hoạt động thựctiễn Hệ tư tưởng, mục tiêu, lí tưởng giai cấp công nhân là những yếu tố cơbản, chủ đạo quy định lối sống của người Việt Nam hiện nay, thể hiện thế giớiquan, nhân sinh quan và văn hóa của họ; thể hiện chủ nghĩa nhân đạo, nhânvăn trong quan hệ giữa người với người trong quan hệ xã hội

Như vậy, tư tưởng, đạo đức, lối sống tuy mang những nội dung riêngnhưng thống nhất gắn bó, tác động, chi phối lẫn nhau, trong đó tư tưởng giữ vaitrò chủ đạo, đạo đức là cơ sở nền tảng, lối sống là sự thể hiện kết quả nhận thức

tư tưởng, rèn luyện đạo đức, hành vi trong cuộc sống sinh động thường ngày.Với nghĩa đó, tư tưởng, đạo đức, lối sống thống nhất chặt chẽ, chúng đều cùngbiểu hiện ở phẩm chất, ở nhân sinh quan, ở thế giới quan của con người

Hoạt động giáo dục, khoa học - công nghệ là lĩnh vực cơ bản, quan

trọng của ĐSTT nhằm trang bị cho con người có đủ phẩm chất, năng lực hoànthành nhiệm vụ, chức trách được giao và góp phần phát triển con người toàndiện Chúng bao gồm hai mặt hoạt động lớn: giáo dục chính trị - tư tưởng, đạođức lối sống và huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển khoa học -công nghệ nhàm chuẩn bị toàn diện về con người về chính trị, tư tưởng, thểlực, tâm lí, trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, khoa học công nghệ, nghệthuật…đáp ứng nhiệm vụ công tác, xã hội Đó là mục tiêu chủ yếu của côngtác giáo dục, khoa học - công nghệ Tinh thần con người phải được thể hiện

cụ thể ở việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người

Đời sống văn hóa nghệ thuật cũng là lĩnh vực cơ bản của ĐSTT Đây là

“binh chủng đặc biệt”, phương tiện kỳ diệu có sức cảm hóa tinh thần mạnh

mẽ, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và cốt cách con người, giáo dục họ hướngtới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, xây dựng tư tưởng tiến bộ, tình cảmtốt đẹp, nâng cao trình độ phẩm chất chính trị và khả năng phát triển toàn diện

Trang 18

của họ Xét đến cùng về cơ bản thì toàn bộ hoạt động của con người đều cótính thẩm mỹ, đều hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.

Đời sống tín ngưỡng tôn giáo vẫn là một bộ phận tồn tại khách quan

trong ĐSTT của một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng nhất dịnh đến đời sốngtinh thần của cá nhân và xã hội

Đời sống tinh thần không phải là hệ thống khép kín, nằm im của nhữnggiá trị khác biệt mà là tổng thể đang vận động của các giá trị được thể hiện vàthực hiện thông qua hoạt động của con người Tổng hòa các hoạt động sốngcủa con người, các giá trị tinh thần được tạo ra, lan tỏa và thấm sâu vào từngcon người, tạo nên niềm tin bên trong, thành tình cảm, tâm lý, tập quán, lốisống, thành hành động tự nhiên hàng ngày của mỗi con người Nhờ đó và do

đó con người đạt được những phẩm chất cao quý tồn tại như một giá trị “gốc”

và tiếp tục sáng tạo ra những giá trị mới hơn để vươn tới và không ngừnghoàn thiện các giá trị Chân - Thiện - Mỹ

Đời sống tinh thần của xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng

có những đặc trưng chủ yếu; hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhgiữ vai trò chủ đạo, chi phối; ĐSTT nảy nở, phát triển trong bầu không khí xãhội dân chủ với sự khẳng định chủ thể tối cao của cả sự sáng tạo và hưởng thụcác giá trị tinh thần là nhân dân lao động làm chủ; thắm đượm chủ nghĩa nhânđạo, yêu hòa bình, tất cả từ con người và vì con người; bảo tồn và phát huynhững giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời hấp thụ cóchọn lọc những giá trị tinh thần của lịch sử nhân loại và nền văn minh hiệnđại Vì vậy, quá trình xây dựng ĐSTT phải được tiến hành trên cơ sở dân chủhóa, phát huy sức mạnh tổng hợp, chứ không áp đặt, bao cấp Kết hợp xâydựng ĐSTT của toàn xã hội với ở từng địa bàn, từng cộng đồng, từng tầng lớpdân cư Hướng tới các mục tiêu đã định, có tính đến những việc khó khăntrước mắt, việc xây dựng ĐSTT của xã hội phải được tiến hành từ thấp đếncao, vừa thông qua các mâu thuẫn vừa phải bảo đảm tính nhất quán, tính liên

Trang 19

tục, xây phải đi đôi với chống, luôn đề phòng, ngăn chặn kịp thời nhữngkhuynh hướng lệch lạc.

Vấn đề đặt ra khi xây dựng đời sống tình thần là, khi xem xét, khôngchỉ căn cứ vào các giá trị và các quá trình hình thành giá trị đó mà quan trọnghơn cả là các giá trị đó có thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội,con người, tập thể, gia đình, địa bàn đó hay không Lênin cho rằng : Chỉ cócái gì đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, vào phong tục tập quán, mới có thểđược coi là hiện thực Đồng thời Người cũng chỉ rõ, bất cứ một lĩnh vực nàocủa xã hội đang tồn tại cũng chứa đựng ba yếu tố, đó là những vết tích củaquá khứ, những cơ sở của hiện tại và những mầm mống của tương lai ĐSTTcũng có những yếu tố đó và thực chất xây dựng đời sống tinh thần mới chính

là cải tạo những yếu tố không phù hợp của cái cũ, phát huy những cái tốt ởhiện tại và định hướng phát triển cho tương lai

* Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc S'tiêng

Nghiên cứu ĐSTT của đồng bào dân tộc S'tiêng được xem xét trongcấu trúc chung của ĐSTT xã hội Tuy nhiên, với đặc điểm là một dân tộcthiểu số mang bản sắc văn hóa tộc người đặc sắc, ĐSTT của đồng bào dân tộcS'tiêng được thể hiện rõ nét nhất qua các mặt chủ yếu đó là: tư tưởng, đạođức, lối sống; văn hóa - nghệ thuật và tín ngưỡng - tôn giáo

Tư tưởng, đạo đức, lối sống đồng bào dân tộc S'tiêng biểu hiện sinh

động thông qua phong tục và lễ hội Với lối sống giản đơn, gắn bó với nươngrẫy, rừng già Phong tục người S'tiêng hiện diện trong ĐSTT của đồng bàonhư là một thiết chế văn hóa bất thành văn Ngày nay, tuy cuộc sống mới cónhững chuyển biến theo nhịp bước của xã hội, song những luật tục và nghi lễluôn hiện diện như là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cộng đồng

Luật tục S'tiêng: Người S'tiêng cũng như nhiều dân tộc ít người khác ở

Tây nguyên và Đông nam bộ, có cả một hệ thống những quy tắc quy định vềcác quan hệ ứng xử giữa cá nhân và cộng đồng Những quy tắc đó, được lưutruyền qua nhiều thế hệ và những câu nói vẫn có điệu, đầy hình tượng bóng

Trang 20

bẩy Luật tục của người S'tiêng là cơ sở để vận hành xã hội, luật tục NgườiS'tiêng coi 4 tội sau đây là nặng nhất.

Ma lai (chă): đó là những người ban đêm biến thành ma quỷ đi hútmáu làm người khác ốm đau, chết chóc Đồng bào có nhiều cách thử như đổchì vào lòng bàn tay, hoặc lặn nước Người bị nghi là ma lai sẽ bị dân làngđưa vào rừng thủ tiêu bằng cách chặt đầu hoặc chôn sống, vợ và con sẽ bán đinơi xa làm tôi tớ

Xâm phạm sự cấm kỵ (Lăh cang rai): Người S'tiêng có nhiều điều cấm

kỵ, họ sợ đụng chạm đến thần linh, ma quỷ, như trong làng có người đàn bàđang sinh đẻ, làng có nhiều người đau ốm thì cấm người lạ vào nhà, vào làng.Dấu hiệu cấm là một nhành gai, nhành lá xương rồng treo ở cổng làng, ở cầuthang nhà Nếu người lạ bất chấp dấu hiệu đó cứ vào làng, vào nhà sẽ bị phạt

Loạn luân (Đoăng ih): Trong quan hệ hôn nhân người S'tiêng không chophép những người cùng dòng họ kết hôn với nhau, hoặc có quan hệ tính giao.Việc kết hôn giữa những người cùng dòng họ được xem là loạn luân, ngườiS'tiêng coi đó là nguồn gốc sinh ra các dịch bệnh, thiên tai như lũ lụt, trượtđất gây tổn hại cho buôn làng Những người loạn luân sẽ bị phạt nặng, phảinộp heo gà để cúng thần linh, và phải ăn cơm, thức ăn được đổ trộn vào mộtmáng dành cho heo, dân làng chứng kiến và nhổ nước bọt vào kẻ loạn luân

Lừa đảo, trộm cắp: Người S'tiêng rất ghét những kẻ trộm cắp, lừa đảo,

vì vậy nếu bắt được kẻ trộm cắp, lừa đảo, kẻ đó sẽ bị cả làng bắt phạt Hìnhphạt thường là phải tổ chức lễ cúng thần linh và đền bù gấp nhiều lần chongười bị hại

Sinh đẻ: Phụ nữ kiêng cữ cẩn thận ngay từ thời kỳ mang thai Việc sinh

nở xưa kia, phụ nữ tự xoay xở ngoài rừng một mình Nay, nhiều người ở vùng

có tập quán dựng kho thóc trong nhà vẫn ra đẻ ở ngôi nhà nhỏ dựng gần bênnhà ở, bởi họ cho rằng, nếu đẻ ở nhà sẽ xúc phạm đến “thần lúa”, đẻ xongcũng phải cúng một con lợn cho thần lúa

Trang 21

Cưới xin: Người S'tiêng quan niệm hôn nhân là một sự kiện trọng đại

trong cuộc đời và là việc chung của dòng họ Tuy cùng chung những nghithức hôn nhân giống nhau nhưng nhóm S'tiêng Bù Lơ theo chế độ phụ hệ nênquyền chủ động ở người nhà trai, còn nhóm S'tiêng Bù Đek theo chế độ mẫu

hệ hôn nhân chính lại do nhà gái đảm nhiệm

Nhóm S'tiêng Bù Đek theo chế độ mẫu hệ, vì vậy trong gia đình cũngnhư ngoài xã hội người phụ nữ có vai trò rất lớn, một trong những quyền đó

là quyền được cưới chồng và con cái mang họ mẹ Trước đây, độ tuổi kết hôn

là từ 15 đến 17 tuổi, điều kiện kết hôn là cả nam và nữ đều phải trải qua lễthành đinh bằng việc hoàn thành lễ cà răng, căng tai Khi đến tuổi trưởngthành, các cô gái S'tiêng Bù Đek nếu thích chàng trai nào đó sẽ bắt chuyệnlàm quen Tuy nhiên, quyền tỏ tình lại thuộc về chàng trai Người S'tiêngquan niệm tình dục trước hôn nhân không phải là việc xấu, không ảnh hưởngđến phẩm hạnh của người con gái Nhưng khi đã có thai thì buộc phải lấynhau Nếu người con gái có thai mà không tiến tới hôn nhân thì sẽ bị cộngđồng phạt lẽ phạt vạ Lễ phạt vạ gồm một con trâu, mười dạ gạo (1 dạ =22kg), mười ché rượu và tổ chức cho cả sóc ăn uống

Nội hôn là đặc điểm nổi bật trong hôn nhân dân tộc S'tiêng ở BìnhPhước Họ thích kết hôn với người đồng tộc và khó chấp nhận người xa lạ vìcho rằng những tai họa bất trắc như hạn hán, mất mùa, bệnh dịch rất dễ xảy rakhi kết hôn với đối tượng ngoài tộc người Hai hình thức hôn nhân đặc biệtvẫn còn tồn tại là hôn nhân anh em chồng - chị em vợ và hôn nhân con cô -con cậu Hôn nhân anh em chồng - chị em vợ còn được gọi là tục nối dây nhưtập tục một số dân tộc ở Tây Nguyên Tục nối dây diễn ra chủ yếu với mụcđích giữ lại tài sản của dòng họ Hôn nhân chỉ được thực hiện một lần trongmỗi gia đình

Theo phong tục truyền thông người S'tiêng, trong đêm cưới hai vợchồng buộc chỉ đỏ vào tay nhau hoặc trao cườm thay cho lời thề chung thủy.Sau đám cưới, người S'tiêng còn có tục trả của Lễ trả của có thể tổ chức bên

Trang 22

nhà trai hay bên nhà gái đều được Nếu sau nhiều năm chung sống mà không

có con hoặc gia đình giàu có cần thêm người làm và quản lý, người chồng cóthể xin vợ cả cho cưới thêm vợ bé Vợ cả và vợ bé phải coi nhau như chị em

và con cái của họ đẻ ra đều phải gọi họ bằng mẹ Tục giao ước hôn nhân củangười S'tiêng cũng cho phép cha mẹ giao ước với nhau về hôn nhân của con

Ma chay: Quan tài gỗ độc độc mộc đẽo từ cây rừng Nếu chết bình

thường thì họ chọn trong bãi mộ của làng Trong quan tài Cùng với tử thi, có

bỏ một ít gạo và thuốc lá, những ché, nồi, dụng cụ …“chia gia sản” cho

người chết để trên và xung quanh mộ Người S'tiêng không có tục thăm viếng

mồ mả Có người mới chết, cả làng không gõ cồng chiêng và không vui nhộntrong khoảng 10 ngày Những trường hợp chết bất bình thường cúng phải tốnkém hơn, kiêng cữ nhiều hơn, lễ thức làm ngoài khu gia cư của làng và khôngđược chôn vào bãi mộ của làng

Tục cà răng: (tiếng dân tộc gọi là kosho) trẻ em từ 15 tuổi trở lên khi

đã mọc hết răng thì bắt đầu cà răng Nếu không cà răng sau này sẽ bị sâu đục

và không có răng Người S'tiêng cho rằng con gái không cà răng thì khôngđược hạnh phúc trong hôn nhân, gia đình Nếu đàn bà không chịu cà răng thì

bị coi là người không có nhân phẩm Ngày nay con gái S'tiêng ở những vùngsâu vùng xa nếu như chưa cà răng vẫn khó lấy chồng

Tục căng tai (tiếng dân tộc gọi là torshutor): người S'tiêng cho rằng nếu

không căng tai về già không sáng suốt, thông minh, còn có thể bị bệnh đầnđộn Nếu phụ nữ không có con gái thì hai vợ chồng phải cùng nhau căng tai,

họ cho rằng cà răng căng tai còn là biểu hiện quan niệm về cái đẹp

Lễ hội: Các lễ hội truyền thống của người S'tiêng chủ yếu là: Lễ hội

mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, nghi lễ đặt tên cho một thành viên mới

Lễ hội mừng lúa mới (năng ba ): Tổ chức ngay khi thu hoạch được gùi

lúa đầu tiên Ngày tết mừng lúa mới nhà nào cũng sắm váy mới, áo mới chothanh niên, phụ nữ ai cũng đeo hết các trang sức mà mình có để khoe với mọingười trong buôn Các gia đình có hàng chục ché rượu cần và mổ trâu bò, heo

Trang 23

để thiết đãi bà con buôn làng Công việc được phân chia theo giao ước cứ bốnnăm thì một gia đình đứng ra tổ chức một lần, thường thì những gia đình giàu

có hoặc dòng học giàu có luân phiên nhau trong sóc hoặc giữa các sóc vớinhau, thứ tự quay vòng theo chu kỳ Đây là nghi lễ lớn nhất của người S'tiêng

và cũng là dịp để họ ăn tết tạ ơn các Yàng, cầu mong cho sự sinh sôi nảy nởcho muôn vật, sự bình an cho cả dòng họ và cho cả cộng đồng

Gia chủ lấy cây nêu nhỏ và một chén rượu cần đặt dưới kho lúa Khấngọi mẹ lúa về nghỉ ngơi sau một năm sinh đẻ vật vã Sau đó mời gọi cácYàng, sông, suối, trời, đất…về để cảm ơn và thiết đãi lễ vật Xong nghi thứctrên thì tiến hành đâm trâu, lấy máu bôi lên cây nêu ở kho lúa và nhiều đồ vậtkhác Thịt trâu được chế biến, chủ nhà bày rượu cần, cơm lam mời những vịkhách ngồi lại khấn cầu cho tình bạn của họ mãi mãi bền chặt Ai trái lờinguyền sẽ bị thần linh trừng phạt Khấn cầu cho gia đình, cộng đồng có cuộcsống yên bình no đủ

Lễ hội cầu mưa: Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực,

cầu mong cho mưa thuận gió hoà, để vạn vật được sinh sôi nẩy nở Theotruyền thuyết, người S'tiêng xứ của Jiêng thì đã ba đến bốn năm rồi trời không

có mưa, con người đã chết nhiều rồi vì không có nước uống Mọi người phảimang cồng chiêng đến xứ Spa Chal để đổi lúa Cứ một chiếc cồng thì đượcmột lượng lúa bằng nắp cồng, nắp chiêng Lúc đó, con của trời ở xứ của Jiêngbèn khăn gói lên trời trách Cha - vị cai quản trên trời tên là Bra Ân rằng: trờikhông công bằng Tại sao xứ của người Spa Chal lại có mưa nhiều trong lúc

đó xứ của Jiêng ba đến bốn năm nay không có mưa Bra Ân nói rằng để cómưa ngươi hãy về nhà làm lễ cầu mưa với lễ vật là heo, gà, rượu cần, cơmlam, cồng chiêng và cả cây nêu để cầu xin các thần thì sẽ có mưa Nghe lờiCha, sau khi về xứ của mình Jiêng huy động dân làng sắm lễ vật và làm đúngnhư lời Cha dạy Quả nhiên, sau khi làm lễ xong thì trời đổ mưa như trút

Mỗi năm đến mùa khô, đầu mùa mưa người S'tiêng lại tổ chức làm lễ cầumưa theo từng bon (Wăng) Lễ cầu mưa là lễ hội rất quan trọng đối với họ Đến

Trang 24

giờ làm lễ, cả làng tập trung đầy đủ, trâu buộc chặt vào cây nêu, mọi người đúngthành vòng tròn chứng kiến nghi lễ Sau khi đông đủ cả làng, già làng (Bu Kuông)tuyên bố lý do buổi lễ, 1 đến 3 người đàn ông ở độ tuổi trung niên cầm lao hoặcchà gạc để giết trâu, Già làng lấy máu bôi lên cột cây nêu, dùng gạo trắng và muốirải lên mình trâu Sau đó ngồi bên ché rượu cần để cúng các vị thần lúa, thần mưa,thần rừng, cầu cho mưa thuận gió hoà để dân làng có một mùa vụ năm mới bộithu, cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở Xong nghi lễ, mọi người xẻ trâu lấy thịtnướng, uống rượu cần và tận mục sở thị những màn biểu diễn cồng chiêng, nhữngđiệu múa cùng các nghệ nhân và nam nữ miền sơn cước, cuộc vui tiếp tục cho đếnkhi màn đêm buông xuống, mọi người sẽ được già làng giáo huấn về luật tục vàxướng sử thi cho đến sáng hôm sau.

Lễ đặt tên cho thành viên mới: Đây là một nghi lễ quan trọng trong

hàng loạt nghi lễ vòng đời người Khi một đứa bé chào đời, là một sự kiệnquan trọng Bên cạnh niềm vui là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng Lễđặt tên cho thành viên mới thường được tiến hành khi đứa trẻ được 2 đến 3tháng tuổi; gia chủ chuẩn bị lễ vật: một con lợn, một con gà, một ché rượucần, một kỷ vật cho đứa bé, sau đó gia đình mời già làng đến làm chủ lễ Tiếnhành như kế hoạch đã định, khi công việc chuẩn bị đã tươm tất, gia chủ bàyrượu cần và các con vật hiến tế ra giữa nhà, cắt tiết vật hiến tế lấy máu vàrượu cần dâng lên thần linh, mong thần linh chứng giám, nhận mặt và tên đứa

bé, phù hộ cho nó ăn nhiều nhanh lớn, có sức mạnh như nước, như lửa, sớmlên rừng bẻ măng, lên rẫy trỉa lúa Sau nghi lễ trên, Chủ lễ chính thức tuyên

bố tên đứa bé trước sự chứng kiến của các thành viên trong bon (làng) Từđây mọi người trong gia đình và xã hội phải có trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗcho đến lúc bé trưởng thành Sau đó Chủ lễ dùng trái bầu khô múc nước gộiđầu, tắm cho bé Đây là việc làm mang ý nghĩa chúc phước lành, theo quanniệm sau này bé sẽ có sức mạnh và trí tuệ Cuối cùng gia đình mời mọi người

ở lại ăn cơm lam, uống rượu cần, cầu mong mọi điều tốt lành đến với đứa bécũng như cả cộng đồng trong cuộc mưu sinh của đời người

Trang 25

Lễ hội đâm trâu: Thời điểm tháng 2 đến tháng 3 âm lịch hằng năm là lễ

hội đâm trâu ở Bình Phước bắt đầu nhộn nhịp do lúc này mùa màng đã thuhoạch và chuẩn bị cho một năm mới với nhiều lời cầu ước Lễ hội đâm trâuđược tổ chức vào những dịp như: mừng chiến thắng, khánh thành nhà Rông,làm lễ cầu an, lễ phá điềm xấu, điểm gở cho cả buôn làng…thể hiện niềmkiêu hãnh, tự tin của cộng đồng và nhằm xua đuổi tà thần đến quấy nhiễu dânlàng Nghi thức đâm trâu hiến tế cho thần linh được tổ chức trước sân nhàRông hoặc nơi hội họp của làng Cây Nêu dựng trước sân là biểu tượng chínhcủa lễ hội, cây Nêu làm bằng tre được trang trí những hoa văn truyền thống,cùng hình tượng chim thú biểu trưng của đồng bào dân tộc Một số thanh niênmang dây thừng bện bằng vỏ cây thật chắc lên rẫy tìm bắt con Trâu mang vềcột vào gốc cây Nêu Già làng chủ lễ cúng hồn lúa cúng Giàng, hát bài khóctrâu thật thống thiết Dân làng cử ra một chàng trai khỏe mạnh để đâm trâu,người thanh niên đóng khố cởi trần, già làng trao cho anh một cây lao đầu bịtsắt nhọn, người này nhảy múa quanh con trâu trong tiếng reo hò phấn khíchcủa mọi người, tiếng cồng chiêng thúc giục Hai thanh niên khác chặt vàokhuỷu chân con trâu lấy máu bôi vào cây nêu và kèn Glet Sau đó là lễ cúngcho hồn lúa, một sợi dây chỉ tượng trưng cho đường đi được buộc từ kho lúađền đầu con trâu, già làng lấy máu trâu hòa vào ché rượu rồi đổ vào các bìnhnước sau đó lấy nước này tưới lên kho lúa để tắm mát cho hồn lúa Làm xongnghi lễ mọi người cùng hát múa, ăn mừng uống rượu cần thâu đêm trongtiếng kèn, nhạc và men rượu cần bên đống lửa Người ta làm thịt trâu chia chotừng gia đình, tổ chức ăn uống theo từng nhà, máu con trâu được dùng để bôivào trán mọi người như một sự cầu phúc Các thành viên ở trong buôn sẽ đếntừng gia đình để chung vui, trước hết là những bà con thân thích, sau đó đếnnhững người láng giềng thân cận Sau cuộc tế lễ này, người ta bắt đầu tiếnhành làm những công việc như làm nhà, chuyển làng

* Tín ngưỡng - tôn giáo

Trang 26

Tín ngưỡng của người S’tiêng chủ yếu là tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên

và mang đậm nét nguyên sơ Nhưng hiện nay, hai tôn giáo có ảnh hưởng lớnnhất là Thiên Chúa giáo và Tin Lành Theo báo cáo của ban tôn giáo tỉnhBình Phước, Hiện nay đồng bào dân tộc S'tiêng có khoảng gần 30.000 ngườitheo đạo Thiên Chúa giáo chiếm 40% dân số tộc người, khoảng 49.000 tín đồ(chiếm trên 56 %) Tin Lành người dân tộc S'tiêng Ngoài ra, một số ít theoPhật giáo, Cao Đài

* Văn hóa nghệ thuật

Người S'tiêng còn lưu giữ những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc

sắc Người S'tiêng bản tính đôn hậu, trầm lắng và rất yêu ca hát Trong vốn

âm nhạc cổ truyền của đồng bào S'tiêng, nghệ thuật cồng chiêng nổi lên nhưmột viên ngọc sáng Ngoài ra, còn có một khối lượng dân ca phong phú và đadạng Người S'tiêng có lối hát kể (Tâm - pơt), có thể loại tình ca (Nao - lan),trường ca (O-Kroong), có hát ru, có đồng dao và nhiều bài sinh hoạt khác.Người S'tiêng biết chế tác và sử dụng nhiều thức nhạc cụ như kèn M'buốt,Sáo Tơ lết, Sáo U-Kooc-le, Sáo Pia, Sáo N'hôm, kèn Nung biên, đàn Đình -put và một số loại trống

Nghệ thuật múa: Người S'tiêng có điệu múa trong lễ hiến sinh Trong

cúng con Bà Bóng (Mê Prak), những động tác, đội hình mang tính chất múanhư khi biểu diễn cồng chiêng đi diễn vòng Ngoài ra, ở một số nơi sống gầngũi hoặc đan xen với người Khmer, lớp trẻ tiếp nhận ở người Khmer điệumúa Lâm thôn

1.2 Thực trạng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc S’tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay và nguyên nhân

1.2.1 Thực trạng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc S'tiêng ở tỉnh Bình Phước hiện nay

* Tư tưởng, đạo đức, lối sống

Ý thức tộc người ngày càng phát triển và khẳng định Trong khángchiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước,

Trang 27

đồng bào S'tiêng luôn sát cánh cùng đồng bào các dân tộc khác trong tỉnh nhàtuyệt đối trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ và chínhquyền địa phương Cuộc vận động xây dựng đời sống mới ở khu dân cư đãlàm chuyển biến bộ mặt ĐSTT của đồng bào Đồng bào dân tộc S'tiêng đã có

ý thức hơn về dân chủ, pháp luật và quyền sở hữu cá nhân, quyền con người.Thanh niên tộc người sớm có ý thức phấn đấu để lập thân, lập nghiệp, khôngkhí lạc quan, dân chủ, cởi mở bao trùm trong ĐSTT đồng bào dân tộc S'tiêng

ở tỉnh Bình Phước hiện nay Đồng bào quý trọng những thành tựu của đấtnước, của dân tộc đã được xây dựng và quyết tâm phấn đấu xây dựng đấtnước: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” nóichung và xây dựng quê hương Bình Phước giàu mạnh nói riêng Đến naytrong các vùng có đồng bào dân tộc S'tiêng sinh sống, đã có 341 trong tổng số

574 thôn, sóc đạt tiểu chuẩn làng văn hóa

Ở cộng đồng S'tiêng, có thể nhận thấy tình đoàn kết trong buôn làng vàgiữa các buôn làng rất bền vững và chặt chẽ Người trong buôn làng thươngyêu đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau hết sức tận tình Khi có người gặp hoạn nạn,mọi người hợp lại cùng nhau giúp đỡ Người S'tiêng sống trong không khíchan hòa tự do, bình đẳng, dân chủ Đây chính là cơ sở cho sự nảy sinh cảmquan thẩm mỹ, nét đẹp trong lối sống được phản ánh sâu sắc qua các sử thiS'tiêng Vì vậy người ta không khỏi ngạc nhiên khi mà đời sống kinh tế cònbộn bề khó khăn thiếu thốn mà trong mỗi buôn làng S'tiêng lại luôn vangvọng tiếng cồng, tiếng chiêng, tấp nập với những lễ hội truyền thống, sôi nổitrong hoạt động giao lưu văn hóa… Trên thực tế, có thể mức sống chưa cao,nhưng nhờ có lối sống đẹp, nếp sống lành mạnh, con người và xã hội có thểtrở thành con người có văn minh xã hội không ngừng tiến bộ Phát huy nhữnggiá trị tốt đẹp trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của S'tiêng chính là động lựcmạnh mẽ để xây dựng cộng đồng tộc người văn minh, đậm đà bản sắc

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, tư tưởng, đạo đức, lối sốngcủa đồng bào cũng còn tồn tại không ít mặt tiêu cực cần lưu tâm giải quyết

Trang 28

Xuất phát từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, kinh tế tự cung tựcấp là chủ yếu, nhận thức, tâm lý tiểu nông chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng,lối sống và nếp sống người S'tiêng Tư duy trong ứng xử cũng như các mốiquan hệ xã hội ít xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn khách quan mà lạidựa vào kinh nghiệm truyền thống, dễ bằng lòng, bình quân chủ nghĩa còn ănsâu, bám rễ vào trong tiềm thức tộc người Nhận thức tộc người đơn giản, tâm

lý tự ti dân tộc, lối sống cục bộ địa phương, bè phái trong cộng đồng tộcngười vẫn còn tồn tại Thêm vào đó, trước những tác động của xã hội hiệnđại, khi đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc S'tiêng phát triển lênthì những vấn đề xã hội cũng nảy sinh

Thanh niên dân tộc S'tiêng không quan tâm tới đời sống chính trị trên thếgiới cũng như trong nước Theo điều tra xã hội học của nhà nghiên cứu ĐiểuĐiều, 80% trong số 50 thanh niên dân tộc S'tiêng được hỏi không quan tâm tớitình hình đất nước[8; tr.13] Vấn đề họ quan tâm hơn là có cái ăn, có xe máy đi,

có rượu, thịt nhậu thoải mái hàng ngày, đã xuất hiện nhiều thanh niên “tóc đỏ,tóc xanh” trong các buôn, sóc và dường như đó lại đang là mốt với giới trẻS'tiêng hiện nay Bên cạnh đó, trước những tác động tiêu cực của kinh tế thịtrường, lối sống thực dụng, hình thức đang len lỏi vào trong ĐSTT của đồngbào nhất là thanh niên Một số ít có biểu hiện “sùng ngoại”, a dua theo lối sốngmặt trái kinh tế thị trường, coi thường giá trị dân tộc và tộc người

Nhiều hủ tục không còn phù hợp với đời sống mới đến nay vẫn còn tồntại và diễn biến phức tạp

Tục đa thê: Đa thê là một phong tục của người S'tiêng có từ lâu đời, tới

ngày nay nó còn ảnh hưởng sâu nặng tới tâm lý tộc người Tại xã Phú Nghĩa,thị xã Phước Long, chỉ tính riêng hai thôn Đặc Son1 (98 hộ) và Bù Gia Phúc(160 hộ) thì có tới 30 hộ gia đình đa thê Các gia đình đa thê tập trung vàonhững người từ 40 tuổi trở nên Ở đây, thu nhập bình quân người S'tiêngkhoảng 1,5 đến 2 triệu đồng/ người/ vụ rẫy, nhưng bình quân mỗi gia đình lại

có một chồng - hai (hoặc ba) vợ - mười con, phụ nữ S'tiêng hầu như không

Trang 29

biết chữ, con cái sinh ra không có điều kiện chăm sóc sức khỏe và khôngđược đến trường…Đáng lưu tâm khi được hỏi vì sao đàn ông S'tiêng thích cónhiều Sai (vợ) Điểu Tôn (48 tuổi) có 3 Sai và 12 con hồn nhiên trả lời: “Tại

nó yêu mình thì mình yêu lại nó, từ chối nó là mình có tội” Cũng chỉ vì sợ cótội với Giàng, nên đàn ông S'tiêng ở đây lấy từ 2 đến 3 Sai, thậm chí có người

có đến 8 Sai, lấy nhau không cần tìm hiểu, thương yêu, chỉ cần “Con mắt nó

ưa, cái bụng nó chịu là cưới”

Thêm vào đó, phụ nữ S'tiêng lại cam chịu, không lên tiếng thậm chí lạicòn bao biện cho chồng Chị Thị Peo(35 tuổi), năm 17 tuổi chị lấy chồng, ở vớinhau được 5 con: 4 gái, 1 trai (nhưng bị bại liệt) Peo là trụ cột trong gia đìnhnuôi 7 miệng ăn, chồng chỉ biết ăn nhậu, còn đòi cưới thêm Sai vì muốn có contrai nối dõi Peo không chịu liền bị chồng đánh đập rồi gọi người vào bán gần 2héc ta rẫy điều lấy 20 triệu đồng để cưới “Sai nhỏ” Hỏi sao không giành chồng

về, Peo trả lời “Gọi về thì nó cũng đi thôi, cái hồn của nó chỉ có Sai nhỏ, khôngnhớ đến mình nữa đâu”, Peo có báo với già làng, với hội phụ nữ thôn để canthiệp không? Peo hoảng hốt “Mình sợ thằng chồng bị cán bộ bắt lắm”

Đông Sai, nhiều con, cuộc sống vẫn không thoát khỏi các nghèo cáiđói, vậy mà khi được hỏi có muốn cưới thêm Sai nữa không những người đànông S'tiêng trả lời đơn giản rằng “Muốn lắm chứ, nhưng sợ nhà nước khôngcho” Trước tình hình trên, chính quyền địa phương cần phối hợp với hội phụ

nữ, các ban ngành đoàn thể đến từng thôn, từng sóc để tuyên truyền chủtrương “Một vợ một chồng”, “Mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con” Giàlàng, trưởng bản là cầu nối để chủ trương của nhà nước đến được với bà condân tộc S'tiêng, đặc biệt là giới trẻ để dần xóa bỏ tục đa thê

Tục chôn sống trẻ sơ sinh: Phụ nữ khi sinh nở gặp rủi ro mà không thể

cứu chữa được, đồng bào thường chôn em bé mới sinh theo người mẹ Năm

2009, tại huyện Bù Đăng, Thị Lê (Vợ anh Điểu Du) sinh con thứ 6 nhưngkhông tới trạm y tế mà nhờ bà đỡ trong sóc, nhau thai không ra được nên tử

Trang 30

vong Theo tập tục lạc hậu của đồng bào, phải chôn em bé mới sinh theo mẹthì mới có sữa bú, gia đình chị đã đặt sấp em bé trên ngực người mẹ xấu số bỏ

cả mẹ và con vào trong quan tài mang chôn Công an xã Bom Bo, huyện BùĐăng đã có mặt kịp thời tìm cách thuyết phục gia đình và kiên quyết đưa em

bé ra khỏi xác người mẹ Anh Điểu Du giải thích “Bản thân mình cũng muốnnuôi con, nhưng gia đình vợ bắt phải chôn theo mẹ”

Trong cộng động người S'tiêng, đây không còn là luật tục bắt buộcnhưng còn tồn tại ở trong những gia đình mẫu hệ truyền thống, theo lời kể củagià làng Điểu Còi ở xã Bom Bo khẳng định: “Ngoài chính quyền, các đoànthể địa phương, hội đồng già làng xã Bom Bo vẫn thường xuyên tổ chứctuyên truyền kế hoạch hóa gia đình trong sóc Thế nhưng, qua cái chết củaThị Lê mới biết người S'tiêng ở xã Bom Bo vẫn chưa thực hiện tốt kế hoạchhóa gia đình, vẫn còn những tập tục lạc hậu”

Tảo hôn: Những bé gái người S'tiêng cứ vào độ tuổi 14 đến 15 đã phải

lấy chồng rồi phải sớm gánh vác trọng trách làm vợ, thiên chức làm mẹ Bấtchấp những hậu quả, những tình huống “Dở khóc dở cười” trong cuộc sống,thực tế này vẫn diễn ra, thậm chí được chấp nhận và phổ biến Ở ấp 3 xã AnKhương, thị xã Bình Long là một điển hình Cứ 10 nhà có một nhà tảo hôn,

đa số là các em gái Chị Thị Gái (37 tuổi) đã có 5 người con, chồng chị mấtcách đây 5 năm, đứa con lớn nhất của chị 20 tuổi, đứa nhỏ nhất 7 tuổi Năm

2006, Thị Liên(con lớn của Thị Gái) vừa học xong lớp 5 đã phải lấy chồng,khi chính quyền địa phương tới vận động, gả chồng cho con sớm như vậy là

vi phạm luật hôn nhân và gia đình, Thị Gái phản đối kịch liệt vì cho chuyện

gả chồng cho con là việc riêng của gia đình Đám cưới chưa đầy 2 năm, ThịLiên đã sinh con, bây giờ lại mang thai đứa thứ 2 Đặc biệt cũng ở Ấp 3 xã

An Khương có chị Thị Út có 4 người con gái đều lấy chồng khi mới 15 tuổi.Trước đây nhà chị vốn nổi tiếng là giàu có nhưng khi gả chồng cho 4 đứa conxong thì gia đình chị cũng nghèo đi vì chi phí hôn lễ tốn kém và phải chia hếtđất đai đều cho các con

Trang 31

Nạn tảo hôn diễn biến với nhiều lý do đa dạng (như cần có thêm laođộng, cha mẹ ép lấy chồng, hoặc chiều con cái muốn lấy chồng, lấy vợ sớm).

Do lấy chồng khi còn quá nhỏ, những bà mẹ trẻ quá vô tư, thiếu hiểu biết tìnhtrạng sức khỏe sinh sản, có trường hợp nhiều em gái đau bụng gần sinh rồi màvẫn không biết mình có thai, vẫn đi làm rẫy bình thường nên sinh con rớtngay trên rẫy, nhiều trường hợp uống các loại lá cây chữa đau bụng nên đã cónhững hậu quả đáng tiếc xảy ra, nguy hiểm đến tính mạng

* Giáo dục - đào tạo

Ngay từ khi thành lập tỉnh (01/1997), việc chăm lo phát triển giáo dụcđối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đặc biệt là đồng bào dân tộcS'tiêng nói riêng được chính quyền địa phương hết sức quan tâm Nhữngthành tựu trong hoạt động giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Phước những nămqua có nhiều thành tựu nổi bật Những năm đầu tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ,giáo viên thiếu trầm trọng, áp lực tăng dân số cơ học còn diễn ra tình trạngtrường lớp tạm bợ, học ba ca và chất lượng giáo dục ở điểm xuất phát thấp.Nếu như những năm 90 hơn 85% đồng bào dân tộc S'tiêng mù chữ thì đếnnay các xã vùng sâu vùng xa, nơi tập trung đồng bào dân tộc S'tiêng sinh sốngđều được xây dựng trường học Toàn tỉnh hiện có 400 trường với 4971 phònghọc, trong đó có 4.748 phòng học được xây kiên cố, chiếm 95,5% Số lượnghọc sinh các cấp năm học 2009 - 2010 là 210.116 học sinh, trong đó học sinh

là người dân tộc S'tiêng có trên 30.000 người chiếm 14,27% Tỷ lệ con emcủa đồng bào trong độ tuổi đến trường được đi học chiếm 82,15% (so với66,4% năm học 2005 – 2006), số học sinh bỏ học giảm dần Giáo dục trongvùng đồng bào S'tiêng đang chuyển biến nhanh chóng, hòa nhịp cùng với sựphát triển ngành giáo dục nói chung của tỉnh nhà

Chất lượng dạy và học ngày càng được cải thiện Ngành giáo dục tỉnhBình Phước đã triển khai đưa chương trình tiếng S'tiêng vào giảng dạy ở bậctiểu học cho một số trường trên địa bàn trọng điểm có phần lớn con em đồngbào theo học Tỉnh có 300 giáo viên là người dân tộc thiểu số trong đó 127 là

Trang 32

người dân tộc S'tiêng Bằng những biện pháp cụ thể, các huyện ủy, Ủy bannhân dân, các ban ngành đoàn thể các huyện, thị xã trong tỉnh cùng với ngànhgiáo dục đào tạo tập trung đầu tư trường lớp với quy mô ngày càng được mởrộng đến tận vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc S'tiêng xa nhất Cơ sở vật chấttrường học tiếp tục dược đầu tư và nâng cấp ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Số lớp học 2 buổi/ ngày của các trường tiểu học ngày càng tăng Đội ngũ cán

bộ quản lý, giáo viên đang từng bước đáp ứng đủ so với nhu cầu và ngày càngđược chuẩn hóa về trình độ đào tạo

Không chỉ chú trọng đầu tư xây dựng các trường học ở các khu dân cư, tỉnhBình Phước đã quan tâm đến mở rộng đầu tư xây dựng hệ thống trường dân tộcnội trú Đến nay, toàn tỉnh đã có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2 và cấp 3.Tỉnh cũng đang triển khai kế hoạch xây dựng các trường dân tộc bán trú trên cácđịa bàn theo chủ trương, chính sách của bộ Giáo dục và đào tạo Các trường nàyđược đặt tại địa phương có nhiều con em dân tộc S'tiêng và một số dân tộc khácđịnh cư nhằm tạo điều kiện cho học sinh và phụ huynh đi lại thuận tiên như ởBình Long, Phước Long, Bù Đăng, Lộc Ninh Từ những hệ thống trường dân tộcnội trú và bán trú này mà các em học sinh người dân tộc S'tiêng theo học hàngnăm đã tăng lên Tổng số học sinh theo học các trường dân tộc nội trú hiện nay là

1134 em, từ các huyện, xã về học Trong đó trườn dân tộc nội trú tỉnh có 300 em,trường phổ thông dân tộc nội trú các huyện có trên 800 em và hơn 80% là ngườiS'tiêng Trong năm học 2008-2009 tỉnh cũng đã cử tuyển 79 con em đồng bàoS'tiêng đi học tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp ởthành phố Hồ Chí Minh và các trường đào tạo trong tỉnh

Bên cạnh những thành tựu đạt được, có thể nói rằng, hệ thống giáo dục

- đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc S'tiêng là chỗ yếu nhất trong mạng lướigiáo dục của tỉnh Bình Phước Yếu cả về chất lượng và số lượng, trang thiết

bị Trong đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tại tỉnh Bình Phước chothấy: trong số 4% dân số mù chữ của tỉnh Bình Phước, người dân tộc S'tiêngchiếm 87% (trong khi đó dân số tộc người chiếm 17,4% dân số toàn tỉnh), đặc

Trang 33

biệt là tỉ lệ mù chữ ở người cao tuổi Ngay từ khi thành lập tỉnh(1997), cácchương trình xóa mù chữ, dạy tiếng Việt trong nhà trường để rèn luyện kỹnăng đọc và viết nhằm mở rộng sự hiểu biết thông qua các phương tiện sáchbáo, thông tin đại chúng được triển khai và phát triển khá tốt Tuy nhiên, việctái mù chữ ở đồng bào dân tộc S'tiêng tỉnh Bình Phước vẫn xảy ra, dẫn đếnthiếu hiểu biết về các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Việc đưa tiếng dân tộc S'tiêng vào nhà trường phổ thông ở bậc tiểu họcvới tư cách làm giảm bớt sự cách biệt giữa thầy và trò cũng như tạo điều kiệntiếp thu kiến thức ở giai đoạn đầu được triển khai, nhưng vấn đề nảy sinhtrong thực tế là đội ngũ giáo viên người S'tiêng thiếu trầm trọng và yếu vềchuyên môn Hàng năm tỉnh Bình Phước chỉ cử tuyển được khoảng 30 họcsinh tốt nghiệp phổ thông đi học ở trường cao đẳng sư phạm Bình Phước vàđại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, con số này quá khiêm tốn so với sốlượng hơn 30.000 học sinh S'tiêng ở các bậc học trong tỉnh Hầu hết học sinhvùng đồng bào dân tộc S'tiêng phải học lớp ghép, học chung với người Kinh,người Tày, người Nùng, người M’nông nên việc theo kịp kiến thức là điềukhó khăn Trong số học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện, học sinh là người dân tộcS'tiêng dường như không có Cùng với đó là tình trạng học sinh người dân tộcS'tiêng không được học từ cấp mầm non Khảo sát thực tế tại điểm trường tiểuhọc Nguyễn Văn Trỗi, thôn 12, xã Thống Nhất - huyện Bù Đăng cho thấy.Tổng số học sinh là 74, trong đó học sinh người dân tộc S'tiêng là 67 Nămhọc 2009 - 2010 có 23 em bỏ học chỉ với lí do đơn giản là không thích học.Các em nghe tiếng Kinh không tốt, nên khi cô giáo giảng bài bằng tiếng Kinh,học sinh ngồi trong lớp nói chuyện với nhau bằng tiếng S'tiêng

Trong tỉnh chưa có một trường đào tạo nghề dành riêng cho đồng bàodân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc S'tiêng nói riêng Thiết nghĩ,đây là vấn đề rất cần thiết, vì khi nương rẫy ngày càng thu hẹp, dân số tộcngười ngày càng phát triển cùng với khoảng hơn 20.000 người di cư vào Bình

Trang 34

Phước làm ăn mỗi năm Thanh niên dân tộc S'tiêng đang phải đối mặt vớithực trạng thất nghiệp do không được đào tạo cơ bản, trình độ văn hóa phổthông thì còn ở mức khiêm tốn Mặt khác, với sự thiệt thòi về các điều kiệnhọc tập, lối sống riêng biệt hay trình độ nhận thức còn hạn chế, cần có mộtloại hình đào tạo nghề phù hợp để nâng cao trình độ và tạo cơ hội việc làmcho thanh niên người dân tộc S'tiêng

Cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc S'tiêngcũng là vấn đề còn nhiều tồn tại, hệ thống trường lớp chủ yếu nhà cấp bốn,hiện tỉnh mới chỉ có 1/4 số trường học phổ thông vùng đồng bào có đông họcsinh dân tộc S'tiêng theo học được kết nối internet Hơn thế việc học “cáichữ” đã là vấn đề khó khăn nên việc sử dụng và khai thác các phương tiệndạy học, thông tin hiện đại còn khó khăn hơn rất nhiều Tất cả những vấn đềcòn tồn tại đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đối với con em đồngbào dân tộc S'tiêng

* Văn hóa - nghệ thuật

Hoạt động nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật: Nhiều đề tài khoa họcđược nghiên cứu, nhằm bảo tồn được những lễ hội truyền thống như: Lễ đâmtrâu, quy trình chế biến rượu cần, đám cưới truyền thống của tộc ngườiS'tiêng, nghề dệt thổ cẩm của người S'tiêng, đề tài “Đặt tên thành viên mớitrong đồng bào dân tộc S'tiêng ở Bình Phước” Sưu tầm, biên soạn các lànđiệu dân ca, sử thi; bảo tồn, phục chế các nhạc cụ, đã phát hiện hai mảng sửthi khá lớn của hai nhánh S'tiêng Bù Lơ(sử thi Tâm Pất), S'tiêng BuĐek(sử thiPun Raw) hiện vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu Ngày 27/6/2010, Hội đồngkhoa học tỉnh Bình Phước đã nghiệm thu đề tài khoa học “Xây dựng hệ thốngchữ viết tiếng S'tiêng và biên soạn từ điển đối chiếu S'tiêng - Việt, Việt -S'tiêng” Hệ thống chữ viết tiếng S'tiêng mới gồm có 38 chữ cái, trong đó 15chữ cái ghi nguyên âm và 23 chữ cái ghi phụ âm Từ điển Việt - S'tiêng có6.500 từ và ngữ cố định của tiếng Việt được đối dịch ra từ ngữ tương đương

Trang 35

tiếng S'tiêng; Từ điển S'tiêng - Việt có gần 5.000 từ và ngữ cố định của tiếngS'tiêng được đối dịch ra từ ngữ tương đương tiếng Việt.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật và giữ gìn, phát huy những giá trị vănhóa nghệ thuật truyền thống tộc người: Đến nay, trên mỗi ấp, sóc của đồngbào dân tộc S'tiêng ở Bình Phước đều có một nhà văn hoá cộng đồng, đó làđịa điểm để đồng bào đến sinh hoạt, tổ chức lễ hội…Tỉnh đã đầu tư 240 nhàsinh hoạt văn hóa cộng đồng ở 240 ấp đồng bào dân tộc S'tiêng, tạo điều kiệncho cộng đồng dân tộc sinh hoạt trị giá 100 triệu đồng mỗi căn, trong đó 90triệu đồng xây dựng, 10 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị; xây dựng banhà văn hóa ở ba xã đặc biệt khó khăn với trị giá 500 triệu đồng/ căn, baogồm cả trang thiết bị

Phương tiện nghe, nhìn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở BìnhPhước ngày một tăng cao, đến nay đã đạt tỷ lệ 80% hộ gia đình có radio, ti vi.Các thôn, ấp có cụm loa truyền thanh đạt 70%, riêng huyện Lộc Ninh và BùĐăng đạt tỷ lệ tới 90% Đặc biệt, mới đây Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phướccho biết sẽ đầu tư gần 200 tỷ đồng để xây dựng khu bảo tồn văn hóa dân tộcS'tiêng tại sóc Bom Bo Khu bảo tồn văn hóa dân tôc S'tiêng sẽ có diện tích

113 héc ta, được xây dựng và hoàn thành trong 4 năm ( 2011 – 2014), có kếtcấu và kiến trúc đặc thù của văn hóa dân tộc S'tiêng, bao gồm S'tiêng tượngđài cao 20m, 2 nhà dài truyền thồn, khu làng truyền thống nhằm tái hiện cácngành nghề của đồng bào Bên cạnh đó còn xây dựng nhiều công trình côngcộng khác như khu vui chơi giải trí, trường học, khu nghỉ dưỡng, tái định cưcho các hộ dân nằm trong quy hoạch Đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đếnnay nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người, góp phần nâng caoĐSTT và phát triển kinh tế vùng đồng bào S'tiêng

Chất lượng và số lượng nghệ sỹ được nâng cao, có hiểu biết, có lòngyêu nước, tự hào dân tộc và gắn bó tâm huyết với sự phát triển của cộng đồng,ngành văn hóa của tỉnh

Ngày đăng: 26/09/2016, 21:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lí luận Chính trị, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Lí luận Chính trị
Năm: 2006
4. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Trung Ương 5 Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: vềxây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1998
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Trung Ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: vềphát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
7. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, NXb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Năm: 2001
8. Điểu Điều (2007), Những giá trị văn hóa của người S'tiêng cần được bảo tồn và phát huy, Đặc san Dân tộc Bình Phước, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giá trị văn hóa của người S'tiêng cần đượcbảo tồn và phát huy
Tác giả: Điểu Điều
Năm: 2007
9. Nguyễn Hồng Hà (2001), Văn hóa truyền thống với việc giáo dục thế hệ trẻ, Nxb Văn hóa thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống với việc giáo dục thế hệtrẻ
Tác giả: Nguyễn Hồng Hà
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
10. Lê Như Hoa (2002), Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Lê Như Hoa
Nhà XB: Nxb Văn hóathông tin
Năm: 2002
11. Lê Như Hoa (2004), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại
Tác giả: Lê Như Hoa
Nhà XB: Nxb Vănhóa thông tin
Năm: 2004
12. Vũ Ngọc Khánh, Võ Văn Cận, Phạm Minh Thảo (2004), Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh, Võ Văn Cận, Phạm Minh Thảo
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2004
13. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb QĐND, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dântộc Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2007
14. C.Mác và Ph.Ăng ghen (1848), “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, Mác - Ăng ghen toàn tập, tập 4,Nxb CTQG, H 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"”, Mác -Ăng ghen toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
15. Hoàng Nam (2002), Đặc trưng văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Hoàng Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
16. Nguyễn Đình Tấn, Trần Thị Bích Hằng (2006), Nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức, thái độ, hànhvi của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc củaĐảng và Nhà nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Đình Tấn, Trần Thị Bích Hằng
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
19. Viện Dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam; các tỉnh phía Nam, Nxb Khoa học xã hội Việt Nam, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc ít người ở Việt Nam; các tỉnh phíaNam
Tác giả: Viện Dân tộc học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội Việt Nam
Năm: 1984
20. Viện Dân tộc học (2008), Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam
Tác giả: Viện Dân tộc học
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2008
2. Chính phủ (1998), Quyết định 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ về Việc phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa Khác
3. Chính phủ (2004), Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn Khác
6. Đảng bộ tỉnh Bình Phước (2005), Văn kiện đại hội đại biểu tỉnh Bình Phước lần thứ VIII Khác
17. Tỉnh uỷ Bình Phước (2003), Chương trình hành động thực hiện NQTW7 khoá IX về công tác dân tộc Khác
18. UBND tỉnh Bình Phước (2006), Báo cáo tổng kết công tác bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số tại Bình Phước Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w