Thực trạng những biến đổi tích cực trong đời sống tinh thần của dân tộc Khơ Mú trên một số phương diện chủ yếu (chính trị, đạo

Một phần của tài liệu Những biến đổi về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc khơ mú ở miền tây nghệ an trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 58)

của dân tộc Khơ Mú trên một số phương diện chủ yếu (chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa, thẩm mỹ…) và nguyên nhân của nó.

Những biến đổi về đời sống tinh thần của ĐBDT miền Tây Nghệ An nói chung và dân tộc Khơ Mú nói riêng đều bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Với chính sách ưu tiên tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển KT - XH, trước hết là đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông, kết cấu hạ tầng; XĐGN. Phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường và sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, vật chất hỗ trợ của tỉnh, Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước trong quá trình xây dựng phát triển

kinh tế địa phương, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Từ đó những biến đổi tích cực trong đời sống tinh thần của dân tộc Khơ Mú trên phương diện chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa v.v.. cũng biến đổi theo. Tuy nhiên, nhiều mặt trong đời sống tinh thần vượt trước những biến đổi vật chất theo quy luật tính độc lập tương đối của ý thức xã hội với tồn tại xã hội.

2.2.1. Những biến đổi tích cực trong đời sống tinh thần của dân tộc Khơ Mú trên phương diện chính trị.

Trong quan điểm, chủ trương xây dựng và phát triển đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: Văn hóa không nằm ngoài kinh tế, chính trị. Văn hóa nằm trong kinh tế, chính trị. Vì vậy những biến đổi về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khơ Mú trên phương diện chính trị cũng chính là những biến đổi về đời sống kinh tế.

Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến các vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số; đã có rất nhiều các chương trình, dự án đầu tư nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, XĐGN như Chương trình 135, 134, 33, 167, 30a...đặc biệt là ở 03 huyện nghèo Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Các chính sách của tỉnh về hỗ trợ giảm nghèo đối với 42 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài chính sách theo Nghị quyết 30a/Cp; phân công 86 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh giúp đỡ 88 xã nghèo miền Tây. Triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư v.v...Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, tập trung khai thác, phát huy nội lực của từng địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, sự đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp nên KT - XH, hệ thống cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân vùng miền Tây đã có sự chuyển biến tích cực, quốc phòng, an ninh được bảo đảm và giữ vững.

Nhờ vậy bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi ở Miền Tây Nghệ An đã được thay đổi rõ nét, nhất là hạ tầng KT - XH đã được đầu tư đáng kể. Sản xuất một số vùng đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc miền Tây nói chung, dân tộc Khơ Mú nói riêng từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình từ 5-7%/năm, cao hơn nhiều tỷ lệ giảm nghèo chung của cả nước; giáo dục, y tế, VH - XH đều có chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhà nước đã thực hiện lồng ghép với các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và địa phương để hỗ trợ, đầu tư phát triển KT - XH vùng dân tộc Khơ Mú. Điều này khẳng định đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc Khơ Mú trong quá trình phát triển chung của đất nước.

2.2.2. Những biến đổi tích cực trong đời sống tinh thần của dân tộc Khơ Mú trên phương diện đạo đức, pháp luật.

Trong bối cảnh hiện nay tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc tiềm ẩn một số nguy cơ, diễn biến phức tạp như; truyền đạo trái pháp luật, di cư tự do sang Lào, các vấn đề về tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy...v.v. Mặt khác, các thế lực thù địch, phản cách mạng trong và ngoài nước vẫn chưa từ bỏ âm mưu, thủ đoạn luôn tìm cách lợi dụng móc nối, kích động các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng. Người Khơ Mú là một cộng đồng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc ở miền Tây Nghệ An, họ còn hạn chế về kiến thức pháp luật, tuy nhiên ý thức chấp hành pháp luật khá tốt (rất ít người dân tộc Khơ Mú vi phạm phạm luật đến mức phải truy tố pháp luật hình sự). Các quyền tự do tín ngưỡng theo quy định của pháp luật được đảm bảo, không có tình trạng lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động móc nối, chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp sự đổi mới. Dân tộc Khơ Mú có lối sống thật thà, chất phác và rất cách mạng, một lòng đi theo Đảng, Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng du canh du cư, di cư tự do trái phép làm hạn chế kết quả thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước trên địa bàn. Một số chủ trương, chính sách các văn bản hướng dẫn thực

hiện chậm được ban hành, một số chính sách khó thực hiện, không phù hợp nhưng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế chưa kịp thời. Công tác phổ biến, quán triệt, triển khai chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các đoàn thể hiệu quả chưa cao do năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế. Thậm chí triển khai chậm, công tác kiểm tra giám sát thực hiện Nghị quyết chưa đồng bộ, chưa đánh giá đúng thực trạng để đề ra giải pháp thiết thực, phù hợp.

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện các chính sách dân tộc để người dân hiểu, nắm chắc và chủ động tích cực tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát chính sách được quan tâm. Vì vậy, nhận thức của đồng bào về chủ trương, chính sách pháp luật đã từng bước được nâng cao. Việc phát huy vai trò, vị trí của người có uy tín, người đứng đầu dòng, đầu họ; các cụ già làng, trưởng bản trong công tác tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước cũng được phát huy.

2.2.3. Những biến đổi tích cực trong đời sống tinh thần của dân tộc Khơ Mú trên phương diện văn hóa, thẩm mỹ…

Trải qua quá trình di cư, tụ cư, một số người Khơ Mú đã di cư đến các vị trí địa lý khác nhau để sinh sống cùng DT khác, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình. Thay đổi và phát triển rõ nét là tập quán, quan niệm về định cư và phương thức sản xuất kinh tế trong đời sống của đồng bào Khơ Mú. Hiện nay, người Khơ Mú định cư cố định thành làng bản, có xã thuần dân tộc Khơ Mú. Địa bàn định cư không đơn thuần là lưng chừng núi mà có sự thay đổi địa điểm phù hợp, thuận lợi trong phát triển kinh tế và sinh hoạt cộng đồng như ven các tuyến đường giao thông quan trọng, xu hướng định cư xuống nơi thấp hơn, thuận lợi hơn về nguồn nước sinh hoạt và canh tác. Nếu xa xưa họ chỉ biết phát và đốt rừng, chọt lỗ trồng ngô, lúa thì ngày nay đời sống kinh tế của họ đa dạng và phong phú hơn. Một số công việc mà ĐBDT Khơ Mú giỏi như: đan lát các đồ dùng mây, tre, nứa, ghế ngồi, thúng, rổ, mũ nón,… để làm các dụng cụ sinh hoạt gia đình như: ghế, mâm cơm... thì nay một số sản phẩm được trao đổi thành hàng hóa. Nếu như trước đây người Khơ Mú ít dệt hoặc thêu thùa mà chủ yếu là trao đổi sản phẩm khác với người Thái

để lấy quần áo, trang phục thì nay dân tộc Khơ Mú đã biết dệt thổ cẩm, may thành trang phục. Các ngành nghề dịch vụ, buôn bán, trang trại chăn nuôi và trồng trọt cũng được họ xây dựng để ổn định và phát triển cuộc sống. Sinh hoạt cộng đồng, xã hội đã vươn ra ngoài khuôn khổ “cố kết” trong cộng đồng người Khơ Mú mà phạm vi vươn xa, rộng và đa dạng hơn. Thanh niên Khơ Mú có chí học tập ngành nghề, làm công tác ở nhiều cấp khác nhau. Nhiều sinh viên hiện đang theo học hệ chính quy các ngành kinh tế, toán, lý, hóa, văn, sử, chính trị,… ở Trường Đại học Vinh và các trường khác trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hôn nhân và gia đình cũng nhiều đổi mới, giao lưu, kết bạn và kết hôn với các dân tộc khác như Thái, Mông, Kinh,… Phương pháp và hình thức thể hiện tình yêu trai gái đa dạng, phong phú hơn, bớt rườm rà, loại bỏ được nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu.

Các phong tục văn hóa đặc trưng truyền thống được lưu truyền, phát triển phù hợp với đời sống xã hội ngày càng phát triển. Hầu như trong gia đình con cái không còn tháo nhà khi phải chịu “khó”, để tang bố mẹ; không di cư bản làng để tìm chỗ canh tác mới; không còn tin tưởng tuyệt đối vào thầy cúng khi ốm đau bệnh tật, hầu hết đã đến bệnh viện chữa trị; hay việc làm nhà lớn, kiên cố, giết trâu ăn mừng cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, thời gian và điều kiện cho phép, phù hợp của từng gia đình,… Những giá trị tinh thần truyền thống như “hát Tơm” không ngừng được bổ sung nội dung, làm giàu thêm các giai điệu, chất liệu âm nhạc mới, nâng cao chất lượng phục vụ sinh hoạt cộng đồng như lễ hội làng bản.

Tất cả những biến đổi đó đang từng bước góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc đời sống tinh thần của dân tộc Khơ Mú ở Miền Tây Nghệ An, kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Những biến đổi về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc khơ mú ở miền tây nghệ an trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w