bước cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An hiện nay.
3.2.1. Phải tôn trọng lợi ích, củng cố, giữ gìn những truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán... bản sắc tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khơ Mú.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, không tránh khỏi những ảnh hưởng cả về mặt tích cực và tiêu cực trong đời sống của các nước khác, dân tộc khác với nhau. Đó là những nhược điểm, hạn chế - sản phẩm tất yếu của kinh tế tiểu nông, của thiết chế cộng đồng, làng xóm và nền văn minh tiền công
nghiệp trở thành những lực cản và sức ỳ tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển văn hoá. Cộng đồng dân tộc Khơ Mú cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng đó. Chính vì vậy văn hoá truyền thống của người Khơ Mú hiện nay đã bị mai một đi ít nhiều, nhiều người Khơ Mú không còn biết hát tơm, không biết đến các câu truyện kể về dân tộc mình, dòng họ mình, không biết đến các làn điệu múa; không biết tự tay đan lát những vật dụng cho sinh hoạt gia đình vốn đã đạt đến kỹ thuật tinh xảo, đặc biệt là ở trong lớp trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân làm người Khơ Mú tự ti, chưa vươn lên khẳng định niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Việc giữ gìn, củng cố truyền thống văn hoá dân tộc có một giá trị ý nghĩa to lớn về mặt thời đại, khẳng định vị trí Độc lập của dân tộc. Khôi phục, bảo tồn, phát triển là yêu cầu cấp thiết về văn hoá. Với sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn dân tộc thiếu số đã làm cho bộ mặt ở nơi đây từng ngày có những đổi thay, sự đói nghèo từng bước bị đẩy lùi; có nhiều con đường mới, ngôi nhà mới, nhiều công trình phúc lợi công cộng được chú trọng đầu tư nhằm đáp ứng những nhu cầu về đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sự phát triển về kinh tế không đồng thời với việc quan tâm chăm lo về văn hoá một cách tương xứng, hay nói khác văn hóa chưa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội đã làm cho những giá trị văn hoá truyền thống bị lãng quên, bị mai một. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai trái với thuần phong mỹ tục... Những ngôi nhà truyền thống của người Khơ Mú đã được thay thế bằng những ngôi nhà mang phong cách hiện đại, trang phục váy dân tộc của phụ nữ chỉ có những người cao tuổi còn mặc. Rất ít trong lớp trẻ hiện nay còn biết đầy đủ những phong tục tập quán, lễ nghi của gia đình dòng họ. Một bộ phận phụ huynh hiện nay chỉ chăm lo dạy tiếng phổ thông cho con cái mà vô tình đã làm mất đi cái gốc của dân tộc mình là tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc không phải đơn giản chỉ là phương tiện để thông tin mà ngôn ngữ còn
hàm chứa trong đó rất nhiều các yếu tố huyền bí của văn hóa của riêng từng dân tộc. Ngôn ngữ chỉ linh thiêng khi nó là tiếng mẹ đẻ. Tất cả các pháp thuật, bùa chú, lời sấm, lời nguyền… chỉ thiêng với người nói bằng tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy mà Liên hợp quốc đã khuyến cáo các dân tộc thiểu số trên thế giới cần phải dạy cho con trẻ nắm chắc ngôn ngữ của dân tôc mình rồi mới học các ngôn ngữ khác. Cũng như việc thể hiện lễ hội, đối với một lễ hội truyền thống, quan trọng nhất là giữ gìn sự độc đáo riêng. Nếu lễ hội bị sân khấu hóa thì sẽ mất đi sự độc đáo, nét riêng biệt của lễ hội truyền thống đó.
Bởi vậy, để lưu giữ giá trị văn hoá dân tộc phải khôi phục và duy trì các lễ hội truyền thống như: Lễ hội mừng được mùa, mừng nhà mới ...thành lập các câu lạc bộ hát làn điệu dân ca và tổ chức mời các nghệ nhân dạy hát làn điệu dân ca tơm cho thế hệ trẻ. Quan tâm phục dựng các vũ điệu độc đáo của người Khơ Mú. Tổ chức các lớp dạy tiếng Khơ Mú nguyên gốc nhằm hạn chế sự vay mượn ngôn ngữ của dân tộc khác như ngôn ngữ Thái, Việt. Sự pha tạp về ngôn ngữ quá nhiều trong cách diễn đạt vừa tạo ra một lối tư duy sai lệch, vừa góp phần làm cho ngôn ngữ mẹ đẻ dần dần bị lãng quên.
Duy trì và phát huy nghề đan lát thủ công truyền thống, khôi phục nghề thêu dệt, phục chế lại trang phục của người Khơ Mú, phát động trong chị em phụ nữ mặc trang phục dân tộc trong các ngày lễ hội, các sự kiện chính trị lớn của địa phương. Nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, quyết tâm bứt phá đi lên sánh vai cùng các dân tộc anh em khác. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng văn hoá như nhà văn hoá, các thiết chế văn hoá, trang bị tủ sách tại các nhà văn hoá khối xóm bản, bố trí hệ thống loa phát thanh, từng bước nâng cấp hạ tầng thông tin - truyền thông đảm bảo đáp ứng nhu cầu xem truyền hình cho đồng bào giúp đồng bào được tiếp cận thông tin kịp thời và được hưởng thụ các giá trị văn hoá mới. Bên cạnh đó có thể tổ chức cho các cụ già làng, trưởng bản người có uy tín đi tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở một số địa phương khác, dân tộc khác để nâng cao kiến thức, năng lực nhận thức xã hội. Song trong việc triển khai các mục tiêu giữ gìn, bảo tồn và phát triển văn hoá cần quan tâm đến những đặc điểm về phong tục truyền thống, tâm lý,
tính cách riêng; trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giữa các dân tộc các vùng miền để có những biện pháp, những bước đi thích hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể của từng dân tộc, trong đó phải đặc biệt chú ý tới những nét đặc thù (địa bàn cư trú, phong tục truyền thống - các đặc điểm tự nhiên và xã hội) của các dân tộc. Thực hiện đúng nội dung nhất quán từ Hiến pháp - bộ luật gốc - về quyền của các dân tộc thiểu số, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để càng ngày càng sát gần hơn với tiêu chí cao nhất là: Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa khác nhau của các dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn của khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Đảng ta nêu rõ: Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những gía trị truyền thống. "Trong thời kỳ mới, kế thừa và bảo tồn một cách có chọn lọc các giá trị truyền thống là tất yếu; đồng thời phải tập trung xây dựng những giá trị mới, những thành tựu mới đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Kế thừa và phát triển trong văn hoá luôn gắn chặt với quá trình mở cửa, hội nhập, tiếp nhận các giá trị của thế giới đương đại, để làm giàu cho các giá trị dân tộc, nâng trình độ phát triển của văn hoá Việt Nam lên tầm cao mới".
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng trên cơ sở bổ sung cương lĩnh năm 1991 đã làm rõ hơn hai nội dung:
- Xây dựng văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tiinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn
bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh noọi sinh quan trọng của phát triển.
- Kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
Nghị quyết số: 33-NQ/TW ngày 9 tháng 6 năm 2014 Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước", trong mục tiêu chung nêu rõ: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VII nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười cũng đã khẳng định: "Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời nhũng giá trị truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng của người khác, dân tộc khác".
3.2.2. Từng bước bồi dưỡng, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chính trị,
pháp luật, lối sống, đạo đức, thẩm mỹ… đối với đồng bào dân tộc Khơ Mú
Trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, để giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng với chính quyền cần đặc biệt chăm lo xây dựng trong đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Khơ Mú nói riêng luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, không dao động trước mọi biến cố phức tạp, trước âm mưu của các thế lực thù địch; có đủ năng lực thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ
luật cao, tôn trọng tập thể, tôn trọng pháp luật. Xây dựng tốt khối đại đoàn kết dân tộc. Đây là vấn đề có ý nghĩa thời sự, thời đại cấp thiết hiện nay.
Đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An có lịch sử cư trú lâu đời ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mỗi dân tộc lại gắn liền với vùng địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, hình thành nên những đặc điểm riêng khác nhau. Nhưng có tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau từ buổi bình minh lịch sử cho đến quá trình dựng nước và giữ nước hôm nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước và xu thế hội nhập hiện nay, bên cạnh những yếu tố tích cực cũng không ít những yếu tố tiêu cực cả về mặt chủ quan và khách quan tác động đến đồng bào Khơ Mú. So với mặt bằng trình độ dân trí chung với các dân tộc khác trong vùng, thậm chí trong cùng một địa bàn cư trú cho thấy dân tộc Khơ Mú có trình độ dân trí thấp hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, con em người đồng bào dân tộc Khơ Mú đi học lên cao thấp hơn, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính tri từ huyện đến xã ít hơn so với bình quân tỷ lệ dân số là người Khơ Mú; năng lực nhận thức xã hội cũng hạn chế hơn. Đây là một thực tế. Việc từng bước bồi dưỡng, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chính trị, pháp luật, lối sống, đạo đức, thẩm mỹ cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đặc biệt là dân tộc Khơ Mú là điều cần thiết. Nhằm giúp đồng bào có nhận thức đúng đắn về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng về xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực KT - XH, QP - AN. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và mọi quần chúng nhân dân hiểu rõ các quan điểm, nhiệm vụ về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể và quần chúng nhân dân. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, các báo cáo viên về các Nghị quyết của Đảng trên cơ sở đó chỉ đạo triển khai các lớp quán triệt,
học tập nghiên cứu đến tận chi bộ mở rộng cho các đối tượng quần chúng tham gia.
Quan tâm nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào thông qua các hình thức tuyên truyền phổ biến, phát tờ rơi, áp phích; loa phát thanh; thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt khối xóm, bản về các nội dung luật có liên quan trực tiếp trong đời sống của đồng bào như: Luật hôn nhân - gia đình, Luật đất đai, luật biên giới, luật dân sự, luật hòa giải, luật phòng chống ma túy, luật chăm sóc giáo dục trẻ em...vv. Tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Khơi dậy trong đồng bào niềm tự hào, tự tôn dân tộc; biết phát huy, giữ gìn và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là: ngôn ngữ nói, phong tục tập quán, trang phục, nhà ở, các giá trị văn hóa ẩm thực, văn hóa văn nghệ, văn hóa dân gian... Nâng cao vai trò của các thành viên gia đình, đặc biệt là vai trò của ông bà, cha mẹ trong việc quan tâm giáo dục con cái; trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình với nhau; phải coi gia đình là điểm tựa vững vàng và là nguồn sinh lực mạnh mẽ để bước vào xã hội trong cuộc sống hiện đại ngày nay; phải biết phát huy những giá trị thuần phong mỹ tục, nét đẹp trong cuộc sống gia đình gia giáo; những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với chuẩn mực đạo đức xã hội trong điều kiện kinh tế thi trường, mở cửa hội nhập quốc tế; phải biết "gạn đục, khơi trong" để gạt bỏ những nhân tố tiêu cục, giữ lại và phát huy những tinh hoa của dân tộc của nhân loại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản người có uy tín trong cộng đồng dân cư trong việc gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tiên phong trong việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt cuộc vận động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", mà trọng tâm là xây dựng "gia đình văn hóa", "làng văn hóa". Lấy con người ở vị trí trung tâm, chăm lo xây dựng con người phát triển toàn diện, trọng tâm