1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những biến đổi về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc khơ mú ở miền tây nghệ an trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

122 515 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 626,5 KB

Nội dung

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Tây Nghệ An trongnhững năm qua không chỉ góp phần tích cực vào việc cải thiện nâng cao đờisống vật chất mà còn là động lực to lớn dẫn đến n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẶC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

Nghệ An, 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả rất vinh dự là một trong số học viên đầu tiên được học, nghiêncứu về chuyên ngành Chính trị học thuộc chương trình đào tạo sau Đại học -khóa XX của Trường Đại học Vinh Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnhđạo huyện ủy, UBND, các phòng, ban ngành liên quan của các huyện Kỳ Sơn,Tương Dương, Quế Phong, Ủy ban dân tộc (UBDT) Chính Phủ, Ban Dân tộctỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin tài liệu, tạo điều kiện và

hỗ trợ về mặt thực tiễn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu vàhoàn thiện đề tài

Tác giả xin chân thành cảm ơn: phòng Đào tạo sau Đại học, Hội đồngkhoa học, các giảng viên của trường Đại học Vinh đã tận tình, chu đáo giảngdạy, giúp đỡ và hướng dẫn trong quá trình học tập và nghiên cứu Tác giả xinbày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Lương Bằng,người đã luôn quan tâm, theo dõi, động viên để tác giả có đủ sự tự tin vượtqua những khó khăn Đồng thời tận tâm bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy,phương pháp nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thànhLuận văn này

Dù bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏinhững thiếu sót, hạn chế nhất định Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn vàgóp ý của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp các độc giả để Luận văn đượchoàn thiện và đề tài có giá trị ứng dụng thực tiễn cao hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 8 năm 2014

Tác giả Cụt Thị Nguyệt

Trang 3

Chương 2 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ MÚ Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 36

2.1 Đặc điểm lịch sử, kinh tế và văn hóa của đồng bào dân tộc Khơ Mú ởmiền Tây Nghệ An 362.2 Thực trạng những biến đổi tích cực trong đời sống tinh thần của dân tộcKhơ Mú trên một số phương diện chủ yếu (chính trị, đạo đức, pháp luật, vănhóa, thẩm mỹ…) và nguyên nhân của nó 592.3 Xu hướng vận động, biến đổi về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộcKhơ Mú ở miền Tây Nghệ An trong những năm tới 63Kết luận chương 2 69

Chương 3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ MÚ Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY 71

3.1 Không ngừng nâng cao đời sống vật chất của đồng bào dân tộc dân tộcKhơ Mú ở miền Tây Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóahiện nay 71

Trang 4

3.2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời phải từng bước cảithiện, nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Khơ Mú ở miền TâyNghệ An hiện nay 793.3 Nâng cao năng lực nhận thức chủ trương, đường lối của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địaphương 893.4 Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chínhquyền, nhất là chính quyền cấp cơ sở và hiệu quả hoạt động của các tổ chứcchính trị - xã hội trong việc nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào dân tộcKhơ Mú miền Tây Nghệ An 100Kết luận chương 3 114

Trang 5

MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCBRIP : Dự án trung tâm dựa vào cộng đồng

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011), đã xác định: “Thực hiện chính sách bìnhđẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện

để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung củacộng đồng dân tộc Việt Nam Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ,truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dântộc Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng vàcác dân tộc nhất là dân tộc thiểu số” Trong Hội nghị đại biểu các dân tộcthiểu số Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên những chủ trương cụ thể, thiếtthực đối với đồng bào miền núi, Người nói: Anh em thiểu số chúng ta sẽđược:

1 Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, baonhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi

2 Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt:a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng.b) Về văn hóa, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc

Miền Tây tỉnh Nghệ An với tổng diện tích tự nhiên 13.747,69 km2,chiếm 83,36% diện tích toàn tỉnh; có 11 đơn vị hành chính cấp huyện và 217đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 195 xã miền núi, 27 xã biên giới với

419 km đường biên với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, có 01 cửakhẩu quốc tế (Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn), 01 cửa khẩu quốc gia (Thanh Thuỷ,huyện Thanh Chương) và 03 cửa khẩu phụ (Tam Hợp, huyện Tương Dương;Thông Thụ, huyện Quế Phong và Cao Vều, huyện Anh Sơn) Dân số toànvùng 1.131.000 người, chiếm 36,93% dân số toàn tỉnh; đồng bào dân tộc thiểu

số có 41 vạn người, chiếm 38,4% dân số toàn miền Tây Trong đó, dân tộcKhơ Mú đến lập nghiệp ở nước ta từ khoảng từ 200 năm; ở Nghệ An có35.670 người, chiếm 48,9% tổng số người Khơ Mú tại Việt Nam (trong đó ởhuyện Kỳ Sơn có 24.099 người chiếm 67,56%)

Trang 7

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Tây Nghệ An trongnhững năm qua không chỉ góp phần tích cực vào việc cải thiện nâng cao đờisống vật chất mà còn là động lực to lớn dẫn đến những biến đổi tích cực trênnhiều mặt trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc ít người, như đờisống chính trị, đạo đức, pháp luật, khoa học, công nghệ v.v Song, mặt tráicủa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng không ít những hạn chế, tiêucực ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Đó

là sự phân hóa giàu nghèo; môi trường ô nhiễm; các tai tệ nạn xã hội… đã vàđang len lỏi vào tận những vùng xa, vùng sâu của đồng bào dân tộc ít người

Do đó, việc nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nóichung và đồng bào dân tộc Khơ Mú nói riêng ở miền Tây Nghệ An vừa làmục tiêu vừa là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiệnnay Và nó cũng là một trong những phương hướng cơ bản, chủ yếu vừa cótính trước mắt, vừa có tính lâu dài nhằm đánh bại âm mưu “diễn biến hòabình” của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, củng cố khối đại đoànkết toàn dân

Nghiên cứu, tìm hiểu một cách toàn diện và hệ thống “Những biến đổi về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa đặc

biệt quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu

số ở nước ta trong những năm qua đã thu hút khá nhiều nhà khoa học quan

tâm, nghiên cứu Trước hết, phải kể đến công trình “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung

ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, cuốn sách đã đề cập một số vấn

đề chung về dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới và tình hình đặc điểm chủyếu, mối quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam, cùng những chính sách dân

tộc của Đảng và Nhà nước ta; “Truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam”

của GS.Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh Niên, 2004, tác giả đã khái quát một số

Trang 8

tri thức về đất nước, con người, văn hóa, phong tục, lễ hội… của các dân tộc

ít người ở nước ta; “Công bằng và bình đẳng xã hội trong quan hệ dân tộc ở các quốc gia đa dân tộc”, PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên), Nxb Lý

luận Chính trị, Hà Nội, 2006, trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng, bình đẳng xã hội, từ góc độ dân tộc

và giai cấp các tác giả công trình đã đề xuất một số kiến nghị thực hiện côngbằng, bình đẳng xã hội trong các dân tộc, trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở

các vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta; “Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay”, PGS.TSKH Phan Xuân Sơn - ThS.

Lưu Văn Quảng (chủ biên), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006, cuốn sách

đã giúp cho chúng ta nắm được những nội dung cơ bản về dân tộc, chính sáchdân tộc của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn cách mạng và những vấn

đề đang đặt ra cho việc thực hiện chính sách dân tộc, cùng những quan điểm,nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc hiện nay;

“Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay”, GS.TS Hoàng Chí Bảo (chủ biên), Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, cuốn sách đề cập vấn đề bức xúc về dân tộctrong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay, như vấn đề bình đẳng, công bằng

và hợp tác giữa các dân tộc, cùng thực trạng, mục tiêu hướng tới việc thựchiện các chính sách dân tộc ở nước ta; đồng thời cuốn sách nêu lên nhữngquan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng

và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã

hội tại vùng đa dân tộc ở nước ta hiện nay; “Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây - hiện trạng, vấn đề các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống”, của

GS.TS Lưu Văn Sùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tác giả đã kháiquát hoàn cảnh phát sinh, diễn biến và tính chất các điểm nóng chính trị xãhội ở một số vùng, như đồng bằng sông Hồng, miền núi Tây Bắc, TâyNguyên và Tây Nam Bộ đồng thời tìm ra các giải pháp để ngăn ngừa, khắc

phục; “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía

Trang 9

Bắc ở nước ta hiện nay”, TS Lô Quốc Toản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2010, tác giả đã làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản, đó là khái niệm

“phát triển”, “Nguồn cán bộ”, “Cán bộ dân tộc thiểu số” và phân tích

thực trạng công tác phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnhmiền núi phía Bắc nước ta

Kế đến là đề tài “Đời sống tinh thần của nông dân Việt Nam hiện nay thực trạng và xu hướng biến đổi”, PGS.TS Vũ Duy Thông làm chủ nhiệm đề tài “Di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trần Văn Bản (chủ biên) Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội,

-năm 2006; Những tác phẩm khá đồ sộ của GS.Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, như

“Cơ sở văn hóa Việt Nam”,“Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, đã phản ánh

được phần nào về đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam nói chung và đồngbào dân tộc ít người miền Đông Nam Bộ nói riêng Trong tài liệu cũng đã đềcập những biến đổi của đời sống tinh thần xã hội dưới tác động của côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy nhiên mới chỉ dừng lại những nét chung nhất và

khái quát Tác giả Đào Duy Thanh với công trình “Bản chất và quy luật của đời sống tinh thần”, cũng đã chỉ ra những quy luật cơ bản chi phối sự vận

động, phát triển của đời sống tinh thần xã hội v.v

Nguyễn Lương Bằng (2009), Phát triển nguồn nhân lực miền Tây Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Kỷ yếu Hội thảo khoa

học: Chương trình nghiên cứu Miền Tây Nghệ An, Đại học Vinh, 2009

tr13-16 Nguyễn Lương Bằng (2012), Đại đoàn kết dân tộc - động lực cơ bản của

sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Đại học Sài

Gòn, số 4 2010, tr.16-22, đã phân tích và đề xuất các giải pháp về đào tạonguồn nhân lực và vấn đề đoàn kết các dân tộc tạo ra động lực của sự pháttriển xã hội

Khi đề cập đến tình hình nghiên cứu đề tài, không thể không quan tâm đến

các công trình như: Dân tộc Khơ mú ở Việt Nam, Khổng Diễn (chủ biên) (1999), Nxb Văn hóa dân tộc Hoàng Xuân Lương (chủ biên, 2005), Người Kưm mụ

ở Nghệ An, Nxb Nghệ An Nguyễn Đình Lộc (2009), Các dân tộc thiểu số ở

Trang 10

Nghệ An, Nxb Nghệ An và Đặc trưng văn hóa và truyền thông cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn, Nghệ An Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

dân huyện Kỳ Sơn (1995), Nxb Chính trị Quốc gia

Quyết định số: 2355/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "phát triển kinh tế - xã hộiMiền Tây nghệ An đến năm 2020" đã nghiên cứu toàn diện các lĩnh vực, cácdân tộc ở miền Tây Nghệ An Cho đến nay có nhiều bài viết, đề tài, sách xuấtbản liên quan đến nhiều khía cạnh, góc độ và lát cắt khác nhau về vấn đề dântộc ít người Nhưng cho đến nay chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên

cứu, tìm hiểu một cách toàn diện và hệ thống “Những biến đổi về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay” Vì thế, chúng tôi chọn vấn đề này để

làm đề tài luận văn thạc sĩ

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm góp phần làm sáng tỏ thêmnhững vấn đề lý luận về đời sống tinh thần xã hội và thực trạng biến đổi đờisống tinh thần của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An dưới tácđộng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay; từ đó đề xuấtnhững phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống tinh thầncủa đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khơ

Mú ở miền Tây Nghệ An

- Khảo sát, đánh giá thực trạng một số vùng có đồng bào dân tộc Khơ

Mú ở miền Tây Nghệ An nhằm tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của

đồng bào

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao đời sống tinh thần củađồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những biến đổi về đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An với quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa hiện nay

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng một số phương pháp như phương pháp thống nhất giữalôgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh,phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, và phương phápphỏng vấn v.v để nghiên cứu, trình bày đề tài

Nội dung đề tài liên quan rất nhiều đến các lĩnh vực, phương diện khácnhau của đời sống tinh thần nên ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản,

để nghiên cứu đề tài tác giả đã trực tiếp đi thực tế các sự kiện, lễ hội, để tìmhiểu trực tiếp, từ đó tổng kết, khái quát những vấn đề mang tính lý luận về đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về ý nghĩa lý luận, đề tài góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm lý luận

về biện chứng giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc không

Trang 12

ngừng cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần của các cộng đồng dân tộc ítngười; về vấn đề đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An.

Đây là những vấn đề lý luận vừa mang tính thời sự, vừa mang tínhchiến lược và cốt lõi, mấu chốt phản ánh bản chất nhân văn của quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở nước ta hiện nay

Lý luận về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc là chìa khóa gópphần khai thông, tháo gỡ những ách tắc, cản trở và bất bình trong các cá nhân,gia đình ở một số cộng đồng dân tộc dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ Antrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến các vùng nông thôn, rừngnúi, vùng sâu và vùng xa của Nghệ An Nơi giữ vị trí chiến lược quan trọng

cả về kinh tế và địa - chính trị của khu vực biên giới của đất nước ta

Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài nghiên cứu bức tranh toàn cảnh về những

biến đổi của đời sống tinh thần trong đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền TâyNghệ An từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần cải thiện, nângcao đời sống tinh thần trong đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ Antrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đề tài sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác tuyên giáo, dân vận

và dân tộc; có thể làm cơ sở cho tỉnh Đảng bộ Nghệ An đề các quyết sách vềvấn đề dân tộc Khơ Mú trong bối cảnh hiện nay

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

đề tài được kết cấu bởi 03 chương, 09 tiết

Trang 13

B NỘI DUNG Chương 1 ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY 1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm đời sống tinh thần và kết cấu của nó.

- Khái niệm tinh thần

Xem xét thế giới ở góc độ triết học ngay từ thời cổ đại người ta đã chiathế giới thành hai lĩnh vực vật chất và tinh thần Trong đời sống của conngười cũng chia thành hai lĩnh vực là đời sống vật chất và đời sống tinh thần.Khái niệm vật chất và khái niệm tinh thần trải qua các giai đoạn lịch sử khácnhau, các quốc gia, các trường phái triết học khác nhau được diễn đạt thể hiện

ở những thuật ngữ khác nhau nhưng nội hàm và ngoại diên của nó vẫn khôngthay đổi

Triết học mácxít dùng phạm trù ý thức xã hội để chỉ mặt tinh thần củađời sống xã hội và phạm trù tồn tại xã hội để chỉ đời sống vật chất và nhữngđiều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Tuy nhiên, phạm trù ý thức xã hộichưa phản ánh hết được tính phong phú, đa dạng về tinh thần xã hội Cho nênkhái niệm tinh thần thường được xem xét trong mối tương quan với vật chấtcủa xã hội Vận dụng tư tưởng này vào đời sống thực tiễn, khái niệm tinh thầnđược diễn đạt theo các cách khác nhau, phổ biến nhất khái niệm tinh thầnđược hiểu là “tổng thể những ý nghĩ, tình cảm v.v , những hoạt động thuộc vềnội tâm của con người Những thái độ, ý nghĩ định hướng cho hoạt động,

quyết định hành động của con người” [54,tr.961] Tinh thần, theo nghĩa rộng

là khái niệm đồng nhất với khái niệm ý thức, tức toàn bộ tri thức, tình cảm, ýchí, niềm tin… của con người, phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực kháchquan, dựa trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội

- Khái niệm đời sống:

Khi đề cập đến khái niệm đời sống tức là nói đến hoạt động của sinh

vật Theo nghĩa rộng khái niệm đời sống được hiểu là toàn bộ nói chung

Trang 14

những hiện tượng diễn ra ở cơ thể sinh vật trong suốt khoảng thời gian sống.Hay toàn bộ nói chung những điều kiện sinh hoạt của con người, của xã hội.

Theo nghĩa hẹp đời sống được hiểu là “toàn bộ nói chung những hoạt động

trong một lĩnh vực nào đó của con người, của xã hội” [54, tr.7]

Có thể nói tất cả mọi hoạt động liên quan đến con người đều mang trong

đó gọi là đời sống vì suy cho cùng thì mọi hoạt động chỉ có thể là hoạt động

vật chất hoặc là hoạt động tinh thần Theo đó, chúng ta có thể phân khái

niệm đời sống gồm hai lĩnh vực: đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối Bởi vì chúng tồn tạiđan xen lẫn nhau, hoà quyện nhau, đời sống vật chất là sự vật chất hoá cácgiá trị tinh thần và các giá trị đời sống tinh thần không phải là nó chỉ tồn tạidưới dạng tinh thần thuần tuý mà nó được vật thể hoá dưới dạng vật chất Khái niệm đời sống của con người liên quan chặt chẽ với khái niệm vănhóa theo nghĩa rộng nhất, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinhthần do con người sáng tạo ra bằng lao động của mình, để từ đó phân ra vănhóa vật chất và văn hóa tinh thần Tuy nhiên, sự phân biệt giữa văn hóa vậtchất và văn hóa tinh thần chỉ có ý nghĩa tương đối bởi không có giá trị vậtchất nào không bao hàm trong nó các giá trị tinh thần, cũng như không cógiá trị tinh thần nào tồn tại ngoài những hình thức vật chất của nó

- Khái niệm đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần là nói đến tất cả nội dung và cách thức hoạt động trênlĩnh vực tinh thần của con người và xã hội trong điều kiện kinh tế - xã hộinhất định, bao gồm cả hoạt động sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa vì

sự phát triển của con người và cộng đồng Chất lượng của đời sống tinh thần

xã hội được thể hiện ở trình độ của đời sống văn hóa tinh thần Đời sống tinhthần không phải là bất di bất dịch, khép kín, hay một cơ cấu tĩnh tại, mà làmột tổng thể đang vận động của các giá trị tinh thần, được thực hiện thôngqua hoạt động của con người trên các lĩnh vực khác nhau của sự sáng tạo vàhưởng thụ các giá trị tinh thần Chỉ trong hoạt động văn hóa tinh thần, các giátrị tinh thần mới được tạo ra, được tiếp nhận và thấm sâu vào từng người,

Trang 15

từng cộng đồng, định hướng cho tư duy, suy nghĩ chỉ đạo hành vi, thái độ ứng

xử của cá nhân và cộng đồng trong mối quan hệ với mình, với người, với xãhội và với môi trường tự nhiên

Tiêu chí cơ bản để xem xét và đánh giá đời sống tinh thần của một conngười hay một cộng đồng là trình độ hiểu biết, ứng xử của con người, sựphát triển về các mặt chân - thiện - mỹ của mọi hoạt động và quan hệ củacon người hay cộng đồng đó Hoạt động sản xuất tinh thần là quá trình tìmtòi, sáng tạo ra các giá trị chân - thiện - mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóatinh thần của con người và xã hội Trong đời sống xã hội nói chung, đờisống tinh thần của con người rất phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc, gồmnhững lĩnh vực hoạt động khác nhau Hoạt động hưởng thụ, tiêu dùng cácgiá trị tinh thần là quá trình con người lựa chọn, tiếp Thực ra không phải bất

cứ hiện tượng nào được tạo ra từ hoạt động tinh thần đều là văn hóa tinhthần Chỉ những sản phẩm, hoạt động tinh thần nào biểu hiện và thúc đẩyphát triển những năng lực và phẩm chất con người, hoàn thiện con người và

xã hội theo hướng chân, thiện, mỹ mới được mang nghĩa là văn hóa tinhthần

Theo Từ điển bách khoa văn hóa học, văn hóa tinh thần là “Toàn bộkinh nghiệm “tinh thần” của nhân loại, các hoạt động “trí tuệ” và “tâm hồn”cùng những kết quả của chúng, bảo đảm xây dựng con người với tính chấtnhững nhân cách, tác động dựa trên ý chí và sáng kiến

Từ định nghĩa trên ta thấy rằng, văn hóa tinh thần không chỉ là hoạtđộng tinh thần mà còn đề cập đến kết quả hay giá trị của hoạt động đó trongnhững điều kiện lịch sử xã hội nhất định nhằm phát triển hoàn thiện phẩmchất nhân cách của con người, mặt khác nêu lên được những hình thức tồn

tại của văn hóa tinh thần, cho nên nó là nền tảng của đời sống tinh thần của

Trang 16

phục… không chỉ được tạo ra nhằm thõa mãn nhu cầu vật chất của conngười, mà nó còn chứa đựng những giá trị tinh thần trong đó và nó trởthành biểu tượng văn hóa cho một quốc gia dân tộc

Khi xác định vấn đề cơ bản của triết học, Ph.Ăngghen viết: “Vấn đề cơbản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa

tư duy với tồn tại” [25,tr.403] hay còn gọi là mối quan hệ giữa vật chất và ýthức, ở đây tinh thần được dùng đồng nghĩa với khái niệm tư duy - sản phẩmcao nhất của một dạng vật chất đặc biệt là bộ não người, phản ánh tích cực thếgiới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, suy luận… là hình ảnh chủquan của thế giới khách quan

Các nhà triết học duy vật siêu hình coi tinh thần là cái có tính thứ hai

so với giới tự nhiên Chủ nghĩa duy vật biện chứng bác bỏ quan niệm coitinh thần là cái gì đó tồn tại độc lập với vật chất Tinh thần là sản phẩm củavật chất, có nguồn gốc từ vật chất Đời sống tinh thần của xã hội phản ánhđời sống vật chất của xã hội và có tác động tích cực trở lại đối với đời sống

vật chất của xã hội Từ điển triết học định nghĩa:“Văn hóa tinh thần là toàn

bộ những hình thức của đời sống tinh thần của xã hội” [53,tr.973] Theo định nghĩa này thì nội hàm và ngoại diên của khái niệm đời sống tinh thần đồng nhất với nội hàm và ngoại diên của khái niệm văn hóa tinh thần Đây

là định nghĩa theo nghĩa rộng nhất

1.1.2 Các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần

Trước hết, về hoạt động tư tưởng

Hệ tư tưởng là trình độ phát triển cao của tư tưởng, đó là tư tưởng đượckhái quát hóa thành hệ thống chặt chẽ, thể hiện thế giới quan, nhân sinhquan của một giai cấp, được truyền bá vào xã hội một cách có mục đíchnhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp Là hoạt động cơ bản và quan trọng trongđời sống tinh thần của xã hội, là một bộ phận của hoạt động tinh thần củacon người, thuộc hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và trên cơ sở

đó xác định con đường để cải tạo xã hội, cải tạo thế giới Hoạt động tư tưởnggóp phần hình thành thế giới quan khoa học, thế giới quan khoa học là hệ

Trang 17

thống các quan điểm về thế giới tự nhiên, xã hội và các quy luật vận động vàphát triển của chúng, về cách thức và con đường nhận thức và cải tạo thếgiới Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị xã hội thì hệ tư tưởngcủa giai cấp đó cũng giữ địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội.Thế giới quan khoa học không chỉ bao gồm tri thức, nhận thức, quanniệm mà còn được chuyển hóa thành niềm tin, tình cảm và định hướng chomọi hành động Chính tình cảm, niềm tin được hình thành, cũng cố và pháttriển trên cơ sở của tri thức, có vai trò là kim chỉ nam, định hướng cho hoạtđộng và quan hệ giữa con người và xã hội cũng như đối với thế giới xungquanh Do vậy hoạt động tư tưởng có nhiệm vụ “đem lại được những tri thứcđúng đắn, cũng cố được niềm tin, rèn luyện được ý chí cách mạng và tinhthần lạc quan trước tiền đồ của đất nước” [51,tr.3] Văn kiện Hội nghị trung

ương Năm, khóa VIII của Đảng ta đã chỉ rõ: “hệ tư tưởng là cốt lõi của văn hóa, là định hướng cơ bản cho đời sống tinh thần xã hội” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCHTƯ khóa VIII,

Nxb.CTQG,HN,1998, tr.20 Hoạt động tư tưởng là hoạt động chủ đạo, quyđịnh trình độ và phẩm chất của đời sống tinh thần, đem lại tri thức đúng đắn,củng cố được niềm tin, rèn luyện ý chí và tinh thần lạc quan cách mạng chomỗi cá nhân và cộng đồng nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinhthần xã hội phát triển đúng hướng [12,tr.20]

Thứ hai, về lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật

Hoạt động văn hóa nghệ thuật là sự phản ánh cuộc sống thông qua cáchình tượng nghệ thuật, là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vậtthể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng, thẩm mỹ mang tính chất vănhóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng, tình cảm cho người thưởng thức.Nghệ thuật bao giờ cũng hướng đến cái đẹp, nó không chỉ có chức năng đơnthuần là giải trí mà còn bồi dưỡng cho con người về trí tuệ, đạo đức, tâmhồn, lối sống và phát huy sự sáng tạo của con người Đây là lĩnh vực hoạtđộng có tính chất đặc trưng, mang tính thẩm mỹ cao nhất trong các hoạtđộng sáng tạo giá trị tinh thần, có tính giáo dục, cảm hóa mạnh mẽ đối với

Trang 18

con người Nghệ thuật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản trong

đời sống tinh thần của con người Nghệ thuật không chỉ thu hút sự chú ý củamột số người mà thường có tính phổ biến thu hút và tác động đến nhiềungười trong xã hội Văn học nghệ thuật trau dồi vốn sống hiện thực muônmàu muôn vẻ, sinh động và hấp dẫn, mang tính giáo dục và tính thẩm mỹ,giàu cảm xúc và ước mơ Thông qua hoạt động nghệ thuật con người đến với

nó không chỉ để thỏa mãn những sở thích cá nhân, mà còn đi tìm nhữngniềm vui giải tỏa những mệt mỏi sau thời gian lao động căng thẳng

Lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật bao gồm nhiều loại hình khácnhau như văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, sân khấu điện ảnh Chúnglấy chất liệu từ cuộc sống, hay nói cách khác là quá trình phản ánh cuộcsống phong phú, sôi động trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xãhội Đánh giá vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh thần của con người,Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Không hình thái tư tưởng nào có thểthay thế được văn hóa, nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh,tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người”[13,tr.129-130]

Thứ ba, về lĩnh vực hoạt động giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với

sự phát triển của xã hội loài người, là yếu tố vĩnh hằng, phục vụ cho phát

triển của xã hội Giáo dục là quá trình đào tạo con người có mục đích nhằm

chuẩn bị hành trang tri thức, kỹ năng cho con người tham gia vào đời sống

xã hội Hoạt động giáo dục có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất

và tinh thần của xã hội Vai trò chức năng của giáo dục rất quan trọng trongviệc hình thành và phát triển nhân cách của con người, trang bị cho conngười những tri thức về tự nhiên, xã hội và nhân văn, giúp cho con người cóđược những phẩm chất và năng lực cần thiết để sáng tạo nên những giá trịmới cho cuộc sống, trong đó có giá trị tinh thần Khẳng định vai trò to lớncủa giáo dục, Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [37,tr.222]

Trang 19

Hoạt động giáo dục được thể hiện rất đa dạng và phong phú bao gồmgiáo dục nhà trường, giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội Các lĩnh vựcgiáo dục đó phải kết hợp một cách chặt chẽ, thống nhất với nhau hướng tớimục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện Lợi ích của giáo dụckhông phải có ngay lập tức mà nó có trong tương lai gần hay xa, không chỉcho người học được giáo dục mà cho toàn xã hội và cả nhân loại Trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta cũng luôn coi giáo dục đào tạo

là quốc sách hàng đầu

Thứ tư, về lĩnh vực hoạt động tín ngưỡng - tôn giáo: Hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo là một hoạt động tinh thần của con người, nó xuất hiện rấtsớm trong lịch sử xã hội loài người, là hoạt động hướng về thế giới siêu

nhiên nào đó, là sự phản ánh hoang đường hư ảo hiện thực khách quan Tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những hoạt động của đời sống tinh thần, đáp

ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân Về mặt thếgiới quan, tín ngưỡng, tôn giáo đều dựa trên cơ sở niềm tin vào một lựclượng siêu nhiên mà ở đó con người có thể cầu xin những điều tốt lành hoặcmong được che chở, an ủi khi gặp những rủi ro, bất hạnh của cuộc đời Vớitôn giáo, những hiện tượng tự nhiên biến thành siêu nhiên, huyền bí Theo

Ph Ăngghen “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vàođầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sốnghàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đãmang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [26,tr.473] Về mặt nhân sinhquan, tín ngưỡng tôn giáo tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình mangtính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại mộtcách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề ở trên trần thế cũng như ở thế giớibên kia, thể hiện khát vọng của con người vươn tới cái thiện, tình thương, lẽphải và sự công bằng trong các quan hệ xã hội của con người, chi phối mạnh

mẽ đến lẽ sống, đạo đức của hàng triệu người theo đạo; có quan hệ đếnnhiều lĩnh vực khác của đời sống tinh thần mà trước hết là lĩnh vực chính trị,

Trang 20

tư tưởng Và do vậy tôn giáo tín ngưỡng góp phần cùng xã hội tạo ra các giátrị văn hóa

Thứ năm, hoạt động giao lưu trao đổi văn hóa

Là hoạt động của các chủ thể xã hội giới thiệu, truyền bá trao đổi vănhóa, sản phẩm văn hóa tinh thần của mình đến với xã hội trong và ngoài nước,đồng thời học hỏi, tiếp biến các sản phẩm văn hóa tinh thần của các chủ thể xãhội khác

Giao lưu là tất yếu, một khâu quan trọng của hoạt động đời sống tinhthần trong điều kiện quốc tế hóa Hoạt động giao lưu trao đổi văn hóa xuấtphát từ nhu cầu phát triển văn hóa mỗi quốc gia dân tộc, nhằm học hỏi, làmphong phú lẫn nhau giữa các nền văn hóa Nếu không có hoạt động giao lưutrao đổi văn hóa thì rất có thể cả xã hội và nền văn hóa của mỗi quốc gia dântộc sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, suy thoái Nhưng cũng không thể nhân danhgiao lưu trao đổi văn hóa để tiếp nhận vô điều kiện các yếu tố ngoại sinh bỏqua các giá trị nội sinh, sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa Giao lưu trao đổi vănhóa phải vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại vừa biết giữ gì và pháthuy những giá trị, bản sắc của văn hóa dân tộc Văn kiện Đại hội VIII củaĐảng khẳng định “đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại,song phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dântộc, quyết không tự đánh mất mình, trở thành cái bóng mờ hoặc bản sao chépcủa người khác” [14,tr.30]

Đạo đức: Đạo đức là một tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực

xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử giữa con người với conngười và các mối quan hệ xã hội Đạo đức là sản phẩm tinh thần, mang bảnsắc và biểu hiện tính người cao nhất Trên cơ sở đó giúp con người đánh giáđúng các hiện tượng, các hành vi đạo đức diễn ra xung quanh mình Từ đó,con người tự đánh giá những suy nghĩ, hành vi của bản thân, hình thành lýtưởng niềm tin và sẵn sàng bảo vệ lý tưởng niềm tin đó

Trang 21

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội xuất hiện rất sớmtrong lịch sử Thuộc tính đạo đức biểu hiện bản chất xã hội của con người, lànét cơ bản trong tính người Sự tiến bộ của đạo đức là một trong những tiêuchí của sự tiến bộ xã hội Tình trạng đạo đức của xã hội phản ánh trình độphát triển và tiến bộ của đời sống tinh thần xã hội Do vậy, một xã hội khôngthể được coi là phát triển và tiến bộ khi nền đạo đức xã hội bị suy đồi Khi xãhội chưa phân chia giai cấp, đạo đức là công cụ chủ yếu để điều tiết hành vi

cá nhân Khi xã hội đã phân chia giai cấp, đạo đức cùng với pháp luật trởthành phương thức điều chỉnh hành vi của con người Đạo đức và pháp luật

có cùng chức năng xã hội, song không phải là một Pháp luật là sản phẩm của

xã hội có giai cấp, là công cụ của giai cấp thống trị Khi xã hội không còn giaicấp thì pháp luật không còn lí do tồn tại Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trongmột giai đoạn lịch sử nhất định Đạo đức xuất hiện và tồn tại mãi với xã hộiloài người, là một công cụ đắc lực để giữ vững ổn định trật tự xã hội

Đạo đức xuất hiện cùng với xã hội loài người Đạo đức là sản phẩm tinhthần biểu hiện bản sắc, tính người cao nhất Mối quan hệ của con người vớicon người, con người với tự nhiên ngày càng đa dạng Sự đa dạng của cácmối quan hệ do sự phát triển của đời sống xã hội quy định Con người muốntồn tại luôn luôn phải hành động Hành động để khẳng định sự tồn tại, hànhđộng để thoả mãn những khát vọng và hứng thú của mình Trong quá trìnhhành động, cá nhân có thể vi phạm lợi ích với cá nhân, lợi ích xã hội Bất cứ

xã hội nào cũng có những nguyên tắc để điều chỉnh hành vi của cá nhân, đểhành động thực hiện lợi ích của cá nhân nằm trong khuôn khổ lợi ích xã hội.Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người thông qua lương tâm và dư luận xãhội Hành vi ấy của con người được định hướng qua niềm tin đạo đức của chủthể về những nguyên tắc sống, những quan niệm về thiện ác, hạnh phúc,nghĩa vụ, lương tâm, danh dự Đạo đức mang tính lịch sử Đạo đức được điềuchỉnh cùng với sự phát triển của xã hội theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, được

dư luận xã hội thừa nhận có phù hợp hay không phù hợp với tiến bộ lịch sử vàhạnh phúc của nhân dân Điều 2 luật Giáo dục viết “Mục tiêu giáo dục là đào

Trang 22

tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm

mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đápứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Lối sống: là phương thức hoạt động sống của con người Đó là những

cách thức, phương pháp, hình thức của hoạt động sống tương đối ổn định của

cá nhân và cộng đồng trong sản xuất, sinh hoạt và giao tiếp Lối sống của cánhân, cộng đồng thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng, có vai tròquan trong trong điều chỉnh nhận thức và hành động của con người, từ sảnxuất vật chất đến hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động tinh thần và trongsinh hoạt, giao tiếp Lối sống góp phần vào việc lựa chọn nhu cầu, lợi ích,hình thành động cơ, mục đích cho hoạt động của con người Do vậy, lối sống

là một thành tố của hoạt động con người với tư cách là một thiết chế tự địnhhướng, điều chỉnh hoạt động và thể hiện mặt văn hóa trong hoạt động của conngười

Phong tục, tập quán: Phong tục, tập quán có vai trò quan trọng trong

việc hình thành bản sắc, truyền thống của một dân tộc, một địa phương, chiphối thái độ ứng xử của cá nhân và cộng đồng, góp phần tạo nên sự thốngnhất, ổn định cho cộng đồng Phong tục tập quán phản ánh tồn tại xã hội,những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử,lưu truyền từ đời này sang đời khác, có tinh ổn định, được cộng đồng thừanhận và tự giác thực hiện, tạo nên tính thống nhất của cộng đồng Ví dụ, tậpquán du canh, du cư của một số dân tộc ít người ở miền núi Phong tục củamột dân tộc, một địa phương, một tầng lớp xã hội, một dòng họ, một gia tộcthể hiện khá đa dạng qua nhiều thế hệ khác nhau của đời sống con người vàhoạt động lao động sản xuất của con người Một khi phong tục trở thành tậpquán xã hội thì tồn tại tương đối bền vững

Thông tin đại chúng: Đó là hoạt động truyền bá thông tin đến đông đảo các

nhóm cộng đồng trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông như:báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản, các loại hình thông tin điện tử khác

Trang 23

là phương tiện truyền bá nhanh, rộng, có hiệu quả các sản phẩm văn hóa tinhthần đến cộng đồng xã hội Thông tin đại chúng là lĩnh vực hoạt động có ýnghĩa quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống tinh thần nóiriêng Thông tin đại chúng là hoạt động góp phần nâng cao dân trí, địnhhướng nhận thức, tư tưởng của cộng đồng, của dư luận.

Lễ hội: “Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm

một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó” [52,tr.540] ví dụ lễ thành hôn, lễ quốckhánh, lễ chào cờ v.v Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộngđồng, được hình thành từ nhu cầu của cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triểncủa cộng đồng Lễ hội góp phần tăng cường sự đoàn kết cộng đồng, đáp ứngnhu cầu giải trí, tín ngưỡng và ước vọng hướng tới cái chân, thiện, mỹ - hệ giátrị phổ quát của mọi nền văn hóa Trong thực tế, lễ và hội thường đi với nhau

và đều có ý nghĩa chung là nhắc nhở con người nhớ đến quá khứ, biết “uốngnước nhớ nguồn”, tự hào về quê hương đất nước Lễ hội là hệ thống các hành

vi, động tác biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, sự suytôn, tưởng nhớ đến những bậc tiền nhân có công với cộng đồng, làng, nước

Lễ hội là một hình thức cơ bản và phổ biến trong đời sống tinh thần của cáccộng đồng người

Tóm lại: Đời sống tinh thần là tổng hòa sống động các hoạt động tinh thần của con người, chủ yếu trên các lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, khoa học, nghệ thuật, giáo dục, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, thông tin đại chúng…Từ những hoạt động đó, các giá trị tinh thần được tạo ra, thấm sâu vào từng người, từng cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của mọi thành viên trong xã hội.

1.2 Biện chứng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân

1.2.1 Vai trò của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân

Khái niệm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 24

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) thuộc lĩnh vực kinh tế củađời sống xã hội Văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, phát triển văn hóanhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân CNH, HĐH là conđường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là những nước cóxuất phát điểm từ nền nông nghiệp kém phát triển muốn xây dựng nền kinh tếphát triển hiện đại Hiện nay ở nhiều nước, nhất là nước đang phát triển, pháttriển CNH, HĐH được coi là vấn đề tất yếu có ý nghĩa chiến lược lâu dài Đốivới Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ một quốc gia lạc hậu, hơn80% dân số sống ở nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc canh thuần nông,năng suất lao động thấp, nhu cầu việc làm rất bức bách

Biện chứng giữa quá trình CNH, HĐH với việc nâng cao đời sống tinhthần của nhân dân là mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và pháttriển văn hóa xã hội (VH - XH)

Quá trình CNH, HĐH thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện và tiệnnghi vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống, thỏa mãn ngày càng tốt hơnnhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân

Quá trình CNH, HĐH có tác dụng cải tạo tâm lý, tập quán, lối sống cũ, lạchậu của cộng đồng, hình thành ý thức, phong cách, lối sống phù hợp với xãhội công nghiệp

Quá trình CNH, HĐH thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đào tạo (GD ĐT), nâng cao dân trí Ngày nay, với nền kinh tế tri thức, KH - CN đang cónhững bước phát triển vượt bậc Khoảng cách giữa nghiên cứu, phát minhkhoa học với sáng chế công nghệ để sản xuất ra sản phẩm mới ngày càngđược rút ngắn Những tiến bộ của KH - CN đòi hỏi người công nhân phảithường xuyên trau dồi tri thức, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết đểđáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật (KH

KT), sự giảm dần lao động chân tay và thô sơ, sự gia tăng chuyên môn hóa

và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp là những kích thích quan trọngnhằm nâng cao trình độ học vấn và trình độ nghề của công nhân, bởi nếu chỉbằng lòng với những gì mình đang có thì nguy cơ bị đào thải là không tránh

Trang 25

khỏi Vì vậy, quá trình CNH, HĐH đặt ra nhiệm vụ cấp bách là phát triểnmạnh KH - CN, GD - ĐT, xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân vững vềkiến thức, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thích ứng nhanh với tiến bộcủa KH - CN, năng động, sáng tạo, có khả năng làm chủ công nghệ mới.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển còn tạo được nguồnlực vật chất, tài chính để bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử -văn hóa, khôiphục các lễ hội truyền thống của dân tộc và cộng đồng, phát triển văn hóanghệ thuật đáp ứng nhu cầu thưởng thức các giá văn hóa tinh thần đa dạng,phong phú của nhân dân

1.2.2 Sự tác động của việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

Sự phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của người laođộng còn là động lực của quá trình CNH, HĐH, thúc đẩy kinh tế phát triểnnhanh và bền vững Văn hóa thấm sâu vào các yếu tố của sản xuất sẽ làm chosản xuất không ngừng phát triển Nguồn lực tự nhiên mới chỉ là tiềm năng của

sự phát triển, nếu con người khai thác theo kiểu tước đoạt tự nhiên sẽ đưa đếnnhững hậu quả xấu cho con người và xã hội C.Mác đã từng cảnh báo: “Nếucanh tác được tiến hành một cách tự phát mà không được hướng dẫn một cách

có ý thức…thì sẽ để lại đằng sau nó đất hoang” [30,tr.80], KH - KT và côngnghệ - sản phẩm của năng lực sáng tạo của con người là một nguồn lực quantrọng trong sự phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế Xã hội hiện đại đangphát triển đến một nền kinh tế mà yếu tố quyết định của sự cạnh tranh là sựgia tăng hàm lượng chất xám, hàm lượng tri thức kết tinh ở sản phẩm hànghóa Đó là nền kinh tế tri thức Do vậy, GD - ĐT để tạo ra nguồn nhân lực cóchất lượng cao không còn là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà trởthành một yếu tố bên trong, động lực cho quá trình hiện đại hóa nền sản xuất

xã hội

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn khẳng định vị trí, vaitrò của đời sống tinh thần trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trongcách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Thế kỷ XXI, KH - CN có những bước

Trang 26

tiến nhảy vọt Nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin ngày càng có vai tròquan trọng trong quá trình phát triển Xu hướng toàn cầu hóa với những mặttích cực và tiêu cực đan xen đang cuốn hút ngày càng nhiều quốc gia trên thếgiới Trong bối cảnh đó, tầm quan trọng của nhân tố văn hóa lại càng đượckhẳng định Tiếp theo các quan điểm của Đại hội VII, VIII, Đại hội IX củaĐảng nhấn mạnh: “ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao

và chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là độnglực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”

+ Văn hóa là nền tảng tinh thần của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa

Một quốc gia giàu tài nguyên nhưng chưa hẳn là một nước giàu nếukhông có công cụ và chiến lược khai thác, chế biến, kỹ năng quản lý của conngười Nguồn vốn cũng rất quan trọng, song việc huy động, sử dụng nguồnvốn để có hiệu quả đòi hỏi con người phải có trình độ và kỹ năng nhất định.Thiếu nền tảng văn hóa thể hiện ở thiếu tri thức, kinh nghiệm, trình độ KH -

CN, trình độ quản lý và khai thác thì các nguồn lực tự nhiên và nguồn vốncũng không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao Dưới góc độ này, vai trò nềntảng của văn hóa đối với quá trình CNH, HĐH thể hiện ở nền tảng tri thức,

KH - KT, công nghệ mà con người có được, cách thức con người tạo ra vàvận hành chúng

Mục đích của sự nghiệp CNH, HĐH là phát triển lực lượng sản xuất,nâng cao năng suất lao động Yếu tố cơ bản trong các thành tố của lực lượngsản xuất là con người - chủ thể của quá trình sản xuất Nguồn lực con ngườikhông chỉ đơn thuần là số lượng người lao động, mà quan trọng hơn là chấtlượng nguồn nhân lực, được thể hiện ở sức khỏe, tri thức, kỹ năng, kinhnghiệm, lý tưởng, tình cảm, niềm tin, sự sáng tạo, đức tính cần cù, ý thức kỷluật trong lao động Những yếu tố trên, trừ sức khỏe mang tính sinh học, cònlại đều là kết tinh của văn hóa, thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của conngười Trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, nếu thiếu nền tàng văn hóa

đó thì con người không thể tham gia vào quá trình sản xuất và các nguồn lực

Trang 27

khác cũng không được phát huy và sử dụng có hiệu quả Ở đây, vai trò củavăn hóa, giáo dục được thể hiện một cách nổi bật, một trụ cột của phát triển,trực tiếp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần tạo

ra nguồn nhân lực chất lượng cao - nhân tố quyết định đảm bảo cho thắng lợicủa sự nghiệp CNH, HĐH

+ Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của xã hội còn là cơ sở để địnhhướng, điều tiết quá trình CNH, HĐH phát triển kinh tế diễn ra một cách hàihòa, bền vững

Trong quá trình sản xuất, vì lợi nhuận, người ta cũng có thể bất chấp luậtpháp, đạo đức, tìm mọi cách làm hàng giả, kém chất lượng, trốn thuế, cạnhtranh không lành mạnh, hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ônhiễm môi trường…Những biểu hiện trên chính là những yếu tố phản vănhóa Đề cao vai trò của đạo đức trong kinh doanh sẽ làm cho các hoạt độngkinh tế diễn ra có nhân tính, phù hợp với các chuẩn mực xã hội Quá trìnhCNH, HĐH có thể khiến cho mức sống của nhân dân tăng lên, nhưng khôngđược điều tiết, định hướng bởi các giá trị văn hóa thì sự phát triển ấy vẫn là

sự mất cân đối, thiếu bền vững Tổ chức UNESCO đã cảnh báo: “Trong xãhội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, hoặc xu hướng chínhtrị và kinh tế nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau Hễnước nào tự đặt cho mình mục tiêu kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa,thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn vănhóa, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều” [31,tr.24] + Phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân vừa làmục tiêu, vừa là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, tăng trưởng kinh tế không phải là

mục tiêu duy nhất của sự phát triển xã hội Trong Tuyên bố thiên niên kỷ, Liên

hợp quốc đã đưa ra tiêu chí về một xã hội phát triển cần phải được thể hiệntrên cả ba mặt: tăng tưởng kinh tế bền vững; chất lượng sống của con ngườiđược đảm bảo và nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn, làm giàu

và phát huy

Trang 28

Quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế xã hội (KT - XH) đều do conngười và vì con người Con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu,đồng thời là mục tiêu hướng tới của sự phát triển KT - XH Với tư cách là yếu

tố cơ bản của lực lượng sản xuất, con là chủ thể của quá trình CNH, HĐH Với

tư cách là đối tượng, con người hưởng thụ những thành quả của sự phát triển

đó Mọi hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội, suy cho cùng chính là khát vọngvươn tới ấm no, tự do, hạnh phúc của con người Mục tiêu văn hóa là mục tiêunhân văn, nhân bản của sự phát triển KT - XH, bởi: “Mỗi bước tiến của vănhóa lại là một bước tiến tới tự do” [32,tr.164]

1.2.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân

1.2.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Khẳng định vai trò to lớn của quá trình công nghiệp hóa, đời sống vậtchất đến đời sống tinh thần xã hội, song các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác

- Lênin cũng cho rằng, đời sống tinh thần xã hội cũng có tính độc lập tươngđối và tác động trở lại đến đời sống kinh tế của xã hội Ph.Ăng ghen viết: “Sựphát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật…đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế Nhưng tất cả chúng có ảnh hưởng lẫnnhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế” [33,tr.271]

C Mác và P Ăngghen trong khi nghiên cứu sự vận động và phát triểncủa xã hội loài người đã khái quát toàn bộ các hình thức hoạt động của xã hộithành hai lĩnh vực hoạt động cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất và hoạtđộng sản xuất tinh thần Hoạt động sản xuất tinh thần là tất cả nội dung vàcách thức, hình thức sáng tạo ra các giá trị tinh thần, và hoạt động tinh thầnlàm cho các giá trị đó thấm sâu vào từng con người, vào mọi hoạt động củacon người và xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của con

Trang 29

người trong điều kiện KT - XH hội nhất định, vì cuộc của con người và cộngđồng.

Nghiên cứu sự vận động và phát triển của lịch sử loài người, tiếp cận

dưới góc độ hình thái kinh tế xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác

-Lênin đã chứng minh rằng, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng,tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Ý thức xã hội hội là sự phản ánh tồntại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội Khi tồn tại xã hội thay đổi thìnhững quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, khoa học, nghệthuật, tôn giáo,…sớm hay muộn cũng phải thay đổi theo Vì vậy, ở nhữngthời kỳ lịch sử khác nhau, với những phương thức sản xuất khác nhau thì cáclĩnh vực thuộc đời sống tinh thần cũng có nội dung, tính chất khác nhau TheoC.Mác: “Tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệthuật v.v…chỉ là những hình thức đặc thù của sản xuất và phục tùng quy luậtchung của sản xuất” [35,tr.129]

C Mác viết “cuộc sống là gì nếu không phải là hoạt động sống”

[34,tr.233] Và hoạt động sống đó là hoạt động “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp” bằng lao động sáng tạo và tri thức của mình, kết tinh những

giá trị tinh thần của nó Như vậy, đời sống tinh thần của con người và xã hội

là hết sức đa dạng và phong phú, không ngừng phát triển, lan rộng diễn ra trêntất cả các lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội Diễn ra trong sự vận độngtương tác giữa các khâu: nhu cầu, sản xuất, trao đổi và tiêu dùng các giá trịtinh thần Nhu cầu về giá trị tinh thần là hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trịtinh thần Sản xuất tinh thần là sự tìm tòi, phát hiện sáng tạo ra các giá trịchân, thiện, mỹ đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người và xã hội Sự traođổi các giá trị tinh thần là sự trao đổi qua lại các sản phẩm của hoạt động sảnxuất tinh thần, sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau của các nền văn hóa.Tiêu dùng giá trị tinh thần là quá trình con người lựa chọn, tiếp thu và cảmthụ các giá trị tinh thần Giữa các bộ phận cấu thành của đời sống tinh thần cómối quan hệ biện chứng với nhau

Trang 30

Hồ Chí Minh đã xuất phát từ phạm trù sinh tồn để kiến giải phạm trù đờisống tinh thần, phi vật thể (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học nghệ thuật) Đây là là kim chỉ nam để Đảng ta đề ra các chính sách,chiến lược phát triển đời sống tinh thần trong những thời kỳ khác nhau củacông cuộc xây dựng đất nước Những quan điểm đời sống tinh thần củaNgười cũng góp phần cho sự tiến bộ và phát triển của nền văn minh nhân loại.Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ ChíMinh đã nhận định: “Sự đóng góp của Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực vănhóa, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của nhândân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc, tiêubiểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau Người là vị anh hùng giải phóng

dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hóa kiệt xuất” Nghị quyết của UNESCO

về kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, báo nhân dân 19/5/1989

Hồ Chí Minh cũng từng nói; “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần

có những con người xã hội chủ nghĩa” [39,tr.310] Muốn vậy, phải phát triểnvăn hóa, để “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, “trình độ văn hóa của nhândân càng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, pháttriển dân chủ…để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, độc lập, dânchủ và giàu mạnh” [40,tr.281-282] Nhận rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh

tế và phát triển VH - XH, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh rằng, trong côngcuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi làquan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa

Trong quan niệm của Người hoạt động tinh thần có vai trò quan trọng

và không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người Đối với Người,những làn điệu dân ca, những áng thơ cổ, ca dao tục ngữ là một phần khôngthể thiếu được trong đời sống tinh thần Đồng thời Người không phủ nhận sựtác động, ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau, điều quan trọng là phảiphát huy các giá trị đời sống tinh thần dân tộc, phải học cái hay của các dântộc khác Và hơn ai hết Người là hiện thân của sự giao thoa của những giá trịđời sống tinh thần dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại Những quan điểm

Trang 31

tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống tinh thần là nền tảng tưtưởng, kim chỉ nam để Đảng ta đề ra chính sách xây dựng và phát triển vănhóa trong giai đoạn hiện nay

Vì vậy, khi nhận thức và giải thích các hiện tượng tinh thần của xã hộiphải căn cứ vào tồn tại xã hội, trong đó phương thức sản xuất là nhân tố quyếtđịnh nhất Phương thức sinh hoạt kinh tế như thế nào thì đời sống văn hóatinh thần có nội dung, đặc điểm, tính chất tương ứng Sự phát triển và tiến bộcủa kinh tế sẽ là tiền đề vật chất quyết định đến sự phát triển và tiến bộ củavăn hóa tinh thần Nền sản xuất nông nghiệp có nền văn hóa nông nghiệp, nềnsản xuất công nghiệp có nền văn hóa công nghiệp

Tính độc lập tương đối của đời sống tinh thần xã hội thể hiện ở chỗ: cónhững yếu tố thay đổi nhanh, nhưng cũng có những yếu tố bảo thủ, thay đổirất chậm, ngay cả khi phương thức sinh hoạt kinh tế đã thay đổi Ph.Ăngghen từng nói, truyền thống có sức bảo thủ rất lớn V.I.Lênin thì cho rằng,phong tục, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu níu kéo những người đang sống Dovậy, tiến hành công nghiệp hóa để phát triển kinh tế thì đồng thời phải làmcuộc cách mạng trên lĩnh đời sống tinh thần V.I.Lênin khẳng định: “Muốntạo lập được chủ nghĩa xã hội cần phải có một trình độ văn hóa nhất định”[23,tr.429] Chỉ lòng nhiệt tình cộng sản thôi chưa đủ, bởi nếu nhiệt tình màngu dốt sẽ thành phá hoại; người mù chữ thì đứng ngoài chính trị TheoV.I.Lênin, để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, giai cấp vôsản phải xây dựng một nền KH - KT hiện đại; nền giáo dục dân chủ, nhânđạo; nền đạo đức, nghệ thuật cộng sản chủ nghĩa và phải đưa cái đẹp vàocuộc sống

1.2.3.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp trồng lúa nước với kỹ thuậtcanh tác lạc hậu, nông dân chiếm tỷ lệ tuyệt đại bộ phận trong cơ cấu dân cư.Với một nền sản xuất manh mún như vậy đã hình thành nên tâm lý của người

Trang 32

sản xuất nhỏ đè nặng tâm hồn, tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi ứng xử baothế hệ con người Việt Nam trong lịch sử Đó là lối tư duy dựa vào kinhnghiệm, thiếu tính sáng tạo, tác phong chậm chạp, thiếu sự hợp tác trong laođộng…Tâm lý, tác phong đó không phù hợp với nền sản xuất công nghiệp.Sau gần 30 năm đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, nền kinh tếnước ta đang phát triển với tốc độ khá nhanh, kết cấu hạ tầng xã hội được cảithiện đáng kể Hệ thống giao thông, truyền tải điện, trường học, bệnh viện,viễn thông… được nâng cấp, xây dựng mới đã làm thay đổi đáng kể bộ mặtthành thị và nông thôn ở nước ta Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dânđược cải thiện rõ rệt nên có điều kiện để mua sắm những phương tiện nghe,nhìn nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần Ngày nay, ở cả những vùng nôngthôn, miền núi xa xôi, hẻo lánh việc các gia đình nông dân có những vật dụngnghe, nhìn như tivi, radio, điện thoại di động… không còn là điều xa xỉ Sựphát triển nhanh chóng của quá trình CNH, HĐH, mạng lưới thông tin đạichúng bao phủ toàn quốc đã tạo khả năng cho mọi người dân được tiếp cậnthông tin, thưởng thức những sản phẩm văn hóa dân tộc và trên thế giới, làmphong phú thêm đời sống tinh thần cá nhân và cộng đồng.

Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011)” trình Đại hội lần thứ XI,

Đảng ta khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển

VH - XH, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước vàtừng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần”[15,tr.79] Từ một nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, quá độ lên CNXH bỏqua chế độ tư bản chủ nghĩa nên cái thiếu lớn nhất của nước ta là nền đại côngnghiệp cơ khí Vì vậy, khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh,Đại hội lần thứ III của Đảng xác định: công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa lànhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở nước ta với việc ưu tiên phát triểncông nghiệp nặng tạo nền tảng kỹ thuật cho CNXH Nhận rõ mối quan hệgiữa công nghiệp hóa, phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, nâng cao đờisống tinh thần của nhân dân, Đại IV của Đảng chủ trương: tiến hành đồng

Trang 33

thời ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất; cách mạng KH - KT;cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng KH - KT là then chốt.

Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, bàn về chiến lược công nghiệp

hóa, Đảng ta bổ sung thêm nội dung “hiện đại hóa” Đây là lần đầu tiên Đảng

ta nêu ra quan niệm “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước Vấn đề cấpbách đặt ra trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa các chính sách dântộc của đảng và nhà nước với ba nguyên tắc cơ bản là: Đoàn kết - Bình đẳng -Tương trợ

Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định:

“Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân Phát triển kinh tế phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi

trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” [16,tr.98-99] Mối quan hệ

biện chứng của quá trình CNH, HĐH và việc phát triển VH - XH, nâng caođời sống tinh thần của nhân dân thể hiện CNH - HĐH, đảm bảo duy trì tăngtrưởng kinh tế bền vững từ đó tạo điều kiện phát triển VH - XH và “Giảiquyết thành công lĩnh vực văn hóa sẽ tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17,tr.87]

Hội nghị Ban chấp hành trung ương 5 khóa VIII (1998) ra nghị quyết vềxây dựng nền văn hóa tiến đậm đà bản sắc dân tộc Đó là nền văn hóa vớivai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy KT -

XH phát triển Đến dự thảo văn kiện trình đại hội XI của Đảng, theo đó: Xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàndiện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dânchủ tiến bộ, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đờisống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển

Xác định chính sách lớn của chính sách phát triển đời sống tinh thần làphát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống đoàn kết dân tộc,tinh thần độc lập tự chủ tự cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.Toàn bộ đời sống tinh thần là phải tập trung xây dựng con người và môi

Trang 34

trường sống Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có lý tưởng

xã hội và trách nhiệm công dân, có tri thức, thể lực và thẩm mỹ ngày càngcao, có kỷ năng lao động và đạo đức nghề nghiệp, trung thực và sáng tạo, có ýchí và bản lĩnh chính trị

Kết luận Chương 1

Khi nói đến đời sống tinh thần là nói đến tất cả những nội dung và cáchthức hoạt động trên lĩnh vực tinh thần của con người và xã hội trong điều kiện

KT - XH nhất định Chất lượng của đời sống tinh thần được thể hiện ở trình

độ của đời sống văn hóa tinh thần Đời sống tinh thần của một con người haycộng đồng như thế nào được xem xét trên các tiêu chí về trình độ hiểu biết,ứng xử của con người, sự phát triển về các mặt chân - thiện - mỹ của mọi hoạtđộng và quan hệ của con người hay cộng đồng đó; là tổng hòa sống động cáchoạt động tinh thần của con người trên mọi lĩnh vực Theo qui luật và hìnhthái phát triển KT - XH thì loài người luôn đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp; cái đích mà mỗi quốc gia dân tộc yêu chuộng sự tiến bộ luôn khátkhao vươn tới là "hợp tác, hòa bình, cùng phát triển", Việt Nam là một trongnhững quốc gia đó Với điều kiện là một nước đang phát triển, việc mở rộngquan hệ hợp tác, tích cực hội nhập là yếu tố hết sức sức quan trọng trong việchọc hỏi, tích lũy kinh nghiệm, "đi tắt đón đầu" cho các mục tiêu phát triển.Thực hiện CNH, HĐH là nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển văn hóanhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân Biện chứng giữaquá trình CNH, HĐH với nâng cao đời sống của nhân dân là mối quan hệ biệnchứng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa xã hội Quá trình CNH,HĐH có tác dụng cải tạo tâm lý, tập quán, lối sống cũ lạc hậu của cộng đồngtrên cơ sở đó hình thành ý thức phong cách lối sống phù hợp với xã hội côngnghiệp

Trên thực tế cho thấy, đời sống của con người cũng như của xã hội baogồm hai mặt vật chất và tinh thần Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội,đáp ứng nhu cầu vật chất của con người và xã hội, thì văn hoá là nền tảng tinhthần của xã hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người và xã hội Tăng

Trang 35

trưởng kinh tế là cơ sở và điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển vănhóa, phát triển văn hóa chính là mục tiêu và động lực của tăng trưởng kinh tế.Tăng trưởng kinh tế phải nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, phát triển conngười Không thể có văn hoá suy đồi mà kinh tế phát triển Văn hoá bao giờcũng là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế Văn hoá và kinh tế có sựgắn bó tác động biện chứng với nhau Kinh tế phải đảm bảo cho nhu cầu sốngtối thiểu của con người, sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển,kinh tế không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thờivăn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triểnkinh tế Với mối quan hệ đó, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thểnăng động hiệu quả, có tốc độ cao chừng nào quốc gia đó đạt được sự pháttriển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá Hay nói cách khác thực hiệnCNH, HĐH phải đảm bảo mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần xã hội, đờisống tinh thần tích cực, phong phú tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trìnhCNH, HĐH góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng con người.Xây dựng xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ MÚ Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1 Đặc điểm lịch sử, kinh tế và văn hóa của đồng bào dân tộc Khơ

Mú ở miền Tây Nghệ An.

2.1.1 Đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa của dân tộc Khơ Mú.

+ Đặc điểm lịch sử của dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An;

Người Khơ Mú (còn có tên gọi khác là: Xá, Xá Cẩu, mứn Xen, PhuThênh, Tềnh, Tày Hạy, K'mu ), mỗi tên gọi khác nhau là tên gọi mà dân tộckhác căn cứ vào một số đặc điểm nhất định nào đó của người Khơ Mú để tựđặt tên cho họ Sau các cuộc điều tra nhằm xác định thành phần dân tộc (1968

- 1978), trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa rabảng danh mục các thành phần dân tộc đã được công bố năm 1979 lấy tên gọiKhơ Mú là tên gọi chung thống nhất trong cả nước Tuy nhiên, tên gọi Khơ

Mú theo nghĩa (phiên dịch) của người "Khơ Mú" là hàm ý sự miệt thị NgườiKhơ Mú từ xa xưa gọi mình là Kưm Mụ nghĩa là "người" [22,tr.19]

Ở Việt Nam, người Khơ Mú sinh sống chủ yếu ở vùng Tây Bắc (Sơn

La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) và Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An).Khi xem xét nguồn gốc lịch sử cư trú của người Khơ Mú có hai luồng ý kiến;một ý kiến cho rẵng người Khơ Mú là cư dân bản địa cư trú lâu đời ở vùng

Tây Bắc, theo luồng ý kiến thứ hai cho rằng người Khơ Mú có nguồn gốc từ

miền Bắc Lào mà điểm tập trung là Luông Pra Băng là cư dân bản địa củavùng bán đảo Đông Dương Về sau, qua những chuyến đi điền dã nghiên cứu

cổ sử Thái Tây Bắc, Đặng Nghiêm Vạn đã đưa ý kiến này trên Tạp chí nghiêncứu lịch sử số: 78 tháng 9 năm 1965 Trong bài báo này tác giả đã chứngminh rằng người Khơ Mú không phải là cư dân bản địa đã cư trú lâu đời ởmiền Tây Bắc Việt Nam mà họ mới ở Lào di cư sang Việt Nam cách đâykhoảng trên dưới 200 năm nay Đến nay, với những tài liệu mới thu nhâpđược, nhận định trên của tác giả vẫn còn phù hợp Qua nghiên cứu khẳng định

Trang 37

nhóm tộc người nói ngôn ngữ Môn-Khơme thuộc ngữ hệ Nam Á trong đó cóngười Khơ Mú, là những cư dân bản địa vùng bán đảo Đông Dương Các tộcngười này có nhiều mối quan hệ gần gũi về lịch sử, nhân chủng và văn hóavới các nhóm tộc người thuộc ngôn ngữ Môn - Khơme ở Việt Nam, điều đó

đã khẳng định thêm tổ tiên lâu đời của người Khơ Mú chắc chắn đã xuất hiện

ở miền bắc bán đảo Đông Dương Đồng thời, khi phân tích kỹ về mặt ngônngữ, về mặt ngữ âm, thanh điệu trên cơ sở một số từ vựng cơ bản cho thấyngôn ngữ Khơ Mú khác hẳn với từ vựng của các dân tộc cùng nhóm Môn -Khơme như Kháng, Mảng, Ximun nhưng lại gắn với nhóm Paluang, Va vàLamet, đây là nhóm ngôn ngữ tiêu biểu cho lớp ngôn ngữ cổ nhất ở miền biêngiới Việt - Lào, kể cả miền Tây Bắc và niềm núi Thanh Nghệ Do người Khơ

Mú có nguồn gốc từ miền Bắc Lào nên họ vẫn còn giữ lại được nhiều ký ứcliên quan đến thời kỳ cổ sử Lào và trong phong tục tập quán của họ còn để lạidấu vết những ảnh hưởng của văn hóa Lào, nhất là phong tục tập quán củanhóm Khạ ở Lào hơn là giống các nhóm cùng ngôn ngữ Môn - Khơme ở ViệtNam Lịch sử di cư của người Khơ Mú còn gắn với câu chuyện kể về vị anhhùng huyền thoại tên là Chương hay Chương Han Sự liên kết giữa ngườiKhơ Mú và người Thái do Chương Han đứng đầu để đánh đuổi giặc Hán CờVàng tràn từ miềm Vân Nam và Lưỡng Quảng sang cướp phá, ức hiếp đã trởthành ngọn cờ tập hợp đội quân Khơ Mú - Thái Thiên anh hùng ca ấy khôngchỉ là của riêng người Khơ Mú mà còn là của cả người Thái Trong lịch sửngười Thái còn gọi người Khơ Mú bằng một phiếm danh là dân tộc Mứn Senmang ngữ nghĩa là "ngàn triệu", có ý chỉ số lượng quân lính của Chương Han.[10,tr.24-35]

Trong cuốn sử thi nổi tiếng của người Thái viết bằng chữ Thái cổ nhan

đề là Táy pú xấc kể chuyện thời chinh chiến của người Thái ở Tây Bắc có nói

tới vùng lưu vực sông Đà, sông Mã, nặm U, Nặm Khoóng có một giốngngười được gọi là Xả Chi (Xá Dùi) là dân cư có gốc cùng sinh ra từ "quả bầuthần thoại", chính tổ tiên của người Khơ Mú đã chui từ quả bầu ra trước theo

lỗ dùi bằng sắt nhọn nung đỏ nên có nước da đen, tổ tiên người Thái ra sau

Trang 38

bằng bằng lỗ dao khoét Như vậy người Xả Chi là tổ tiên của người Khơ Mú.Vào thế kỷ thứ XI - XII khi người Thái đen thiên di từ Mường Lò (Văn Chấn,Yên Bái) vào vùng sông Đà, sông Mã, Nặm U, Nậm Nhoóng đã gặp tổ tiêncủa người Khơ Mú rồi Cũng có giả thiết cho rằng địa bàn vùng Tây, Tây BắcNghệ An hợp với Thượng Lào chính là cái nôi sinh ra dân tộc Khơ Mú Điều

đó nói rằng nằm trong một dải núi sông miền Tây Nghệ An liền sang ThượngLào nơi có mường SWA và kéo lên miền Tây Bắc, chính là miền đất đãchứng kiến sự hình thành của dân tộc Khơ Mú.

Năm 1884 - 1887 người Khơ Mú ở Xiêng Khoảng, Hủa Phăng - Lào đãtheo tù trưởng Thào Cốt chống lại phong kiến Xiêm La, thực dân Pháp và bọnđịa chủ cường hào Khi phong trào thất bại Thào Cốt đã cùng nghĩa quân dichuyển sang miền Tây Nghệ An, chủ yếu tập trung ở vùng biên giới Việt -Lào Theo ông Moong Biên Phòng (cán bộ hưu trí có uy tín tại bản La Ngan

xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn) cho biết các thế hệ trước ông đã kể lại khi ThàoCốt bị giặc giết hại, nhân dân đã chôn cất ông ở vùng tiếp giáp giữa xã ChiêuLưu (Kỳ Sơn) và xã Lượng Minh (Tương Dương) - tỉnh Nghệ An, hiện tại địabàn cư trú này là của người Khơ Mú Theo kể lại người Khơ Mú ở Kỳ Sơn(Nghệ An) cũng còn nhớ rằng, họ từ tỉnh Xiêng Khoảng di cư sang Việt Nam

để lánh nạn chiến tranh giữa các tộc người trong vùng, một số ít vì trốn thuế.Lúc mới sang Nghệ An, một số ít xuông tận địa phận huyện Con Cuôngnhưng vì người Thái đã cư trú hết và phải chịu lệ thuộc, cho nên họ bị đẩydồn vào ngọn nguồn khe suối, người Khơ Mú phải sống nhờ vào đất của lãnhchúa Thái Năm 1915 khi thực dân Pháp bắt phu gắt gao để làm đường số 7(con đường từ tỉnh Xiêng Khoảng - Lào đi qua Nậm Cắn nối liền với đườngquốc lộ 01 - Việt Nam) nhiều người Khơ Mú đã chạy trốn sang miền TâyNghệ An Năm 1912 - 1927 khi khởi nghĩa Pa Chay thất bại, bị giặc Pháp truylùng, trong đó có đông người Khơ Mú theo nghĩa quân Thao Tu chống Pháp

đã lấy rừng núi hiểm trở của miền Tây Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La làm khucăn cứ, sau đó nhiều người ở lại cư trú tại Việt Nam [21,tr.16-17]

Trang 39

Các huyện miền Tây Nghệ An thuộc vùng núi Trường Sơn Bắc, đượccấu tạo từ Đại cổ sinh, nhưng vì đã bị bào mòn, xâm thực qua hàng vạn nămnên các dãy núi chủ yếu là trung bình thấp trong các hệ núi ở Việt Nam Ởcác sườn dốc do bị các dòng chảy chia cắt dữ dội nên tạo ra nhiều yên ngựathấp, làm cho việc qua lại 2 sườn Đông - Tây rất dễ dàng Đây là điều kiện tựnhiên cho các cuộc di cư trong lịch sử Địa bàn cư trú của người Khơ Mú ởNghệ An tuy ở nhiều nơi khác nhau, nhưng nhìn chung đều nằm trong vùngkhí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa có nhiệt độ bình quân là 270C nhưng biên độnhiệt độ thay đổi rất lớn, thường tạo ra sự thay đổi thời tiết bất ngờ, gây khókhăn rất nhiều cho sự thích nghi của cây trồng, vật nuôi Người Khơ Mú ởmiền Tây Nghệ An chủ yếu tập trung ở 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, QuếPhong Cụ thể:

Ở huyện Kỳ Sơn cư trú ở 17/21 xã, 79/192 bản (4 xã thuần ngườiHmông bao gồm: Xã Tây Sơn 6 bản, Mường Lống 13 bản, Đoọc Mạy 6 bản,Nậm Càn 7 bản) Bao gồm: xã Keng Đu (9/10 bản), xã Bảo Nam (10/10 bản),

xã Bắc Lý (11/13 bản), xã Hữu Kiệm (5/8 bản), xã Mường Típ (5/9 bản), xãMườn Ải (4/8 bản), xã Chiêu Lưu (5/11 bản), xã Bảo Thắng (5/5 bản), xã NaLoi (3/6 bản), xã Tà Cạ (7/11 bản), xã Phà Đánh (5/11 bản), xã Nậm Cắn (2/6bản), xã Hữu Lập (1/6 bản), xã Huồi Tụ (1/11 bản), xã Mỹ Lý (1/12 bản), xã

Na Ngoi (1/18 bản), thị trấn Mường Xén (4/5 khối) Ở huyện Tương Dương

cư trú ở 12/18 xã, thị; trong đó có bản người Khơ mú sinh sống độc lập xen

kẽ bao gồm: Xã Mai Sơn 2/9 bản, xã Nhuôn Mai /11 bản, xã Hữu Khuông4/7 bản, xã Yên Na 3/9 bản, xã Yên hòa 2/12 bản, Xã Xiêng My 1/7 bản, xãLượng Minh 3/ 8 bản, xã Xá Lượng 1/8 bản Ngoài ra còn có 4 xã, thị trấn cóngười Khơ mú sinh sống nhưng số lượng chỉ vài hộ Ở huyện Quế Phong cưtrú ở 5/14 xã, thị bao gồm: Xã Tri lễ 2/33 bản, xã Nậm Nhoóng 4/9 bản, xãQuế Sơn 3/12 bản, xã Tiền Phong 2/24 bản, xã Cắm Muộn 3/12 bản có ngườiKhơ Mú sinh sống trong đó đa số bản chỉ có người Khơ Mú (toàn tòng ngườiKhơ mú), một số bản, khối xóm sống đan xen với các dân tộc khác NgườiKhơ Mú ở huyện Kỳ Sơn chiếm 67,56% người Khơ Mú của tỉnh Nghệ An

Trang 40

Về dòng họ dân tộc Khơ Mú ở Nghệ An có 19 dòng họ gồm: Họ Moong, Cụt,

Lữ, Lương, Xeo, Hoa, Nhang, Hắp, Hùng, Ven, Ốc, Lin, Pịt, Lên, Tang,Ngân, Chích, Lò, Hoọc [22,tr.22-23] Dân tộc Khơ Mú trong lịch sử có địabàn cư trú chủ yếu ở vùng giáp biên giới Việt Lào, điều đó lý giải vì sao hiệnnay đa số tập trung ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong, hônnhân cũng chủ yếu trong đồng tộc Nhưng ngày nay với sự phát triển về kinh

tế, VH - XH, nhiều con em Khơ Mú đã đi xa khỏi "lũy tre làng" để học tập,làm việc, trong quá trình đó đã diễn ra một cách tự nhiên việc người Khơ Múkhông chỉ "giới hạn" kết hôn với những người cùng dân tộc mà kết hôn vớinhiều dân tộc khác ở trong vung thậm chí ngoài vùng Người Khơ Mú cũng di

cư nhưng chủ yếu di cư nội vùng và di cư do nhu cầu cuộc sống làm ăn Tuynhiên di cư ở người Khơ Mú rất hạn chế và không diễn ra ồ ạt chính vì vậy về

cơ bản các bản thuần người Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An vẫn ổn định theolịch sử truyền thống, ít có biến đổi về mặt địa lý

Trong xu thế vận động hiện nay, đồng bào dân tộc Khơ Mú ở miền TâyNghệ An vẫn luôn đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hànhtốt chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước Thật thà, trung thực Giữgìn tốt mối quan hệ thân thiện, hữu nghị với các bộ tộc Lào anh em, đặc biệt

là các xã, bản ở vùng biên giới Tổ chức duy trì đều đặn, thường xuyên cáchoạt động giao ban song phương nhằm thường xuyên trao đổi, nắm bắt thôngtin hai chiều ở hai vùng biên giới để đảm bảo ổn định chính trị, an ninh biêngiới chung

+ Đặc điểm văn hóa của dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An;

Tuy bị chi phối bởi quan hệ xã hội phong kiến và thực dân trước cáchmạng tháng Tám, người Khơ Mú vẫn duy trì trong phạm vi nội bộ, cung cáchsinh hoạt theo phong tục tập quán truyền thống của mình Tuy nhiên, do phải

ở địa vị "cuông, nhốc" lấy việc canh tác nương rãy làm phương thức sinh sống

du canh, du cư nay đây mai đó cho nên họ không có điều kiện tập trung đểhình thành một khái niệm tộc người Chính điều này khiến chúng ta nghĩ tới

cơ sở hạ tầng để tạo thành đặc trưng văn hóa tộc người của họ Dù vậy, nhưng

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Trần Văn Bản (chủ biên) (2006), Di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Trần Văn Bản (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Lý luận Chính trị
Năm: 2006
6. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2009) Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay , Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợptác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
9. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb.Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb.Lý luận Chính trị
Năm: 2006
10. Khổng Diễn (chủ biên) (1999) Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Vănhóa dân tộc
11. Ninh Viết Giao (2012), Địa chí huyện Tương Dương, Nxb. Văn hóa dân tộc 12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCHTƯ khóaVIII, Nxb.CTQG,HN,1998, tr.20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí huyện Tương Dương", Nxb. Văn hóa dân tộc12. Đảng Cộng sản Việt Nam: "Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCHTƯ khóa"VIII
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc12. Đảng Cộng sản Việt Nam: "Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCHTƯ khóa"VIII
Năm: 2012
13. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.CTQG,HN,1991, tr.129-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứVII
Nhà XB: Nxb.CTQG
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội,tr 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnVIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 1996
15. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG,HN,2011, tr.79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứXI
Nhà XB: Nxb.CTQG
16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, HN, 2011, tr.98 - 99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứXI
Nhà XB: Nxb. CTQG
17. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCHTW-Khóa VIII, Nxb.CTQG,HN,1998, tr.87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCHTW-KhóaVIII
Nhà XB: Nxb.CTQG
18. Huyện ủy Kỳ Sơn (1995), Đặc trưng văn hóa và truyền thống cách mạng các dân tộc Kỳ Sơn Nghệ An, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hóa và truyền thống cách mạngcác dân tộc Kỳ Sơn Nghệ An
Tác giả: Huyện ủy Kỳ Sơn
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
19. Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb.Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb.Thanh Niên
Năm: 2004
20. Nguyễn Đình Lộc (2009), Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, Nxb Nghệ An 21. Hoàng Xuân Lương (2013) Dân tộc và phát triển, Nxb. Quân đội nhân dân. . 22. Hoàng Xuân Lương (chủ biên, 2005), Người Kưm mụ ở Nghệ An, NxbNghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An", Nxb Nghệ An21. Hoàng Xuân Lương (2013) "Dân tộc và phát triển", Nxb. Quân đội nhân dân. .22. Hoàng Xuân Lương (chủ biên, 2005), "Người Kưm mụ ở Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Đình Lộc
Nhà XB: Nxb Nghệ An21. Hoàng Xuân Lương (2013) "Dân tộc và phát triển"
Năm: 2009
24. V.I.Lê nin: Toàn tập, t.45, Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva, tr.429 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb.Tiến bộ
25. C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, HN,1995,t.21,tr.403 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
26. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr. 473 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
27. C.Mác và Ph. Ăngghen: Tuyển tập,Nxb.Sựthật N,1980,t.2,tr.546 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Nhà XB: Nxb.Sựthật N
28. C.Mác và Ph.Ăngghen:Tuyển tập, Nxb.Sự thật, HN,1980,t.2,tr.547 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Nhà XB: Nxb.Sự thật
29. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nxb.Sự thật, HN,1980,t.2,tr.547 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Nhà XB: Nxb.Sự thật
30.C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, HN,1997,t.32, tr.80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w