và Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
1.2.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Khẳng định vai trò to lớn của quá trình công nghiệp hóa, đời sống vật chất đến đời sống tinh thần xã hội, song các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cho rằng, đời sống tinh thần xã hội cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đến đời sống kinh tế của xã hội. Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật… đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế” [33,tr.271].
C. Mác và P. Ăngghen trong khi nghiên cứu sự vận động và phát triển của xã hội loài người đã khái quát toàn bộ các hình thức hoạt động của xã hội thành hai lĩnh vực hoạt động cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất tinh thần. Hoạt động sản xuất tinh thần là tất cả nội dung và cách thức, hình thức sáng tạo ra các giá trị tinh thần, và hoạt động tinh thần làm cho các giá trị đó thấm sâu vào từng con người, vào mọi hoạt động của con người và xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của con người trong điều kiện KT - XH hội nhất định, vì cuộc của con người và cộng đồng.
Nghiên cứu sự vận động và phát triển của lịch sử loài người, tiếp cận dưới góc độ hình thái kinh tế - xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh rằng, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Ý thức xã hội hội là sự phản ánh tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,…sớm hay muộn cũng phải thay đổi theo. Vì vậy, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, với những phương thức sản xuất khác nhau thì các lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần cũng có nội dung, tính chất khác nhau. Theo C.Mác: “Tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật v.v…chỉ là những hình thức đặc thù của sản xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất” [35,tr.129].
C. Mác viết “cuộc sống là gì nếu không phải là hoạt động sống” [34,tr.233]. Và hoạt động sống đó là hoạt động “nhào nặn vật chất theo quy
luật của cái đẹp” bằng lao động sáng tạo và tri thức của mình, kết tinh những
giá trị tinh thần của nó. Như vậy, đời sống tinh thần của con người và xã hội là hết sức đa dạng và phong phú, không ngừng phát triển, lan rộng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội. Diễn ra trong sự vận động tương tác giữa các khâu: nhu cầu, sản xuất, trao đổi và tiêu dùng các giá trị tinh thần. Nhu cầu về giá trị tinh thần là hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị tinh thần. Sản xuất tinh thần là sự tìm tòi, phát hiện sáng tạo ra các giá trị chân, thiện, mỹ đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người và xã hội. Sự trao đổi các giá trị tinh thần là sự trao đổi qua lại các sản phẩm của hoạt động sản xuất tinh thần, sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau của các nền văn hóa. Tiêu dùng giá trị tinh thần là quá trình con người lựa chọn, tiếp thu và cảm thụ các giá trị tinh thần. Giữa các bộ phận cấu thành của đời sống tinh thần có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Hồ Chí Minh đã xuất phát từ phạm trù sinh tồn để kiến giải phạm trù đời sống tinh thần, phi vật thể (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật). Đây là là kim chỉ nam để Đảng ta đề ra các chính sách, chiến lược phát triển đời sống tinh thần trong những thời kỳ khác nhau của công cuộc xây dựng đất nước. Những quan điểm đời sống tinh thần của Người cũng góp phần cho sự tiến bộ và phát triển của nền văn minh nhân loại. Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Sự đóng góp của Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc, tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Người là vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hóa kiệt xuất” Nghị quyết của UNESCO
về kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, báo nhân dân 19/5/1989
Hồ Chí Minh cũng từng nói; “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” [39,tr.310]. Muốn vậy, phải phát triển văn hóa, để “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, “trình độ văn hóa của nhân dân càng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát
triển dân chủ…để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [40,tr.281-282]. Nhận rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển VH - XH, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh rằng, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.
Trong quan niệm của Người hoạt động tinh thần có vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người. Đối với Người, những làn điệu dân ca, những áng thơ cổ, ca dao tục ngữ là một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần. Đồng thời Người không phủ nhận sự tác động, ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau, điều quan trọng là phải phát huy các giá trị đời sống tinh thần dân tộc, phải học cái hay của các dân tộc khác. Và hơn ai hết Người là hiện thân của sự giao thoa của những giá trị đời sống tinh thần dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Những quan điểm tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống tinh thần là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam để Đảng ta đề ra chính sách xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, khi nhận thức và giải thích các hiện tượng tinh thần của xã hội phải căn cứ vào tồn tại xã hội, trong đó phương thức sản xuất là nhân tố quyết định nhất. Phương thức sinh hoạt kinh tế như thế nào thì đời sống văn hóa tinh thần có nội dung, đặc điểm, tính chất tương ứng. Sự phát triển và tiến bộ của kinh tế sẽ là tiền đề vật chất quyết định đến sự phát triển và tiến bộ của văn hóa tinh thần. Nền sản xuất nông nghiệp có nền văn hóa nông nghiệp, nền sản xuất công nghiệp có nền văn hóa công nghiệp.
Tính độc lập tương đối của đời sống tinh thần xã hội thể hiện ở chỗ: có những yếu tố thay đổi nhanh, nhưng cũng có những yếu tố bảo thủ, thay đổi rất chậm, ngay cả khi phương thức sinh hoạt kinh tế đã thay đổi. Ph.Ăng ghen từng nói, truyền thống có sức bảo thủ rất lớn. V.I.Lênin thì cho rằng, phong tục, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu níu kéo những người đang sống. Do vậy, tiến hành công nghiệp hóa để phát triển kinh tế thì đồng thời phải làm cuộc cách mạng trên lĩnh đời sống tinh thần. V.I.Lênin khẳng định: “Muốn
tạo lập được chủ nghĩa xã hội cần phải có một trình độ văn hóa nhất định” [23,tr.429]. Chỉ lòng nhiệt tình cộng sản thôi chưa đủ, bởi nếu nhiệt tình mà ngu dốt sẽ thành phá hoại; người mù chữ thì đứng ngoài chính trị. Theo V.I.Lênin, để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, giai cấp vô sản phải xây dựng một nền KH - KT hiện đại; nền giáo dục dân chủ, nhân đạo; nền đạo đức, nghệ thuật cộng sản chủ nghĩa và phải đưa cái đẹp vào cuộc sống.
1.2.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp trồng lúa nước với kỹ thuật canh tác lạc hậu, nông dân chiếm tỷ lệ tuyệt đại bộ phận trong cơ cấu dân cư. Với một nền sản xuất manh mún như vậy đã hình thành nên tâm lý của người sản xuất nhỏ đè nặng tâm hồn, tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi ứng xử bao thế hệ con người Việt Nam trong lịch sử. Đó là lối tư duy dựa vào kinh nghiệm, thiếu tính sáng tạo, tác phong chậm chạp, thiếu sự hợp tác trong lao động…Tâm lý, tác phong đó không phù hợp với nền sản xuất công nghiệp. Sau gần 30 năm đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ khá nhanh, kết cấu hạ tầng xã hội được cải thiện đáng kể. Hệ thống giao thông, truyền tải điện, trường học, bệnh viện, viễn thông… được nâng cấp, xây dựng mới đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt thành thị và nông thôn ở nước ta. Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt nên có điều kiện để mua sắm những phương tiện nghe, nhìn nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Ngày nay, ở cả những vùng nông thôn, miền núi xa xôi, hẻo lánh việc các gia đình nông dân có những vật dụng nghe, nhìn như tivi, radio, điện thoại di động… không còn là điều xa xỉ. Sự phát triển nhanh chóng của quá trình CNH, HĐH, mạng lưới thông tin đại chúng bao phủ toàn quốc đã tạo khả năng cho mọi người dân được tiếp cận thông tin, thưởng thức những sản phẩm văn hóa dân tộc và trên thế giới, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cá nhân và cộng đồng.
Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011)” trình Đại hội lần thứ XI, Đảng ta khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển VH - XH, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần” [15,tr.79]. Từ một nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nên cái thiếu lớn nhất của nước ta là nền đại công nghiệp cơ khí. Vì vậy, khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Đại hội lần thứ III của Đảng xác định: công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở nước ta với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng tạo nền tảng kỹ thuật cho CNXH. Nhận rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, Đại IV của Đảng chủ trương: tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất; cách mạng KH - KT; cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng KH - KT là then chốt.
Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, bàn về chiến lược công nghiệp hóa, Đảng ta bổ sung thêm nội dung “hiện đại hóa”. Đây là lần đầu tiên Đảng ta nêu ra quan niệm “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước. Vấn đề cấp bách đặt ra trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa các chính sách dân tộc của đảng và nhà nước với ba nguyên tắc cơ bản là: Đoàn kết - Bình đẳng - Tương trợ.
Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Phát triển kinh tế phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” [16,tr.98-99] Mối quan hệ biện chứng của quá trình CNH, HĐH và việc phát triển VH - XH, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân thể hiện CNH - HĐH, đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững từ đó tạo điều kiện phát triển VH - XH và “Giải
quyết thành công lĩnh vực văn hóa sẽ tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17,tr.87].
Hội nghị Ban chấp hành trung ương 5 khóa VIII (1998) ra nghị quyết về xây dựng nền văn hóa tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là nền văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy KT - XH phát triển. Đến dự thảo văn kiện trình đại hội XI của Đảng, theo đó: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.
Xác định chính sách lớn của chính sách phát triển đời sống tinh thần là phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống đoàn kết dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ tự cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Toàn bộ đời sống tinh thần là phải tập trung xây dựng con người và môi trường sống. Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có lý tưởng xã hội và trách nhiệm công dân, có tri thức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao, có kỷ năng lao động và đạo đức nghề nghiệp, trung thực và sáng tạo, có ý chí và bản lĩnh chính trị.
Kết luận Chương 1
Khi nói đến đời sống tinh thần là nói đến tất cả những nội dung và cách thức hoạt động trên lĩnh vực tinh thần của con người và xã hội trong điều kiện KT - XH nhất định. Chất lượng của đời sống tinh thần được thể hiện ở trình độ của đời sống văn hóa tinh thần. Đời sống tinh thần của một con người hay cộng đồng như thế nào được xem xét trên các tiêu chí về trình độ hiểu biết, ứng xử của con người, sự phát triển về các mặt chân - thiện - mỹ của mọi hoạt động và quan hệ của con người hay cộng đồng đó; là tổng hòa sống động các hoạt động tinh thần của con người trên mọi lĩnh vực. Theo qui luật và hình thái phát triển KT - XH thì loài người luôn đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; cái đích mà mỗi quốc gia dân tộc yêu chuộng sự tiến bộ luôn khát khao vươn tới là "hợp tác, hòa bình, cùng phát triển", Việt Nam là một trong
những quốc gia đó. Với điều kiện là một nước đang phát triển, việc mở rộng quan hệ hợp tác, tích cực hội nhập là yếu tố hết sức sức quan trọng trong việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, "đi tắt đón đầu" cho các mục tiêu phát triển. Thực hiện CNH, HĐH là nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Biện chứng giữa quá trình CNH, HĐH với nâng cao đời sống của nhân dân là mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa xã hội. Quá trình CNH, HĐH có tác dụng cải tạo tâm lý, tập quán, lối sống cũ lạc hậu của cộng đồng