1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài : Ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay

187 2,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Trong bối cảnh đó, việc tập trung nghiên cứu đạo Tin lành, nhất lànghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồngbào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay nhằm

Trang 1

Lê hồng phong

ảnh hởng của đạo tin lành đối với

đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số ở tây nguyên hiện nay

luận án tiến sĩ triết học

Hà Nội – 2014 2014

Trang 2

Lê hồng phong

ảnh hởng của đạo tin lành đối với

đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số ở tây nguyên hiện nay

Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS

Mã số: 62 22 80 05

luận án tiến sĩ triết học

Ngời hớng dẫn khoa học: GS, TS Lê hữu nghĩa

Hà Nội – 2014 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.

Tác giả luận án

Lê Hồng Phong

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 6

1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin lành

đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 16

1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp phát huy

mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin lành

đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 19

Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA

ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ

2.1 Đời sống tinh thần và một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 26

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG

TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY

NGUYÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU

3.1 Thực trạng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 70

3.2 Nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 97

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM

PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI

SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY

4.1 Quan điểm cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế

những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần

của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 121

4.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và

hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống

tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 127

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời trong những điều kiệnlịch sử nhất định Trong quá trình phát triển, tôn giáo luôn có ảnh hưởng khásâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội,văn hóa, đạo đức, lối sống… Việt Nam là một đất nước có truyền thống vănhóa lâu đời và là một quốc gia có nhiều tôn giáo, số lượng người theo đạo kháđông Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta

có hơn 25 triệu tín đồ, chiếm hơn ¼ dân số Hơn nữa, tôn giáo cũng đang làmột vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm liên quan đến chính sách đối nội,đối ngoại của Đảng và Nhà nước Do vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo

là vấn đề quan trọng không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tinh thầncủa một bộ phận nhân dân mà còn tác động không nhỏ tới tình hình chính trị,kinh tế - xã hội của đất nước

Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông vàLâm Đồng) có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế và an ninh – quốc phòng hết sứcquan trọng, là địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh không chỉ đối vớikhu vực mà còn đối với cả nước Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng là nơi cónhiều diễn biến phức tạp về dân tộc và tôn giáo Vì vậy, qua các giai đoạncách mạng, bên cạnh việc giải quyết các vấn đề về chính sách kinh tế - xã hội,Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề có tầm quantrọng đặc biệt Nhờ vậy, những năm qua kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã cónhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc TâyNguyên được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

Tuy nhiên, trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, đạo Tinlành ở Tây Nguyên phát triển nhanh và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đờisống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Bên

Trang 7

cạnh những mặt tích cực và hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định, tuân thủpháp luật, tình hình đạo Tin lành ở Tây Nguyên diễn biến rất phức tạp Lợidụng những khó khăn về đời sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán củađồng bào dân tộc thiểu số và những thiếu sót trong quá trình thực hiện chínhsách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch đã tăngcường hoạt động tuyên truyền, lừa phỉnh, phát triển đạo trái phép, kích động

tư tưởng ly khai, lôi kéo người vượt biên trái phép; lợi dụng việc phát triển

“Tin lành Đêga” để lôi kéo chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người

có tôn giáo và không tôn giáo, tách Tin lành của người Kinh ra khỏi Tin lànhcủa đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt âm mưu chia rẽ đồng bào tôn giáo vớiĐảng, Nhà nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, điển hình là các vụbạo loạn mang tính chất chính trị vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004

Ở bên ngoài, các phần tử phản động, cực đoan vu cáo Đảng và Nhà nước tađàn áp dân tộc thiểu số, tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền chống phá tagây mất ổn định chính trị xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sốngtinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Trong khi đó, việc giải quyết một số vấn đề của đạo Tin lành theo chủtrương của Đảng ở một số nơi còn hạn chế trên nhiều mặt, vẫn còn có nhậnthức, quan điểm và cách giải quyết chưa thật sự thống nhất Điều đó dẫn đếnmột bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu đúng đắn vềchính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, làm cho tình hình cácmặt ở Tây Nguyên có nhiều phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự ở Tây Nguyên, và ổn địnhchính trị của cả nước Bên cạnh đó, do yêu cầu phải xây dựng đời sống vănhóa tinh thần phong phú, lành mạnh làm cơ sở, động lực để phát triển kinh tế

- xã hội; tăng cường, củng cố tính thống nhất trong đa dạng ở vùng đồng bàodân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; chống lại những tiêu cực trong quá trình hộinhập và giao lưu văn hóa hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng

Trang 8

Trong bối cảnh đó, việc tập trung nghiên cứu đạo Tin lành, nhất lànghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồngbào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay nhằm tìm ra giải pháp khắc phụcảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực là vấn đề có ýnghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.

Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ Triết học của

- Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải phápnhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu

Trang 9

cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số

ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Luận án tập trung nghiên cứu đạo Tin lành ở Tây Nguyên, ảnh hưởngcủa nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyênnhư: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa truyền thống; tín ngưỡngtruyền thống

- Phạm vi nghiên cứu: Các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong thời kỳ đổi mới

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, tôngiáo, đường lối văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên

- Luận án dựa vào các văn kiện của các đại hội Đảng, các nghị quyết củaTrung ương, các tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh TâyNguyên hiện nay có liên quan đến đề tài

- Cơ sở thực tiễn là tình hình kinh tế- xã hội, đời sống tinh thần của đồngbào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể như: phântích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; so sánh; phương pháp điều tra xã hộihọc, khảo sát thực tiễn… ngoài ra, luận án còn sử dụng kết quả nghiêncứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở nước ta có liênquan đến đề tài

5 Đóng góp mới của luận án

Trang 10

- Làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và nhữngnguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thầncủa đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.

- Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơbản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cựccủa đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ởTây Nguyên trong bối cảnh hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan Đảng vàNhà nước trong việc xây dựng chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo ởnước ta nói chung và ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạytrong các trường chính trị tỉnh và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minhcác khu vực

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đượccông bố có liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận án gồm 4 chương, 9 tiết

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành

Tác giả Nguyễn Xuân Hùng với bài viết "Về Nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin lành tại Việt Nam"[102 ] cho rằng, chỉ đến năm 1911, khi cácgiáo sĩ của Hội Liên hiệp Cơ Đốc và Truyền giáo (CMA) lập trụ sở truyềngiáo thì việc truyền đạo Tin lành cho người Việt Nam mới được bắt đầu vàđến đầu những năm 30 tên gọi đạo Tin lành được phổ biến và trở thành têngọi phổ thông Ngày nay, tên gọi đạo Tin lành trở thành tên riêng phổ biến tạiViệt Nam

Nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói

riêng, tác giả Nguyễn Thanh Xuân chủ biên hai cuốn sách “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam” [130] và “Đạo Tin lành ở Việt Nam” [11] Tác giả đã khái quát về quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin

lành trên thế giới; các giáo lý, luật lệ, các lễ nghi, tổ chức giáo hội, sự giống

và khác nhau giữa Tin lành và Công giáo Trên cở sở đó tác giả đã trình bàyquá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam Đây là những cuốnsách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn vềđạo Tin lành và quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở nước ta nóichung, ở Tây Nguyên nói riêng

Bài viết “Vài nhận biết về Tin lành Mỹ” của tác giả Đỗ Quang Hưng

[66] cho rằng, tôn giáo có vị trí lớn trong đời sống nước Mỹ Hơn nữa, khithực hiện chính sách bành trướng, người Mỹ đã sử dụng vũ khí tôn giáokhông chỉ như là một “kinh nghiệm” của các thế lực thực dân xưa kia, mà hơn

Trang 12

thế, nó còn vì, tôn giáo là một “căn tính” của họ Trên cơ sở làm rõ đặc điểmtôn giáo liên quan đến sự hình thành cộng đồng Tin lành Mỹ, tác giả đã đi sâulàm rõ một số đặc trưng của Tin lành Mỹ và đưa ra bốn nhận xét về Tin lành

Mỹ Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý cho quá trình nghiêncứu sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với nước ta nói chung, ởTây Nguyên nói riêng

Cuốn sách “Lịch sử đạo Tin lành” của tác giả Jean Bau Bérot [71] đã đề

cập đến về vấn đề cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI và cùng với nó là

sự ra đời đạo Tin lành Buổi đầu hình thành, nó là một “tôn giáo phản kháng”,phản đối một số tục lệ, truyền thống hoặc cấu trúc của nhà thờ Công giáo La

Mã Do bị đàn áp dữ dội, nhiều tín đồ Tin lành phải di cư sang châu Mỹ, lậpnên nhiều giáo phái khác nhau Trên cơ sở đó tác giả đã trình bày tính hiệnđại và thực trạng đạo Tin lành đương thời Lịch sử đạo Tin lành cho thấy rõtính chất phức tạp, không ngừng cải cách, hiện đại hóa và đa giáo phái của nó.Tìm hiểu lịch sử ấy giúp chúng ta lý giải rõ hơn một số hiện tượng thực tếđang diễn ra hiện nay của đạo Tin lành

Cuốn sách "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" tác

giả Max Weber (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần HữuQuang dịch) [80] Đây là công trình nghiên cứu công phu, trong đó tác giả đitìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại, bằngcách khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộccác giáo phái Tin lành, phác họa một cái khung phương pháp luận nhằm tìmhiểu những động lực văn hóa - tinh thần vốn luôn được chi phối, thúc đẩy,hoặc cản trở quá trình biến đổi kinh tế - xã hội Từ những vấn đề nghiên cứu,tác giả cho rằng nền đạo đức Tin lành có mối liên hệ với tinh thần của chủnghĩa tư bản và tạo ra động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự pháttriển chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Trang 13

Mã Phúc Thanh Tươi trong bài “Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin lành và đạo đức truyền thống” [121], trên cơ sở trình bày tổng quan về đạo

Tin lành, đã đi sâu luận giải làm rõ sự tương đồng giữa đạo đức Tin lànhvới đạo đức truyền thống trên cơ sở lý giải những đặc trưng văn hóa, giá trịnhân văn tương đồng giữa các nền văn hóa để hướng tới sự hòa đồng và hộinhập

Bài viết "Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành hiện nay" của tác giả Nguyễn Hồng Dương [34], trên cơ sở phân tích

tính đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành và đặc thù về sự

đa dạng tổ chức đạo Tin lành ở Việt Nam, đã làm rõ mối quan hệ giữa Nhànước Việt Nam với các tổ chức đạo Tin lành, mối quan hệ này được thểhiện qua đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta với đạo Tin lành.Theo tác giả, với nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân

dân, đặc biệt là những quy định tại Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành

mà trọng tâm là việc công nhận tổ chức Hội Thánh Tin lành thì quan hệgiữa Nhà nước Việt Nam với các hệ phái Tin lành vì vậy được cải thiệnmột cách cơ bản Giáo sĩ, tín đồ đạo Tin lành tin tưởng vào đường lối,chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tích cực thực hiện

đường hướng hành đạo: Sống Phúc Âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc.

Cuốn sách “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn

đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồng Dương [35], trong chương IV, phần II, những vấn đề công nhận các tổ chức Tin lành;

trên cơ sở đưa ra hai đặc thù quan trọng quy định vấn đề công nhận các tổchức Tin lành ở Việt Nam là đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạoTin lành ở Việt Nam và đặc thù về sự đa dạng tổ chức Tin lành ở Việt Nam;tác giả đã trình bày đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn

Trang 14

đề công nhận các tổ chức Tin lành tại Việt Nam và những kết quả đạt đượctrong thời gian qua

1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Cuốn sách "Nếp sống - Phong tục Tây Nguyên" [26] Đây là tập Kỷ yếu

hội thảo khoa học của Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức tháng 5 năm 1994.Các nhà khoa học cho rằng, Tây Nguyên là miền đất chiến lược quan trọng,

là vùng có kho tàng văn hóa dân gian truyền thống phong phú đa dạng, đasắc và hết sức độc đáo Trong các lễ hội, phong tục tập quán của đồng bàochứa đựng bao cái hay, lòng nhân ái, tính nhân văn, khiếu thẩm mỹ, khảnăng diễn đạt tình cảm tinh tế song đang bị mai một đi một cách nhanhchóng Nguyên nhân do sự thấp kém của đời sống kinh tế và trình độ dân trí;cách cư xử của chúng ta không thích hợp với vốn văn hóa cổ truyền; sự xâmnhập nhanh chóng của đạo Tin lành ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu sốTây Nguyên Trên cơ sở đánh giá thực trạng nếp sống, phong tục TâyNguyên, những cái cần khai thác, phát huy; những hủ tục, lạc hậu cần ngănchặn, loại bỏ, các tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm gìn giữ và pháthuy những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số ởTây Nguyên Như: bài viết "Hãy cứu lấy những dòng văn hóa của các dântộc ít người" của tác giả Hoàng Quốc Hải; "Những phong tục tập quán nêngiữ và nên bỏ ở Tây Nguyên" của tác giả Hoàng Bích Nga; "Vài suy nghĩ vềnếp sống và phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên" của tác giả LinhNga Niêk Đam Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà khoahọc, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nhằm tìm ra các giảipháp có tính đồng bộ cho vùng đất có những đặc thù như Tây Nguyên Đồngthời, công trình cũng là cơ sở để nghiên cứu sinh đưa ra những giải phápphát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế đời sống tinh thầncủa đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Trang 15

Cuốn sách “Một số nét đặc trưng của Phong tục các dân tộc Tây Nguyên” do Lâm Tâm - Linh Nga Niêk Đam chủ biên [104], đã khắc họa

những nét đặc trưng của Tây Nguyên trên các lĩnh vực của đời sống xã hộinhư: tổ chức xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân và về lễ hội Đây là nhữngtài liệu quý giúp nghiên cứu sinh hiểu được những nét đặc trưng về phong tụccác dân tộc Tây Nguyên, để có căn cứ khi nghiên cứu đề xuất các giải phápxây dựng đời sống tinh thần ở Tây Nguyên hiện nay

Cuốn sách "Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên" của tác giả Lưu Hùng [65]

đã giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa cổ truyền của Tây Nguyên như:văn hóa vật chất (gồm sinh hoạt kinh tế - sản xuất; tập quán ăn, hút; nhà cửa

và hình thức cư trú; công cụ, dụng cụ, vũ khí), văn hóa xã hội (gồm các quan

hệ họ hàng thân thuộc; làng; truyền thống sở hữu; phong tục trong chu kỳ đờingười), văn hóa tinh thần (gồm tín ngưỡng - tôn giáo; văn học dân gian; camúa nhạc dân gian và nghệ thuật tạo hình trang trí dân gian) Qua tác phẩmnày tác giả đã cho thấy mối quan hệ biện chứng và vai trò quyết định của tồntại xã hội đối với ý thức xã hội; của đời sống vật chất đối với đời sống tinhthần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên Đây là cuốn sách tham khảo

có giá trị, giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống tinh thầncủa đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trên cơ sở đó làm rõ sự ảnhhưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu

số Tây Nguyên

Cuốn sách “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên” do

Nguyễn Hồng Sơn và Trương Minh Dục chủ biên [60] là công trình của tậpthể tác giả nghiên cứu và giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính Khuvực III, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Nội dungcuốn sách đề cập đến cơ sở hình thành các giá trị văn hóa Tây Nguyên và ảnhhưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay như: ảnhhưởng đến sự phát triển kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội, ổn định chínhtrị ở Tây Nguyên trên cơ sở đó các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu giữ

Trang 16

gìn và nâng cao giá trị văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hộiTây Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Cuốnsách là tư liệu quý để tham khảo, đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên hiện nay.

Đề cập đến đời sống văn hóa ở Tây Nguyên, tác giả Ngô Đức Thịnh đã

có một loạt các công trình nghiên cứu như: "Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên"; "Buôn làng, luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng của các tộc người ở Tây Nguyên hiện nay"; "Một số đặc trưng trang phục Tây Nguyên"; "Định hướng sản xuất và phân công lao động trong các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên"[110]; "Một số vấn đề về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Tây Nguyên"[109] Những công trình nghiên

cứu của tác giả tập trung đi sâu làm rõ văn hóa truyền thống của đồng bào cácdân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các khuynh hướng biến đổi và đưa ra một sốgiải pháp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các tộcngười ở Tây Nguyên Những phân tích, nhận định, đánh giá của tác giả vừa

cụ thể, vừa tổng quát sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhàquản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển Tây Nguyên

Bài tham luận "Mất, còn của văn hóa dân gian Tây Nguyên; vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa và tác giả người dân tộc" của tác giả Linh Nga

Niêk Đam, được trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Vănhọc - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1997[63] Theo tác giả,văn hóa dân tộc Tây Nguyên đang ngày càng mất dần, bởi xu hướng đô thịhóa buôn làng, ý thức của con người có lỗi khi đã không có sự giáo dụctruyền thống một cách đầy đủ Trên cơ sở đó, tác giả đã đề cập đến việc xemxét cái gì nên giữ? cái gì nên bỏ? Điều đó cần phải có một đội ngũ cán bộ vănhóa người dân tộc tại chỗ, có tri thức Tham luận là tài liệu tham khảo tốt đểgóp phần nghiên cứu về thực trạng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộcthiểu số ở Tây Nguyên hiện nay

Trang 17

Cuốn sách "Giữ gìn và phát huy tài sản văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc

và Tây Nguyên" của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam[64] là cuốn sách tập

hợp những bài viết của các nhà khoa học am hiểu về văn hóa các dân tộc TâyBắc và Tây Nguyên thuộc hai Hội thảo khoa học của Hội Văn nghệ dân gianViệt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và Sở Văn hóa Thôngtin Thể thao Đắk Lắk tổ chức năm 1994 và 1995 Công trình đã làm nổi bậttính phong phú, độc đáo của văn hóa cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên như:ngôn ngữ, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục tập quán, tín ngưỡng, trang phục nhiều bài viết đã khẳng định, văn hóa các dân tộc Tây Nguyên có tác dụng tolớn đối với đời sống nhân dân Tây Nguyên xưa và nay Trong những nămqua, mặc dù đã được sưu tầm, phát huy nhưng do điều kiện xã hội và nhậnthức chưa đúng đắn đối với văn hóa dân tộc nên đang có nguy cơ mai một và

pha tạp làm mất đi tính nguyên sơ của nó Trong bài tham luận "Hãy bảo vệ bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc người Tây Nguyên trong đời sống hiện nay"[64], tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã khẳng định, nhân loại nhận ra văn hóa

dân tộc mới là động lực của phát triển Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyênchính là bảo vệ con người Tây Nguyên, và đồng thời là bảo vệ bản sắc vănhóa của cư dân toàn khu vực trong đó có cả các tộc người trong quốc gia, dântộc Việt Nam Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên không có nghĩa là chối từ

sự du nhập yếu tố văn hóa nhân loại, mà ngược lại cùng với việc nâng cao dântrí, việc trau dồi văn hóa của bản thân, thấy đúng và tự hào về văn hóa củachính mình, mới là con đường chắc chắn nhất để tiếp thu khoa học và côngnghệ, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân

Trong bài "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên", của tác giả Tô Ngọc Thanh [64] cho rằng: vấn đề giữ gìn và phát

huy di sản văn hóa dân tộc đang là mối quan tâm của toàn thế giới Nền vănhóa các dân tộc Tây Nguyên rất phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.Tác giả cũng nhấn mạnh, cần phải thẳng thắn nói rằng, việc làm của chúng tachưa thật hiểu thấu đáo những giá trị của vốn di sản đó; chúng ta chưa hiểu

Trang 18

cái giá trị căn cốt, xuất phát từ vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan củađồng bào, mà từ đó họ sáng tạo ra toàn bộ các sản phẩm và giá trị văn hóa.Một số số bài viết khác lại đi sâu vào các lĩnh vực như: âm nhạc, cồng chiêng,

lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên Trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ranhững việc cần làm ngay trong những năm tới và đề xuất những giải phápnhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên hiện nay.Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìnđầy đủ hơn về vấn đề giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên hiện nay

Cuốn sách “Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên - thực trạng và những vấn

đề đặt ra” do Trần Văn Bính chủ biên[16], là công trình tập hợp bài nghiên

cứu của nhiều tác giả am hiểu về Tây Nguyên thuộc nhóm Đề tài khoa họccấp Nhà nước KX.05-04 giai đoạn 2001 - 2005 Công trình đã phân tích, đánhgiá khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng đời sống văn hóa tinhthần của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới;đồng thời đã đưa ra những dự báo xu hướng và đề xuất những giải pháp chủyếu nhằm phát triển đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc Tây Nguyên dưới

sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong bài

"Văn hóa các tộc người Tây Nguyên thành tựu và thực trạng", tác giả Tô Ngọc

Thanh khẳng định[16]: chính những tiến bộ vượt bậc trong kinh tế và xã hộiđang đặt ra những thách thức lớn cho việc tiếp nối, phát triển truyền thốngvăn hóa các tộc người Tây Nguyên Ở các tộc người Tây Nguyên đã có mộtbước nhảy vọt, nhảy xa với tốc độ lớn, tạo ra những đột biến lớn lao trongđời sống văn hóa của các tộc người Tây Nguyên Thay đổi lớn nhất về mặtnày là sự xuất hiện con người Tây Nguyên thời đổi mới Các hình thức hoạtđộng văn hóa xưa đã mất đi cơ sở xã hội mà từ đó và vì đó, chúng được sinh

ra và tồn tại Nền văn hóa cổ truyền đang bị thử thách trong tình trạng củamột thực thể bị giải thể vì bị mất đi cơ sở kinh tế - xã hội vốn có của mình.Thêm nữa, những yếu tố văn hóa ngoại sinh lại đang tràn ngập đời sống hàngngày của đồng bào Tất cả những nhân tố đó đang đặt văn hóa cổ truyền các

Trang 19

tộc người Tây Nguyên bên bờ vực của sự mai một Trong bài viết "Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên", tác giả

Trương Minh Dục[16] cũng đưa ra 4 hiệu ứng tiêu cực của đời sống văn hóatinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Theo tác giả, sự tăngtrưởng khá nhanh về kinh tế ở Tây Nguyên bên cạnh mặt tích cực nhưng cũngtạo ra sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, việc mất rừng với tốc độnhanh đã phá vỡ cấu trúc văn hóa truyền thống, làm đứt gãy truyền thống vănhóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Những số liệu, cứ liệu của các tácgiả là phong phú và có giá trị Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để nghiêncứu sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về thực trạng và những vấn đề đặt

ra đối với văn hóa các dân tộc Tây Nguyên

Kỷ yếu hội thảo khoa học "Nhà Rông - Nhà Rông văn hóa" do Viện Văn

hóa- Thông tin, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, Sở Văn hóa Thông tin KonTum tổ chức năm 2004[126] đã khẳng định những giá trị của nhà rông cổtruyền, vai trò của nhà rông trong tâm thức người dân các dân tộc thiểu số ởTây Nguyên Các tham luận đã đi sâu làm rõ những vấn đề bức xúc đang đặt

ra từ thực tiễn khoa học của nhà rông, với tư cách là một thiết chế văn hóađương đại, là di sản văn hóa cả phương diện vật thể lẫn phương diện phi vậtthể Khẳng định việc tu bổ, sửa chữa để giữ gìn thiết chế văn hóa cổ truyềnnày là cần thiết Công trình mặc dù đi sâu nghiên cứu về nhà rông nhưng nhàrông với tư cách là một thiết chế văn hóa nên có vai trò quan trọng trong đờisống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Những đánh giá, nhậnđịnh của các nhà nghiên cứu là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh xác địnhquan điểm, nội dung và phương thức xây dựng đời sống tinh thần của đồngbào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay

Bài viết “Thử bàn về xã hội và gia đình các tộc người ở Tây Nguyên”

của tác giả Đặng Nghiêm Vạn[122], trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác- Lênin, tác giả cho rằng: xã hội các tộc người ở Tây Nguyên trướcđây là xã hội ở thời kỳ dân chủ quân sự, thuộc mạt kỳ nguyên thuỷ, chưa

Trang 20

chuyển hoá thành xã hội có giai cấp Các cư dân Tây Nguyên nhất là nhữngvùng hẻo lánh còn duy trì khá chặt chẽ chế độ công hữu Một số tộc ngườivẫn còn chế độ mẫu hệ, có một số lại đang chuyển dần sang chế độ phụ hệ.Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý, cho quá trình nghiên cứu

để đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sốngtinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ đó đưa ra những giảipháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực củađạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở TâyNguyên hiện nay

Cuốn sách "Văn hoá, xã hội và con người Tây Nguyên" do Nguyễn Tấn

Đắc chủ biên[46] đã mô tả và phân tích xã hội truyền thống Tây Nguyên từ:thể chất con người Tây Nguyên, đời sống vật chất, phương thức sản xuất, tổchức xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, những hệ thống công cụsản xuất và tư duy Tác giả đưa ra 6 hằng số giá trị của văn hoá Tây Nguyên,

4 vấn đề đặt ra đối với Tây Nguyên, và 8 vấn đề cần làm trước tiên đối vớiTây Nguyên để đưa Tây Nguyên hòa nhập và phát triển Những số liệu, cứliệu đưa ra của Tác giả là phong phú và có sức thuyết phục Cuốn sách là tàiliệu có ý nghĩa để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp phát huy những giátrị đời sống tình thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ "Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" do Nguyễn Ngọc

Hòa làm chủ nhiệm[57], đã đánh giá thực trạng hưởng thụ và sáng tạo văn hóacủa đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian qua; phân tíchnhững thành tựu, hạn chế và đưa ra những vấn đề cấp thiết đang đặt ra trongquá trình nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa ở TâyNguyên Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những định hướng cơ bản, đồng thời

đề xuất 7 giải pháp nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóatinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Trang 21

Cuốn sách "Một số vấn đề về văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay" do Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam đồng

chủ biên[70], đã tập hợp những bài viết của các nhà khoa học nghiên cứu vềvăn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, đặc biệt là đánhgiá tương đối toàn diện về thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bàocác dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, sự chuyển biến trong văn hóa cổ truyền,

sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội đối với sự ổn định và phát triển ởTây Nguyên hiện nay Trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất các giải pháp pháttriển đời sống văn hóa - xã hội Tây Nguyên trong quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa

Tác giả Đỗ Hồng Kỳ trong cuốn “Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững” [72], đã trình bày tổng quan những vấn đề cơ bản

về văn hóa, xã hội Tây Nguyên, những giá trị cơ bản của văn hóa Tây Nguyêntại chỗ và vai trò của nó đối với phát triển bền vững Tác giả cho rằng, trước

sự biến đổi nhanh chóng của cuộc sống hiện đại, văn hóa Tây Nguyên trongthời gian tới cần được định hướng: bảo tồn, khôi phục văn hóa truyền thống,kết hợp giữa truyền thống với hiện đại; giao lưu và ảnh hưởng, hội nhập vàthích ứng văn hóa Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng văn hóa cổ truyền TâyNguyên, tác giả đã đưa ra 3 đề xuất, 3 kiến nghị và những giải pháp nhằm bảotồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên trong phát triển bền vững.Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìnđầy đủ hơn về những vấn đề cơ bản của văn hóa Tây Nguyên, những đề xuất,kiến nghị và giải pháp trong cuốn sách là những gợi ý bổ ích khi giải quyếtcác vấn đề văn hóa xã hội ở vùng đất này

1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Bài viết "Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam" của tác giả Nguyễn

Trang 22

Xuân Hùng[102], đề cập đến sự va chạm của việc truyền giáo Tin lành đốivới các tập tục gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền và các tôn giáo khác tạiViệt Nam, trên cơ sở đó tác giả đã làm rõ hệ quả từ sự va chạm của việctruyền giáo Tin lành, lý giải nguyên nhân và những tác động trở lại của vănhóa truyền thống dân tộc vào cộng đồng Tin lành Việt Nam Theo tác giả, hộinhập với văn hóa dân tộc, đó không chỉ là mong muốn của riêng cộng đồngTin lành mà còn là mong muốn chung của nhiều tín đồ các tôn giáo khác tạiViệt Nam.

Bài viết “Kitô giáo trước buôn làng”, in trong cuốn sách Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên của tác giả Đỗ Quang Hưng[115], là kết quả của cuộc hội thảo "Luật tục hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của buôn làng các dân tộc Tây Nguyên" do

Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia phối hợp với UBND tỉnhGia Lai tổ chức Tác giả đã cho rằng, sự hiện diện Kitô giáo ở Tây Nguyênluôn là một nhân tố chính trị, xã hội và tôn giáo hết sức phức tạp Thiên chúagiáo và Tin lành không chỉ là vấn đề thuần túy tín ngưỡng mà còn là vấn đềgiành giật quần chúng của các giáo hội với chính quyền cách mạng ở cơ sở.Đây là vấn đề có quan hệ chặt chẽ đối với việc thực hiện chính sách dân tộc,tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta ở Tây Nguyên

Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ "Đạo Tin lành ở Tây Nguyên đặc điểm và các giải pháp thực hiện chính sách", do Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm[84],

đã chú trọng nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và những biến động củađạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để từ đó đưa ra những kiến nghị về việcquản lý Nhà nước đối với tôn giáo này Theo tác giả, đạo Tin lành còn tồn tạilâu dài, do đó không nên có ý định nhanh chóng giải quyết vấn đề Tin lành.Tuy nhiên cũng không vì thế mà không phê phán gay gắt những biểu hiện tiêucực trong đạo Tin lành, những ý đồ muốn biến đạo Tin lành thành công cụ củacác thế lực đế quốc và bọn phản động hướng người dân vào thực hiện cái

Trang 23

thiện, tránh cái ác, giúp họ thấy đạo đức tôn giáo phù hợp với đạo đức của xãhội mà chúng ta đang xây dựng.

Tác giả Vũ Dũng trong bài “Vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay: nhìn từ góc độ của Tâm lý học” [32], dưới góc độ Tâm lý học, tác giả

đã đưa ra bốn nguyên nhân dẫn tới sự phát triển nhanh chóng đạo Tin lànhtrong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả ở khu vực phía bắc lẫn TâyNguyên) trong thời gian vừa qua, đó là: về bản than đạo Tin lành; về nhữngngười truyền đạo; về tài liệu tuyên truyền; về phía đồng bào (các tín đồ) Tácgiả khẳng định: đạo Tin lành có liên quan trực tiếp đến các cuộc gây rối ởTây Nguyên vừa qua Hầu hết những người chống đối chính quyền và thamgia các cuộc gây rối với những hành vi chống đối quyết liệt đều là tín đồ củađạo Tin lành Chính kẻ thù ở trong và ngoài nước đã sử dụng Tin lành nhưmột phương tiện để lôi kéo đồng bào Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá kháiquát những mặt tích cực và tiêu cực của đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiệnnay Những nghiên cứu của tác giả là tài liệu tham khảo quý, giúp nghiêncứu sinh nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng và các nhân tố ảnh hưởng của đạoTin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở TâyNguyên hiện nay

Tác giả Hồ Tấn Sáng với bài viết “Đạo Tin lành và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực xã hội ở Tây Nguyên” [100] cho rằng, trên thực tế,

đạo Tin lành ở Tây Nguyên không đơn thuần là vấn đề tín ngưỡng – tôn giáo,cũng không hoàn toàn chỉ là vấn đề âm mưu lợi dụng tự do tín ngưỡng đểthực hiện mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch Theo tác giả, nghiêncứu giải quyết vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên cần quán triệt quan điểmphức hợp mà trục căn bản là nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa tôn giáo vàchính trị trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ Trên cơ sở

đó tác giả đã trình bày sự ảnh hưởng của đạo Tin lành tới một số lĩnh vực xãhội Tây Nguyên- phân tích từ phương diện quá trình thực hiện chính sách tôn

Trang 24

giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và đưa ra năm giải pháp đối với côngtác đạo Tin lành ở Tây Nguyên.

Tác giả Nguyễn Văn Nam trong bài “Ảnh hưởng của đạo Tin lành với thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”[86], trên cơ sở nghiên cứu Thiết chế xã hội truyền thống của đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tác giả đã trình bày sự ảnh hưởng củađạo Tin lành đối với thiết chế truyền thống xã hội như: sự phức tạp về chínhtrị với thiết chế xã hội truyền thống; sự phức tạp về xã hội, tập quán vănhóa; với tín ngưỡng truyền thống Từ đó tác giả đã đưa ra một số vấn đề đặt

ra đối với đạo Tin lành ở Tây Nguyên trong quá trình thực hiện công tác Bàiviết có giá trị tham khảo khi nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu sự ảnhhưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộcthiểu số ở Tây Nguyên

Cuốn sách “Giữ "lý cũ" hay theo "lý mới"? bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành” do tác giả Nguyễn Văn Thắng làm chủ biên[106], đã làm rõ bản chất

của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông với ảnh hưởng củađạo Tin lành, hay nói cách khác tác giả đã làm rõ sự ảnh hưởng của đạo Tinlành đối với người Hmông ở nước ta, từ đó tác giả đã đưa ra những kiến nghị,giải pháp cho việc giải quyết và quản lý vấn đề cải đạo theo đạo Tin lành củangười Hmông

Tác giả Đỗ Quang Hưng với bài viết "Một số vấn đề về Tin lành ở Tây Nguyên"[69], trên cơ sở phác họa những nét chung nhất về đạo Tin lành ở Tây

Nguyên, đã đi sâu phân tích một số vấn đề có liên quan trong quan hệ vớiphát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực này như: Thực tại Tin lành ởTây Nguyên hôm nay; Tin lành ở Tây Nguyên: cái nhìn lịch sử về phươngdiện chính trị - xã hội và tâm lý; Tin lành ở Tây Nguyên hôm nay: mấy vấn đềphía trước Tác giả cho rằng, ảnh hưởng của tôn giáo nói chung, đạo Tin lành

Trang 25

nói riêng đối với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên

là điều rất đáng lưu tâm, không chỉ trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài

1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Từ góc độ quản lý nhà nước, các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk đã cómột số nghiên cứu về thực trạng phát triển đạo Tin lành và Tin lành "Đềga" ở

địa phương như: "Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm 1989 - 1994" do công an tỉnh Gia Lai tiến hành nghiên cứu năm 1995[23]; "Thực trạng và giải pháp đối với sự phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum" do Công an tỉnh Kon Tum nghiên cứu năm 1998[24]; "Thực trạng và những biện pháp đối sách đấu tranh với việc tuyên truyền và phát triển đạo Tin lành trái phép ở địa bàn biên phòng Kon Tum" do Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Kon Tum thực hiện nghiên cứu năm 1999[17]; "Nghiên cứu thực chất phát triển đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk" do

Công an tỉnh Đắk Lắk nghiên cứu năm 1999[25] Các công trình trên đãnghiên cứu làm rõ hiện trạng phát triển đạo Tin lành và đánh giá mức độ tínngưỡng của quần chúng ở địa phương Trên cơ sở đó đánh giá sơ bộ việc thựchiện công tác đối với đạo Tin lành, đề xuất phương hướng chung và một sốgiải pháp giải quyết trước mắt đối với đạo Tin lành

Dưới góc độ an ninh, Bộ Công an đã có các công trình nghiên cứu như:

"Đạo Tin lành - Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay" do ThS Lại Đức Hạnh thực hiện năm 2000[56]; "Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước

ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh" do Nông Văn Lưu thực hiện năm 1995[74]; "Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục hồi, phát triển đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những

Trang 26

vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh" do Vương Thị Kim Oanh thực hiện

năm 2006[94]… Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu khai thác, tìm hiểuquá trình xâm nhập và chỉ ra những nguyên nhân phục hồi và phát triển đạoTin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi cả nước nói chung, ởđồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng Những tác động của đạo Tinlành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những hoạt động của đạo Tin lành liênquan đến công tác an ninh trật tự Trên cơ sở đó, các công trình đã đề xuấtnhững giải pháp cơ bản nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp về an ninhtrật tự ở vùng có đạo Tin lành

Đề tài nhánh cấp nhà nước "Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác lãnh đạo, quản lý" do Hoàng Minh Đô chủ nhiệm[48], đã khái quát được thực trạng đạo

Tin lành trong cả nước, chỉ ra 5 nguyên nhân phục hồi và phát triển đạo Tinlành và khai thác sâu mối quan hệ giữa đạo Tin lành với các lĩnh vực của đờisống chính trị xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở

đó, đề tài đã chỉ ra 5 xu hướng phát triển của đạo Tin lành và những giải phápgiải quyết vấn đề đạo Tin lành ở nước ta

Báo cáo tổng quan đề tài nhánh "Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính Phủ" do Hoàng Minh Đô làm

chủ nhiệm[50] Tác giả đã chú trọng nghiên cứu thực trạng đạo Tin lành ở TâyNguyên, những chủ trương chính sách tôn giáo và thực hiện chủ trương, chínhsách tôn giáo đối với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở TâyNguyên Trên cơ sở đó tác giả đã đề ra những giải pháp, kiến nghị về phươnghướng, mục tiêu, quan điểm, chính sách và cơ chế tổ chức thực hiện phục vụtrực tiếp cho công tác chỉ đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ đối vớivấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên Đây là tư liệu quý để nghiên cứu sinh thamkhảo, nhìn toàn cảnh về đạo Tin lành ở nước ta nói chung, Tây Nguyên nói

Trang 27

riêng, xem xét và đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tíchcực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sốngtinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.

Tác giả Lưu Văn Sùng "Nhìn lại sự kiện Tây Nguyên năm 2001 và 2004"[101] cho rằng sự kiện bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2001 và

2004 là do một số nguyên nhân như: trước hết là do lực lượng phản động

được chính quyền Mỹ nuôi dưỡng, sử dụng nhằm chống phá cách mạng

nước ta; thứ hai, nguyên nhân từ việc khai thác phát triển kinh tế - xã hội ở

Tây Nguyên không thật sự phù hợp với phương thức, điều kiện sinh sống và

canh tác của đồng bào dân tộc tại chỗ; thứ ba, nguyên nhân từ sự chủ quan,

mất cảnh giác từ phía chúng ta, trong đó nguy hại nhất là buông lỏng “trậnđịa lòng dân” Trên cơ sở đó tác giả rút ra 5 bài học kinh nghiệm từ việc xử

lý các điểm nóng ở Tây Nguyên Đây là tài liệu quý giúp cho các nhà hoạtđộng lý luận cũng như thực tiễn tham khảo, đồng thời cũng là tài liệu giúpcho nghiên cứu sinh xây dựng giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực,khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thầncủa đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay ở góc độ củng cố hệthống chính trị

Tác giả Trương Minh Dục có các cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên"[28]; "Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên”[29]; "Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới"[30] Các công

trình trên đã đề cập đến đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số TâyNguyên; vấn đề xây dựng đời sống văn hóa và đào tạo đội ngũ trí thức các dântộc thiểu số; xây dựng hệ thống chính trị và làm rõ truyền thống đoàn kết cácdân tộc ở Tây Nguyên qua các thời kỳ lịch sử Tác giả đồng thời cũng phân tíchnhững xu hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộc, từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm góp phần hoàn thiện các chủ trương, bổ sung các chính sách đối vớivấn đề dân tộc thiểu số, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc ở Tây

Trang 28

Nguyên Các cuốn sách trên là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh đưa racác giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêucực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ởTây Nguyên hiện nay

Tác giả Vương Thị Kim Oanh với công trình "Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai"[93], đã hệ

thống hóa vấn đề lý luận và đi sâu làm rõ những nhận thức và niềm tin đối vớiđạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai như nhận thức đốivới giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 6 kiếnnghị về phương hướng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạoniềm tin đúng đắn đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ởGia Lai

Cuốn sách "Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay", do Phạm Hảo chủ biên[55], là kết quả nghiên cứu của các

nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị- Hành chính khu vực III và các nhàhoạt động thực tiễn ở Tây Nguyên Cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọngchiến lược cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng của vùng đất TâyNguyên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời và đã

có nhiều chủ trương, nghị quyết và những giải pháp trước mắt cũng như lâudài nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển Tây Nguyên Công trình

là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh xác định ảnh hưởng của đạo Tin lànhđối với ý thức chính trị của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Cuốn sách " Tổ chức và Hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên" do Bùi Minh Đạo chủ biên[44] Đây là cuốn sách được tác

giả điều tra, nghiên cứu trong nhiều năm về vấn đề biến đổi tổ chức và hoạtđộng buôn làng Tây Nguyên từ truyền thống đến ngày nay Từ thực trạng biếnđổi tổ chức và hoạt động buôn làng, tác giả đã đưa ra những tác động của biếnđổi đó đến phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên Trong bối cảnh dân

cư, dân tộc và tôn giáo Tây Nguyên hiện nay, tác giả đã đưa ra 6 quan điểm

Trang 29

và 8 kiến nghị, giải pháp cho việc xây dựng buôn làng Tây Nguyên hiện nay.Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ toàndiện hơn về thực trạng biến đổi tổ chức hoạt động buôn làng Tây Nguyên nhưkhông gian sinh tồn kinh tế, không gian sinh tồn xã hội, không gian sinh tồn

tự nhiên, không gian sinh tồn văn hóa

Cuốn sách "Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững" do Bùi Minh Đạo chủ biên[45], trên cơ sở các nguyên tắc và

nguyên lý phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững vùng lãnh thổnói riêng, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng phát triểnkinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường Tây Nguyên thời gian qua Tácgiả đưa ra 6 quan điểm, 4 nhóm giải pháp góp phần phát triển bền vững vùngTây Nguyên trong thới gian tới Những số liệu, cứ liệu đưa ra của tác giả làphong phú và có tính thuyết phục Cuốn sách là tài liệu tham khảo có ý nghĩa

để nghiên cứu sinh nghiên cứu thực trạng một số vấn đề về kinh tế, xã hội,văn hóa

Đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ

ở Tây Nguyên có các công trình như: "Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán

bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc Tây Nguyên", do tác giả

Lê Hữu Nghĩa chủ biên[88]; "Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên", do Phạm Hảo và Trương Minh Dục đồng chủ biên[54]; "Chính quyền cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên thực trạng và giải pháp" Báo cáo tổng

hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ do Vũ Anh Tuấn làm chủ nhiệm, năm

2008[120]; "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên", đề tài khoa học do Văn

phòng Chính phủ là cơ quan chủ quản, Trần Thái Học làm chủ nhiệm năm2006[61] Bằng các số liệu thu được qua khảo sát, các công trình trên đã kháiquát thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở ở các tỉnh TâyNguyên; thực trạng đội ngũ cán bộ cấp huyện người dân tộc thiểu số, chấtlượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên Trên cơ sở

Trang 30

đó đề xuất các quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chínhquyền cấp cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở các tỉnh Tây Nguyên.Tuy các công trình này đề cập chủ yếu đến việc xây dựng hệ thống chính trị,đến xây dựng đội ngũ cán bộ, nhưng nó là tài liệu tham khảo tốt về những đặcđiểm: kinh tế, văn hoá, xã hội của Tây Nguyên, là cơ sở để nghiên cứu sinhđưa ra những giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnhhưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dântộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Ngoài các tài liệu nêu trên, do vị trí và tầm quan trọng của vùng địa lý dân tộc học, từ lâu Tây Nguyên đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí; đề cập đếnnhiều vấn đề, nhiều giác độ khác nhau có liên quan gián tiếp, hoặc trực tiếpđến nội dung của luận án như: phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thốngchính trị, về quan hệ dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, an ninh quốcphòng… Tuy nhiên, nghiên cứu có tính hệ thống sự ảnh hưởng của đạo Tinlành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyênthì cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào trực tiếp đề cập đến.Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây là nguồntài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện đềtài luận án

Trang 31

-Chương 2 ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN

CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN –

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1 ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

2.1.1 Khái niệm đời sống tinh thần

Quan niệm về đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội,

có phạm vi rộng lớn và phức tạp Việc xác định nội dung khái niệm đời sốngtinh thần phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu mà có cách nhìn và cách tiếp cậnkhác nhau, do đó có những quan niệm khác nhau về khái niệm đời sống tinhthần Có quan niệm cho rằng: “ý thức xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉtoàn bộ đời sống tinh thần của xã hội Nó bao gồm những quan điểm, tư tưởng,

lý luận cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống, thói quen, sở thích… phảnánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định”[90, tr.659] Quanniệm này đã đồng nhất đời sống tinh thần của xã hội với ý thức xã hội

Có quan điểm lại cho rằng, “Đời sống tinh thần của xã hội, về bản chất làquá trình tồn tại hiện thực của mọi người, còn thực tế thì đó là cách thức hoạtđộng sống có tính chất xã hội và là lĩnh vực độc lập tương đối, có liên quan tớisản xuất và truyền bá ý thức, tới việc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần củamọi người”[trích theo 107, tr.13] Quan điểm này đã xem tính chất, đặc trưngcủa đời sống tinh thần là một hệ thống những hoạt động tinh thần mang tính xãhội Các Tác giả L.I Kadakôva và N.I Pốtgornức coi đời sống tinh thần với tưcách là sự thống nhất giữa các hoạt động tinh thần, các quan hệ tinh thần và ýthức (3 nhân tố cấu thành hệ thống: hoạt động tinh thần – quan hệ tinh thần – ýthức)[ trích theo 107, tr.13] Quan điểm này đã chỉ ra tính chất đặc trưng của

Trang 32

đời sống tinh thần là một hệ thống hoạt động mang tính xã hội thông qua sự tácđộng giữa các nhân tố cấu thành hệ thống của đời sống tinh thần xã hội.

Như vậy, phạm trù đời sống tinh thần vẫn còn có những cách hiểu khácnhau Để làm rõ vấn đề này cần xem xét nó trong mối quan hệ với các khái

niệm ý thức xã hội và văn hóa tinh thần.

Ý thức xã hội là dấu hiệu quan trọng để xác định nội dung cơ bản củađời sống tinh thần xã hội “Ý thức xã hội là một bộ phận thuộc đời sống tinhthần của xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm cùng những tình cảm,tâm trạng, phong tục, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánhtồn tại xã hội”[127, tr.171] Nói rõ hơn, ý thức xã hội là một bộ phận của đờisống tinh thần xã hội chứ không phải là toàn bộ đời sống tinh thần Ý thức xãhội phản ánh tồn tại xã hội, do đó ý thức xã hội là kết quả của quá trình phảnánh, và thông qua hoạt động tinh thần, ý thức xã hội tác động trở lại đối vớitồn tại xã hội Còn đời sống tinh thần của xã hội phản ánh đời sống vật chấtcủa xã hội và tác động tích cực đến đời sống vật chất thông qua hoạt độngthực tiễn của con người Như vậy, đời sống tinh thần của xã hội cũng là cáiphản ánh đời sống vật chất của xã hội Tuy nhiên, đời sống tinh thần khôngchỉ phản ánh đời sống vật chất của xã hội, mà còn bao gồm tất cả những hoạtđộng và quan hệ tinh thần của chủ thể phản ánh, tức là những hoạt động tinhthần và quan hệ tinh thần của con người và cộng đồng người mang tính lịch

sử – xã hội Do vậy, ý thức xã hội có nội dung hẹp hơn so với đời sống tinhthần xã hội Cái làm cho khái niệm đời sống tinh thần của xã hội rộng hơnkhái niệm ý thức xã hội chính là hoạt động tinh thần Đời sống tinh thần xãhội bao gồm tất cả những cái gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần từ những giátrị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần; từ nhữnghoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh thần,

…) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần,…)

Trang 33

Bên cạnh đó, nói đến đời sống tinh thần xã hội còn phải kể đến tính liêntục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng,những quá trình tinh thần Như vậy, ý thức xã hội là sự phản ánh kết quả củahoạt động thực tiễn của con người, còn đời sống tinh thần bao hàm toàn bộ quátrình sản xuất, bảo quản, phổ biến, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các giá trị tinhthần Những quan điểm, tư tưởng cùng những tâm trạng, tình cảm… tức ý thức

xã hội chỉ là một mặt của đời sống tinh thần Do đó, phạm trù đời sống tinhthần có nội dung rộng hơn phạm trù ý thức xã hội Tuy nhiên, xét đến cùng, kếtcấu của đời sống tinh thần hay của ý thức xã hội đều thể hiện trong mối quan

hệ với tồn tại xã hội hay đời sống vật chất của xã hội, tức là chúng đều do tồntại xã hội hay chức năng phản ánh của nó đối với tồn tại xã hội quyết định

Liên quan đến khái niệm đời sống tinh thần xã hội còn phải kể đến khái niệm văn hóa tinh thần.

Văn hóa tinh thần cũng là một dấu hiệu để xác định nội dung cơ bản củađời sống tinh thần xã hội Văn hóa là một khái niệm có nội dung rất phongphú và phức tạp, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy theo từng góc độcủa lĩnh vực nghiên cứu Nhưng, dù được xem xét từ góc độ nào thì văn hóacũng đều gắn với con người và trình độ phát triển của con người, do loàingười sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống Như vậy, có thểhiểu văn hóa theo nghĩa chung nhất là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,bao gồm tất cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong đời sống conngười, là phương thức hay cách thức mà con người tồn tại

Từ góc độ tiếp cận trên, có thể hiểu văn hóa tinh thần là tổng thể các giátrị tinh thần của xã hội, trong đó biểu hiện rõ nhất là giá trị chân – thiện –mỹ,v.v thông qua hoạt động và quan hệ tinh thần, từ sản xuất, sử dụng, tiêudùng, cho đến việc bảo tồn và phát triển tinh thần Như vậy, giống như đờisống tinh thần xã hội, văn hóa tinh thần không chỉ bao gồm những giá trị tinhthần mà còn bao gồm cả những hoạt động và quan hệ tinh thần của con người

Trang 34

Tuy nhiên, khác với đời sống tinh thần xã hội, văn hóa tinh thần chỉ bao gồmmột phần chứ không phải tất cả những giá trị, những hoạt động và quan hệtinh thần nói chung Bởi lẽ, mọi giá trị văn hóa tinh thần, trên thực tế đềuthuộc về đời sống tinh thần xã hội, song mọi giá trị tinh thần không thể quyhết về văn hóa tinh thần Chỉ những giá trị tinh thần nào có tính bền vững, ổnđịnh, là chuẩn mực chung có khả năng thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của cộngđồng xã hội mới nằm trong văn hoá tinh thần của một dân tộc, hay một quốcgia Còn đời sống tinh thần xã hội, ngoài những yếu tố của văn hóa tinh thần,

nó còn bao hàm một dung lượng, một phạm vi tinh thần rộng lớn khác Chẳnghạn, những giá trị tinh thần cá nhân, nhóm người hoặc sự du nhập những giátrị tinh thần từ bên ngoài không liên quan gì đến tính đặc thù dân tộc thìchúng không thuộc về văn hóa tinh thần của dân tộc đó, nhưng vẫn thuộc vềđời sống tinh thần xã hội Đời sống văn hóa tinh thần của một xã hội, một dântộc là do các giá trị tinh thần được sàng lọc, kết tinh từ các hoạt động tinhthần của xã hội tạo thành hệ giá trị chuẩn mực của một xã hội, một dân tộc đó,phản ánh trình độ, đặc điểm và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc ấy

Mặc dù đời sống văn hóa tinh thần có mối quan hệ với đời sống tinhthần, nhưng đời sống tinh thần và đời sống văn hóa tinh thần không phải làđồng nhất với nhau, mà quan hệ giữa chúng là quan hệ giữa quá trình hoạtđộng tinh thần và chất lượng đã đạt tới của quá trình đó, trong đó khi ta đềcập đến khái niệm đời sống tinh thần là đề cập đến tất cả các bộ phận, quátrình hoạt động của các lĩnh vực tinh thần, còn khi nói đến khái niệm đời sốngvăn hóa tinh thần là nói đến mặt chất lượng của đời sống tinh thần

Từ những luận cứ trên có thể khẳng định, phạm trù đời sống tinh thần xãhội là một phạm trù rộng, nó bao gồm ý thức xã hội, văn hóa tinh thần vànhiều hoạt động, quan hệ tinh thần khác nữa Ý thức xã hội và văn hóa tinhthần chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội

Trang 35

Như vậy, đời sống tinh thần với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, một

hệ thống đang hoạt động, bao gồm nhiều lĩnh vực hợp thành được biểu hiệntrong đời sống xã hội Đời sống tinh thần xã hội “phản ánh” đời sống vật chất

xã hội, chịu sự quy định, chi phối của đời sống vật chất xã hội Khi đời sốngvật chất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của đời sống tinh thần, nhưMác- Ăngghen đã viết: “Lịch sử tư tưởng chứng minh gì, nếu không phải làchứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất”[79,tr.625] Nhưng nhân tố sản xuất, tái sản xuất ra đời sống hiện thực là nhân tốxét đến cùng quyết định, chứ không phải là nhân tố quyết định duy nhất Đờisống tinh thần có tính độc lập tương đối, các lĩnh vực của đời sống tinh thầnđều có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và thông qua chỉ đạo hoạt động thựctiễn cùng tác động và cải tạo thế giới vật chất

Theo hướng nghiên cứu trên, đời sống tinh thần là một phạm trù của chủnghĩa duy vật lịch sử, được xem xét trong mối tương quan với đời sống vậtchất của xã hội.“Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, những sảnphẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệtinh thần của con người, phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiệnnhư là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trongnhững giai đoạn phát triển lịch sử nhất định”[53, tr.34]

Cấu trúc của đời sống tinh thần.

Cũng như đời sống vật chất, đời sống tinh thần là một chỉnh thể thốngnhất bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau vàtuân theo những quy luật vận động và phát triển riêng Đời sống tinh thần baotrùm toàn bộ hiện thực tinh thần của xã hội, từ ý thức cá nhân đến ý thức tậpđoàn, giai cấp, dân tộc Nó vừa phản ánh mặt hoạt động tinh thần của conngười, vừa phản ánh kết quả hoạt động đó Nó vừa nói lên được mặt sốngđộng của cả quá trình sản xuất, trao đổi, lưu giữ, tiêu dùng các sản phẩm tinhthần vừa nói lên được các thiết chế xã hội để vận hành các quá trình, các lĩnhvực của đời sống tinh thần Việc phân chia đời sống tinh thần thành các lĩnh

Trang 36

vực khác nhau chỉ mang ý nghĩa tương đối Trên thực tế, có những yếu tố vừathuộc lĩnh vực này lại vừa thuộc lĩnh vực khác Có thể có nhiều cách phânchia khác nhau về đời sống tinh thần Song, trong giới hạn nghiên cứu của đềtài, đời sống tinh thần xã hội bao gồm các lĩnh vực cơ bản sau:

Với tính cách là một quá trình vận động và phát triển, đời sống tinh thầnđược biểu hiện qua các yếu tố cơ bản: nhu cầu tinh thần, sản xuất tinh thần,giao tiếp và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần Các yếu tố này luôn tác độnglẫn nhau làm cho đời sống tinh thần tồn tại, vận động, phát triển sinh động,phong phú và phức tạp Nếu như trong hoạt động sản xuất vật chất thì sảnxuất vật chất chịu sự chi phối bởi mục đích, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chấtnhất định và nhờ việc tiêu dùng chúng mà việc sản xuất tiếp theo có thể đượcthực hiện, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sản xuất, thì trong hoạt độngsản xuất tinh thần lại không phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào việc tiêudùng các giá trị tinh thần do nó tạo ra Sản xuất tinh thần lại là nhân tố quyếtđịnh chi phối nhu cầu tinh thần và các yếu tố khác Các yếu tố khác có vai tròtác động trở lại sản xuất tinh thần

Xét với tính cách là một hệ thống đang vận động và biến đổi, thì đờisống tinh thần xã hội được xem xét ở các lĩnh vực: đời sống tư tưởng, đạođức, lối sống, hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, nghệ thuật, tínngưỡng tôn giáo, phương pháp tư duy, giao tiếp Mỗi lĩnh vực của đời sốngtinh thần có tính đặc thù riêng, chúng đều đáp ứng một dạng nhu cầu tinh thầnnào đó của đời sống xã hội và đều bao gồm cả hoạt động sáng tạo, trao đổi,tiêu dùng các giá trị tinh thần Các lĩnh vực ấy liên quan chặt chẽ với nhau,luôn tác động và đan xen vào nhau, nằm trong một chỉnh thể thống nhất, trong

đó lĩnh vực đời sống tư tưởng giữ vai trò chủ đạo chi phối, quy định tính chất,nội dung, phương hướng phát triển của đời sống tinh thần Trong xã hội cógiai cấp, đời sống tinh thần mang tính giai cấp Giai cấp nào thống trị về kinh

tế thì cũng thống trị về đời sống tinh thần xã hội

Trang 37

2.1.2 Một số nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vừa

mang bản chất chung của đời sống tinh thần xã hội, vừa có những nét đặc thù.Nghiên cứu đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyênchính là sự tiếp cận lịch sử cụ thể đời sống tinh thần xã hội, nhằm đảm bảotính tương ứng của quan niệm khoa học vào nghiên cứu một phạm vi cụ thể,với một chủ thể xác định Đây là quá trình hạn định phạm vi nghiên cứu, chỉ

ra đặc trưng cụ thể của đời sống tinh thần gắn với chủ thể là đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây Nguyên Với ý nghĩa đó, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tổng hòa những giá trị, những sản phẩm, những hoạt động, những quá trình, những quan hệ tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Nó phản ánh đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Với những đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên một đờisống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Nóthể hiện ở các lĩnh vực như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa; tínngưỡng của từng dân tộc, từng con người Tây Nguyên

Về lối sống, phong tục, tập quán.

Ở Tây Nguyên tính cố kết cộng đồng là một trong những đặc trưng cơbản, tiêu biểu hình thành nên giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc thiểu sốTây Nguyên Tính cộng đồng không chỉ thể hiện trong cư trú mà còn gắn bóqua lại chặt chẽ, khăng khít với nhau trong lao động sản xuất, chiến đấu, tớisinh hoạt văn hóa, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Tính cộng đồng đã kếtnối những cá nhân riêng lẻ thành một khối thống nhất, đoàn kết gắn bó Sinhhoạt cộng đồng dù của chung toàn buôn hay của riêng lẻ từng nhà như các lễhội, cúng cầu mưa, cúng bến nước, cúng trừ bệnh, lễ đặt tên, cưới xin, ma chay,mừng nhà mới… đều là công việc chung của mọi người, của toàn buôn thì mọingười cùng làm, cùng hưởng, cùng chung lo gánh vác, cùng nhau chia sẻ, đùm

Trang 38

bọc nương tựa vào nhau Chính trong môi trường cộng đồng bình đẳng ấy đãkhơi dậy sự nhiệt tình của mọi người, mỗi người đều cảm thấy mình là ngườichủ trong sáng tạo và hưởng thụ, làm cho lối sống mang tính cộng đồng sâusắc, có sức lan toả rộng, bám rễ sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác Những đặcđiểm này đã phản ánh rõ nét hình thức kinh tế – xã hội công xã nguyên thuỷ

mà ở đó phương thức sản xuất nông nghiệp nương rẫy giữ vai trò chủ đạo Nếu như phương thức sinh sống là nguyên nhân trực tiếp hình thành tínhcộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì buôn làng chính làkhông gian nuôi dưỡng, duy trì giá trị truyền thống ấy Hình thái tổ chức xãhội cơ bản phổ biến của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là các buôn, plei Đây

là một thiết chế xã hội tương đối khép kín về khu vực cư trú, khu vực canhtác Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân thủnhững luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản điều hành Mỗi làng là một đơn vị tự quản riêng biệt và hoàn chỉnh, trong đó đứngđầu là trưởng buôn và các già làng Trong quan hệ xã hội, già làng có vai tròrất quan trọng Tiếng nói của già làng là tiếng nói mang tính đại diện cho dânlàng, được dân làng tin tưởng, nghe theo Trên cương vị của mình, trưởnglàng quán xuyến mọi mặt đời sống trong cộng đồng Tuy vậy, trưởng làng chỉđại diện cho cộng đồng, thực hiện ý nguyện của dân làng chứ không độc đoánchuyên quyền Tất cả mọi sinh hoạt tập thể trong làng đều quy tụ quanhtrưởng làng Mọi thành viên trong xã hội đều xem buôn làng là nơi quyết địnhsinh mệnh của mình

Chế độ tự quản vận hành trên cơ sở Luật tục của các dân tộc thiểu số TâyNguyên Nội dung của Luật tục đề cập đến những quy ước, quy tắc xã hộitheo truyền thống văn hóa của cư dân, nhất là qua việc tuân thủ luật tục màđiều hoà các quan hệ xã hội, bảo tồn tính thống nhất cao và kỷ cương cầnthiết trong từng cộng đồng cư trú, như quan hệ sở hữu, quan hệ chủ làng vớidân làng và ngược lại, các quan hệ gia đình, các phong tục và nghi lễ… Ngàynay, về cơ bản, thiết chế xã hội cổ truyền vẫn được duy trì Vì trong thực tế,

Trang 39

nó vẫn còn phù hợp với phương thức sản xuất lạc hậu mang tính tự cung, tựcấp, với tâm lý, nếp sống của xã hội cổ truyền.

Hợp thành buôn, plây là những gia đình, thường là những đại gia đìnhmẫu hệ sinh sống trong những ngôi nhà dài Tuy hiện nay ở Tây Nguyên, cómột số dân tộc bắt đầu chuyển sang hình thức gia đình phụ hệ như BaNa, GiẻTriêng, Xơ Đăng…, nhưng hình thức gia đình mẫu hệ như một kiểu gia đìnhmang tính đặc thù vẫn phổ biến ở Tây Nguyên Các thành viên sống dưới nócnhà dài có quan hệ thân thuộc với nhau Trong sinh hoạt của mỗi gia đìnhnhất thiết phải tuân theo những nguyên tắc và tập tục nhất định Đứng đầu giađình là người phụ nữ cao tuổi, có uy tín nhất, đứng ra trông nom tài sản,hướng dẫn sản xuất, nuôi dạy con cái, điều hoà quan hệ mọi mặt giữa cácthành viên, thay mặt gia đình quan hệ với xã hội Trong một số trường hợp,người chồng bà chủ nhà có thể đại diện cho vợ, nhưng quyền quyết định vẫn

là bà chủ gia đình Ở Tây Nguyên dấu ấn “hằng số mẹ” in đậm trong nền vănhóa các dân tộc được biểu hiện như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai…, concái theo dòng họ mẹ Trong các lễ thức, đồng bào gọi thần sông, thần núi,thần lúa… đều là bà Ya Pôm Phụ nữ chính là người bắt chồng, cướp chồng

về như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Mnông, Cơ Ho… Mọi của cải trong gia đình

là của chung và kế thừa được tính theo dòng họ mẹ Với đặc điểm gia đìnhnhư vậy thì tính cộng đồng, bình đẳng, công bằng và sự nhường nhịn lẫn nhaugiữa các thành viên đã chi phối quan hệ trong một gia đình Trong xã hội cổtruyền Tây Nguyên, dòng họ đóng một vai trò quan trọng Vì vậy, nhữngthành viên trong buôn làng không chỉ có mối quan hệ láng giềng mà còn cómối quan hệ họ hàng với những mức độ xa gần khác nhau, điều đó càng củng

Trang 40

làng Nhà rông còn là nơi lưu giữ những vật thiêng, những sản phẩm thànhtích trong sản xuất, săn bắn của làng…

Như vậy, tính cộng đồng là nét đặc trưng của văn hóa các dân tộc tại chỗTây Nguyên Mỗi thành viên đều “tắm mình” trong không khí cộng đồng, vàsuốt đời bị chi phối bởi lối sống mang tính cộng đồng, cả cống hiến cũng nhưhưởng thụ Mỗi thành viên không được và không thể tách rời, đối chọi lạicộng đồng, và cộng đồng không chấp nhận những nhân tố phá vỡ tập tínhthống nhất của nó Cá nhân và tập thể luôn hoà vào nhau một cách hữu cơtrong đời sống Bởi vậy, buôn làng trở thành chỗ dựa chủ yếu cả về vật chất

và tình cảm cho mọi thành viên ở đây

Tính cố kết cộng đồng không chỉ thể hiện trong lao động sản xuất, chinhphục thiên nhiên mà còn kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâmbảo vệ buôn làng, bảo vệ từng tấc đất của cha ông, giữ gìn truyền thống vănhóa của dân tộc Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Nơ Trang Lơng Đây làphong trào chống thực dân Pháp kéo dài nhất ở Tây Nguyên và mang tínhnhân dân sâu sắc vì đã lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.Phong trào đã chứng tỏ tinh thần bất khuất kiên cường, tình đoàn kết keo sơn,truyền thống cộng đồng của buôn làng của các dân tộc miền núi Tây Nguyên

Về tín ngưỡng truyền thống.

Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, tín ngưỡng, tôn giáo gắn bó chặtchẽ với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình tồntại và phát triển Nó phản ánh thế giới quan sơ khai, đó là quan niệm vạn vậthữu linh Tín ngưỡng đa thần, sùng bái tự nhiên với nhiều hình thức tôn giáonguyên thuỷ, truyền thống là nét đặc trưng tín ngưỡng của cộng đồng các dântộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên Họ tin rằng vạn vật hữu linh, đều có linh hồn

và tin vào các loại thần linh ma quỷ Theo họ có hai thế giới tồn tại, thế giớicủa cuộc sống thực tế đó là thế giới của người sống, muôn vật trên trái đất,những cái có thể cảm nhận được và thế giới hư vô đó là thế giới của ngườichết, của thần linh ma quỷ, những lực lượng siêu nhiên Quan niệm về thần

Ngày đăng: 27/08/2014, 11:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị Quyết số 10 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương (2002
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2002
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 37/CT-TW ngày 02 tháng 7 năm 1998, Về công tác tôn giáo trong tình hình mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Tư liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và một số vấn đề liên quan đến vùng đồng báo dân tộc thiểu số Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005)
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2005
4. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo số 75-BC/BCĐ Tây Nguyên về“Tình hình Tây Nguyên năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), "Báo cáo số 75-BC/BCĐ Tây Nguyên về
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2005
5. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW, ngày 18 - 01 - 2002 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001- 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005)
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2005
6. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo 76-BK/BCĐTây Nguyên về việc giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộ thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên theo quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 8 - 10 - 2002 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005)
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2005
7. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Báo cáo số 16-BC/BCĐTN ngày 01 tháng 9 năm 2011 về 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04 - 02 - 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2011)
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2011
8. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Báo cáo số 54-BC/BCĐTN ngày 22 tháng 10 năm 2012 về kết quả sắp xếp, ổn định dân di cư tự do đến Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2011)
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2011
9. Ban chỉ đạo Tây Nguyên-Công ty tư vấn đào tạo và Phát triển Đông Dương (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo Tây Nguyên-Công ty tư vấn đào tạo và Phát triển ĐôngDương (2006), "Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên-Công ty tư vấn đào tạo và Phát triển Đông Dương
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2006
10. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2007), Kinh tế xã hội Tây Nguyên (2006-2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2007)
Tác giả: Ban chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2007
11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Đạo Tin lành ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), "Đạo Tin lành ở Việt Nam
Tác giả: Ban Tôn giáo Chính phủ
Nhà XB: Nxb Tôngiáo
Năm: 2006
12. Ban Tôn giáo Chính phủ, Báo cáo khái quát tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tôn giáo Chính phủ
13. Ban Tôn giáo Chính phủ, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tôn giáo Chính phủ
14. Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), Công tác tư tưởng văn hóa góp phần ổn định chính trị, tư tưởng ở Tây Nguyên. (đề tài cấp bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), "Công tác tư tưởng văn hóagóp phần ổn định chính trị, tư tưởng ở Tây Nguyên
Tác giả: Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương
Năm: 2005
15. Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005)
Tác giả: Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương
Năm: 2005
16. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên – thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Bính (2004), "Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên – thực trạng vànhững vấn đề đặt ra
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
17. Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Kon Tum (1999), Thực trạng và những biện pháp đối sách đấu tranh với việc tuyên truyền và phát triển đạo Tin lành trái phép ở địa bàn biên phòng Kon Tum, Báo cáo đề tài khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Kon Tum (1999), "Thực trạng và nhữngbiện pháp đối sách đấu tranh với việc tuyên truyền và phát triển đạoTin lành trái phép ở địa bàn biên phòng Kon Tum
Tác giả: Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Kon Tum
Năm: 1999
18. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Quang Cảnh (2005), "Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộcthiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay
Tác giả: Trịnh Quang Cảnh
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2005
19. Nông Quốc Chấn (1997), Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông Quốc Chấn (1997), "Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở ViệtNam
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1997
20. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 45/2004/CT-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ , giải pháp để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2004)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w